Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trong những năm gần đây, hoạt động Thông tin - Thư viện đang ngày càng

được coi trọng và phát triển, Thư viện được coi là chìa khóa giúp chúng ta mở

cánh cửa để bước vào kho tàng tri thức của nhân loại. Trong thời kỳ bùng nổ

thông tin đang diễn ra mạnh mẽ, lượng thông tin mới được sản sinh tăng lên

đáng kể, không phải hằng ngày mà hằng giờ. Cũng như vậy số lượng tài liệu mới

được xuất bản cũng tăng lên rất nhiều, không những đa dạng về nội dung, môn

loại mà còn phong phú về hình thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải

định hướng đúng trong công tác phát triển nguồn lực thông tin, nhằm làm cho

nguồn lực thông tin được phong phú, cập nhật và đáp ứng được nhanh chóng,

kịp thời và đúng đắn yêu cầu thông tin của người dùng tin trong thư viện. Trong

bài báo này, nhóm tác giả trình bày nghiên cứu về thực trạng công tác phát triển

nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm,

trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung

tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu cho công tác giảng dạy của giảng viên trong Nhà trường. Đây là một hạn chế trong công tác phát triển tài liệu tiếng nước ngoài tại Trung tâm. P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 159 3.4. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Những mặt tích cực Thứ nhất, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo Nhà trường, Trung tâm đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển của mình. Trung tâm đã xây dựng được nguồn tài liệu phong phú về các lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, Kinh tế - Xã hội; Chính trị - Văn hóa. Nguồn tài liệu truyền thống ngày càng được mở rộng, khối lượng tài liệu tương đối lớn, về cơ bản nguồn lực thông tin đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường. Trung tâm đã thực sự phát huy được vai trò và tác dụng của một Trung tâm khoa học chuyên ngành, là nơi cung cấp các tài liệu thuộc các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường. Thứ hai, Trung tâm cũng góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác phát triển vốn tài liệu nói chung và số hóa tài liệu nói riêng. Đây là nguồn nhân lực chuyên gia về lĩnh vực phát triển tài nguyên số để phổ biến tới bạn đọc, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan thư viện trong và ngoài hệ thống giáo dục đại học. Vì vậy, nguồn nhân lực của Trung tâm cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn lực thông tin. Đây là những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động phát triển vốn tài liệu của Trung tâm. Những mặt hạn chế Thứ nhất, mặc dù Trung tâm đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển nguồn lực thông tin song chưa đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng tin. Trong thời đại “bùng nổ thông tin” như hiện nay thì: Vấn đề cập nhật thông tin của tài liệu còn chưa kịp thời. Nhiều tài liệu đã xuất hiện trên thị trường nhưng Trung tâm lại chưa có để phục vụ bạn đọc. Lựa chọn nguồn tài liệu bổ sung vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều tài liệu vẫn chưa thực sự sát với chương trình học, vẫn còn xảy ra hiện tượng: Có tên sách rất cần cho bạn đọc thì số lượng ít, trong khi có sách nhu cầu đọc không nhiều thì bổ sung nhiều. Loại hình tài liệu của trung tâm còn thiên lệch, dạng tài liệu truyền thống/tài liệu trên giấy chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu thành phần vốn tài liệu; trong khi đó, tài liệu điện tử chưa đáng kể để phục vụ bạn đọc. Thứ hai, việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm triển khai tương đối chậm. Đó là lựa chọn những phương án, phần mềm tiện ích, quy trình công nghệ, phương tiện kỹ thuật phù hợp nhất để phát triển nguồn lực thông tin. Hiện đại hóa mọi hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm hiện nay đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nguyên nhân Trung tâm chưa xây dựng được chính sách phát triển nguồn tin. Đối với công tác phát triển nguồn lực thông tin việc lựa chọn tài liệu thường mang tính chủ quan, chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn lực thông tin, chưa coi đó là một công việc lao động khoa học thực sự, vì thế vốn tài liệu của Trung tâm thường chưa thực sự hợp lý giữa các loại. Đây cũng là một vấn đề nổi cộm trong công tác phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm, rất cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 4. KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Giải pháp thứ nhất, xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin Bất kỳ một cơ quan Thông tin - Thư viện nào muốn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, muốn đạt hiệu quả cao trong công tác phục vụ, thỏa mãn nhu cầu tin cho người dùng tin, trước hết phải xây dựng cho mình được một nguồn lực thông tin đủ lớn về số lượng, phong phú về chủng loại và chất lượng tốt. Tuy nhiên, để làm được điều này thì các cơ quan Thông tin - Thư viện phải xây dựng cho mình một chính sách phát triển nguồn tin. Nhiều năm qua, cán bộ của Trung tâm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tiến hành công việc phát triển nguồn lực thông tin. Do đó, công tác này chưa đảm bảo tính khoa học và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Yêu cầu cấp thiết hiện nay của Trung tâm là cần sớm xây dựng một chính sách phát triển nguồn lực thông tin, Trung tâm sẽ xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài để xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm cần phải bao quát được các nội dung sau: Một là, khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của Trung tâm, nêu lên bản chất và phạm vi của nguồn tin, tư liệu mà cơ quan có ý định xây dựng; Hai là, chỉ rõ phương hướng bổ sung ưu tiên cũng như mức độ bổ sung đối với từng chuyên ngành cụ thể; Ba là, đưa ra các tiêu chuẩn chọn lựa các loại hình tài liệu cụ thể cũng như các tiêu chí thanh lọc và loại bỏ các tài liệu không còn phù hợp ra khỏi tư liệu; Bốn là, đảm bảo tính nhất quán và tính liên tục trong các giai đoạn phát triển nguồn lực thông tin (kể cả trong trường hợp có biến động hay thay đổi về nhân sự làm công tác bổ sung); Năm là, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các loại hình tư liệu như: sách, ấn phẩm định kỳ, tài liệu điện tử, tài liệu không công bố; Sáu là, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý ngân sách một cách có hiệu quả. Để đảm bảo thông tin phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ, Trung tâm cần phải nỗ lực, khẩn trương xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin. Giải pháp thứ hai, tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, tiếng nước ngoài Hiện nay, thông tin khoa học và công nghệ phần lớn là bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh. Người dùng tin có thể tiếp cận lĩnh vực thông tin này chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài. Thực tế hiện nay cho thấy, tại các thư viện đại học, ngày càng có nhiều người dùng tin tìm kiếm và sử dụng các nguồn thông tin bằng ngoại ngữ. Trong bối cảnh Internet đã phát triển mạnh mẽ, việc lựa chọn thông tin điện tử và xác định giá trị của chúng để phục vụ người dùng là một thách thức lớn đặt ra đối với XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 160 KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 Trung tâm. Bởi vì Internet chính là kho thông tin điện tử vô cùng phong phú và đa dạng. Như vậy, trước sự xuất hiện của các nguồn tài nguyên điện tử và khả năng truy cập đến các nguồn tài nguyên này đang tăng mạnh mẽ, để thoả mãn nhu cầu của người dùng tin (nhất là phục vụ đào tạo theo tín chỉ), trung tâm cần: Thứ nhất, tăng cường bổ sung loại hình tài liệu điện tử như: đĩa CD-ROM, sách điện tử,... Sau đó từng bước tiến hành số hoá các giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo của từng môn học; vì đây là nguồn tin không thể thiếu cho một khoá học trực tuyến khi tiến hành đào tạo theo tín chỉ. Như vậy, trình độ của người dùng tin tại Trung tâm ngày càng cao hơn, chuyên sâu hơn (so với trình độ đào tạo cao đẳng trước đây); nhu cầu về thông tin của họ cũng đa dạng về nhiều lĩnh vực (ngoài các ngành đào tạo Cơ khí truyền thống của trường còn xuất hiện thêm các ngành đào tạo mới khác); do vậy, nguồn lực thông tin phải đảm bảo đầy đủ về nội dung, đa dạng về loại hình, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Để phục vụ đòi hỏi ngày càng cao của người dùng tin; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường, Trung tâm cần phải có chiến lược bổ sung cụ thể, hợp lý, khoa học hơn; đặc biệt cần đa dạng hoá các loại hình tài liệu nhất là tài liệu điện tử, tài liệu tiếng nước ngoài. Giải pháp thứ ba, tăng cường thu thập nguồn tài liệu xám trong trường Nguồn tài liệu xám bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khoá kuận tốt nghiệp, tập bài giảng, tài liệu hội nghị, hội