Phương pháp định giá công ty khởi nghiệp trong gọi vốn đầu tư

Giá trị công ty khởi nghiệp luôn là mối quan tâm của các chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt là

nhà sáng lập và nhà đầu tư trong quá trình kêu gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc xác định giá trị công ty khởi

nghiệp bằng các phương pháp truyền thống có còn khả thi hay không. Bài nghiên cứu cho cái nhìn tổng

thể về các phương pháp định giá công ty khởi nghiệp phổ biến xét về mặt lý thuyết. Nghiên cứu chỉ ra được

nguyên lý chung của từng phương pháp để từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn cũng như chỉ ra được ưu,

nhược điểm của mỗi phương pháp trong quá trình áp dụng. Sự kết hợp giữa các phương pháp luôn là lựa

chọn khôn ngoan của nhà sáng lập và nhà đầu tư để đưa ra được một con số hợp lý về giá trị của công ty.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp định giá công ty khởi nghiệp trong gọi vốn đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuận cuối cùng sẽ là một mức giá nhất định (giá thị trường) và các công ty cũng sẽ tham khảo giá này như là “giá trị thị trường” của họ. Phương pháp First Chicago (được phát triển bởi Sahlman and Scherlis) đề cập đến vấn đề này bằng cách thực hiện định giá công ty khởi nghiệp theo ba kịch bản: kịch bản xấu nhất, kịch bản bình thường, kịch bản tốt nhất. Mỗi kịch bản được thực hiện theo phương pháp DCF (hoặc với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ hoặc với bội số). Sau đó ta quyết định một tỷ lệ phần trăm phản ánh xác suất xảy ra của từng kịch bản. Giá trị cuối cùng là bình quân gia quyền kết quả của ba kịch bản. Ở bước đầu tiên, ta cần phải thiết lập một dự báo tài chính (bao gồm doanh thu, thu nhập, dòng tiền) cho từng trường hợp. Cần phân tích định tính chi tiết về xu hướng thị trường để ước tính các kịch bản này. 2.7.1. Ưu điểm Phương pháp này là công cụ để nhà đầu tư hay nhà sáng lập đưa ra được mức giá giao dịch trong quá trình thương lượng. Nó phù hợp để định giá các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu khi việc áp dụng các phương pháp khác khó khăn hoặc không khả thi. 2.7.2. Nhược điểm Việc ước tính xác suất cho từng kịch bản phụ thuộc vào yếu tố chủ quan dẫn đến sự chênh lệch về kết quả cuối cùng giữa các chủ thể định giá. Vì phương pháp này cũng cần sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền nên có cũng có những nhược điểm tương tự như phương pháp DCF. 2.8. Phương pháp định giá theo giai đoạn Phương pháp định giá theo giai đoạn thường được các nhà đầu tư thiên thần và các công ty đầu tư mạo hiểm sử dụng để đưa ra mức giá một cách nhanh chóng. Phương pháp này sử dụng các giai đoạn tài 913 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION trợ khác nhau để quyết định có bao nhiêu rủi ro vẫn còn hiện diện khi đầu tư vào một startup. Càng nhiều giai đoạn tài trợ thì cũng đồng nghĩa với rủi ro càng nhiều. Mô hình định giá theo giai đoạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau: • Giai đoạn khởi sự: giá trị ước tính của công ty là 250.000 USD-500.000 USD • Có ý tưởng kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh độc đáo: 500.000 USD - 1 triệu USD • Có một đội ngũ quản trị mạnh để thực hiện kế hoạch: 1 triệu USD - 2 triệu USD. • Có sản phẩm cuối cùng hoặc nguyên mẫu công nghệ: 2 triệu USD - 5 triệu USD • Có liên minh hoặc đối tác chiến lược: từ 5 triệu USD trở lên Ban đầu chỉ với việc có ý tưởng có thể một công ty khởi nghiệp sẽ nhận được một giá trị rất nhỏ nhưng giá trị này sẽ tăng lên khi chúng đáp ứng được các mốc phát triển. 2.8.1. Ưu điểm Phương pháp định giá theo giai đoạn thường được các nhà đầu tư thiên thần và các công ty đầu tư mạo hiểm sử dụng để quyết định về giá trị công ty khởi nghiệp một cách nhanh chóng. 2.8.2. Nhược điểm Các con số ở mỗi giai đoạn là mức giá tối đa của công ty, mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, con số này có thể cao hoặc thấp hơn rất nhiều tùy thuộc vào ngành nghề, khu vực hay độ “liều” của nhà đầu tư. 2.9. Phương pháp vốn đầu tư mạo hiểm Phương pháp định giá vốn đầu tư mạo hiểm (Phương pháp VC) là một trong những phương pháp để ước tính giá trị của các công ty khởi nghiệp trước khi có doanh thu. Khái niệm này lần đầu tiên được đưa ra bởi Giáo sư Bill Sahlman tại Trường Kinh doanh Harvard năm 1987. Phương pháp này áp dụng các công thức sau: • Lợi tức đầu tư (ROI) = Giá trị tới hạn (hoặc giá trị kết thúc) ÷ Giá trị đã đầu tư ban đầu • Giá trị đầu tư ban đầu = Giá trị tới hạn ÷ ROI dự kiến. Trong đó: Giá trị tới hạn hay giá