Phòng va trị bệnh
Hang ngày kiểm tra tình trạng bắt mồi (ăn) của bào ngư. Kịp thời điều chỉnh lượng cho ăn và ghi chép đầy đủ, thường xuyên kiểm tra và làm sạch các dị vật và địch hại xung quanh lồng nuôi bào ngư. Khi cho ăn cần quan sát tình trạng hoạt động của bào ngư, phát hiện những bào ngư dị thường hoặc đã chết, tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. định kỳ xác định các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ nước, độ mặn, pH, độ ôxy hoà tan, nitrogen ammonia và ghi chép cẩn thận. Thường xuyên kiểm tra lồng lưới, khung giàn có an toàn vững chắc? Ðề phòng trường hợp cửa lồng chưa được đóng chặt khiến bào ngư có thể thoát ra ngoài.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phòng và trị bệnh ở bào ngư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng va trị bệnh
Hang ngày kiểm tra tình trạng bắt mồi (ăn) của bào ngư. Kịp thời điều chỉnh lượng cho ăn và ghi chép đầy đủ, thường xuyên kiểm tra và làm sạch các dị vật và địch hại xung quanh lồng nuôi bào ngư. Khi cho ăn cần quan sát tình trạng hoạt động của bào ngư, phát hiện những bào ngư dị thường hoặc đã chết, tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. định kỳ xác định các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ nước, độ mặn, pH, độ ôxy hoà tan, nitrogen ammonia… và ghi chép cẩn thận. Thường xuyên kiểm tra lồng lưới, khung giàn có an toàn vững chắc? Ðề phòng trường hợp cửa lồng chưa được đóng chặt khiến bào ngư có thể thoát ra ngoài.
Phòng trừ bệnh:
Phòng bệnh là chính
Khi chọn vị trí nuôi, cố gắng chọn nơi xa nguồn ô nhiễm, có dòng triều thông thoáng, chất nước trong sạch. Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm mật độ nuôi thích hợp. Cố gắng sử dụng thức ăn tươi, cấm sử dụng thức ăn đã thối rữa và đã biến chất.
Ðịnh kỳ loại thải và tẩy sạch các sinh vật có hại trên lồng lưới,và một số tảo tạp, phòng tránh trường hợp các mắt lưới bị bịt kín không cho dòng nước thông suốt từ trong ra ngoài lồng lưới, đồng thời với việc phân loại bào ngư vào mùa xuân và vào mùa thu. Trong quá trình nuôi bào ngư, chủ yếu thường xuất hiện bệnh mụn nhọt (pustuls) do một số loại vi khuẩn thuộc giống khuẩn Vibrio gây ra, thời gian mắc bệnh này kéo dài, tỷ lệ chết cao, tính nguy hại lớn. Phương pháp phòng trị chủ yếu hiện nay là sử dụng văcxin kháng khuẩn Vibrio.
Dấu hiệu của bệnh:
Virus hình cầu gây bệnh có kích thước (50-80)nm x (120-150)nm có thể nhìn thấy qua kính hiển vi điện tử. Những triệu chứng chính của bệnh bao gồm: ở giai đoạn đầu nước sẽ có mùi hôi thối với nhiều bóng khí, khi bào ngư chết thì cơ chân bị co rút lại. Ở giai đoạn sau của bệnh cơ thể co lại bên trong vỏ, chân trở nên tối màu và cứng lại. Khi bào ngư chết gan và ruột sẽ bị sưng và chìm xuống đáy hồ hoặc lồng nuôi.
Bệnh hay xảy ra theo mùa, chủ yếu là mùa đông và mùa xuân từ khoảng tháng 10 - 11 năm trước đến tháng 4 - 5 năm sau. Bệnh thường xảy ra mạnh khi nhiệt độ nước dưới 24oC. Bệnh lây nhiễm ở hầu hết giai đoạn của bào ngư từ con giống đến bào ngư trưởng thành. Bệnh lây truyền chủ yếu theo chiều ngang. Bệnh có thể lây nhiễm qua nguồn nước, thức ăn... Những đặc tính tấn công của bệnh là: thời gian ủ bệnh ngắn, phát bệnh và gây chết nhanh. Đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới trên 95% trong vòng từ 4-30 ngày.
