Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh

Mô hình trường học thông minh là xu thế tất yếu của giáo dục hiện

đại. Mô hình này giúp học sinh hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu,

giải quyết vấn đề, v.v. đặc biệt là tư duy phản biện. Đây là một trong những

kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh cần được trang bị. Bài viết làm rõ vai

trò của tư duy phản biện trong việc phát triển trí tuệ của học sinh và đề xuất

một số giải pháp nhằm phát triển năng lực này cho học sinh trong mô hình

trường học thông minh.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH ThS. Nguyễn Thị Nga1 Tóm tắt: Mô hình trường học thông minh là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại. Mô hình này giúp học sinh hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề, v.v. đặc biệt là tư duy phản biện. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh cần được trang bị. Bài viết làm rõ vai trò của tư duy phản biện trong việc phát triển trí tuệ của học sinh và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực này cho học sinh trong mô hình trường học thông minh. Từ khóa: Tư duy phản biện, Trường học thông minh, Học sinh Đặt vấn đề Đào tạo những con người phát triển toàn diện, có năng lực tư duy phản biện, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội hướng đến hình thành người công dân toàn cầu là yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục nước ta. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa và sự bùng nổ thông tin của cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì mô hình dạy học truyền thống, học sinh thụ động, chấp nhận các quan điểm do giáo viên đưa ra mà không cần xem xét sẽ không còn phù hợp. Môi trường giáo dục, lớp học hiện đại trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 sẽ được trang bị những thiết bị và phần mềm thông minh, những thiết bị này giúp phát triển tư duy và kích thích sự sáng tạo của người học. Học sinh sẽ được tiếp cận với nhiều nguồn tri thức, với những nền văn hóa phong phú, đa dạng từ các nước trên thế giới. Do vậy, học sinh cần phải tự mình kiến tạo ra những tri thức mới một cách độc lập; xây dựng được chính kiến của bản thân; có khả năng đánh giá và phản biện các sự việc, các quan điểm, sự kiện một cách khoa học, sáng tạo; chủ động chiếm lĩnh 1 Đơn vị: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Điện thoại: 0888235656; Email: ngalamha1213@gmail.com. 35PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINHTRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH tri thức và làm chủ được tri thức khoa học, v.v. Vì vậy, việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh là rất cần thiết. 1. Tư duy phản biện 1.1. Khái niệm Tư duy phản biện xuất phát từ thuật ngữ “Critial Thinking”. Nhận thức về tư duy phản biện đã qua một chặng đường phát triển lịch sử lâu dài, khởi đầu từ sự tiếp cận của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates. Ông đã nhận ra tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi sâu để điều tra một cách sâu sắc những suy nghĩ trước khi chúng ta chấp nhận ý kiến. Ông rất coi trọng việc tìm kiếm các bằng chứng, nghiên cứu tỉ mỉ các thông tin, các giả định. Ông chú trọng phân tích bản chất vấn đề và vạch ra các định hướng cho việc giải quyết và đưa ra quyết định. Mặc dù Socrates đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ cách đây hơn 2.000 năm nhưng định nghĩa của John Dewey – nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ - về tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là “reflective thinking” (suy nghĩ sâu sắc) và định nghĩa là: sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến. Như vậy, tư duy phản biện xuất phát từ khả năng suy luận và đánh giá suy luận một cách chủ động (tự đặt câu hỏi, tự tìm tòi các thông tin liên quan, v.v.), liên tục và cần xem xét kỹ lượng các thông tin trước khi đưa ra kết luận. