Bơi là một loại vận động toàn thân rất tốt cho sức khỏe, tăng sức để kháng
của cơ thể, giảm béo, tăng cường công năng của các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên,
khi bơi cũng có thể mắc một số bệnh về da, viêm mũi và mắc bệnh đau mắt đỏ.
Nguyên nhân là do nước không sạch. Nước ở ao, hồ thường không sạch nhưng
nước ở bể bơi mặc dù được khử khuẩn, thay nước thường xuyên nhưng do lượng
người đến bơi đông nên khó kiểm soát được những trường hợp mắc bệnh, đặc biệt
là những vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua môi trường nước như những
trường hợp bị đau mắt đỏ và những người mắc bệnh lậu. Khi bị đau mắt do bơi sẽ
có các biểu hiện mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa và nhiều dử mắt. Nếu người bệnh bị
đau mắt đỏ đi bơi có thể lây bệnh cho nhiều người và dễ gây thành dịch từ dử mắt
của người bệnh lan ra môi trường nước. Do vậy, để phòng bệnh đau mắt đỏ khi đi
bơi cần đeo kính bơi, không để nước bể bơi tràn vào mắt để giảm nguy cơ mắc
bệnh. Khi bơi xong nên lau chùi mắt bằng bông gòn sạch, khăn sạch và tra các
thuốc nhỏ mắt như natriclorid 0,9%, neocin, cloraxin 0,4% hoặc tự pha nước muối
loãng vào chậu sạch, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt. Những
người đã bị đau mắt đỏ không nên đi bơi để tránh lây lan bệnh cho những người
xung quanh
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phòng bệnh mắt do bơi lội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P4:
Phòng bệnh mắt do bơi lội
Nên đeo kính mắt khi đi bơi.
Tôi rất thích đi bơi khi trời nắng nóng nhưng khi bơi có thể mắc bệnh đau
mắt đỏ từ nước bể bơi. Xin bác sĩ chỉ dẫn biện pháp phòng tránh căn bệnh này?
Nguyễn Thị Hồng Hải (Quảng Ninh)
Bơi là một loại vận động toàn thân rất tốt cho sức khỏe, tăng sức để kháng
của cơ thể, giảm béo, tăng cường công năng của các cơ quan nội tạng... Tuy nhiên,
khi bơi cũng có thể mắc một số bệnh về da, viêm mũi và mắc bệnh đau mắt đỏ.
Nguyên nhân là do nước không sạch. Nước ở ao, hồ thường không sạch nhưng
nước ở bể bơi mặc dù được khử khuẩn, thay nước thường xuyên nhưng do lượng
người đến bơi đông nên khó kiểm soát được những trường hợp mắc bệnh, đặc biệt
là những vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua môi trường nước như những
trường hợp bị đau mắt đỏ và những người mắc bệnh lậu. Khi bị đau mắt do bơi sẽ
có các biểu hiện mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa và nhiều dử mắt. Nếu người bệnh bị
đau mắt đỏ đi bơi có thể lây bệnh cho nhiều người và dễ gây thành dịch từ dử mắt
của người bệnh lan ra môi trường nước. Do vậy, để phòng bệnh đau mắt đỏ khi đi
bơi cần đeo kính bơi, không để nước bể bơi tràn vào mắt để giảm nguy cơ mắc
bệnh. Khi bơi xong nên lau chùi mắt bằng bông gòn sạch, khăn sạch và tra các
thuốc nhỏ mắt như natriclorid 0,9%, neocin, cloraxin 0,4% hoặc tự pha nước muối
loãng vào chậu sạch, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt. Những
người đã bị đau mắt đỏ không nên đi bơi để tránh lây lan bệnh cho những người
xung quanh.
Có nên thay khớp háng nhân tạo?
Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, bị ngã gãy cổ xương đùi. Tôi được biết có thể thay
khớp háng nhân tạo, xin hỏi bác sĩ có nên không và vì sao người già bị ngã lại hay
bị gãy cổ xương đùi?