Phòng ngừa bệnh:
Tăng cường quản lý sức khoẻ bào ngư bố mẹ và bào ngư giống. Chọn những con bào ngư bố mẹ khoẻ mạnh để tạo ra con giống có khả năng kháng bệnh cao.
Bào ngư là loài thân mềm tiêu tốn nhiều oxy nên cần đảm bảo lượng oxy hoà tan luôn lớn hơn 4mg/l. Không nên thay nước hoặc ít thay nước trong thời gian gian có bệnh để tránh bệnh phát triển. Có thể sử dụng một số loài vi khuẩn có lợi để cải thiện chất lượng nước nuôi.
Cần có chế độ cho ăn khoa học và hợp lý: như giữ cho thức ăn luôn được tươi, không nên cho bào ngư ăn quá nhiều cùng một lúc mà nên cho ăn thành nhiều lần, thu gom thức ăn thừa nhằm tránh gây ô nhiễm nước...
Không nên nuôi với mật độ quá cao.
Tăng cường kiểm dịch bào ngư bố mẹ và bào ngư giống trong và ngoài khu vực nuôi. Khi dịch bệnh xảy ra cần có biện pháp cách ly, phòng chống không để dịch bệnh lan rộng. Tẩy trùng toàn diện cũng góp phần hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
Theo Trung tâm tin học Thủy Sản
Dịch bệnh cũng có vai trò nhất định.
Nhưng tổng thiệt hại do tất cả các yếu tố này gây ra cộng lại cũng chỉ bằng một phần nhỏ so với tác hại của khai thác quá mức…
Tuy vậy, trong trường hợp của bào ngư, hậu quả của những hạn ngạch khai thác quá mức không nặng nề bằng hậu quả do đánh bắt thiếu trách nhiệm và bất hợp pháp gây ra.
Bào ngư có thể bán được giá rất có lợi trên thị trường nên đã dẫn đến nạn khai thác trộm, nhiều khi tiến hành một cách có tổ chức để phục vụ cho thương mại. Lợi nhuận trên thị trường chợ đen rất cao.
Địch hại
Đánh bắt trộm được tổ chức một cách chuyên nghiệp
Hầu hết, việc khai thác trộm sử dụng tàu thuyền nhỏ tốc độ cao, thợ lặn bắt bào ngư từ đáy biển. Đây là một biện pháp đơn giản, khá rẻ tiền nếu so với lợi nhuận hấp dẫn của nó và khó phát hiện vì tàu chạy nhanh và thường đánh bắt vào ban đêm.
Chỉ riêng Mêhicô, là nước đứng đầu sản lượng khai thác hợp pháp với 330 tấn, nhưng sản lượng đánh bắt trộm trong năm 2006 ước tính đã lên tới 550 tấn.
Tình hình ở Nam Phi thậm chí còn tồi tệ hơn. Năm 2006, nước này bị đánh bắt trộm 800-900 tấn, trong khi đánh bắt hợp pháp chỉ đạt 212 tấn.
Hầu hết đó là những người nghèo cố kiếm sống mong manh bằng cách trộm cắp.
Khai thác trộm không chỉ xảy ra ở các nước nghèo mà còn có ở các nước phát triển như Nhật Bản, Niu Dilân, Ôxtrâylia và Mỹ
MỘT SỐ VẮN ĐỀ KHÁC:
Nghiên cứu khoa học về Bào ngư :
Trong thịt của một số loài bào ngư như Haliotis discus có một sắc tố loại choline, liên hệ đến chlorophylle. Sắc tố này, tập trung trong gan và tạng phủ bào ngư, dưới tác động của ánh sáng (phản ứng loại photodynamics), có thể biến đổi thành một độc chất. Người ăn khi ra ngoài ánh sáng bị các phản ứng ngoài da như mẩn đỏ, ngứa, nóng rát bỏng và có thể lở da.. Những thử nghiệm nơi mèo, chuột, cho dùng độc tố, rồi đưa ra ánh sáng mặt trời ghi nhận mèo, chuột bị chẩy nước bọt, nước mắt và có khi bị co giật nhẹ.
