Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) diễn như vũ bão tác động đến mọi mặt của nền
kinh tế cũng như đời sống xã hội mọi quốc gia và đang tác động mạnh mạnh mẽ đến tất cả các ngành, lĩnh
vực trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới không nằm ngoài cuộc Cách mạng mang tính toàn cầu này. Các ứng dụng của CMCN 4.0 như robot
thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ Blockchain, máy học, dữ liệu lớn trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán mang đến cơ hội nâng cao hiệu quả công tác kế toán, kiểm toán; nâng cao chất
lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp; mở rộng các loại dịch vụ và thị trường cung cấp dịch vụ của
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Nhờ đó, nghề kế toán kiểm toán có thể tham gia
hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán quốc tế, đóng góp tích
cực cho tăng trưởng của đất nước. Bên cạnh những cơ hội, các ứng dụng của CMCN 4.0 cũng mang đến
không ít những thách thức đó máy móc sẽ dần thay thế con người với những công việc đơn giản, một số
vị trí công việc truyền thống sẽ biến mất, ngành nghề bị mai một dần, mức độ cạnh tranh nghề nghiệp
cao Với thực tiễn Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kế toán kiểm toán tại các nước phát triển
ở khu vực và toàn cầu đã bước sang chặng thứ hai là chuyển đổi chức năng và ứng dụng công nghệ ở
mức độ lớn hơn thì tại Việt Nam mới ở chặng đầu tiên là tìm hiểu và ứng dụng một phần công nghệ. Vì
vậy, Cách mạng công nghiệp 4.0 là vấn đề mà kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam cần được nhận thức
trong bối cảnh hiện nay để có thể tận dụng được tối đa các cơ hội và sẵn sàng “ứng phó” với các thách
thức đặt ra đối với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong tương lai. Trong bài viết này, tác giả tập trung
nghiên cứu ứng dụng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đó là robot thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, điện toán
đám mây, công nghệ Blockchain, máy học, dữ liệu lớn với nghề kế toán, kiểm toán từ đó chỉ ra những
thời cơ cũng như thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nghề nghiệp kế toán kiểm toán Việt
Nam hiện nay. Đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng mức độ quan tâm của các kế toán viên, kiểm
toán viên và các Doanh nghiệp tại Việt Nam đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác giả đề xuất các
giải pháp từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, các
kế toán viên và kiểm toán viên nhằm phát triển nghề nghiệp kế toán kiểm toán để có thể thích ứng với
những thay đổi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến.
15 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển nghề kế toán kiểm toán trong cuộc cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lai năm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (The World
Economic Forum), Việt Nam được xếp vào nhóm Non trẻ (Nascent), xếp ở vị trí 53 về Động lực
sản xuất và vị trí 48 về Cấu trúc sản xuất. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán qua kết quả cuộc khảo
sát đánh giá ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán do Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện tháng 6/2018 chỉ có 51% các kế toán viên, kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam quan tâm cao đến CMCN 4.0, và trong số này có hơn
10% là đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Số còn lại là 49% tỏ thái độ không quan tâm hoặc bàng
quan về vấn đề này. Và vấn đề đáng lo ngại đó là trong số 5% các kế toán viên, kiểm toán viên
được khảo sát không quan tâm và ít quan tâm đến CMCN 4.0 là gì đồng thời có 1/3 số được khảo
sát lại cho rằng CMCN 4.0 là vấn đề bình thường như mọi việc khác.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 269
Nhận thức về mức độ tác động của CMCN 4.0, có tới 67% các kế toán viên, kiểm toán viên
và các doanh nghiệp kiểm toán cho rằng CMCN 4.0 đang và sẽ tác động lớn đối với nghề kế toán,
kiểm toán và có một số rất ít (5%) nhận thức được rằng CMCN 4.0 làm biến đổi sâu sắc, toàn diện
ngành nghề trong tương lai không xa.Tuy vậy, trong số các kế toán viên, kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán tham gia khảo sát thì có tới 25% cho rằng CMCN 4.0 chỉ tác động bình thường
như các yếu tố khác hiện đang tác động đến công việc của họ (như cạnh tranh giá phí, các kỹ thuật
kế toán-kiểm toán truyền thống, tuân thủ chuẩn mực, chính sách, chế độ); và có đến 3% cho
rằng CMCN 4.0 rất ít tác động đến công việc mà họ đang thực hiện, cung cấp cho khách hàng
Về mức độ triển khai của các kế toán viên, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán để ứng
phó với CMCN 4.0. Mặc dù phần lớn các kế toán viên, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
nhìn thấy các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 đối với nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở thời điểm
hiện tại, các kế toán viên, kiểm toán viên chủ yếu mới đang dừng ở mức độ “tìm hiểu” (chiếm tỷ
lệ 66%), một số khác (tỷ lệ 12%) “đã có kế hoạch”, số ít (5%) các doanh nghiệp “đang triển khai”,
rất ít (3%) các doanh nghiệp kiểm toán “đã triển khai và áp dụng một phần”, còn lại khoảng 14%
các kế toán viên, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán “chưa làm gì” để ứng phó với sự phát
triển của CMCN 4.0.
Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các kế toán viên, kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán đã nhận thức được sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới nghề kế toán, kiểm toán
trong tương lai; những cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra với nghề nghiệp. Tuy nhiên
những hành động tích cực để ứng phó với những thách thức đó còn hạn chế mới chỉ dừng lại ở
bước ban đầu là “tìm hiểu”, chỉ có một số ít các doanh nghiệp kiểm toán “đang triển khai” hoặc “đã
triển khai và áp dụng một phần” ứng dụng CMCN 4.0 vào công tác kế toán, kiểm toán.
2.4- Các giải pháp phát triển nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán
Thứ nhất, Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện hệ thống khung pháp
lý về kế toán, kiểm toán trong điều kiện CMCN 4.0. Cụ thể cần đẩy nhanh lộ trình hoàn thiện hệ
thống khung pháp lý về kế toán, kiểm toán trên cơ sở thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện
thực tế tại Việt Nam. Đồng thời hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, kiểm toán với các nội dung
đổi mới về nguyên tắc, quy trình phù hợp và tạo điều kiện cho ứng dụng CMCN 4.0. Bên cạnh
đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu và hướng dẫn vận dụng một cách hiệu quả, phù
hợp các phương pháp kiểm toán, kể cả phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật, nhất là các
phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong
bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain, điện toán đám mâyĐể
thực hiện được giải pháp này, Bộ Tài chính, các hiệp hội nghề nghiệp, các công ty dịch vụ kế toán,
kiểm toán, các trường đại học cần có sự phối hợp chặt chẽ để có thể xây dựng hệ thống khung
pháp lý về kế toán, kiểm toán có chất lượng.
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ,
kịp thời, đáp ứng xu thế phát triển của hệ thống số toàn cầu và tạo điều kiện cho việc ứng dụng hiệu
quả CMCN 4.0 vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh
mạng, đảm bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán. Cụ thể Nhà nước triển khai băng
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA270
thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng
lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số quốc gia. Xây
dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia. Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc
gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Hình thành các hệ
thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp. Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh
toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác có hiệu quả
hạ tầng mạng lưới viễn thông để triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp.
