CHƯƠNG 1
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
I . Khái niệm về phát triển chương trình giáo dục mầm non.
Thuận ngữ phát triển chương trình mà chúng ta đã đề cập đến ở đây tương đương
với thuận ngữ Tiếng Anh là Curriculum Development. Thuận ngữ này đôi lúc cũng được
thay thế cho thuận ngữ “Curriculum making” hay “Curriculum design” tức là làm
chương trình, thiết kế chương trình hay xây dựng chương trình.
Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình
nghiên cứu, thiết kế xây dựng và quản lí chương trình giáo – đào tạo cho một bậc học,
ngành học.
Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tương đương với việc
nghiên cứu, xây dựng, một chương trình hoàn toàn mới (ví dụ, khi mở một mã ngành đào
tạo mới người ta phải xây dựng một chương trình xây dựng - đào tạo để triển khai thực
hiện mã ngành đào tạo mới này).
84 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời kì.
II. Nguyên tắc chung của việc thiết kế môi trường giáo dục mầm non.
Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng
tạo của trẻ. Vì vậy, việc thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non, phải tuân
theo các nguyên tắc sau:
+ Cách bố trí các khu vực chơi và hoạt động trong nhóm lớp và ngoài trời.
+ Cân đối các diện tích khu vực.
+ Đảm bảo tính mục đích. Tính Mục đích ở đây có hai nghĩa: một là thiết kế môi
trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển nhân cách toàn diện của trẻ nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng. Muốn đạt
61
được diều đó thì nghĩa thứ hai là thiết kế môi trường giáo dục phải phù hợp với các tổ
chức hoạt động.
+ Đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mĩ cao. Địa điểm trường phải cách xa những
nơi ồn ào, ô nhiễm, độc hại đối với trẻ như cách xa trục đường giao thong lớn, xa nhà
máy, bệnh viện, khu rác thải, khu nghĩa trang, đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không
khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. các trang, thiết bị dồ dung, đồ chơi phải được bảo
dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn dối với trẻ.
Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vục trường. Ngoài ra, môi trường giáo dục
cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: yêu thương, tôn trọng và đắp ứng
các nhu cầu chính đáng của trẻ. Trang trí trường lớp phải đẹp, hấp dẫn với trẻ.
+ Phù hợp với tính chất của các HĐ, lứa tuổi và chủ đề: Trong lớp cần bố trí
không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt dộng theo sở thích, khả
năng cho nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu
cầu đặc biệt. Mỗi dộ tuổi môi trường giáo dục có những nét riêng biệt. Môi trường giáo
dục trong nhóm cũng phản ánh nội dung của chủ đề. Việc xây dựng môi trường phải
được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện chủ đề. Cần lên kế hoạch xây dựng môi
trường một cách cụ thể vào các thời điểm khác nhau trong ngày để trẻ thích nghi dần với
cái mới, tránh ồ ạt các dồ dùng, đồ chơi cùng một lúc khi bắt đầu một chủ đề mới mà
không rạo cho trẻ một cảm súc, ấn tượng mới lạ nào cả.
+ Thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều
càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ được học
theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động
ở các góc vào buổi sang và vào giờ hoạt động chiều.
+ Môi trường giáo dục cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ
+ Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các vận động khác nhau của
trẻ từng màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng sử dụng của chúng.
+ Tận dụng các nguồn vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là
nguồn nguyên liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng.
+ Tạo môi trường với những nền văn hóa đa dạng, phong phú bởi những đồ dùng,
trang phục, các phong tục tập quán cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa
địa phương và của các dân tộc khác nhau.
62
+ Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của của
trẻ. Trang trí, sắp xếp môi trường phải gần gũi quen thuộc với trẻ
+ Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân các hoạt
động trong lớp và ngoài lớp.
+ Khi thay đổi chủ đề, cần thay đổi cách sắp xếp môi trường giáo dục để tạo sự
mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ, khuyến khích trẻ tích cực khám phá trải nghiệm và tập làm.
