Tự bao giờ, miếng trầu đã trở thành hình ảnh quen thuộc với biết bao thế hệ người con đất Việt. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những giá trị văn hóa giàu bản sắc,mang âm hưởng và truyền thống của những con người mang trong mình dòng máu rồng tiên. Trong đó phải kể đến tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác cũng ăn trầu, mà còn dùng trầu cau vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ tết.Có lẽ trầu cau là một thứ mà không thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta.Và ngày hôm nay nhóm 4 chúng em sẽ cùng cô và các bạn tìm hiểu về phong tục ăn trầu của người Việt ta xưa và nay.
Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đi, thêm vào đó là những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn từ sự tích trầu cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã nêu ra. Gắn liền với tục ăn trầu là những hiện tượng văn hoá phong phú mà người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, một nếp cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ không còn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý đó cần được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hoá quá khứ để góp phần cải tạo và xây dựng nếp văn hoá mới ở nước ta. Đây là một phong tục mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt.
23 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phong tục trầu cau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì thế chăng
Mời trầu để bắt chuyện làm quen
“ tiện đây ăn một miếng trầu
hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là,
xưa kia ai biết ai đâu
chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu lên quen”
Nhất là khi đến chỗ xa lạ, muốn được đón nhận vui vẻ, người khôn ngoan phải có cơi trầu đem ra mời chào mọi người để gây thiện cảm, vì một lẽ gì mà thiếu sót thì họ vô cùng áy láy, băn khoăn, xa xưa quan họ tiếp khách, đi mời khách, hoặc đi chơi hội, thường có miếng trầu têm cánh phượng. Vì quan niệm” miếng trầu là đầu câu chuyện”
1.2 mời trầu là món quà biếu thông dụng
Như đã mói ở trên, mặc dù trầu cau không là món quà biếu có giá trị vật chất nhưng nó là tục lệ của người Việt. Như khi trẻ con đến tuổi đi học, cha mẹ đem vài chục cau đến xin thầy đồ cho nhập môn, hay để tỏ lòng biết ơn thầy lang chữa khỏi bệnh tật hiểm nghèo, người nhà bệnh nhân đem trầu cau đến biếu, người không hay chữ đem trầu cau đến biếu xin đôi câu đố:
“đem một cơi trầu kêu với cụ
xin dăm ba chữ để thờ ông”
-Nguyễn Khuyến-
Thời xưa, dân vào cửa quan phải có cơi trầu hoặc vài trái cau, thợ cả đến xin việc cũng phải có chẽ cau tươi, xin chữ kí các chức sắc trong làng trong tổng phải có trầu cau, khao vọng phải có trầu trình làng, trong quan hệ gia đình, đi xa về con biếu cha mẹ chẽ cau tươi, cây vỏ, đi chợ về, làng mua cho mẹ chồng trầu vàng, rễ tía, hàng xóm láng giềng tối lử tắt đèn có nhau, mỗi khi có công việc quà biếu thường là cau,trầu. Nhiều khi chỉ một chẽ năm, ba quả cau đã là quý, đối với những nhà giàu có, điều đó có thể nhiều hơn, nhưng ở đây người ta không căn cứ vào số lượng mà cốt ở tấm lòng ăn ở với nhau.
1.3 Mời trầu là cách ngỏ tình yêu giữa nam và nữ
Miếng trầu còn là vật giao duyên. Chàng trai và cô gái gặp nhau, mời trầu là để ướm lời thử lòng.
“ gặp nhau ăn một miếng trầu
gọi là nghĩa cử về sau mà chào”
Với hương vị trầu, cau, vôi luôn luôn gợi cho nam, nữ liên tưởng đến những chuyện tình yêu, chuyện duyên phận đôi lứa.
“vào vườn hái quả cau non,
anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên”
Trong hình thức này, người con trai thường chủ động mời trầu trước và lợi dụng lúc mời trầu để tán tỉnh người con gái, nếu người con gái từ chối không nhận trầu thì dù sự từ trối ấy lịch sự, tế nhị đi đến đâu cũng phải hiểu đó là sự từ trối tình yêu, nếu người con gái đó tỏ ý ngần ngại,, muốn tìm hiểu thêm tình ý đối phương thì :
“miếng trầu ân nặng bằng chì
ăn rồi em biết lấy gì trả ơn”
Trong trường hợp này, người con trai cần phải trấn an, và thổ lộ dõ tình ý đứng đắn, muốn xây dựng gia đình của mình, nếu người con gái thấy hợp ý, lòng ưa rồi thì người con gái mới nhận trầu.
