Đặt vấn đề: Biến dạng bàn chân rớt chỉ tình trạng mất khả năng duỗi cổ bàn chân (hay gập lưng ) gây
khó khăn trong đi lại, nguyên do hay gặp là tổn thương thần kinh mác sâu hay một phần thần kinh tọa. Hiện
nay với tình hình các phẫu thuật chỉnh hình phát triển mạnh như thay khớp háng, thay khớp gối thỉnh
thoảng có để lại biến chứng phẫu thuật bàn chấn rớt gây nỗi khó chịu lớn cho người bệnh. Phẫu thuật
chuyển gân chày sau ra trước giúp phục hồi chức năng duỗi cổ bàn chân khi đi , cải thiện lại dáng đi cho
người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng cổ bàn chân của phương pháp phẫu thuật chuyển gân
chày sau ra trước trong điều trị biến dạng bàn chân rớt.
4 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phẫu thuật chuyển gân chày sau trong điều trị biến dạng bàn chân rớt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 460
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN CHÀY SAU
TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾN DẠNG BÀN CHÂN RỚT
Phan Vĩnh Sơn*, Trương Trí Hữu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Biến dạng bàn chân rớt chỉ tình trạng mất khả năng duỗi cổ bàn chân (hay gập lưng ) gây
khó khăn trong đi lại, nguyên do hay gặp là tổn thương thần kinh mác sâu hay một phần thần kinh tọa. Hiện
nay với tình hình các phẫu thuật chỉnh hình phát triển mạnh như thay khớp háng, thay khớp gối thỉnh
thoảng có để lại biến chứng phẫu thuật bàn chấn rớt gây nỗi khó chịu lớn cho người bệnh. Phẫu thuật
chuyển gân chày sau ra trước giúp phục hồi chức năng duỗi cổ bàn chân khi đi , cải thiện lại dáng đi cho
người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng cổ bàn chân của phương pháp phẫu thuật chuyển gân
chày sau ra trước trong điều trị biến dạng bàn chân rớt.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiền cứu 6 bệnh nhân được phẫu thuật chuyển gân từ 1/2012 ‐
11/2013 tại khoa Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình , thời gian theo dõi trung bình 11 tháng. Gân chày
sau được tách khỏi nơi bám tận và chuyển ra trước đi qua màng gian cốt cẳng chân sau đó được đính vào
xương chêm giữa bằng vít sinh học. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của Carayon.
Kết quả: 6 trường hợp sau mổ đạt kết quả tốt. Phục hồi gập lưng bàn chân
Kết luận: Phẫu thuật chuyển gân chày sau là phương pháp có hiệu quả trong điều trị phục hồi gập lòng
bàn chân vả cải thiện dáng đi trong biến dạng bàn chân rớt.
Từ khóa: Bàn chân rớt, Phẫu thuật chuyển gân chày sau ra trước
ABSTRACT
TIBIALIS POSTERIOR TENDON TRANSFER FOR THE TREATMENT OF THE DROP FOOT
Phan Vinh Son, Truong Tri Huu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 460 ‐ 463
Introduction: Foot drop is a gait abnormality in which the dropping of the forefoot happens due to
weakness, damage to the common fibular nerve or partial injury of the sciatic nerve to cause the paralysis of
muscles in the anterior portion of the lower leg. Now , the development the orthopedic surgery such as total hip
arthroplasty , total knee arthroplastyrarely had the complication of peroneal nerve palsy . If it is left untreated,
the loss dorsi‐flexion of the ankle result in severe functional disability in walking. The transfer of the tibialis
posterior tendon to the paralysed tendons on the anterior aspect of the foot to improve the function of the dorsi‐
flexion of the ankle and walking gait for the patient.
Objectives: We evaluate the results in functional restore of the dorsi‐ flexion ankle of the patients who
underwent tibialis posterior tendon transfer for the treatment of the drop foot.