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin, nhận thức về tri thức. Đã có rất nhiều nhà tâm lý học và nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau về thuật ngữ “tư duy phản biện”. Tuy nhiên, các phát biểu này có khuynh hướng giống nhau về nội dung, chỉ có điều họ sử dụng theo những tên gọi khác như: suy luận, lôgic, quá trình nhận thức, v.v. Một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi: Tư duy phản biện là một phạm trù chỉ sự suy luận theo lối mở, không bị hạn chế, số lượng các giải pháp là không giới hạn, bao hàm cả việc xây dựng các điều kiện, các quan điểm và ý tưởng đúng đắn để đi đến kết luận vấn đề. Hay nói cách khác thì tư duy phản biện chính là một quá trình tư duy nhằm chất vấn lại các giả định hay giả thiết nào đó. Người ta dùng nó để chứng minh một nhận định nào đó là đúng hay sai, từ đó đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề. 1.2. Dấu hiệu của năng lực tư duy phản biện Năng lực tư duy phản biện được thể hiện qua một số dấu hiệu sau: PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 36 Thứ nhất, người có năng lực tư duy phản biện phải biết xem xét cẩn thận, cân nhắc hợp lý các điều kiện, các mối liên hệ giữa các yếu tố khi tìm hiểu một vấn đề hoặc khi tìm hiểu một nhiệm vụ nào đó. Thứ hai, người có năng lực tư duy phản biện phải có khả năng đưa ra các câu hỏi về các vấn đề mình còn băn khoăn và phải biết chọn lọc các vấn đề quan trọng, đề xuất được những giải pháp và diễn đạt chúng một cách mạch lạc, rõ ràng. Thứ ba, người có năng lực tư duy phản biện luôn xem xét các thông tin khác nhau trong thái độ hoài nghi, không vội vàng đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó khi chưa thực sự hiểu sâu sắc về nó; phải biết lựa chọn các thông tin đã có, tổng hợp và phân tích các thông tin mới để đánh giá tính hợp lý của cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Thứ tư, năng lực tư duy phản biện cũng yêu cầu phải có khả năng xác định các tiêu chí đánh giá khác nhau và sẵn sàng tranh luận trên cơ sở có kiến thức liên quan. Chỉ thực hiện đánh giá khi mà ta thu thập đủ và đúng thông tin. Thứ năm, người có năng lực tư duy phản biện cần phải biết phát hiện và chọn lọc thông tin, loại bỏ những thông tin không liên quan, những sai lầm trong lập luận và giải quyết các mâu thuẫn trong tranh cãi. Từ đó, xác định được những thông tin quan trọng, cần thiết, chính xác để đưa ra quyết định. Thứ sáu, người có năng lực tư duy phản biện thường gắn liền với năng lực tư duy sáng tạo, có khả năng nêu ý tưởng và tóm tắt chúng một cách cô đọng, súc tích, đưa ra được các kết luận và các cách giải quyết vấn đề một cách chính xác, hợp lý, biết được đánh giá nào là đánh giá tối ưu nhất. Thứ bảy, trong các cuộc tranh luận về một vấn đề nào đó, khi nhiều ý kiến được đưa ra, người có năng lực tư duy phản biện phải có khả năng điều chỉnh các ý kiến và tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả tối ưu nhất. Các dấu hiệu của năng lực tư duy phản biện trên đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau, sự kết hợp đó thúc đẩy cho tư duy phát triển. Người có năng lực tư duy phản biện đồng thời cũng là người có tư duy sáng tạo. 1.3. Vai trò của tư duy phản biện Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống của con người. Tư duy phản biện giúp con người chủ động tiếp cận những cái mới, những cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động. Con người sẽ thoát khỏi tư duy lối mòn, theo khuôn mẫu, làm theo thói quen, dễ dàng nhận ra và loại bỏ những cái cổ hủ, lạc hậu; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ xã hội. Đồng thời tư duy phản biện cũng thúc đẩy con người tìm kiếm, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; có ý thức 37 nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo. Tư duy phản biện giúp con người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan, khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí. Tư duy phản biện giúp con người nhìn một vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, từ đó có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau và xem xét các cơ sở lập luận chính xác để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Khi tranh luận, người có tư duy phản biện cũng sẽ có ý thức trong việc lắng nghe ý kiến của người khác; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Người có tư duy phản biện thường có phương pháp tư duy độc lập, tự mình kiến tạo những tri thức, có chính kiến của bản thân. Nhưng họ cũng là người có suy nghĩ tích cực, thường xuyên nhìn nhận lại nhận thức của bản thân, có thể nhận ra những hạn chế, sai lầm của bản thân trong quá trình tư duy. Tư duy phản biện giúp con người khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, tạo động lực cho họ vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, hình thành tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ. Họ chủ động trong việc chiếm lĩnh và làm chủ tri thức; nâng cao kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin, v.v. Tư duy phản biện, hơn nữa, còn trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài người. 2. Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất, đặc biệt là trong giáo dục - đào tạo hiện đại. Phương pháp giáo dục - đào tạo hiện đại bao hàm tư duy phản biện, cung cấp cho người học không chỉ cách giải quyết vấn đề mà cả cách nêu vấn đề. Phát triển năng lực tư duy phản biện cho người học là phát triển năng lực tư duy độc lập, tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức. Với tư duy phản biện, giáo dục - đào tạo ngày càng chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đại với việc: lấy người học và tư duy sáng tạo của họ làm trung tâm; chuyển từ hình thức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chuyển từ đánh giá tri thức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v. nhằm giáo dục, đào tạo những lớp người mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm hướng đến hình thành nhân cách người công dân toàn cầu. PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINHTRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 38 Trường học thông minh là mô hình trường học tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ số. Với mô hình lớp học thông minh, học sinh có thể sẽ không phải đến lớp. Công nghệ thực tế ảo sẽ tái hiện toàn bộ không gian của lớp học một cách hoàn toàn sống động và rất thực tế. Trường học thông minh cũng có thể tổ chức lớp học không giới hạn về không gian và thời gian. Mô hình lớp học trực tuyến có thể được tổ chức giữa giáo viên với học sinh đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới mà không có rào cản về mặt địa lý, không gian. Công nghệ giúp giờ học sống động và hấp dẫn hơn bằng những đoạn phim tái hiện quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, từ trực quan sinh động sẽ dẫn đến tư duy trừu tượng và rất khó bị quên bài. Học sinh sẽ không tiếp thu tri thức một cách thụ động mà cần phải chủ động để chiếm lĩnh tri thức một cách độc lập, đồng thời phải hình thành năng lực tư duy phản biện để xem xét, đánh giá chính xác các sự việc, sự kiện trước khi giải quyết hoặc đưa ra quyết định. Giáo viên thường cho học sinh sử dụng tư duy phản biện bằng việc yêu cầu học sinh đặt câu hỏi, suy nghĩ sâu sắc và bảo vệ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Các bài học được các em chuẩn bị trước tại nhà và mang đến lớp thảo luận, tranh biện sôi nổi. Người thầy sẽ đóng vai trò định hướng, giải thích và đúc kết lại chân lý vào cuối buổi học. Để hình thành tư duy phản biện cho học sinh thì cần xây dựng cho các em các kỹ năng cơ bản như: biết thu thập thông tin, lựa chọn và chọn lọc các thông tin liên quan, loại bỏ các thông tin không cần thiết, tổ chức các thông tin cần thiết theo một trật tự nhất định. Học sinh phải có các kỹ năng như: quan sát, diễn giải, phân tích, đánh giá, giải thích, tổng hợp. Học sinh cũng cần có phương pháp xây dựng các giả định, nhận định, giả thuyết về các vấn đề đang đặt ra; đặt ra các lựa chọn và ghi lại các hoài nghi theo phương pháp khoa học; từ đó đặt các quan điểm, hoài nghi trong sự so sánh, liên hệ với nhau. Trên cơ sở đó đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất và trình bày nó một cách rõ ràng, mạch lạc. Như vậy, để có tư duy phản biện, chủ thể phải rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm câu trả lời, hoài nghi, tư duy lôgíc, đưa ra quyết định đúng đắn, v.v. Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm: động não (suy nghĩ, phân loại, so sánh, suy xét, ứng dụng, v.v.); tổ chức ý tưởng, rèn luyện, chỉnh sửa. Việc rèn luyện tư duy phản biện phải qua các giai đoạn: chưa biết (chưa nhận thức được những vấn đề mấu chốt trong suy nghĩ của mình) - bị thách thức (bắt đầu để ý đến những vấn đề trong suy nghĩ của mình) - bắt đầu (cố gắng cải thiện cách tư duy nhưng chưa thực hành thường xuyên) - thực hành (nhận ra sự cần thiết phải thực hành thường xuyên) - nâng cao (tiến bộ trong cách tư duy song song với việc thực hành). Nói khái quát, phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm tự đặt câu hỏi cho bản thân, có