Thứ ba, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ kế toán viên, kiểm toán viên và các doanh
nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cũng như xây dựng các hướng dẫn về định
hướng và khuyến khích chuyển dịch lao động trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Thứ tư, Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, không
ngừng phát triển các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán lành mạnh, bền vững.Phát triển các hoạt
động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế,
tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm
toán nói riêng chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch ứng dụng các thành tựu của
CMCN 4.0 trong quy trình kế toán, kiểm toán như ứng dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh và
học máy (machine learning) giúp cho việc nhập dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tự động phân
loại và định khoản giao dịch, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ chọn mẫu kiểm toán, phần mềm
kiểm toán Quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch luôn phải tính đến các ứng dụng
đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm soát đối với các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
tại doanh nghiệp; cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời cho việc quản lý và điều hành hoạt động tại
doanh nghiệp và đưa ra các báo cáo kế toán, kiểm toán tuân thủ hệ thống khung pháp lý về kế toán,
kiểm toán hiện hành.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần đầu tư, phát triển đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán nắm
vững kiến thức về kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin để có thể hiểu được hệ thống kế toán,
kiểm toán trong điều kiện ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 từ đó vận hành và hoàn thiện hệ
thống nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống. Đồng thời các doanh nghiệp tăng cường công tác
đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công
nghệ số theo nhu cầu thị trường
Thứ ba, các doanh nghiệp phải thay đổi tiêu chí tuyển dụng nhân viên kế toán, kiểm toán. Các
doanh nghiệp vẫn cần tuyển dụng các nhân viên có kỹ năng kế toán, kiểm toán nhưng các doanh
nghiệp sẽ cần nhiều hơn các chuyên gia công nghệ và phân tích dữ liệu hoặc nhân viên kế toán,
kiểm toán có hiểu biết về công nghệ thông tin. Hơn nữa các doanh nghiệp cần phải tăng cường đào
tạo kiến thức về công nghệ thông tin cho nhân viên kế toán, kiểm toán hiện tại của mình.
Thứ tư, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán phải mở rộng các loại dịch vụ
ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán thông qua dữ liệu thu thập được trong quá trình cung cấp dịch
vụ kế toán, kiểm toán cho khách hàng vì dữ liệu lớn là nguồn tài nguyên quý trong thời đại bùng
nổ các công cụ phân tích như hiện nay để dự phân tích dự báo và phát triển thị trường bán hàng.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 271
Đối với các cơ sở đào tạo
Thứ nhất, các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán cần có những thay đổi trong quan điểm đào
tạo. Đào tạo không xuất phát từ những gì mình có mà phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, yêu
cầu của thời đại công nghệ số với nền kinh tế số và chính phủ điện tử, đó là cung cấp nguồn nhân
lực kế toán, kiểm toán có chất lượng cao cho xã hội.
Thứ hai, về nội dung đào tạo cần có sự thay đổi để giúp sinh viên sau khi ra trường thích ứng
kịp thời với thời đại công nghệ số. Nội dung đào tạo không chỉ bao gồm các kiến thức chuyên sâu
về kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế mà còn bao gồm các kiến thức chuyên sâu về công
nghệ thông tin như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, các kiến thức
chuyên sâu về thiết kế hệ thống kế toán, quy trình kiểm toán trong điều kiện ứng dụng thành tựu
của CMCN 4.0. Ngoài kiến thức về kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin nội dung đào tạo còn
cần tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tư duy, sáng tạo, đổi mới không ngừng;
kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc ở nhiều nhóm khác nhau; kỹ năng tư duy phản biện và giải
quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp
Thứ ba, về chương trình đào tạo cần chú trọng tới việc đổi mới chương trình đào tạo chuyên
ngành kế toán, kiểm toán phù hợp với xu thế phát triển thế giới theo hướng giảm lý thuyết, tăng
thực hành, tăng kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng giải quyết công việc thực tế. Vì vậy, các cơ sở đào
tạo nên rà soát lại chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Chương trình đào tạo
được xây dựng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập và giao thoa về chất lượng với chương trình của
các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, phù hợp với chương trình đào tạo của các hội nghề
nghiệp nhằm hướng đến sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp,
chứng chỉ.
Thứ tư, các cơ sở đào tạo tích cực trong việc chuyển đổi phương pháp giảng dạy từ phương
pháp giảng dạy truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.
Thứ năm, các cơ sở đào tạo cần đầu tư vào công nghệ để sinh viên có thể thực hành và có kinh
nghiệm thực tế trong bối cảnh CMCN 4.0, có được các kiến thức về những tác động xã hội tiềm
ẩn của hệ thống tự động hóa và hệ thống thông minh cũng như cách thức giải quyết vấn đề này.