Methods: Descriptive study 5 cases who underwent tibialis posterior tendon transfer for drop foot from
1/2012‐ 11‐2013. the mean follow‐up 11 months in Hospital for Traumatology‐ orthopedic Hochiminh City. The
tibialis posterior tendon was detached from its insertion , then transferred to the dorsum of the foot. The results
were evaluated according the criteria of Crayon.
Results: The mean preoperative drop foot angle was 35 degrees. The mean posoperative active dorsiflexion
* Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu ĐT 0918591576 Email: truongtrihuu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 461
was 10,4 degree, plantar flexion 30,5 degrees. The resuls were good in all 5 feet.
Conclusion: Tibialis posterior tendon transfer for drop foot highly succesful results in the restoration of
active dorsiflexion and improves the gait walking.
Key words: Foot drop, tibialis posterior tendon transfer
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay các phẫu thuật lớn về chấn
thương chỉn hình phát triển mạnh trong cả
nước như thay khớp háng hay thay khớp gối
toàn phần. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng xuất
hiện các biến chứng do tổn thương thần kinh
mác chung (hông khoeo ngoài) hay một phần
thần kinh tọa để lại di chứng bàn chân rớt, làm
mất chức năng duỗi cổ chân, gây khó chịu cho
người bệnh khi đi. Bàn chân rớt là tình trạng
mất khả năng gập lưng, nguyên nhân từ việc
yếu liệt nhóm cơ cẳng chân trước do thần kinh
hông khoeo ngoài chi phối, do đó ngón chân
thường bị kéo lê trên đường khi bước đi.
Người bệnh thường phải gấp gối và háng hơn
bình thường, hoặc phải sử dụng một số loại
nẹp nâng đỡ cổ chân để bước đi. Lâu dần, sự
mất cân bằng phần mềm do sự co rút của
nhóm cơ cẳng chân sau sẽ gây ra lỏng lẻo khớp
cổ chân và biến dạng gập lòng bàn chân(4,9). Tại
BV CTCH đa phần biến chứng bàn chân rớt
đều không tự hồi phục, bệnh nhân đến muộn
trên 6 tháng từ các nơi khác chuyển đến cho
nên vấn đề điều trị phẫu thuật chuyển gân cần
được đặt ra để tái lập cân bằng cơ vùng cổ bàn
chân khi đi. Phẫu thuật cũng đều nhằm mục
tiêu gập lưng bàn chân và có dáng đi bình
thường. Trong đó, phẫu thuật chuyển gân
chày sau ra trước vừa phục hồi chức năng gập
lưng bàn chân vừa ngăn ngừa biến dạng gập
lòng bàn chân(8).
Phẫu thuật chuyển gân lần đầu tiên được
Ober mô tả 1933, tác giả chuyển gân chày sau
vòng qua xương chày dưới da đến đính vào
nền xương bàn 3(8). Năm 1954, Watkins mô tả
phương pháp chuyển gân chày sau tương tự
nhưng đường đi qua màng gian cốt. Cả hai
phương pháp đều cho kết quả tốt trong điều
trị biến dạng bàn chân rớt(3,10).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng cổ
bàn chân của phương pháp phẫu thuật chuyển
gân chày sau ra trước trong điều trị biến dạng
bàn chân rớt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo dõi và đánh giá kết quả của 6 bệnh
nhân sau mổ chuyển gân chày sau từ tháng
1/2012‐ 11/2013. Thời gian theo dõi trung bình 11
tháng (8 – 19 tháng), trong đó có 4 nam, 2 nữ, cả
6 trường hợp đều do nguyên nhân tổn thương
thần kinh mác chung trong đó 2 trường hợp sau
mổ kết hợp xương mâm chày, 1 sau mổ đính nơi
bám dây chằng chéo sau, 2 sau mổ thay khớp
háng, 1 do vết thương vùng cẳng chân. Góc cổ
chân biến dạng trước mổ là 250.