Kích thích trẻ có nhu cầu tim tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh, biết quan sát
sự vật, hiện tượng một cách tinh tế, có khả năng tri giác cái đẹp, thể hiện những cảm xúc
tích cực.
+ Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường biết giữ gìn môi trường gọn gàng, ngăn
nắp, sạch sẽ.
+ Tôn trọng những nhu cầu, sở thích hoạt động và có tính đến khả năng của mỗi
trẻ.
- Trường mầm non phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kĩ năng xã hội
của trẻ.
Đảm bảo môi trương giao tiếp thân thiện hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và
trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh.
Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm thương yêu, với
thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ những suy nghĩ tâm tư nguyện
vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với
mọi người, đối với sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh.
Mọi cử chỉ, lời nói việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ
noi theo
Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp
tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. GV cần nhạy
cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ.
Có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng động xã hội trong việc
giáo dục những thói quen hành vi văn hóa cho trẻ.
III. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.
Việc xây dựng môi trường giáo dục thường được tiến hành theo các bước sau:
1. Xác định nội dung và lập sơ đồ.
63
a. Xác định nội dung cần xây dựng.
- Xây dựng môi trường chung trong trường mầm non, bao gồm:
+ sân trường, cổng trường tường bao quanh, sân chơi, vườn (thường chiếm
khoảng 50% diện tích chung của trường.)
+ Hệ thống công trình phụ, nguồn cung cấp và hệ thống thoát nước...
+ Hệ thống các phòng chung trong trường mầm non: phòng hiệu trưởng, phòng
hiệu phó, phòng hội đồng kiêm phòng truyền thống, phòng chức năng như phòng y tế,
phòng tài vụ, phòng hành chính quản trị...
+ Khu vực phục vụ ăn uống: nhà bếp, nơi chế hiến thức ăn, kho lưu trữ và bảo
quản thức ăn..
+ Khối phòng học cho các nhóm, lớp gồm phòng học, chơi và ăn, phòng ngủ,
phòng vệ sinh, phòng đón, trả trẻ, hiên chơi,..
Việc xây dựng môi trường chung của trường phụ thuộc vào diện tich của trường,
nguồn đầu tư kinh phí, văn hóa của địa phương...
Nếu trường ở thành thị với diện tích chật hẹp nhưng nguồn kinh phí dồi dào, có
thể bố trí sân chơi nhân tạo ở trên sân thượng với khu tường rào bao quanh và trồng cây
bóng mát thân leo như hoa giấy, hoa thiên lý, các loại cây cảnh khác nhau và một số đồ
chơi ngoài trời nhẹ. Các trường mầm non nông thôi với ưu thế diện tích đất rộng với kinh
phí ít có thể xây nhà một tầng, dành khoảng không phù hợp để trẻ tự trồng cây, nhà có
thể lợp mái ngói và mái bằng.
- Xây dựng môi trường trong nhóm lớp.
Lớp học mẫu giáo tối thiểu rộng từ 46-50 m2 cho 35 đến 40 trẻ trong một lớp (QĐ
55 của bộ giáo dục). Nếu diện tích hẹp hơn sẽ hạn chế trẻ khám phá, thử nghiệm các vật
liệu, các hoạt động tổ chức cho nhóm lớp cũng sẽ gặp khó khăn, việc phân chia các góc
hoạt động để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm vì vậy cũng không dễ dàng. Tuy
nhiên, lớp học quá rộng trẻ nhỏ sẽ khó giao tiếp với nhau và giáo viên sẽ gặp khó khăn
khi quan sát trẻ.
Nếu lớp học nhỏ có thể tận dụng ban công, hành lang hoặc các không gian bên
ngoài lớp học cho các hoạt động. Vì trẻ nhỏ thường không ngồi ghế trong các hoạt động
nên có thể bố trí ghế gấp hoặc ghế nhựa có chỗ dựa để khi không dùng đến có thể gấp,
xếp chồng gọn ở một góc.