Nước bào ngư đóng hộp có khả năng sát trùng. Do từ nhận xét này, các khoa học gia đã ly trích được từ thịt bào ngư một số hợp chất phức tạp có hoạt tinh kháng sinh, tạm đặt tên là Paolin I và Paolin II. Hai chất này có thể tách riêng bằng sắc ký trao đổi ions trên cột cellulose. Cả hai đều tương đối bền đối với nhiệt (chịu được nhiệt độ 95 độ C trong 45 phút) và có cấu trúc phân tử loại protein, không bị phân hủy bởi pepsin. Paolin I có lẽ là một mucoprotein, phân tử lượng từ 5000-10,000. Ngoài ra còn một hợp chất khác, gọi là Phần C tan trong nước trích từ bào ngư cũng có các hoạt tính kháng sinh và kháng siêu vi.
Điều đáng chú ý là các hợp chất trích từ bào ngư có hoạt tính cả 'in vivo' (khi thử trực tiếp) lẫn 'in vitro' (khi thử trong ống nghiệm). Paolin I và Phần C có khả năng làm giảm tử vong nơi chuột thử nghiệm gây nhiễm Staphylococcus pyogenes đến 27 % và ngăn chặn được sự trưởng của S tăng. aureus đã đề kháng Penicillin.
Thử nghiệm trên khỉ, gây nhiễm bằng các siêu vi polio và Cúm loại A nơi tế bào thận : khi cho dùng Paolin II và Phần C trước đó 24 giờ, hoại tính ngăn chặn nhiễm trùng lên đến 99 %. (Chemistry of Marine Natural Products - P. Scheuer).
Theo nghiên cứu tại ĐH Jeju (Nam Hàn) thì trong phần thịt của bào ngư loài Haliotis discus, có hợp chất phức tạp histone H2A. Từ histone này có thể ly trích được một peptide phức tạp gồm 40 acid amin, đặt tên là Abhisin có khả năng kháng sinh rất mạnh trên nhiều loại vi khuẩn gram + và gram - Abhisin còn có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư máu loại THP-1 đến 25% (Fish Shelfish Immunology Số 27-2009).
Nước chiết từ bào ngư có khả năng ức chế sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus, E.coli và Pseudomonas aeruginosa, khi thử in vitro.
Nước chiết từ vỏ (phần bên trong) bào ngư có khả năng bảo vệ được gan của chuột thử nghiệm bị gây nhiễm bằng Carbon tetrachloride : nghiên cứu ghi nhận mức ALT nơi chuột thử nghiệm thấp hơn so với chuột đối chứng. (Complementary and Alternative Healing- Hing kwok Chu)
Nghiên cứu tại ĐH Gwangju (Nam Hàn) ghi nhận : dịch chiết từ nội tạng bào ngư có khả năng làm giảm sự phát triển của bướu ung thư (khối lượng và trọng lượng) và giảm di căn (metastasis) chứng minh bằng sự giảm phù lá lách và bằng sinh thiết tế bào ung thư phổi ở giai đoạn di căn. Hoạt tính chống ung thư phổi có thể do ức chế tiến trình bội sinh tế bào (Cox-2) đồng thời giúp tăng sinh và tăng hoạt các tế bào T loại CD8+ (PubMed : PMID 20961430)
Bào ngư trong ẩm thực :
Trước đây bào ngư được khai thác dưới các dạng tách vỏ lấy thịt phơi khô hay hun khói, đóng hộp hay bán dưới dạng tươi nhưng hiện nay đa số xuất cảng sang Nhật ở dạng tươi hay toàn con đông lạnh. Tại Hoa Kỳ thịt bào ngư tươi thường chỉ được bán tại một số nhà hàng đặc biệt ỡ California dưới dạng sashimi và dạng steak tươi. Một tá bào ngư đỏ được bán từ 500-600 USD.