Thứ sáu, cần thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực
tiễn, đáp ứng tốt cho yêu cầu của doanh nghiệp.
Đối với kế toán và kiểm toán viên
Thứ nhất, mỗi kế toán viên, kiểm toán viên trong điều kiện hiện nay cần nhận thức được đầy
đủ những cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 mang đến với lĩnh vực kế toán, kiểm toán từ đó chủ
động, tích cực, sáng tạo trong việc ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 trong công tác kế
toán, kiểm toán nhằm gia tăng hiệu quả công việc.
Thứ hai, CMCN 4.0 mang đến cho kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam cơ hội tham gia
vào thị trường cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán quốc tế do vậy các kế toán, kiểm toán viên
phải không ngừng học tập, cập nhật kiến thức để đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA272
chứng chỉ Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), Hội kế toán công chứng Australia
(CPA Australia)...
Thứ ba, CMCN 4.0 mang đến nguy cơ dễ dàng bị đào thải đối với các kế toán viên, kiểm toán
viên có trình độ thấp; mức độ cạnh tranh nghề nghiệp gia tăng nên các kế toán viên, kiểm toán viên
phải luôn luôn cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn kế toán, kiểm toán theo hướng phù hợp với
thông lệ quốc tế; nâng cao trình độ về công nghệ thông tin và hiểu biết về các ứng dụng CMCN
4.0 trong công tác kế toán, kiểm toán; nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể cung cấp dịch vụ kế
toán, kiểm toán cho thị trường nước ngoài
3. KẾT LUẬN
CMCN 4.0 diễn ra với tốc độ chóng mặt tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế,
xã hội trong đó có nghề kế toán, kiểm toán. Để có thể tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn
cầu, vào thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán quốc tế, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất
nước nghề kế toán kiểm toán Việt Nam phải có sự đổi mới mọi mặt nhằm tận dụng được những cơ
hội, vượt qua các thách thức mà CMCN 4.0 mang. Thông qua việc nghiên cứu những ứng dụng của
CMCN 4.0 trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; những thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn của
nghề kế toán, kiểm toán; thực trạng tiếp cận CMCN 4.0 tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển
nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và CMCN 4.0 hiện nay. Nhà nước
cần hoàn thiện hệ thống khung pháp lý kế toán kiểm toán theo thông lệ quốc tế, đầu tư cơ sở hạ
tầng, ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CMCN 4.0, đẩy mạnh hợp tác quốc
tế. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào công tác kế toán, kiểm toán;
đầu tư phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán; thay đổi tiêu chí tuyển dụng nhân lực; mở
rộng dịch vụ cung cấp. Cơ sở đào tạo cần phải thay đổi quan điểm, nội dung, chương trình, phương
pháp đào tạo cho phù hợp. Các kế toán viên, kiểm toán viên phải luôn nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ kế toán kiểm toán kiểm toán, hiểu biết về công nghệ thông tin, trình độ Ngoại ngữ,
rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp và đạt được chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dang Van Thanh, Vietnam s Financial and Accounting Systems in the Era of Digitalised
Technology, Annual Conference co-hosted by Ministry of Finance-ACCA.
2. Le Hong Quang, Technology solution for Finance and Accounting in enterprise management,
Annual Conference co-hosted by Ministry of Finance-ACCA.
3. Lea Hart, How Industry 4.0 will change accounting, Journal of Accountancy in September
2017.
4. Pham Sy Danh, Impact of industrial revolution 4.0 (Industry 4.0) to the profession and
VACPA members, Annual Conference co-hosted by Ministry of Finance-ACCA.
5. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 về Chiến lược an ninh mạng quốc
gia.
6. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách
chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 273
7. Phan Nguyễn Hoàng Chính- Lê Đức Thắng, Phát triển ngành Kế toán, Kiểm toán Việt
Nam thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 8/2019
8. Vũ Đức Chính, Kế toán, kiểm toán chủ động trong việc ứng dụng CMCN 4.0, https://www.
mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nghe_ke_toan_kiem_toan_trong_cuoc_cach_mang_4_0.pdf