64
Giáo viên cũng cần suy nghĩ cách sử dụng các đồ đạc, bàn ghế ở lớp với nhiều
mục đích. Khi cần có thể dùng các giá đồ chơi để làm vách ngăn tạo ra các góc hoạt
động, nhưng có lúc các giá đồ chơi lại được đẩy sát cạnh tường để lấy không gian cho
hoạt động chung, và có lúc một mặt của giá đồ chơi được dùng để trưng bày sản phẩm
hoạt động của trẻ. Cần tạo ra cảm giác mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ.
Khi thiết kế môi trường trong lớp học cần chú ý xây dựng:
+ Môi trường tổ chức các giờ học (hoạt động chung theo nhóm lớn).
+ Môi trường hoạt động vui chơi ở các góc.
Khi xác định nội dung của môi trường trong nhóm lớp cần dựa trên môi trường
được xây dựng từ chủ đề trước để kế thừa, lưu giữ một số đồ dùng, trang thiết bị, tranh
ảnh, đồ chơi có liên quan đến chủ đề mới để tiết kiệm công sức, thời gian của giáo viên
và giúp trẻ có cơ hội củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng, tạo ấn tượng cảm xúc cho trẻ.
Ví dụ: từ chủ đề Thế giới thực vật chuyển sang chủ đề Thế giới động vật có thể
lưu giữ tranh mảng tường - tranh chủ đề với một số cây xanh, hàng rào, thảm cỏ,.. Sau đó
bổ sung thêm các chi tiết có liên quan đến các con vật. Ở các góc hoạt động cũng có thể
lưu giữ một số thứ, ví dụ ở góc xây dựng có thể lưu giữ tranh mảng tường thể hiện công
trình Công viên như hàng rào,thảm cỏ,cây hoa.. Và chỉ cần dán thêm một số con vật thì
trẻ sẽ có ý tưởng xây dựng "vườn bách thú" hoặc một cô g trình gì đó liên quan đến chủ
đề " thế giới động vật".
b, Lập sơ đồ về môi trường giáo dục:
Mô hình môi trường cần xây dựng phải được thiết kế trên giấy. Tỉ lệ giữa các khu
vực hoạt động phải cân đối và phù hợp với các điều kiện của mỗi trường, lớp mầm non..
Ví dụ, sau đây là sơ đồ bố trí môi trường hoạt động của một phòng trong lớp do một sinh
viên xây dựng :
65
2. Mua sắm, sưu tầm trang thiết bị, tranh ảnh, vật liệu,...
Trên cơ sở đã xác định rõ những nội dung cần xây dựng và những thứ có thể lưu
giữ lại được từ chủ thể trước, giáo viên phải lên kế hoạch mua sắm, sưu tầm những thứ
khác để phục vụ cho chủ đề mới
Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật ngoài những thứ lưu giữ đã nêu ở trên thí có
thể mua sắm thêm một số mô hình chuồng của các con vật, hoặc các chủng loại đồ chơi
con giống, các đồ chơi vật bằng các chất liệu khác nhau như bằng nhựa, vải, bông...Có
thể kết hợp với gia đình để kết hợp với phụ huynh đóng góp ủng hộ một số thức ăn của
các con vật, sưu tầm một số tranh ảnh các loại động vật, hoặc mang đến lớp cho mượn
một vài con vật khác như con mèo, gà...Tận dụng các nguồn nguyên liệu, phế liệu khác
như xốp, mút, giấy màu, đề can, để chuẩn bị tổ chức làm đồ dùng đồ chơi...
- Tổ chức làm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi
- Cô làm: Cần xác định rõ những loại tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi nào cô làm. Nên
chỉ rõ những thứ cô phải làm là nhưng thứ có tính chất giới thiệu chủ đề, hoặc khó làm
66
hơn do cần có sự khéo léo, tinh tế, kiên trì trong khi thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc.