Steak bào ngư tươi được chế biến như sau : Nặy vỏ bào ngư tươi mới bắt, bỏ đầu và nội tạng; dùng dao nhỏ cắt tỉa chân bám (bào ngư đỏ và xanh thường để ngâm trong 24 giờ để thư giãn trươc khi tỉa chân bám) thời gian nghĩ này giúp bắp thịt giảm sự co thắt của bắp thịt. Chân bám và thịt được lạng mỏng theo chiều ngang và sau đó dược làm mềm bằng cách đập bằng búa gỗ đễ làm vỡ các thớ thịt dọc thân. Tỷ lệ steak lấy được vào khoảng 15 % phần thịt tươi tách từ bào ngư.
Toàn bộ thịt của bào ngư được xem là ăn được. Tại Hoa Kỳ, giới tiêu thụ thường chỉ ăn phần cơ bắp của bào ngư, trong khi đó tại Nhật, bộ phận sinh sản được xem là 'đặc sản', tách riêng và ăn tươi sống. Phần chân bám còn lại sau khi tỉa để lấy steak, được băm vụn để làm thịt 'burger', tuy nhiên do giá cao nên thường được đóng hộp, hoặc dùng nấu 'súp'.
Tại California, Nhà hàng Hoppe's Garden Bistro ở Cayucos, luôn luôn có các món bào ngư (đỏ) tươi sống (nuôi) giá từ 40-100 USD cho 150 gram bào ngư chế biến dưới nhiều dạng khác nhau từ cắt mỏng ăn tươi đến sốt bơ..
Người Châu Âu không mấy ưa chuộng bào ngư, ngoại trừ vùng Breton (Pháp) với món ăn như Ormeaux au Beurre Breton trong đó thịt bào ngư được chiên bơ, rồi đút lò với hành phi rượu muscadet, cùng tỏi bằm, ngò..
Các quốc gia Á châu như Trung Hoa, Nhật, Hàn quốc, Việt Nam đều xem bào ngư như một thực phẩm quý và hiếm : Các tiệc cưới Việt và Tàu đều có món bào ngư để tăng thêm phần sang trọng. Một số món ăn có bào ngư được quảng cáo như: Gỏi sứa bào ngư, Súp bào ngư, hải sản, măng tây; Súp bào ngư tóc tiên; Bào ngư xào nấm đông cô.. Tại Nhật : thịt bào ngư tươi và sống được dùng trong awabi sushi, hay có thể hấp chín, ướp muối, bằm vụn nấu liu riu trong xì dầu (soy sauce). Nội tạng bào ngư uớp muối hay để lên men là thành phần chính của tottsuru
Bào ngư : Vị thuốc.. trong thuốc Bắc, thuốc Nam
Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt nam dùng vỏ bào ngư và thịt để làm thuốc. Dược liệu (vỏ) được gọi dưới tên Thạch quyết minh (Shi-jue-ming). Vị thuốc đã được ghi chép trong Danh Y biệt lục.
Dược học kampo (Nhật) gọi là Sekketsumei
Triều Tiên : sôkkỳôlmyông.
Trung Quốc Dược học đại từ điển gọi vị thuốc là Pháp ngư
Vỏ bào ngư được xem là có vị mặn, tính hàn; tác động vào các kinh-mạch thuộc Can và Thận. (Theo Trung dược Đại từ điển thì tác động vào Can và Phế)
Theo Viện dược liệu Việt Nam vỏ bảo ngư được chế biến như sau: 'Bào ngư bắt về, rửa sạch cát và rêu bám ngoài vỏ, rồi rửa lại bằng nước muối, sau đó cậy vỏ, lấy thịt, bỏ ruột, phơi khô. Có khi luộc cả con rồi gỡ thịt, bóc lấy vỏ mà dùng (cách này dễ làm hơn, nhưng dược liệu không đẹp và phẩm chất kém hơn). Khi dùng, để sống hoặc nung lên, tán bột' Thạch-quyết minh
Thạch-quyết minh có các tác dụng : Hạ Hỏa, giáng Dương tốt nhất trong các trường hợp Nhiệt tại Can, với Dương thăng gây nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt. Thường dùng chung với vỏ Sò (Mẫu lệ=Mu-li), và nếu đỏ mắt thì thêm hoa Cúc.