Đánh giá bệnh nhân trước mổ về sức cơ,
mức độ co rút gân gót, X‐quang cổ chân. Điều
kiện phẫu thuật nhóm cơ chày sau, gấp ngón
cái dài và gấp các ngón dài có sức cơ bình
thường + 5.
PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT
Rạch da đường thứ nhất 3 cm mặt trước
trên xương ghe, tách gân chày sau khỏi điểm
bám vào củ xương ghe có lấy thêm một mảnh
xương ghe 3‐ 5mm. Khâu chỉ đánh dấu đầu
gân xương. Rạch da đường thứ hai phía trên
mắt cá trong 5cm, xác định gân cơ chày sau và
kéo gân tách riêng ra khỏi nhóm cơ gấp. Rạch
da đường thứ ba sát bờ ngoài mào chày, bóc
tách màng gian cốt cẳng chân, chuyển gân
chày sau ra khoang trước cẳng chân đi qua
màng gian cốt. Rạch da phía trước cổ chân nơi
mâc giữ gân duỗi luồn gân qua khâu vào chỗ
tách đôi gân duỗi ngón cái dài và duỗi chung.
Tiếp tục rạch da đường cuối cùng ngay trên
xương chêm giữa, luồn đầu gân chày sau đi
xuống dưới mạc giữ gân duỗi đến điểm bám
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 462
mới là xương chêm giữa. Khoan đường hầm,
cố định gân vào xương bằng một vít sinh học.
Đóng vết mổ từng lớp, bó bột đùi bàn chân
gối gập 300, gập lưng bàn chân 200.
Hình 1: Mô tả phẫu thuật chuyển gân chày sau ra trước qua màng gian cốt
Theo dõi hậu phẫu và phục hồi chức năng
Bột cẳng bàn chân được giữ trong 8 tuần,
sau đó được thay thế bằng giày nẹp cẳng bàn
chân giữ cổ chân trung tính thêm 12 tuần.
Tập gập lưng bàn chân chủ động sau khi
bỏ bột, trong thời gian này không khuyến
khích bệnh nhân gập lòng bàn chân. Đi chống
nặng chân vào tháng thứ 3 sau mổ. Đánh giá
kết quả sau mổ dựa vào bảng tiêu chuẩn
Carayon(3) bằng cách đo tầm vận động khớp cổ
chân chủ động.
Bảng 1: Bảng tiêu chuẩn Carayon(3)
Rất tốt Tốt Trung bình Xấu
Gập lưng bàn
chân
>150 5-150 00 Không
sửa
được
biến
dạng
Gập lòng bàn
chân
>300 15-200 100
Tầm vận động >40C 20-300
KẾT QUẢ
Trước mổ độ rớt bàn chân (bàn chân gấp
lòng) trung bình 350.Dáng đi trước mổ các
ngón chân quét mặt đất, mất cảm giác lưng
bàn chân. Đo EMG tổn thương thần kinh mác
chung thoái hóa sợi trục hoàn toàn không hồi
phục.
Sau mổ 8 tháng: Gập lưng bàn chân chủ
động trung bình 10,40 (5‐120).
Gập lòng bàn chân chủ động trung bình
30,50 (30‐400).
Theo tiêu chuẩn phục hồi của Carayon 6
trường hợp đạt kết quả tốt (100%).
Không phục hồi cảm giác
Không nhiễm trùng.