Ví dụ các đồ dùng để làm mẫu trong giờ hoạt động tạo hình, tranh minh họa cho các câu
chuyện kể.
- Cô và trẻ cùng làm: Cô có thể làm mẫu một vài thứ sau đó gợi ý cho trẻ làm.
Trong khi trẻ làm, cô có thể bao quát, giúp đỡ từng trẻ kết hợp với những lời động viên
khích lệ kịp thời. Ví dụ như đồ dùng trong giờ học toán: các hình khối, các đồ vật để học
đếm và hình thành biểu tượng về chữ số.
- Trẻ tự làm: một số tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, cô có thể giao nhiệm
vụ cho trẻ tự làm cùng với nhau. Khuyến khích trẻ có hứng thú làm và hiểu được ý nghĩa
xã hội của các công việc được giao. Ví dụ: làm đồ chơi con vật để tặng các em nhỏ, tặng
bạn thân ngày sinh nhật
Lưu ý: Cần lên kế hoạch cụ thể những nội dung tổ chức làm tranh ảnh, đồ dùng,
đồ chơi vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ sao cho hợp lý, tránh
tình trạng cắt xen giờ học, giờ chơi, hoặc làm xáo trộn nề nếp sinh hoạt của trẻ.
3. Sắp xếp, trang trí.
Tạo khoảng trống không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động trong lớp và
ngoài trời
Bố trí vị trí đặt thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần phù hợp với tính chất của từng hoạt
động, điều kiện thực tiễn ở từng địa phương, đảm báo an toàn cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ
hoạt động cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm, hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
Trẻ càng lớn, môi trường giáo dục càng cần phải gần gũi để tạo cho trẻ sự ấm cúng và
cảm giác an toàn. Nếu diện tích lớp chật có thể để bớt đồ đạc vào kho lưu trữ hoặc xếp
bàn ghế ra ngoài hiên để tạo không gian cần thiết cho trẻ hoạt động. Khi sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi, cần chú ý đến mục đích sử dụng chúng. Ví dụ: tranh mảng tường để dùng
cho trẻ hoạt động cần treo vừa tầm với trẻ, tranh cung cấp kinh nghiệm có thể treo cao
hơn một chút, đồ chơi to và nặng để ở dưới, đồ chơi nhẹ để ở trên những đồ chơi trẻ hay
sử dụng luôn để trong trạng thái mở.
4. Sử dụng môi trường giáo dục.
Cần khai thác triệt để tác dụng của tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, tránh tình trạng
xây dựng môi trường giáo dục chỉ với mục đích trang trí, muốn vậy, giáo viên cần xác
67
định rõ mục đích sử dụng của mỗi loại tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi để cung cấp, củng cố
kiến thức cho trẻ hay để giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ trong khi chơi, thỏa mãn nhu
cầu vui chơi. Giáo viên phải lên kế hoạch, đồ chơi và bước giới thiệu chủ đề, khám phá
chủ đề và kết thúc chủ đề. Cuối giai đoạn 2 của quá trình thực hiện chủ đề có thể sử dụng
chính môi trường do trẻ tạo ra để trò truyện, phát triển chủ đề. Cần xác định rõ từng loại
đồ chơi để đưa các hoạt động như hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui
chơi ở các góc. Tránh tình trạng để quá ít đồ dùng đồ chơi không đủ cho trẻ hoạt động
nhưng cũng nên tránh tình trạng để quá nhiều đồ chơi khiến trẻ lúng túng không biết sử
dụng chúng như thế nào.