Cách giao duyên trên vừa kín đáo, vừa duyên dáng, và miếng trầu lúc này không phải là vật chất đơn thuần nữa, mà nó là một biểu tượng của tình yêu.
1.4 Ăn trầu găn liền với túc nhuộm răng đen của người Việt
Có thể nói rằng, ăn trầu và nhuộm răng đen có mối quan hệ gần gũi với nhau.Từ ngàn xưa,con người đã có tục nhuộm răng đen, không như ngày nay người ta coi hàm răng trắng là cái đẹp thì ngày xưa người ta coi răng đen là cái đẹp. Vậy lên, đến tuổi trưởng thành, các thiếu nữ ngày xưa đều học ăn trầu:
“răng đen ai nhuộm cho mình
để duyên mình đẹp, để tình anh say”
Người thôn nữ má hồng, răng đen đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai , như câu ca xưa thường nói:
“mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”
Nhuộm răng đen, là một nét văn hóa cổ truyền của người Việt xưa, nó đã tồn tại một cách lâu dài trong lịch sử và trở thành một phong tục đẹp, một biểu tượng của văn hóa Việt thời trước. Đến nay phong tục này gần như mất hẳn, có chăng còn sót lại một số ít “hàm răng đen” của những người thuộc thế kỉ trước. Có lẽ hình ảnh những cụ bà răng đen móm mém nhai trầu hay những cô hàng xén răng đen “cười như mùa thu tỏa nắng” sẽ không bao giờ trở lại nhưng nó vẫn sẽ còn đó, trong một giai đoạn lịch sử đã qua và khi nhớ tới nó ta vẫn thấy một thoáng tự hào.
2.Trong đời sống tâm linh tinh thần
Ngày nay k nhiều người biết cách ăn trầu nhưng theo tục lệ
“đồ sính lễ quý nhất của nước Nam không gì bằng trầu cau”. Trầu cau là lễ vật của khá nhiều hình thức nghi lễ hàng năm của người Việt. Bên cạnh lễ vật khác, trầu cau thuộc loại lễ vật đơn sơ, tinh khiết. Ở đây nhóm tôi chỉ phân tích một vài hình thức nghi lễ trong đó trầu cau là chủ yếu.
2.1 Miếng trầu cúng mụ
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 bà mụ là nguồn gốc sinh ra con người, theo dõi giúp đỡ con người từ lúc trong bụng mẹ đến khi trưởng thành. Em bé cười nụ cười đầu tiên, người mẹ nựng “mụ dạy”, em bé bắt đầu bập bẹ nói, bà khen “mụ dạy khôn”, chập chững những bước đi đầu tiên em được người lớn khuyến khích “gắng lên mụ đỡ”Trong năm đầu tiên của cuộc đời, cha mẹ em bé sửa cúng mụ ba lần, trong dịp :
-bé ba ngày
-bé đầy tháng
-bé đầy năm
Để tỏ lòng biết ơn các bà cụ và cầu mong em bé mau khôn lớn. Tùy theo gia cảnh cỗ cúng có thể thịnh soạn, có thể đơn giản, nhưng nhất thiết có mỗi đĩa trầu gồm 12 miếng đang lên 12 bà mụ. Lễ vật chủ yếu là 12 miếng trầu. Trong nhân dân lao động, cùng với đĩa trầu còn có hương, hoa quả(mùa nào thức ấy) , xôi chè, ít khi cúng cỗ mặn. Đây là những ngày vui trong gia đình họ hàng, bạn bè đến chơi mừng cháu bé, tặng quà cho cháu, lễ cúng mụ thường không theo ăn uống linh đình, cỗ bàn xa hoa, lãng phí.