Vũ Thị Lụa (Nam Định)
Xương người cao tuổi thường giòn
và dễ gãy do bị loãng xương. Vì thế chỉ
cần một chấn thương nhẹ như trượt chân,
ngã, ngồi bệt xuống đất cũng có thể dẫn
tới gãy xương. Một trong những loại
xương gãy thường gặp chính là gãy cổ
xương đùi. Biểu hiện của gãy cổ xương
đùi là sau khi ngã, bệnh nhân thấy đau
vùng háng, không thể đứng dậy được nếu
không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do gãy xương gây đau đớn,
bệnh nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm yên một chỗ; từ đó sinh ra
những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, nhất là với người cao tuổi là thay
khớp háng nhân tạo, mục đích là loại bỏ phần cổ xương đùi bị gãy và thay vào đó
bằng một khớp háng nhân tạo. Nhờ phương pháp này, bệnh nhân có thể cử động
Khớp háng nhân tạo trên phim
Xquang.
khớp háng mà không bị đau đớn, có thể đứng lên và đi lại sớm, tránh được các
biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm tai do bơi lội
Mùa hè, thời tiết oi bức, tôi thường cho con đi bơi nhưng gần đây, con trai
tôi bị viêm ống tai. Xin hỏi bơi lội còn có thể gây nên những bệnh tai nào? Cách
phòng tránh ra sao?
Nguyễn Thị Nhung (Hải
Phòng)
Khi bơi lặn, nước vào tai, gây
ngứa, cảm giác khó chịu, thường
ngoáy tai và hi vọng sẽ thoải mái hơn,
nhưng chính hành động này làm xây
xước da ống tai dẫn tới phù nề và vi
khuẩn dễ xâm nhập gây viêm ống tai
với các triệu chứng đau tai, đau ngày
càng tăng làm cho ta nhai cũng đau,
ngáp cũng đau và thậm chí há miệng
cũng đau. Đây là biểu hiện của viêm ống tai ngoài. Khi khám tai, bác sĩ sẽ kéo
vành tai đau và thấy ống tai bị nề chít hẹp phải vệ sinh tại chỗ ống tai đồng thời
dùng kháng sinh toàn thân. Viêm ống tai thường kéo dài 5 - 7 ngày. Viêm ống tai
rất hay tái phát nếu chúng ta vẫn hay ngoáy tai. Ngoài ra, khi bơi lội cũng có thể
gây viêm tai giữa do tai của chúng ta được cấu tạo như một hộp kín, bình thường
Tai giữa bình thường và viêm tai
giữa ứ dịch.
áp suất bên trong cân bằng với áp suất bên ngoài. Trong trường hợp bơi lội và lặn
sâu, hoặc nhảy cầu, sự thay đổi áp lực nước quá cao, đột ngột gây nên chấn thương
âm cho tai giữa. Người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, nghe kém kéo dài kể cả khi đã
lắc hết nước trong tai ra ngoài. Trong trường hợp này cần phải đến bác sĩ chuyên
khoa tai - mũi - họng điều trị bằng các thuốc kháng sinh - giảm phù nề và làm
thông thoáng đường mũi họng cũng như làm thông thoáng vòi nhĩ (vòi Eustaches)
thông từ tai giữa xuống họng. Viêm tai giữa ứ dịch với triệu chứng ban đầu chỉ là
đau tai, ù tai sau là nghe kém - khám nội soi có thể thấy màng tai có dịch vàng
óng, lúc này phải làm thủ thuật chích màng tai (nhĩ) hoặc đặt ống thông khí để dẫn
lưu dịch. Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần phải biết phòng
tránh những bệnh không mong muốn do bơi lội gây ra.
Làm sao để hết khó chịu trong những “ngày ấy”?
Hàng tháng, trong khoảng thời gian từ một tuần lễ đến mười ngày trước khi
có kinh là tôi thấy khó chịu, mệt mỏi vô cùng. Nào đau bụng dưới, đau ngang thắt
lưng, rối loạn tiêu hóa, hay bực bội cáu gắt. Tôi bị làm sao thế? Có thuốc chữa
không?
Lê Ngọc Hà (Thái Bình)
Những biểu hiện trên được gọi chung là Hội chứng tiền kinh nguyệt (TKN).
Hội chứng xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở mọi lứa tuổi và
chấm dứt khi mãn kinh. Nguyên nhân chưa được xác định nhưng các nghiên cứu
đều đồng ý rằng đây là rối loạn có thực với căn bản sinh học, chứ không phải hoàn
toàn có tính cách tâm lý, hoặc tưởng tượng.
