Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận của nhận thức khoa học và thực tiễn

Tùy theo mục đích nghiên cứu, phương pháp có thể chia thành nhiều loại; một trong những cách đó là phương pháp có thể chia thành 3 loại:

 

 1. Phương pháp riêng (phương pháp ngành);

 2. Phương pháp chung;

 3. Phương pháp chung nhất (phương pháp phổ biến)

 Phương pháp chung nhất là phương pháp triết học.

 

ppt64 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận của nhận thức khoa học và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY – HCM CITY UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES Assos.Prof.Dr. Vũ Tình TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT -PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TiỄN Học thuyết về các mối liên hệ, về sự vận động và phát triển I. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Phương pháp Phương pháp là hệ thống những yêu cầu, những nguyên tắc mà con người phải thực hiện nhằm đạt đến mục đích của mình. 2. Các loại phương pháp Tùy theo mục đích nghiên cứu, phương pháp có thể chia thành nhiều loại; một trong những cách đó là phương pháp có thể chia thành 3 loại: 1. Phương pháp riêng (phương pháp ngành); 2. Phương pháp chung; 3. Phương pháp chung nhất (phương pháp phổ biến) Phương pháp chung nhất là phương pháp triết học. 3. Phương pháp luận Phương pháp nào, loại phương pháp nào cũng có tính ưu việt và cũng có những hạn chế của nó; vì vậy, con người cần được định hướng cho việc lựa chọn, vận dụng phương pháp và tìm ra những phương pháp mới. Phương pháp luận ra đời đáp ứng nhu cầu ấy. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về phương pháp. 2. Những phương pháp cơ bản của triết học Triết học có nhiều phương pháp; trong đó có 2 phương pháp cơ bản là: 1. Phương pháp siêu hình 2. Phương pháp biện chứng. 4.1. Phương pháp siêu hình Phương pháp siêu hình là phương pháp: - Nhận thức đối tượng trong trạng thái cô lập, tách rời khỏi những sự vật, hiện tượng khác. - Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh, nếu có biến đổi thì đấy thuần túy là sự biến đổi về lượng chứ không có sự biến đổi về chất. 4.2. Phương pháp biện chứng a. Khái niệm “biện chứng” “Biện chứng” là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ, sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng. b. Phương pháp biện chứng Phương pháp biện chứng là phương pháp: - Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ với những sự vật hiện tượng khác; - Nhận thức đối tượng trong trạng thái động nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. 4.3. Phép biện chứng Phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ, về sự vận động và phát triển. Với tư cách là học thuyết, phép biện chứng thể hiện tri thức của con người về các mối liên hệ, về sự vận động và phát triển. Phép biện chứng vừa là lý luận, vừa là phương pháp. - Là lý luận vì phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ, học thuyết về sự vận động và phát triển. - Là phương pháp vì phép biện chứng là hệ thống những nguyên tắc, những yêu cầu đòi hỏi con người phải nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ, trong sự vận động của quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của nó. 5. Những hình thức cơ bản của phép biện chứng Phép biện chứng phát triển qua 3 hình thức cơ bản: 1. Phép biện chứng chất phác. 2. Phép biện chứng duy tâm. 3. Phép biện chứng duy vật. 5.1. Phép biện chứng chất phác - Học thuyết về các mối liên hệ, về trạng thái vận động và phát triển dựa trên trực quan, nặng tính ngây thơ, chất phác. - Biểu hiện rõ nét ở thời cổ đại. Tiêu biểu cho phép biện chứng chất phác thời cổ đại ở phương Đông là quan điểm về Dịch, về Âm Dương, Ngũ hành ở Trung Quốc. Tiêu biểu cho phép biện chứng chất phác thời cổ đại ở phương Tây là quan điểm của Hêraclit ở Hy Lạp. 5.2. Phép biện chứng duy tâm Học thuyết về các mối liên hệ, về sự vận động và phát triển của các nhà triết học duy tâm. Đỉnh cao của phép biện chứng duy tâm được thể hiện trong học thuyết của nhà triết học cổ điển Đức Hêghen. 5.3. Phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật do C.Mác & Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở kế thừa trực tiếp những nội dung hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen. Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật - Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. - Phép biện chứng duy vật không chỉ giải thích các mối liên hệ, trạng thái vận động và phát triển của thế giới mà nó còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: - Nội dung của phép biện chứng duy vật được khái quát thành 2 nguyên lý. - 2 nguyên lý được cụ thể hoá qua các quy luật. - Các quy luật được chia thành 2 loại: 1). Các quy luật không cơ bản (còn gọi là các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV). 2). Các quy luật cơ bản II. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Nguyên lý thứ nhất: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.1. Tóm tắt nội dung nguyên lý Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách rời khỏi những sự vật, hiện tượng khác mà chúng luôn nằm trong những mối liên hệ với nhau. 1.2. Khái niệm “mối liên hệ” “Mối iên hệ” là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc nhau, góp phần quy định sự tồn tại của nhau, chuyển hoá nhau của các sự vật, hiện tượng. 1.3. Những tính chất cơ bản của các mối liên hệ Các mối liên hệ có nhiều tính chất; song có 3 tính chất cơ bản, là: 1). Tính khách quan. 2). Tính phổ biến. 3). Tính đa dạng, phong phú. - Tính khách quan: Các mối liên hệ tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức của con người - Tính phổ biến: Bất kỳ sự vật nào, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ; ở đâu (về không gian) cũng có mối liên hệ; lúc nào (về thời gian) cũng có mối liên hệ. - Tính đa dạng phong phú: Sự vật khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ khác nhau. 1.4. Ý nghĩa phương pháp luận 1). Nếu các mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến thì trong hoạt động của mình, con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, đồng thời phải chống quan điểm phiến diện, một chiều. 2). Nếu các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú thì trong hoạt động của mình, con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cụ thể, đồng thời phải chống tư tưởng chung chung, đại khái. 2. Nguyên lý thứ hai: Nguyên lý về sự phát triển 2.1. Tóm tắt nội dung nguyên lý Mọi sự vật không ngừng vận động trong khuynh hướng chung là phát triển. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là mâu thuẫn của sự vật; cách thức của sự vận động và phát triển là lượng của sự vật đổi dẫn đến chất của sự vật đổi và ngược lại; khuynh hướng của sự vận động và phát triển diễn ra quanh co, phức tạp được thể hiện bằng đường xoáy ốc đi lên; đây là quá trình phủ định của phủ định mà hết mỗi một chu kỳ sự vật lặp lại dường như cái ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. 2.2. Khái niệm “vận động” & “phát triển” - “Vận động” là khái niệm chỉ mọi sự biến đổi; đây là sự biến đổi chưa xác định chiều hướng. - “Phát triển” là quá trình vận động theo hướng từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ chưa hoàn thiện cho đến hoàn thiện. 2.3. Tính chất của sự phát triển Phát triển có 3 tính chất cơ bản : 1). Tính khách quan. 2). Tính phổ biến. 3). Tính đa dạng, phong phú. 2.4. Ý nghĩa phương pháp luận Nếu phát triển có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú thì trong cuộc sống, con người phải tôn trọng quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi: Khi nhận thức một đối tượng nào đó phải nhận thức đối tượng đó ở trạng thái động nằm trong khuynh hướng chung là phát triển; phải tìm ra nguồn gốc, cách thức, khunh hướng cụ thể của sự phát triển đó; đồng thời phải chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ. III. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Khái niệm “quy luật” “Quy luật” là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, tương đối ổn định, được lặp đi lặp lại và tồn tại khách quan - tồn tại bên ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức của con người. 2. Phân loại quy luật 1). Phân theo phạm vi tác động của quy luật: - Quy luật riêng. - Quy luật chung. - Quy luật phổ biến. 2). Phân theo lĩnh vực tác động của quy luật: - Quy luật tự nhiên. - Quy luật xã hội. - Quy luật tư duy. 3. Quy luật cơ bản thứ nhất QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại được gọi tắt là quy luật lượng – chất; đây là quy luật về cách thức của sự vận động và phát triển. 3.1. Tóm tắt nội dung quy luật Mọi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng. Chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi. Khi đó sự vật, hiện tượng chuyển hoá. Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chất mới, lượng mới. Lượng vẫn thường xuyên biến đổi, nhưng sự biến đổi của lượng mới khác sự biến đổi của lượng cũ. Sự khác nhau này do chất quy định. Như vậy, từ những thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất; và, từ những thay đổi về chất lại đã dẫn đến sự thay đổi về lượng. 3.2. Phân tích quy luật a. Khái niệm “chất” Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho nó là nó, nó phân biệt được với những cái khác. b. Khái niệm “lượng” Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính khách quan vốn có về số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp, v.v. của sự vật, hiện tượng song lượng chưa là cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. c. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng; trong đó chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Lúc đầu, lượng biến đổi nhưng chất chưa thay đổi. Song, nếu lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi. Khi đó, sự vật, hiện tượng này sẽ chuyển hoá sang sự vật, hiện tượng khác. - Giới hạn mà lượng biến đổi nhưng chất chưa thay đổi gọi là “độ”. - Nơi diễn ra sự thay đổi về chất gọi là “điểm nút” - Sự chuyển hoá từ chất cũ sang chất mới gọi là “bước nhảy”. Bước nhảy thể hiện rất đa dạng: có thể nhanh hay chậm, đột biến hay tiệm tiến, toàn thể hay cục bộ, liên tục hay đứt đoạn, v.v. Sự thay đổi về chất làm sự vật, hiện tượng này chuyển hoá thành sự vật hiện tượng khác. Ở sự vật, hiện tượng mới, lượng vẫn thường xuyên biến đổi nhưng sự biến đổi của lượng mới khác sự biến đổi của lượng cũ cả về quy mô, tốc độ, chiều hướng, v.v. Sự khác nhau này do chất mới quy định. Như vậy: Từ những thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất; và, từ những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến sự thay đổi về lượng (và ngược lại). Đây chính là cách thức của sự vận động và phát triển. 3.3. Ý nghĩa phương pháp luận 1). Vì từ những thay đổi về lượng mới dẫn đến sự thay đổi về chất nên muốn có sự thay đổi về chất phải tự giác, tích cực tích luỹ về lượng. 2). Vì lượng thay đổi đến điểm nút mới dẫn đến sự thay đổi về chất nên cần tránh nôn nóng, tránh đốt cháy giai đoạn, tránh muốn có sự thay đổi về chất khi lượng chưa thay đổi đến mức cần thiết. 3). Vì điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến bước nhảy nên phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bước nhảy được thực hiện. 5). V.v 4. Quy luật cơ bản thứ hai QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP Quy luật này: + Được gọi tắt là “Quy luật mâu thuẫn”. + Là quy luật về nguồn gốc của sự vận động & phát triển. + Được coi là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật. 4.1. Tóm tắt nội dung của quy luật Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm những yếu tố khác nhau, liên kết với nhau tạo thành; trong đó có những yếu tố vận động ngược chiều nhau, gọi là những mặt đối lập. 2 mặt đối lập tạo nên 1 mâu thuẫn. Những mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một mức độ nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết. Khi đó sự vật, hiện tượng chuyển hóa. Như vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. 4.2. Phân tích nội dung quy luật a. Khái niệm “mặt đối lập” “Mặt đối lập” là khái niệm dùng để chỉ những mặt có khuynh hướng vận động ngược chiều nhau nhưng là điều kiện, là tiền đề tồn tại của nhau. b. Khái niệm “mâu thuẫn” “Mâu thuẫn” là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ của 2 mặt đối lập. c. Những tính chất cơ bản của mâu thuẫn Mâu thuẫn có những tính chất cơ bản sau: - Tính khách quan. - Tính phổ biến. - Tính đa dạng phong phú (tính riêng biệt). Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. d. Thống nhất của các mặt đối lập Thống nhất của các mặt đối lập biểu hiện: - Các mặt đối lập cùng tồn tại. - Các mặt đối lập ràng buộc nhau. đ. Đấu tranh của các mặt đối lập Đấu tranh của các mặt đối lập biểu hiện: Các mặt đối lập chuyển hóa nhau, phủ định nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập phát triển làm mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc. Đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết, khi đó sự vật, hiện tượng chuyển hóa. Sự vật mới, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có những mặt đối lập mới, những mâu thuẫn mới, những quá trình thống nhất và đấu tranh mới của các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập lại tiếp tục phát triển để đến một lúc nào đó mâu thuẫn lại được giải quyết, sự vật, hiện tượng lại chuyển hóa. 4.3. Ý nghĩa phương pháp luận 1. Vì mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển nên muốn có sự phát triển trước hết phải tìm ra mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng mâu thuẫn. 2. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết trong những điều kiện nhất định nên phải chủ động tạo ra những điều kiện cần thiết để mâu thuẫn được giải quyết. 5. Quy luật cơ bản thứ ba QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH (QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CÁI PHỦ ĐỊNH) Quy luật phủ định của phủ định (phủ định cái phủ định) là quy luật về khuynh hướng của sự vận động và phát triển. 5.1. Tóm tắt nội dung của quy luật Vận động, phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà là quá trình quanh co, phức tạp được biểu diễn bằng hình xoáy ốc đi lên. Đây là quá trình phủ định của phủ định; trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ và hết mỗi một chu kỳ sự vật, hiện tượng lặp lại như cái ban đầu nhưng ở mức độ phát triển hơn. 5.2. Phân tích nội dung quy luật a. Khái niệm “phủ định” “Phủ định” là kha1inie65m dùng đề chỉ sự thay thế trạng thái tồn tại này bằng một trạng thái tồn tại khác trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. b. Phân loại phủ định Phủ định có thể phân thành 2 loại: 1). Phủ định sạch trơn. 2). Phủ định biện chứng (phủ định của phủ định) c. Phủ định sạch trơn Phủ định: 1. Do nguyên nhân bên ngoài gây nên. 2. Không có tính kế thừa nên không tạo được tiền đề cho sự phát triển. d. Phủ định biện chứng (Phủ định của phủ định – Phủ định cái phủ định) Là phủ định của sự phát triển. Đây là phủ định: 1. Mang tinh khách quan. 2. Do nguyên nhân bên trong, do năng lực nội tại. 3. Thực hiện được tính kế thừa. 4. Có chu kỳ, có cái mới ra đời thay thế cái cũ. 5. Có sự tự đào thải, tự sàng lọc. 5.3. Ý nghĩa phương pháp luận 1. Phải thấy vai trò quyết định của nguyên nhân bên trong để phát huy nội lực. 2. Phải thấy tầm quan trọng của tính kế thừa để tự giác, tích cực, chọn lọc trong kế thừa. 3. Phải có thái độ đúng đối với cái đang được khẳng định và cái mới. 4. Phải thấy tính chất phức tạp của qúa trình phát triển để không bi quan trước những khúc quanh trong của sự phát triển. 5. V.v. IV. NHỮNG QUY LUẬT KHÔNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT Những quy luật không cơ bản của phép biện chứng duy vật còn gọi là “Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật”. Những cặp phạm trù này là sự cụ thể hóa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Phép biện chứng duy vật có 6 cặp phạm trù cơ bản, là: 1. Cái riêng và cái chung. 2. Nguyên nhân và kết quả. 3. Tất nhiên và ngẫu nhiên. 4. Nội dung và hình thức. 5. Bản chất và hiện tượng. 6. Khả năng và hiện thực. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN KHI NGHIÊN CỨU CÁC CẶP PHẠM TRÙ 1. Hiểu được bản chất của mỗi phạm trù. 2. Hiểu được tính chất của đối tượng mà phạm trù phản ánh. 3. Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa các phạm trù trong cặp phạm trù: - Vai trò của mỗi phạm trù. - Sự chuyển hóa lẫn nhau của các phạm trù. 4. Rút ra được ý nghĩa phương pháp luận. VI. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Nguyên tắc toàn diện Khi nhận thức một đối tượng nào đó phải nhận thức nó với tư cách là một chỉnh thể với tất cả những yếu tố cấu thành và những mối liên hệ của nó; phải chống tư tưởng phiến diện, một chiều, chiết trung, ngụy biện. 2. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể Khi nhận thức một đối tượng nào đó phải nhận thức nó trong những môi trường cụ thể, điều kiện cụ thể, không gian – thời gian cụ thể, những mối liên hệ cụ thể cũng như vị trí, vai trò cụ thể của nó; đồng thời phải chống thái độ hời hợt, tư tưởng qua loa, đại khái 3. Nguyên tắc phát triển Khi nhận thức một đối tượng nào đó phải nhận thức nó trong trạng thái vận động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển; phải tìm ra nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng của sự vận động và phát triển ấy; đồng thời phải ủng hộ cái mới – cái phù hợp với quy luật của phát triển và chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ. PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT - PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TiỄN Chương trình CH và NCS không chuyên Triết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt7_triet_sdh_phep_bien_chung_775.ppt
Tài liệu liên quan