2.2 Trong nghi lễ hôn nhân
Hôn nhân là một lễ nghi quan trọng trong đời sống mỗi con người. Trong hôn nhân, miếng trầu, quả cau là nền tảng , dân gian ta có câu: miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu lên dâu nhà người. Trong mâm cỗ cúng tơ hồng-vị thần cảu hôn nhân, bao giờ cũng có buồng cau và tệp lá trầu, tục lệ này không chỉ tồn tại từ thời xa xưa mà nó còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Tục lệ trầu cau xuất hiện trong hôn nhân của người Việt là để khơi gợi, nhắc nhở con người hướng về 1 cuộc sông đạo lí, nghĩa tình thủy chung sâu sắc.
Trong lễ cưới của người Việt gồm có các thủ tục:
-kén chọn
-giạm ngõ(chạm mặt)
-ăn hỏi
-lễ cưới.
Ngày nay các nghi lễ này đã dần được lược bớt đi, đơn giản hơn, chỉ đi vào những bước chính:
-chạm ngõ
-ăn hỏi
-cưới
Trong các nghi thức trong lễ cưới này, trầu cau là một trong những lễ vật quan trọng nhất.
+trầu cau trong lễ giạm: lễ vật đầu tiên để đặt quan hệ giữa hai họ, trong các nghi thức này, đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình. Lễ trạm ngõ ngày nay không còn như xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình, nhà trai mang trầu cau đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân, và nếu nhà gái nhận trầu cau của nhà trai là nhận lời gả con gái sau lễ giạm thì cô gái đã là người có nơi có chốn, không tìm hiểu ai nữa. Sau khi nhận trầu cau, do một nguyên nhân nào đó mà hai người không đến được với nhau, nhà gái trả lại trầu cau cho nhà trai.
+cau trầu trong lễ ăn hỏi: là lễ vật mà nhà trai cho người đem đến nhà gái để biếu họ hàng, lễ ăn hỏi này là một thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ,đánh dấu một sự chuyển đoạn quan trong trong quan hệ hôn nhân: cô gái được hỏi đã trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Trong nghi thức này, lễ vật thường là:cau tươi, bánh cốm, chè, rượu, bánh xu xê(phu thê), đó là những lễ vật tối thiểu trong tục lệ cưới hỏi cổ truyền, trong các lễ vật đó thì trầu cau luôn đặt lên hàng đầu, đứng thứ nhất trong các lễ vật, có nghĩa là nó mang một vai trò quan trọng trong nghi thức này. Quả cau tuy là lễ vật để nhà gái mang biếu họ hàng, nó không lớn lắm, và không có giá trị về vật chất nhiều nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa, là thông điệp tin báo với họ hàng, làn xóm rằng đám cưới sẽ diễn ra, xưa kia nó thay cho lời mời(ngày nay có thiếp mời). Trong nghi thức này nhà trai có khi phải mang đến cho nhà gái hàng trăm, có khi hàng ngàn quả cau. Trong thời kỳ xã hội phong kiến suy tàn, tục thách cưới trở thành 1 tục lệ hạ thấp phẩm giá người con giái, thì số lượng cau trong lễ ăn hỏi lại trở thành một hạn chế của phong tục. Từ chỗ quả cau có ý nghĩa như một lời báo hỷ đến chỗ hàng ngàn quả cau và những rằng buộc khác gây mắc nợ cho người lao động thì 1 phong tục có thể mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
+ cơi trầu xin dâu:là cơi trầu nhà trai đem đến cho nhà gái lúc đón dâu, đây là nghi thức tổ chức lễ cưới, là đỉnh điểm của quá trình tiến đến hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỷ, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể, nó có ý nghĩa rất thiêng liêng, do đó cả xưa và nay đều rất coi trọng. Trong nghi thức này cơi trầu thường được tô điểm rất đẹp, trầu têm cánh phượng,cau, bổ khéo, xếp trên cơi sao cho màu sắc hài hòa. Trong lễ đón dâu, một bà đứng tuổi đại diện cho mẹ chồng bưng cơi trầu nói xin dâu. Đây là ngày hai vợ chồng cô gái từ biệt cha mẹ về nhà chồng “cơi trầu lên dâu nhà người” có ý nghĩa như vậy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuc_an_trau_ky_nang_thuyet_trinh_9024.docx