Tiến hành sử dụng môi trường giáo dục phải nhẹ nhàng, linh hoạt theo nhiều cách
khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và sử dụng được trong các hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ, ở chủ đề thế giới thực vật cô trang trí tranh mảng tường để cung cấp kiếm thức về
chủ đề nhưng cũng có thể dùng để cung cấp kiến thức về các lĩnh vực hoạt động và phát
triển nhiều mặt khác nhau. Chẳng hạn như cây cau với các đốt rời, trẻ có thể hiểu về loại
cây với đặc điểm thân có đốt nhưng cũng có thể dùng để học toán (đếm, so sánh cao
thấp,..) về vấn đề này, người ta thường nói đến việc xây dựng và sử dụng môi trường mở
trong trường mầm non.
IV. Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục cho các hoạt động
1. Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục cho một giờ học:
Thiết kế môi trường học tập cho một giờ học cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của
giờ học. Từ mục đích yêu cầu của giờ học, đối tượng trẻ, chúng ta thiết kế hoạt động tiến
hành trong giờ học và sắp xếp các hoạt động đó theo tiến trình, logic nhận thức trong giờ
học. Ví dụ: trẻ em làm quen với khối vuông, khối chữ nhật, mục đích :giúp trẻ em nhận
biết, khối vuông, khối chữ nhật, có kĩ năng so sánh để nhận ra những điểm giống và khác
nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật, có kĩ năng nhận dạng các hình khối đó ở các đồ
vật xung quanh và biết vận dụng để chơi trò chơi, giáo viên có thể sắp xếp và thiết kế
trình tự các hoạt động sau:
Hoạt động 1 Ổn định gây hứng thú
Hoạt động 2 Trẻ chơi với khối vuông, khối chữ nhật để tìm hiểu đặc điểm của
chúng.
68
Hoạt động 3 So sách 2 khối khác nhau để tìm điểm giống và khác nhau
Hoạt động 4 Chơi trò chơi “thi xem ai nhanh”
Hoạt động 5 Tìm các đồ vật có dạng các hình khối đó ở xung quanh.
Hoạt động 6 Nhận xét - kết thúc (gợi ý cho trẻ chơi các trò chơi với các khối
vuông, khối chữ nhật như chơi xây dựng, dán hình tương ứng vào các
mặt bao của khối).
Sau khi đã kiến được các hoạt động sẽ tổ chức giờ học, giáo viên cần hình dung
xem giờ học đó sẽ tổ chức ở đâu? Với bao nhiêu trẻ? Không gian như thế nào? Thời gian
mỗi hoạt động là bao nhiêu? Và hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ học như thế
nào? (cả lớp theo nhóm nhỏ hay từng cá nhân?)
Bước tiếp theo rất quan trọng đó là phần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ
tương ứng với mỗi hoạt động. Ví dụ, trong hoạt động học trên giáo viên cần chuẩn bị mỗi
trẻ em một rỗ đựng khối vuông và một khối chữ nhật do cô và trẻ cùng làm trong giờ học
tạo hình hoặc trong giờ hoạt động góc, rổ có dán số để chơi trò chơi, các đồ vật có dạng
khối vuông và khối chữ nhật để xung quanh lớp, chuẩn bị cho các rỗ với các khối đa
dạng để trẻ chơi xếp hình ở góc xây dựng, hai cái bàn với các giấy hình vuông và hình
chữ nhật, hồ dán, khối vuông và khối chữ nhật, khăn ẩm để lau tay, đài băng cát--sét.
Ngoài ra, khi tổ chức một giờ học, cô giáo cũng cần quan tâm các vấn đề để chuẩn
bị khác như: để tiến hành giờ học này tốt cần hình thành ở trẻ các tri thức và kĩ năng nào
trước đó. Đồng thời, cần suy nghĩ về các hoạt động sao cho kích thích được tất cả trẻ đều
tham gia một cách hứng thú và tích cực. Ví dụ ở hoạt động 2 trong giờ toán trên, hình
thức hoạt động của nó là hoạt động cá nhân. Tức là, trẻ tự quan sát và đếm khối đó bao
nhiêu mặt, các dạng mặt bao của nó dạng hình gì ? sau đó cô mới tiến hành đàm thoại và
hệ thống lại cho trẻ: khối vuông có 6 mặt bao đều là hình vuông; khối chữ nhật có 6 mặt,
mặt bao có hình chữ nhật.
