Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó
10 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phương pháp đóng vai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI1/ Khái niệm phương pháp Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó2/ Ưu điểm của phương pháp- Rèn luyện được cho học sinh thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.- Tạo được hứng thú và chú ý cho học sinh.- Tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của học sinh .- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.- Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt.- Giúp HS nhập vai, diễn tả thái độ ý kiến của người mà mình nhập vai, rèn thái độ giao tiếp, khả năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, chủ động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử lí mới.- Giúp người xem, người học dễ dàng nắm bắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác.- Giúp HS có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương pháp ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác.- Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược, chiến thuật xử lí những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.- Giúp học sinh được tập duyệt qua những tình huống, phát huy tính chủ động sáng tạo, tập phân tích đánh giá lợi ích của từng giải pháp, so sánh, lựa chọn... để có được những kĩ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.3/ Nhược điểm- Nội dung của kịch bản thường không gắn với nội dung học tập một cách có hệ thống, vì vậy việc truyền thụ tri thức mới cho người học sẽ gặp nhiều khó khăn.- Tâm lí e ngại, ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Mặt khác nhiều tình huống và vai diễn đôi khi vượt ra ngoài tâm hiểu biết của học sinh.- Việc sử dụng phương pháp đòi hỏi mất thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp theo chương trình chính khóa. Cho nên, phương pháp đóng vai ít được sử dụng trong các hoạt động nội khóa mà hay được sử dụng trong các hoạt động ngoại khoá4/ Phương pháp tiến hành- Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.- Bước 2: Xác định mục tiêu.- Bước 3: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Bước 4: Các nhóm đóng vai (thực hiện vai diễn).- Bước 5: Lớp thảo luận, nhận xét:- Bước 6: GV kết luậnVí dụ: Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững (địa lí 10) Bước 1: Qua bài này chúng ta có thể xác định chủ đề đóng vai là: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”. Bước 2: Xác định mục tiêu. Đóng vai trong một tình huống nhằm đạt được cái gì? Giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu và thông báo cho học sinh biết. Thông qua đó học sinh học cách ứng xử. Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững. Với chủ đề: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, có ý nghĩa: Đóng vai để học sinh hiểu được ý nghĩa quan trọng của rừng và tình hình khai thác rừng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Học sinh đưa ra cách xử sự của mình trước hiện trạng khai thác tài nguyên rừng hiện nay. Bước 3: Cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị vai diễn: Giới thiệu tổng thể; phác thảo tình huống chuẩn bị kịch bản; phân vai; đọc kịch bản; nhiệm vụ người quan sát, nhận xét. Tạo một không khí vui vẻ, thu hút sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp. Vai diễn có thể cho học sinh tự nguyện chọn vai và có thể lựa chọn những học sinh phù hợp với vai diễn. Học sinh phải ý thức rõ ràng nhiệm vụ và công việc của mình trong kịch bản.Với chủ đề: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”. Giáo viên phân các vai: Vai khu rừng, Vai Hươu, Vai Nai, Vai cây trong rừng, Vai lâm tặc 1, lâm tặc 2, lâm tặc 3, Vai 2 vợ chồng người dân tộc ít người, Vai 2 người kiểm lâm. Bước 4: Thực hiện vai diễn. Diễn viên “Đóng vai” phải thể hiện được tính cách rõ ràng, thể hiện rõ cách giải quyết của mình đối với chủ đề. Những người không tham gia đóng vai thì quan sát và nhận xét xem cách giải quyết và diễn xuất của các vai. Khi diễn, các vai được tự do diễn đạt lời nói và hành động. Thời gian diễn tuỳ thuộc vào tình huống đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên không nên để thời gian kéo quá dài và cũng không nên tạo ra quá nhiều tình tiết khiến cho người xem khó theo dõi, rút nhận xét.Với chủ đề: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh” thì kịch bản này chỉ nên kéo dài 10 phút, với 4 tình tiết:- Cảnh do phá rừng bừa bãi của bọn lâm tặc.- Cảnh xảy ra lũ lụt, nhà cửa tan hoang, hươu, nai chạy tán loạn, người dân không có nhà, không có cái để ăn... - Cảnh kiểm lâm bắt bọn lâm tặc. - Cảnh vai diễn vợ chồng người dân tộc, hươu, nai, cây và khu rừng cùng chạy ra cầu cứu. Bước 5: Thảo luận, nhận xét đánh giá vở và vai diễn.Giáo viên hướng dẫn những người tham gia bình luận và đánh giá “Vở diễn”. . Thảo luận về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn.. Thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.Có thể đưa ra các câu hỏi để thảo luận như:- Cách giải quyết của các diễn viên đối với vấn đề có hợp lý không?- Có cách giải quyết nào hợp lý hơn hay không?- Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước vấn đề trên?- Nếu em là người dân vùng đó, em sẽ làm như thế nào và có những kiến nghị gì? Bước 6: Học sinh trao đổi các phương án và kết luận.“Hãy cùng nhau chung tay góp sức để bảo vệ môi trường của chính chúng ta!”5/ Một số yêu cầu khi tiến hành phương pháp- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.- Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại.- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_dong_vai_copy_8634.pptx