Theo Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ,
85% phụ nữ có TKN trong khoảng 400
chu kỳ kinh nguyệt, kể từ khi kinh
nguyệt xuất hiện lần đầu ở tuổi dậy thì
cho tới khi cao tuổi, mãn kinh. Ở mỗi
người, mức độ của hội chứng này khác
nhau. Việc điều trị hiện nay mới chỉ
nhằm giảm thiểu các triệu chứng khó
chịu, chứ không có thuốc để trị dứt rối
loạn. Ngoài ra, không có phương thức
nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người. Do đó mỗi người chỉ có thể tự
mình tìm ra cách làm giảm khó chịu như giảm lượng thức ăn, giảm lượng đạm,
chất béo, lượng muối, tăng lượng rau củ quả, chia nhỏ bữa ăn, bổ sung một lượng
vừa phải vitamin B1, B2, B6, E, chất khoáng... Nếu đau bụng nhiều có thể dùng
một chút thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol, ibuprofen, naproxen nhưng
tuyệt đối không dùng aspirin. Nếu tình trạng trầm trọng thì nên đến bác sĩ để được
trợ giúp. Khi đó các bác sĩ có thể chỉ định một vài loại thuốc an thần, thuốc chống
trầm cảm với liều thấp 1 - 2 tuần lễ trước khi hành kinh để giảm buồn rầu lo lắng,
dịu tinh thần hoặc thuốc lợi tiểu tiện để làm bớt sưng bàn tay bàn chân.
Khi có các hội chứng TKN quá trầm trọng như đau bụng quằn quại, kéo
dài, rối loạn tiêu hóa hoặc kèm theo nhiều rối loạn cùng lúc thì các bác sĩ có thể
dùng thuốc ngăn chặn sự rụng trứng để người bệnh không có kinh trong kỳ kinh
đó.
Có thể chữa khỏi hẳn luput ban đỏ?
Cháu năm nay 27 tuổi. Cách đây 2 năm cháu bị bệnh luput ban đỏ hệ thống,
đã điều trị khỏi. Nhưng nay bệnh phát lại, thỉnh thoảng vẫn nổi từng vạt đỏ trên
mặt. Xin bác sĩ cho biết, bệnh này có thể chữa khỏi hẳn được không? Cháu phải
kiêng những thức ăn gì?
Vương Thanh Hiền (Lạng Sơn)
Luput ban đỏ hệ thống là bệnh
mạn tính, với các thương tổn da nổi bật ở
vùng mặt. Bệnh thường gặp ở nữ giới
tuổi sinh sản. Do bệnh có tỷ lệ tử vong
khá cao, nhiều người cho rằng bị luput
ban đỏ hệ thống là lãnh án tử hình. Thực
ra, nếu được điều trị sớm, cuộc sống của người bệnh sẽ được đảm bảo. Luput ban
đỏ hệ thống diễn biến theo nhiều đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước, với các biểu
hiện ở nhiều hệ cơ quan như da, phổi, tim, thận, huyết học... (vì vậy mới có tên là
bệnh hệ thống). Một người được xác định là bị bệnh này nếu có ít nhất 4 trong 11
biểu hiện sau: ban hình cánh bướm trên mặt; ban dạng đĩa; nhạy cảm ánh sáng;
viêm loét niêm mạc miệng; viêm khớp không biến dạng; tràn dịch màng phổi, tràn
dịch màng tim; tổn thương thận (protein niệu, trụ niệu, creatinin cao); rối loạn tâm
thần kinh; thiếu máu; rối loạn miễn dịch; phát hiện tự kháng thể (kháng thể kháng
nhân). Do bệnh luput đỏ thường có những đợt tái phát và giảm bệnh một cách tự
nhiên, vì thế, việc điều trị luput ban đỏ hệ thống nếu được tiến hành muộn, không
đúng, không có hướng điều trị lâu dài và tích cực phòng ngừa các cơn tái phát thì
hiệu quả sẽ rất thấp; bệnh ngày một nặng, dẫn đến tử vong. Ngược lại, kết quả sẽ
rất tốt nếu bệnh được điều trị sớm, tích cực, lâu dài, đúng hướng, dù bệnh không
thể chữa khỏi hoàn toàn. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân luput ban đỏ cần có
những biện pháp phòng bệnh tái phát, đặc biệt là chú ý không để ánh nắng mặt trời
tiếp xúc trực tiếp với da; đi khám lại theo hẹn của bác sĩ. Nếu bệnh tái phát thì đi
khám càng sớm càng tốt. Bệnh luput ban đỏ không cần phải kiêng khem trong ăn
uống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_dap_thac_mac_ve_benh_chuyen_koa_p4_9738.pdf