Như vậy, thời gian cho hoạt động này chỉ chiếm 5 phút và trẻ ngồi chơi theo hình
vòng cung hoặc hình chữ u, mỗi trẻ một rỗ đồ chơi, trong đó có một khối vuông, một
hình chữ nhật và có đồ dùng giống trẻ. Thế nhưng hoạt động 5 có thể tổ chức theo nhóm
dưới hình thức thi đua. Mỗi nhóm 6 người, bố trí mỗi nhóm một cái rổ có dán số nhóm
ngoài rỗ (ví dụ: nhóm 1 số 1 ở ngoài rổ hoặc đặt tên nhóm theo tên đồ vật, con vật, tên
69
hoa) mỗi nhóm có 1 phút để quan sát xung quanh lớp và 1 phút đi tìm đồ vật (có thể sử
dụng bản nhạc để quy định thời gian. Như vậy, không gian để trẻ thực hiện hoạt động 5
này là tương đối rộng và tự do.
Những đồ chơi chuẩn bị ở đây là: bản nhạc (sử dụng băng đài hoặc đàn ooc-gan)
có thời gián kéo dài khoảng 1 phút, mỗi nhóm 1 rổ to, đồ dùng, đồ chơi có dạng khối
vuông, khối chủ nhật để xung quanh lớp, bảng ghi kết quả các nhóm (có thể nhóm 1 +
nhóm 3: khối vuông; nhóm 2 + nhóm 4: khối chủ nhật). Tương tự như vậy, giáo viên
nhất thiết phải lên kế các hoạt động còn lại.
2. Hướng dẫn xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời:
Thiết kết môi trường hoạt động ngoài trời sao cho phù hợp là rất quan trọng.
Diện tích sân vườn chiếm khoảng 50% tổng diện tích toàn trường. Cần xây dựng
vườn thành các khu vực: khu vực trồng cây, non bộ bể cá cảnh, khu vực các thiết bị đồ
chơi ngoài trời; khu vực chơi với cát nước, sỏi các và các vật liệu chơi với thiên nhiên.
Khu vực cây cảnh: khu vực này cần trồng các loại cây đa dạng về lá, thân, quá
trình sinh trưởng và phát triển. Các loại cây trong trường cũng cần đa dạng về thể loại
(cây bóng mát cây cảnh vườn hoa, cây ăn quả, cay rau,) nên chọn các loại cây xanh tạo
bóng mát có vòng sinh trưởng rõ ràng, có sự biến đổi về hoa látheo mùa và gần gũi với
trẻ. Trong vườn nên chọn những loại hoa có màu sắc tươi sáng tạo cảm súc tích cực với
trẻ bố trí cây xanh trong trường ở những vị trí thuận tiện phục vụ tốt cho trẻ chơi ngoài
trời. Dưới các cây bóng mát có thể bố trí các ghế đá để trẻ ngồi chơi hoặc ngồi nghe cô
kể chuyện trò chuyện nếu có điều kiện bố trí một khoảng đất để trẻ tự mình gieo hạt
trồng cây.(hoặc để các chậu đất trống)
Nên treo một số lồng chim hoặc nuôi các con vật (ví dụ: gà , thỏ.) để trẻ được
quan sát. Thực hiện những hành động chăm sóc cây cối, con vật đơn giản, tạo cơ hội với
trẻ được trải nghiệm những cảm xúc của mình.
Khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời: đồ chơi ngoài trời nên đa dạng để kích thích
trẻ thực hiện vận động khác nhau như: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đu, đường ống
để chui qua, thang bằng dây thừng xe đạp 3 bánh, thú nhúng.những đồ chơi này
khuyến khích trẻ thực hiện các vận động khác nhau, đồng thời hình thành trẻ tố chất
nhanh, mạnh, khéo léo, sự phối hợp nhịp nhàng các vận động.