Giúp sáng mắt : Hỏa tăng tại Can gây ra chứng mắt sợ ánh sáng, lên lẹo, đỏ và mờ. Thạch quyết minh được dùng phối hợp với Sinh địa và Sơn thù du..
Liều thường dùng : 9-30 g dưới dạng thuốc sắc, hay bột tán mịn
Dược học cổ truyền Việt Nam cũng dùng vỏ bào ngư làm thuốc :
Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu đã ghi: 'Thạch quyết minh = Vỏ ốc cửu khổng, vị mặn, tính bình, không độc, chữa đái buốt, di tinh, nóng âm ỷ, chữa đau mắt và mắt mờ.'
Hải thượng Lãn ông, trong Lĩnh nam Bản thảo, quyển thượng: 'Thạch quyết minh, vỏ ốc cửu khổng Không độc, mặn lạnh chữa lâm thông Phong nhiệt, di tinh, lao nóng xương Màng mắt, thanh manh, mau tìm dụng..'(lâm thông= đái rắt ; Thanh manh= mắt mờ tuy không bị màng che)
Trong quyển hạ, Cụ ghi :
Cửu khổng sinh ra chốn hải tề
Nhất là chín lỗ, chọn đem về
Tính lương, ôn mát, bình không độc
Lấy phục long can nung lửa phi
Ngâm với đồng tiện, rây cho nhỏ
Mắt tối, uống vào lại sáng ghê..'
Hiện nay, vỏ bào ngư vẫn được dùng trong thuốc Nam để trị các bệnh váng đầu, quáng gà và mắt kém. Ngoài ra, vỏ bào ngư và các loại vỏ sò, ngao đều được dùng, sau khi nung để trị đau bao tử, ợ chua..
Thịt bào ngư = Ngư nhục bào, được xem là có vị ngọt/mặn, tính ấm dùng bổ dưỡng, tăng cường thể lực, làm tóc lâu bạc, giúp giảm ho, lợi sữa. Tại Trung Hoa, thịt bào ngư được dùng đẻ trị tiểu đường, bổ khi huyết và hạ huyết áp.
Ngọc từ Bào ngư :
Bào ngư cũng như Trai có khả năng sản xuất được ngọc từ cơ thể. Ngọc từ bào ngư tương đối hiếm. Phương thức tạo ngọc của bào ngư cũng tương tự như trai-ngọc (Pinctada), tuy nhiên cấu trúc của ngọc có đôi phần khác biệt như thay vì do sự xếp lớp chồng lên nhau dầy kín của conchiolin và carbonate nơi ngọc trai, sự xếp lớp nơi ngọc bào ngư có thể ở dạng tổ ong. Ngọc từ bào ngư có nhược điểm là không đều, các khối ngọc rất đa dạng, có khi rất to: dài đến 5cm, ngang1-2 cm và thuờng cong dạng sừng trâu và không tròn trịa để có thể làm thành chuỗi. Ngọc bào ngư đã được dùng làm vật trang sức tại Nhật từ thời xa xưa, có lẽ từ thế kỷ thứ 3.
Việc cấy ngọc bào ngư nhân tạo đã được Louis Bouton (Academie des Sciences de Paris) thực hiện từ 1898, nhưng ít được áp dụng rộng rãi vì bào ngư dễ bị chếtbtrong khi cấy và ngọc bào ngư không có giá trị thương mãi cao. Đa số ngọc thu hoạch đều do lấy ra được trong khi chế biến thịt bào ngư.
Ngọc bào ngư óng ánh, màu sắc do pha trộn giữa xanh lam, tím nhạt, cam, xanh lục, hồng và bạc. Ngọc tự nhiên tròn đều và đối xứng rât hiếm chỉ xẩy ra trong tỷ lệ 1/100 ngàn.