trị cuối cùng được ước tính bằng cách lấy lợi nhuận kỳ vọng của công ty khởi nghiệp vào thời điểm được kỳ vọng cổ phần hóa trong tương lai nhân với bội số lợi nhuận (được ước tính dựa vào các công ty đã niêm yết công khai trong cùng ngành) Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp công nghệ cao có giá trị cuối cùng ước tính là 4.000.000 USD với lợi tức đầu tư dự kiến là 20X và họ cần 100.000 USD để tăng vốn, ta có thể tính toán như sau • Giá trị công ty sau khi gọi vốn = Giá trị cuối cùng ÷ ROI dự kiến = 4 triệu đô la ÷ 20X = 200.000 đô la • Giá trị công ty trước khi gọi vốn = Giá trị công ty sau khi gọi vốn – số vốn đầu tư = 200.000 USD - 100.000 USD = 100.000 USD 2.9.1. Ưu điểm Phương pháp vốn đầu tư mạo hiểm là công cụ ưa thích của các nhà đầu tư mạo hiểm. Nó chỉ ra được giá trị của công ty trước khi gọi vốn- điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm. 2.9.2. Nhược điểm Mặc dù phương pháp này rất hữu ích đối với các nhà đầu tư mạo hiểm những lại không hiệu quả đối với những nhà đầu tư thông thường vì 2 lý do: thứ nhất, nhà đầu tư thông thường không yêu cầu mức tỷ 914 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA suất lợi nhuận “xa xỉ” là 30-40% vì họ phải cạnh tranh với các nhà đầu tư khác khi mua cổ phiếu của công ty và rủi ro của họ ít hơn nhà đầu tư mạo hiểm khi đa dạng hóa danh mục đầu tư; thứ hai, các nhà đầu tư mạo hiểm có quyền tiếp cận thông tin nội bộ của công ty và thường nắm giữ vai trò nhất định trong ban quản trị trong khi các nhà đầu tư thông thường chỉ trông cậy vào các thông tin mà công ty công bố và hầu như không có tầm ảnh hưởng gì tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. MỘT SỐ LƯU Ý - Mặc dù việc xác định giá trị công ty khởi nghiệp giúp các nhà đầu tư tài trợ một số tiền cần thiết nào đó nhưng đây không phải là lý do duy nhất khiến nhà đầu tư quyết định có nên bỏ vốn vào công ty đó hay không. Đôi khi các nhà đầu tư sẽ nhìn vào yếu tố con người- đội ngũ những người sáng lập hơn là nhìn vào những con số. - Việc định giá công ty cao chưa hẳn là điều tốt khi kêu gọi vốn. Khi một công ty khởi nghiệp được định giá cao trong vòng “hạt giống”, điều đó có nghĩa là trong những vòng tiếp theo, giá trị của công ty càng phải cao hơn. Do vậy, công ty cần phải tạo ra được sự tăng trưởng vượt bậc giữa các vòng gọi vốn. - Giá trị công ty khởi nghiệp được xác định có thể khác nhau giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư. Điều này là do cách tiếp cận và việc dự báo về các con số tài chính giữa họ không giống nhau. Mức giá cuối cùng là mức giá thỏa mãn được lợi ích của cả hai bên trong quá trình đàm phán. - Dù là chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư thì cũng cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong định giá công ty khởi nghiệp vì không có phương pháp nào là duy nhất hữu ích trong mọi lúc. Tất cả các phương pháp ít hay nhiều đều dựa trên việc dự đoán và phỏng đoán vì vậy việc lấy giá trị trung bình của các phương pháp làm giá trị của công ty thường mang tính thuyết phục cao hơn. 4. KẾT LUẬN Không thể phủ nhận rằng việc định giá các công ty khởi nghiệp là một công việc đầy khó khăn và thách thức do sự thiếu thông tin lịch sử, những tổn thất trong quá trình hoạt động và khả năng thất bại cao. Do đó, việc áp dụng các phương pháp định giá truyền thống càng trở nên bất khả thi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể định giá được. Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều các cách tiếp cận và các phương pháp khác nhau để xác định giá trị một công ty khởi nghiệp. Chỉ lưu ý rằng không có phương pháp nào là ưu việt tuyệt đối, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp đối với từng loại hình công ty cũng như từng giai đoạn gọi vốn cụ thể. Trong nhiều trường hợp, nhà sáng lập hay nhà đầu tư cần phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau để có thể ra được con số chính xác và hợp lý hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Celine Gobel, (2016), Startup valuation of biotech companies with real option: A case study of the startup Organovo Holdings, Inc, Hec Paris. Damodaran Aswath, (2009), Valuing Young, Startup and Growth Companies: Estimation Issues and Valuation Challenges. Guillaume Desache, How to value a startup? The use of option to assess the value of equity in startups, Hec Paris. Martin C. Zwilling, Ten top teachniques for Startup Valuation, Startup Professionals, Inc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_dinh_gia_cong_ty_khoi_nghiep_trong_goi_von_dau_t.pdf