70
Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi cần phù hợp với loại độ tuổi của trẻ. Ví dụ trẻ nhà trẻ
nên có những đồ chơi riêng có kích thước thấp hơn. Các đồ chơi nên đặt ở những vị trí
hợp lí, đảm bảo an toàn cho trẻ và nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên khi trẻ chơi
(tức là bố trí sao cho cô dễ dàng quan sát)
Khu vực chơi với cát, nước, các vật liệu thiên nhiên: khu vực này có thể kích thích
trẻ em thực hiện các hoạt động khám phá khoa học và làm những thí nghiệm đơn giản.
Nên có hố cát, sỏi, bể nước và các vật liệu như xẻng, chai, lọ, hộp, khuôn hình, làm ô tô
tải, rổ, thìa, bát.ở khu vực này trẻ em có thể được đong, đo nước, xúc cát, đóng khuôn,
làm các thí nghiệm cát khô, cát ướt, vật chiềm –vật nổi, tan –không tan.
Việc bố trí các khu vực trong sân vườn, vườn trường có thể bố trí linh hoạt theo
nhiều cách khác nhau. Tùy vào không gian diện tích của trường, tuy nhiên cần lưu ý đến
yếu tố an toàn cho trẻ và cần khoảng sân rộng để tổ chức trò chơi vận động cho trẻ hoặc
để các lớp tập thể dục buổi sáng.
3. Hướng dẩn thiết kế môi trường hoạt động chơi ở các góc:
3.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Góc hoạt động:
Là khoảng không gian nơi trẻ tự chơi và hoạt động tích cực theo nhu cầu và hứng
thú cá nhân hoặc nhóm nhỏ đối với trẻ cùng sở thích.
b. Chơi và hoạt động ở các góc
Được hiểu là hình thức tổ chức cho trẻ chơi và hoạt động ở các góc, trong đó có
mỗi góc có 1 nội dung chơi và hoạt động khác nhau, tên góc do cô hoặc trẻ đặt, phản ánh
nội dung hoạt động được chuẩn bị trong các góc.
Thông thường có 6 loại góc sau:
- Góc đóng vai: ở góc này trẻ chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Góc xây dựng lắp, ghép: ở góc này trẻ chơi các trò chơi xây dựng và chơi các bộ
đồ lắp ghép.
- Góc học tập: trẻ chơi các trò chơi hoặc tham gia các hoạt động để củng cố kiến
thức và các kĩ năng thuộc các lĩnh vực và làm quen với môi trường xung quanh, hình
thành biểu tượng toán, làm quen tác phẩm văn học đọc viết.
- Góc tạo hình: trẻ thực hiện các hoạt động tô vẽ màu, tô màu, nặng, cắt, xé, dán,
in hình, gấp, xếp
71
- Góc âm nhạc: trẻ hát, múa làm quen với nhạc cụ như trống đàn, xắc xô, kèn.và
học cảm nhận âm thanh khác nhau của cuộc sống từ các đồ vật khác nhau (lọ, nhựa, ống
bơ, giấy,)
- Góc thiên nhiên và khám phá khoa học: trẻ thực hiện các hoạt động chăm sóc vật
nuôi, cây trồng, làm các thí nghiệm đơn giản,
Nội dung hoạt động ở các góc không cố định, có thể thay đổi theo ý tưởng chơi của
trẻ, theo mục đích giáo dục của giáo viên, theo sự thay đổi của các chủ đề giáo dục
Số lượng các góc chơi trong mỗi giờ hoạt động tùy thuộc vào không gian phòng
lớp, số lượng trẻ có mặt, nhu cầu, ý tưởng chơi và vốn kinh nghiệm của trẻ cũng như sự
chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi của cô
c. Môi trường hoạt động góc: (ở đây muốn nhấn mạnh môi trường về vật chất)
Được hiểu là những điều kiện cần thiết đảm bảo cho trẻ hoạt động ở góc mà trẻ
chọn:
- Điều kiện không gian trong từng góc: không gian đủ và phù hợp với các nội
dung hoạt động trong góc.