Viên ngoc kỷ lục trên thế giới được tách từ bào ngư do Peter Trương, một người Việt Nam, bắt được tại Mendocino (California) vào ngày 29 tháng 11 năm 2010. Viên ngọc có dạng sừng trâu màu xanh lam-lục được Gemological Institute of America xác định là 718 carat.
Hiện nay, ngọc bào ngư chưa được phổ biến tại Hoa Kỳ và Âu châu, nhưng khá thông dụng tại Úc và Tân tây Lan.
Ngoài ngọc, xa cừ tách từ phần vỏ phía trong của bào ngư cũng được dùng trong công nghiệp chế tạo đồ trang sức như nữ trang, nút áo, khảm vào đồ gỗ và nhạc cụ.(Trai Ngọc trong Đặc tính dinh dưỡng của Cá và Thủy sản, tập 2 trang 193).
Tài liệu sử dụng :
Từ điển Động vật và Khoáng vật dùng làm thuốc tại Việt Nam (Võ văn Chi) Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam , Tập 1 (Viện Dược liệu) Monterey Bay Aquarium : Seafood Watch-Abalone. Seafood Network Information Center : Abalone Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky/Gamble)(Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng)
Thành phần dinh dưỡng của bào ngư:
100 gram phần thịt ăn được chứa :
- Calories 104 g
- Chất đạm 17.05 g
- Carbohydrates 5.89 g
- Chất béo tổng cộng 0.75 g
- bão hòa 0.15 g
- chưa bão hòa 0.15 g
- Cholesterol 84.7 mg
- Vitamins
B1 0.19 mg
B2 0.14 mg
B12 0.6 mcg
Niacin 1.6 mg
Pantothenic acid 3 mg
Folic acid 5.05 mcg
- Khoáng chất :
Calcium 31.7 mg
Đồng 0.19 mg
Sắt 3.17 mg
Magnesium 48 mg
Manganese 0.04 mg
Phosphorus 203 mg
Sodium 0.82 mg
Trong chất đạm, có đủ 19 loại acid amin cần thiết cho cơ thể với số lượng tương đối cao của Threonine (0.73 mg), Isoleucine (0.75 mg), Valine (0.7 mg), Glutamic acid (2.31 mg). Xét chung, tuy thịt Bào ngư có giá trị dinh dưỡng tương đối cao nhưng giá quá đắt nên không thể là một thực phẩm thông dụng. Bào ngư chỉ được xem như một món ăn cầu kỳ dành cho những người thich thưởng thức 'món ngon, vật lạ'.
Khoa dinh dưỡng 'mới' tại Trung Hoa cho rằng thịt bào ngư có khả năng 'tư Âm, bổ Khí' làm hạ Nhiệt trong nội tạng, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị được ho và thông tiểu.
Thành phần của Vỏ bào ngư : Thành phần hóa học của vỏ bào ngư (các loại dùng làm thuốc trong Dược học cổ truyền Trung Hoa) có một số khác biệt tùy loài sử dụng :
Vỏ Halitosis ovina : chứa trên 90% calcium carbonate, một ít Mg, Na, Si, Fe và Al.. cùng các khoáng chất vi lượng Ti, Mn, Ba, Cu, Ct, Zn.. Sau khi thủy giải lấy được 17 loại acid amin và conchiolin.
Vỏ H. diversicolor : cũng chứa Calcium carbonate và các yếu tố vô cơ như Ca, Na cùng các khoáng chất vi lượng. Lượng tro không thủy giải được chiếm 0.45 %. Bên trong vỏ, có một hợp chất óng ánh như ngọc hay conchiolin, khi thủy giải bằng hydrochloric acid, lấy được các acid amin như glycin, aspartic acid, alanine, serine...
Vỏ H. discus chứa trên 90% calcium carbonate, phần hợp chất hữu cơ chiếm 3.67%..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phong_va_tri_benh_o_bao_ngu_5405.doc