BÀN LUẬN
Biến dạng bàn chân rớt do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra, thường gặp do tổn
thương thần kinh mác chung(1). Vấn đề thương
tổn các trường hợp trên theo hỏi bệnh sử
người bệnh đều xảy ra sau các phẫu thuật
chỉnh hình, trong đó 2 trường hợp sau mổ kết
hợp xương mâm chày, 1 sau mổ đính nơi bám
dây chằng chéo sau, 2 sau mổ thay khớp háng,
1 do vết thương vùng cẳng chân. Đề tài này là
một hồi chuông cần báo động cho các phẫu
thuật viên chỉnh hình. Nguyên tắc xử trí, cần
điều trị tổn thương thần kinh trước, nếu không
hồi phục theo dơi thần kinh trên 6 tháng sẽ
tiến hành phẫu thuật chuyển gân. Đối với
những tổn thương trong thời gian dài gây ra
biến dạng xương vùng cổ bàn chân thì cần
chỉnh biến dạng xương trước.
Đường đi của gân có thể lựa chọn dưới da
hoặc màng gian cốt. Đường dưới da có thể
gây mất thẩm mỹ, thiếu gân và dễ gây lật
ngửa bàn chân. Đường đi qua màng gian cốt
sinh lý hơn tuy nhiên có thể gây dính, tổn
thương mạch máu(1,7). Nghiên cứu của Goh và
cộng sự cho thấy đường đi qua màng gian cốt
hiệu quả hơn trong gập lưng bàn chân về mặt
cơ sinh học(5).
Gân chày sau được chuyển ra trước cổ
chân có thể được đính xương ghép vào xương
chêm, kèm khâu vào gân vùng cổ chân trên
đường đi ngang qua vùng mạc gân duỗi(9).
Chúng tôi có áp dụng kỹ thuật tiến bộ chọn
phương pháp cố định vào xương chêm giữa
bằng vít sinh học, phương pháp cố định khá
vững chắc giúp dễ lành. Do có khâu một phần
vào gân duỗi trên đường đi để giảm bớt biến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 463
dạng rũ của ngón chân(7). Tuy nhiên khoan
đường hâm xương chêm giữa ở bàn chân trước
có thể gây đau viêm tại nơi khoan đường
hầm(6,8).
KẾT LUẬN
Biến chứng bàn chân rớt sau phẫu thuật
lớn chỉnh hình chi dưới như thay khớp cần
phải được quan tâm đối với các phẫu thuật
viên chỉnh hình.
Phẫu thuật chuyển gân chày sau đi qua
màng gian cốt, cố định vào xương chêm giữa có
hiệu quả trong điều trị biến dạng bàn chân rớt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersen JG (1963). Foot drop in leprosy and its surgical
correction. Acta Orthop Scand; 33: 151‐71.
2. Bari MM, Islam AK, Haque AK (1996). Surgical
reconstruction of leprotic foot drop. Lepr Rev; 67(3):200‐202
3. Carayon A, Bourrel P (1967). Dual transfer of the posterior
tibial and flexor digitorum longus tendons for drop foot.
Report of thirty cases. J Bone Joint Surg; 49: 144‐8.
4. D’Atous JL, Mac William BA (2005). Superficial versus deep
transfer of the posterior tibialis tendon. J Pediatr Orthop; 25:
245‐8.
5. Goh JC, Lee PY, Lee EH, Bose K (1995). Biomechanical study
on tibialis posterior tendon transfers. Clin Orthop Relat Res;
319: 297‐302.
6. Harris JR, Brand PW (1966). Patterns of disintegration of the
tarsus in the anaesthetic foot. J Bone Joint Surg; 48: 4‐16.
7. Hove LM, Nilsen PT (1998). Posterior tibial tendon transfer
for drop foot. 20 cases followed for 1‐5 years. Acta Orthop
Scand; 69: 608‐10.
8. Richard BM (1989), Interosseous transfer of tibialis posterior
for common peroneal palsy. J Bone Joint Surg; 71: 834‐837.
9. Wiesseman GJ (1981). Tendon transfers for peripheral nerve
injuries of the lower extremity. Orthop Clin North Am;12:
459‐67.
10. Yeap JS, Birsch R, Singh D (2001). Long‐term results of tibialis
posterior tendon transfer for drop foot. Int Orthop; 25: 114‐8.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 460_6569.pdf