- Điều kiện về thời gian: cung cấp đủ thời gian để trẻ độc lập suy nghĩ và hành
động theo ý tưởng và khả năng của trẻ.
- Điều kiện về cơ sở vật chất như: giá, kệ để quay thành góc, bàn ghế dụng cụ
đựng đồ chơi, đồ dùng thuận lợi cho trẻ hoạt động.
- Tranh mảng tường cung cấp kiến thức, định hướng ý tưởng chơi, tranh hoạt
động, đồ dùng, đồ chơi, phế liệu, nguyên vật liệu và các dụng cụ khác cho trẻ hoạt động
trong từng góc.
Ngoài môi trường vật chất, bầu không khí cởi mở, thân thiện, ấm cúng giữa cô với
trẻ và giữa trẻ với nhau trong suốt thời gian trẻ hoạt động ở các góc ý nghĩa hết sức quan
trọng để kích thích trẻ hoạt động hứng thú, tích cực. Cô giáo luôn tạo cơ hội cho trẻ được
chia sẻ, đề đạt nhu cầu, nguyện vọng cũng như nhận được sự giúp đỡ của cô khi cần thiết
trong quá trình trẻ chơi. Tránh sự áp đặt trẻ hoặc chơi hộ, làm thay cho trẻ mà nên là
người tạo điều kiện, người giám sát cổ vũ trẻ chơi tích cực.
Cô cần tập cho trẻ thói quen quan tâm lẫn nhau như biết sở thích của bạn, biết
những mặt mạnh, mặt yếu của bạn, thói quen giúp đỡ nhau, biết hợp tác với nhau trong
các hoạt động và tuân thủ các quy định chung của nhóm chơi
72
Đây là điều kiện cần thiết để hoạt động chơi ở các góc giúp trẻ phát triển kĩ năng
(nhận thức, sáng tạo, giao tiếp, kĩ năng xã hội)
3.2. Vai trò môi trường trong hoạt động góc
Môi trường hoạt động ở các góc có vai trò rất to lớn trong việc thoả mãn nhu cầu
vui chơi, nhu cầu nhận thức, giao tiếp,giúp trẻ hoạt động tích cực phát triển và giáo
dục toàn diện cho trẻ nhỏ, bởi hoạt động chơi ở các góc là hình thức tổ chức giáo dục
thích hợp cho trẻ từ 0-7,8 tuổi).
Trước hết, việc thiết kế môi trường góc với các nội dung phong phú, linh hoạt,
xuất phát từ trẻ đã góp phần giúp giáo viên có cơ hội thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu
hoạt động và sở thích của trẻ. Đặc biệt là các đồ chơi tự tạo, các vật liệu do cô và trẻ
chuẩn bị thể hiện các mức độ khó, dể khác nhau thể hiện các nhu cầu hoạt động khác của
đối tượng trẻ có mưc độ nhận thức, vốn kinh nghiệm khác nhau trong trong nhóm lớp,
giúp trẻ tự tin, hoạt động tích cực, độc lập trẻ có nhiều cơ hội sáng tạo.
-Với quy mô hoạt động theo nhóm nhỏ, với thời gian tương đối lâu, sẽ tạo điều
kiện cho giáo viên cơ hội quan sát trẻ nhiều hơn, đánh giá kết quả hoạt động của (trẻ có
thể tự chọn góc chơi mà trẻ thích).
- Giáo dục trẻ học cách chơi cùng nhau hợp tác, chia sẽ, quan tâm lẫn nhau, biết
cách thương thuyết, thỏa thuận với nhau; học cách kiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_va_to_chuc_thuc_hien_chuong_trinh_giao_duc_mam_no.pdf