thảo... là nguồn thông tin rất có giá trị, phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường đại học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các thư viện trường đại học là tiến hành thu thập được đầy đủ, kiểm soát và khai thác có hiệu quả nguồn thông tin đặc biệt này phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong thời gian này, việc thu thập nguồn tài liệu này là cực kỳ cần thiết để Trung tâm có thể phát triển nguồn lực thông tin nói chung, tăng cường nguồn tài liệu xám nói riêng. Để tăng cường thu thập nguồn tài liệu xám, trước hết, Trung tâm cần thu thập nguồn tài liệu nội sinh (trong phạm vi nhà trường) một cách chủ động, tích cực. Cụ thể: Thư viện cần đề xuất, tham mưu với Ban lãnh đạo Nhà trường để bổ sung quy định việc nộp tài liệu nội sinh (công trình nghiên cứu khoa học, tập bài giảng, luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường). Cụ thể là quy định cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường nộp cho Trung tâm 01 bản tài liệu trên giấy nộp kèm theo 01 bản trên đĩa CD- ROM (theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật). Thư viện phải thường xuyên có mối liên hệ mật thiết với các khoa đào bởi đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của các khoa vừa là nơi có nhu cầu thông tin cao, vừa là nơi tập trung những sản phẩm thông tin có giá trị. Tài liệu thu thập được từ các khoa đào tạo có tính chuyên môn sâu bao gồm đề cương chi tiết môn học, tập bài giảng lưu hành nội bộ, các công trình khoa học, bài tham luận của các giảng viên tại các hội nghị khoa học,... 5. KẾT LUẬN Nguồn lực thông tin là cơ sở để vận hành thư viện và cơ quan thông tin, không có nguồn lực thông tin thì thư viện và cơ quan thông tin không thể hoạt động được. Đó là tài sản quý giá, là tiềm lực, là niềm tự hào của mỗi thư viện, cơ quan thông tin. Nguồn lực thông tin càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng có sức lôi cuốn người sử dụng. Nguồn lực thông tin là đối tượng làm việc hàng ngày trong thư viện. Cán bộ thư viện tiến hành bổ sung, xử lý, tổ chức chúng thành những kho phù hợp để tuyên truyền, thông báo thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa của đất nước cũng như trên thế giới, tình hình chính trị xã hội. Người đọc sử dụng nguồn lực thông tin để thu thập kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tự học, giải trí... Do đó nếu thiếu nguồn lực thông tin thì Thư viện không thể phát triển được. Hiện nay khi thư viện điện tử đã chính thức đi vào hoạt động thì công tác nghiệp vụ trong Trung tâm phải nâng cao hơn, trình độ cán bộ tại Trung tâm cũng phải được nâng cao hơn cả về chất và lượng, chất lượng phục vụ người dùng tin cũng hiệu quả hơn. Thực tế đã cho thấy vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được của Trung tâm trong chiến lược dạy và học của Nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Công Trứ, 2013. Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học An ninh nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, 99 tr. [2]. Nguyễn Mai Chi, 2011. Hoàn thiện công tác tổ chức nguồn tài liệu nội sinh đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Luận văn bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà nội, 95 tr. [3]. Nguyễn Tiến Đức, 2010. Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học lao động - Xã hội. Luận văn bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 98 tr. [4]. Trần Thị Quý, 2009. Chia sẻ nguồn lực thông tin - Yếu tố quan trọng để các cơ quan Thông tin - Thư viện đại học phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2009. [5]. Đỗ Thị Thanh Lương, 2007. Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin tại trung tầm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 72tr. [6]. Nguyễn Thị Tuyết, 2006. Tìm hiểu tổ chức hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Niên luận, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 23tr. [7]. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vũ Thị Thu Hiền, 2017. Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội số 38, 2/2017, tr147-151. [8]. Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. AUTHORS INFORMATION Nguyen Thi Thanh Thuy, Tran Thi Anh Dao, Dang Quang Thach, Nguyen Thi Thu Huong Library and Information Center, Hanoi University of Industry

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nguon_luc_thong_tin_tai_trung_tam_thong_tin_thu_v.pdf
Tài liệu liên quan