cái nhìn khách quan, trau dồi kiến thức. Ở các nước phát triển hiện đại thì mô hình trường học thông minh đã được áp 39 dụng thành công và phổ biến. Và họ xem việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh là tiêu chuẩn của một nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, mô hình trường học thông minh ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và khi áp dụng giáo dục tư duy phản biện sẽ gặp nhiều khó khăn. Mà nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ xuất phát từ nền văn hóa. Bởi lẽ, bao đời nay, người Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tôn chỉ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” và truyền thống “Muốn qua thì bắc cầu kiều; Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Điều đó góp phần làm cho học sinh thường bị động, lười biếng, trông chờ vào thầy cô, xem những điều thầy cô dạy là chân lý, không có sự phản hồi, xem xét lại và thường ít bày tỏ quan điểm cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều thầy cô cũng chưa hiểu rõ về giáo dục tư duy phản biện vì bản thân họ cũng là sản phẩm của nền giáo dục truyền thống; nhiều thầy cô bảo thủ, ngại đổi mới, dạy học theo kinh nghiệm. Hơn nữa, cơ sở vật chất của nhiều trường học ở nước ta cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình này. Tất cả làm cho năng lực tư duy phản biện của học sinh Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều em đã có tư duy phản biện nhưng kỹ năng thực hành, vận dụng các năng lực này chưa cao. Các em có thể phát hiện vấn đề nhưng thường kết luận nhanh mà chưa có đủ căn cứ chính xác; có thể dễ dàng chấp nhận do thói quen hoặc dưới sự áp đặt của một người thầy, cô nào đó. Như vậy, có thể thấy rằng, việc rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là một yêu cầu bức thiết. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải quan tâm rèn luyện, phát triển kỹ năng này cho học sinh. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh 3.1. Nâng cao nhận thức về kỹ năng tư duy phản biện cho giáo viên Muốn năng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh thì trước hết, người giáo viên cũng phải có nhận thức đầy đủ và có khả năng tư duy phản biện. Trong giáo dục hiện đại, học sinh là trung tâm của quá trình giáo dục nhưng giáo viên lại đóng vai trò định hướng cho hoạt động học tập của học sinh. Nếu giáo viên không nhận thức đúng và có kỹ năng tư duy phản biện thì cũng không thể giúp học sinh rèn luyện kĩ năng này. Không có kỹ năng tư duy phản biện thì giáo viên không thể đặt ra vấn đề và định hướng cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải không ngừng đổi mới tư duy, phương pháp dạy học tích cực và phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy phản biện. Và quan trọng hơn là họ phải được rèn luyện từ khi còn là sinh viên sư phạm. Các nhà giáo tương lai phải được đào tạo bằng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. Bởi vì chỉ có trải PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINHTRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 40 nghiệm thì sinh viên sư phạm mới có thể cảm được phương pháp dạy học này, từ đó áp dụng vào công tác giảng dạy của chính bản thân mình trong tương lai. Một khi thay đổi phương pháp giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, đề cao tính chủ thể, tính tích cực của học sinh thì sẽ tạo tiền đề tốt cho việc dạy kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh. 3.2. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm kiếm thông tin trước một vấn đề đặt ra Trước một vấn đề đặt ra, giáo viên cần chọn lọc và biết cách đặt ra các câu hỏi phù hợp, chính xác để gợi mở tư duy sáng tạo và khuyến khích tư duy độc lập của học sinh. Một giờ học có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào việc đặt câu hỏi đúng lúc, đúng vấn đề của giáo viên. Giáo viên cần đặt các loại câu hỏi đa dạng, mang tính mở, khơi gợi tư duy độc lập của học sinh. Các hình thức câu hỏi phong phú và đa dạng như: câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ngay trong mâu thuẫn của vấn đề hay câu hỏi yêu cầu học sinh phải so sánh, liên hệ với những vấn đề khác mới tìm ra bản chất của vấn đề đang nghiên cứu, v.v. Những vấn đề nêu ra học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng phải theo một phương pháp luận thống nhất dựa trên một cơ sở căn cứ khoa học, chứ không phải là sự suy luận mang tính chủ quan, võ đoán, vô căn cứ. Trong quá trình đó, giáo viên nên dẫn dắt và định hướng đúng cho học sinh cả về nội dung và phương pháp. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh trình bày hết ý kiến, suy luận của mình nhưng chú ý yêu cầu học sinh lập luận một cách chặt chẽ, lôgic. Từ đó sẽ rèn luyện cho học sinh thói quen tìm kiếm những luận cứ, minh chứng cho suy luận của mình và hình thành kỹ năng tư duy phản biện. Thông qua đó, giáo viên có thể định hướng cho học sinh biết loại bỏ, chắt lọc những thông tin không cần thiết, không liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập có chủ đích. 3.3. Tạo môi trường, điều kiện cho học sinh tham gia tranh luận, thảo luận trên lớp Thảo luận là một hoạt động rất quan trọng trong và sau bài giảng. Thông quan thảo luận, tranh luận các vấn đề, học sinh được thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân, đưa ra các lập luận trên cơ sở các luận cứ dựa vào những thông tin mà mình thu thập được. Trong quá trình thảo luận, tranh luận trên lớp, học sinh sẽ biết được ý kiến của mình, ý kiến của bạn đúng, sai như thế nào, tự rút ra những bài học và kinh nghiệm cho bản thân. Học sinh cũng được rèn luyện về các thao tác tư duy khi tranh luận như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, v.v. Đó là những thao tác quan trọng của tư duy phản biện. 41 Quá trình tranh luận, thảo luận tạo cơ hội cho học sinh thể hiện chính mình, rèn các kỹ năng cơ bản của tư duy, tạo niềm tin vào năng lực của bản thân, tạo động lực cho học sinh vượt lên chính mình, khẳng định bản thân. Trong quá trình thảo luận, tranh luận có thể có nhiều ý kiến được đưa ra, giáo viên cần định hướng tốt và tạo bầu không khí vui vẻ, thoái mái để học sinh tự do trình bày. Giáo viên cũng có thể tạo những nhóm nhỏ thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Qua đó không chỉ phát huy được tư duy phản biện của từng học sinh mà còn rèn luyện cho các em năng lực làm việc nhóm, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác. Đây là một trong những phẩm chất quan trọng của năng lực tư duy phản biện. Các biện pháp trên là những biện pháp quan trọng nhất trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy biện chứng cho học sinh trong mô hình trường học thông minh. Các biện pháp này phải được thực hiện một cách đồng thời, đồng bộ, phối hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất. 4. Kết luận Với những phân tích ở trên có thể thấy rằng, tư duy phản biện có vai trò to lớn trong quá trình học tập của học sinh. Đặc biệt trong kỷ nguyên của công nghệ 4.0 hiện nay, giáo dục hiện đại với mô hình trường học thông minh càng đòi hỏi học sinh phải có tư duy tích cực, độc lập, chủ động nắm bắt và làm chủ tri thức khoa học. Từ đó, học sinh sẽ mạnh dạn trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình dựa trên những suy luận có căn cứ khoa học, chủ động kiến tạo những tri thức mới, bắt nhịp cùng nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của người công dân toàn cầu. Tài liệu tham khảo 1. Baron, J. B. & Sternberg, R. J, (2000), Dạy kĩ năng tư duy - Lí luận và thực tiễn, Dự án Việt - Bỉ. 2. Đỗ Kiên Trung, (2012), “Về vai trò của tư duy phản biện và những yêu cầu cho việc giảng dạy ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập. 3. Nguyễn Hữu Vui, (2007), Lịch sử triết học, NXB Chính trị quốc gia. PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINHTRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH 42 DEVELOPING CRITICAL THINKING FOR STUDENTS IN THE SMART SCHOOL MODEL MA. Nguyen Thi Nga1 Summary: Smart school model is the necessary trend of modern education. This model helps students to form the self - learning ability, solve problems,... especially critical thinking. This is one of the most important skills that students should be equipped with. The paper clarifies the role of critical thinking in the development of students’ wisdom and suggests some solutions to develop this capability for students in the smart school model. Keywords: Critical thinking; smart school; student 1 Unit: Ha Noi National University of Education; Phone: 0888235656; Email: ngalamha1213@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_tu_duy_phan_bien_cho_hoc_sinh_trong_mo_hinh_truon.pdf
Tài liệu liên quan