Phát triển năng lực tự học của học sinh qua thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập Moodle

Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp người học

làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự

học suốt đời. Do vậy, hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh (HS)

trong dạy học là cấp thiết. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới khái niệm tự học,

năng lực tự học (NLTH) và đề xuất biện pháp phát triển NLTH cho HS là thiết kế

khóa học “hóa hữu cơ 11” trên website “tuhochoahoc.com” bằng hệ thống quản lí

học tập moodle để HS tự học và làm bài kiểm tra trực tuyến. Khóa học được thực

nghiệm tại 5 trường THPT trên toàn quốc và kết quả thực nghiệm sư phạm cho

thấy tính khả thi và hiệu quả của khóa học.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học của học sinh qua thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập Moodle, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triỂn nĂng lỰC tỰ họC CỦa họC Sinh Qua thiết kế khÓa họC trên hỆ thỐng QuẢn lÍ họC tập moodlE Vương Cẩm Hương1 GS.TSKH. Nguyễn Cương2 Tóm tắt: Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời. Do vậy, hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh (HS) trong dạy học là cấp thiết. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới khái niệm tự học, năng lực tự học (NLTH) và đề xuất biện pháp phát triển NLTH cho HS là thiết kế khóa học “hóa hữu cơ 11” trên website “tuhochoahoc.com” bằng hệ thống quản lí học tập moodle để HS tự học và làm bài kiểm tra trực tuyến. Khóa học được thực nghiệm tại 5 trường THPT trên toàn quốc và kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy tính khả thi và hiệu quả của khóa học. Từ khóa: Tự học, Năng lực tự học, Tự học hóa học, Hóa hữu cơ 11, Học trực tuyến. 1. Mở đầu NLTH là một trong những năng lực (NL) chung, cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS do vậy NL này được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, vào năm 2011tác giả James H. Tronge với công trình Những phẩm chất của người giáo viên (GV) hiệu quả [1], đã nhấn mạnh đến việc GV tạo lập một môi trường học tập hiệu quả cho HS, trong đó có việc khuyến khích và phát triển NLTH của HS. Cùng thời điểm đó, nhà giáo dục học nổi tiếng người Mĩ Robert J. Marazano với công trình Nghệ thuật và khoa học dạy học [2] đã đề cập đến việc hình thành NLTH cho HS thông qua việc trả lời các câu hỏi lớn trong mỗi chương và những câu hỏi này tập trung vào việc hình thành thái độ học tập tích cực cho HS. Ở Việt Nam gần đây cũng có một số tác giả nghiên cứu về phát triển NLTH trong dạy học hóa học ở THPT như: Sử dụng bài tập để phát triển NLTH [3, 4] hoặc đưa ra biện pháp phát triển NLTH qua sơ đồ tư duy [5,6]. Một số tác giả khác đưa ra biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học Hóa học qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như thiết kế e-book tự học Hóa học hữu cơ lớp 11 [7] hay thiết kế và sử dụng giáo trình trực tuyến trên 1 Trường Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi, ĐT:0985.502.962; Email: vchuong@pdu.edu.vn 2 ĐT: 0912.534.821 Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 285 hệ thống moodle hỗ trợ dạy học hóa học lớp 10 [8]. Để có cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phát triển NLTH trong dạy học Hóa hữu cơ, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về NLTH trong học tập Hóa hữu cơ của HS và phương pháp dạy học Hóa hữu cơ của GV [9]. Kết quả điều tra cho thấy đa số GV đều nhận thấy rằng việc phát triển NLTH cho HS là rất cần thiết và quan trọng nhưng việc sử dụng các kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển NLTH cho HS hiện nay vẫn còn hạn chế. Trong bài viết này, biện pháp chúng tôi đề xuất là thiết kế khóa học Hóa hữu cơ 11 trên website tuhochoahoc.com bằng hệ thống quản lí học tập moodle để HS có thể tự học và làm bài kiểm tra kết quả tự học trực tuyến. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm “tự học” và năng lực tự học Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng các công cụ), cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó,...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[10]. Từ quan niệm về tự học nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về tự học như sau: Tự học là tự mình suy nghĩ, hoạt động một cách tự giác, chủ động, tự lực và tích cực để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ học tập. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [11], NLTH được xác định là một trong 3 năng lực chung cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS trong mọi môn học và ở các cấp học. Thái Duy Tuyên đã định nghĩa: NLTH là một năng lực thể hiện ở tính tự lực, sự tự làm lấy, tự giải quyết lấy vấn đề của một chủ thể hoạt động [12]. Thông qua việc tìm hiểu về các khái niệm tự học và NLTH, chúng tôi định nghĩa NLTH mang tính chất định hướng nghiên cứu cho đề tài như sau: NLTH là khả năng tự mình suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ của bản thân để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập. 2.2. Thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập moodle 2.2.1. Moodle là gì? Moodle là một hệ thống quản lí học tập (Learning Management System-LMS, còn gọi là Course Management System-CMS) mã nguồn mở cho phép tạo các khóa học trên mạng internet hay các website học tập trực tuyến [13]. Moodle (viết tắt của Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành286 Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas. Đến nay, Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Moodle có thiết kế mang tính mở nên có thể dễ dàng đưa thêm các hoạt động đào tạo vào E-learning. Với Moodle, các HS là những người tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học. Với cách tiếp cận như vậy, Moodle tạo mọi điều kiện giúp HS có thể tự học dưới nhiều hình thức như phân tích, điều tra, hợp tác, chia sẻ và xây dựng ý tưởng vì vậy chúng tôi sử dụng Moodle là công cụ hỗ trợ để xây dựng và quản trị khóa học trực tuyến cho HS để HS có thể tham khảo các nguồn tài nguyên trong hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ học tập do GV đặt ra và làm các bài kiểm tra. Ngoài ra HS có thể trao đổi, thảo luận với GV và các HS khác trên hệ thống. Các tài nguyên và hoạt động được sử dụng để xây dựng khóa học trên Moodle được liệt kê ở bảng 1. Bảng 1. Tài nguyên và hoạt động Moodle sử dụng trong khóa học Loại Tính năng Mục đích Tài nguyên File Đăng tải các tập tin như bài giảng điện tử, giáo trình, tư liệu tham khảo, Page Tạo trang gồm các bài giảng điện tử, video thí nghiệm URL Cung cấp đường link để download phần mềm hay link tới trang thông tin khác. Hoạt động Assignment Giao bài tập tự luyện và thu sản phẩm của HS. Điểm mạnh của chức năng này là có thể thiết lập các thuộc tính như hạn nộp, xác định loại file được chấp nhận, chia nhóm đồng thời GV có thể chấm điểm và đưa ra những nhận xét trực tiếp cho HS. Đề kiểm tra Tạo các bài kiểm tra trực tuyến với những câu hỏi được xây dựng theo ngân hàng đề bao gồm dạng câu hỏi trắc ghiệm khách quan, câu hỏi đúng sai, ghép đôi, điền khuyết hoặc câu hỏi trả lời ngắn hệ thống chấm điểm tự động và điểm trực tiếp được báo qua hồ sơ HS. Diễn đàn Tạo diễn dàn trao đổi lịch học, thông tin và những vấn đề liên quan đến các chủ đề trong khóa học. Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 287 2.2.2. Tiến trình thiết kế khóa học trên hệ thống quản lý học tập Moodle Để thiết kế khóa học cho HS tự học trực tuyến trên hệ thống quản lý học tập Moodle tiến hành qua 5 bước: - Bước 1: Cài đặt Moodle Sử dụng hệ thống Moodle trên trang “tuhochoahoc.com” - Bước 2: Tạo khóa học Sau khi đăng nhập quyền Admin trên trang tuhochoahoc.com có nhiều khóa học, sử dụng chức năng thêm khóa học mới, chúng tôi tạo khóa học tự học “Hóa hữu cơ 11” cho HS THPT. Hình 1: Trang website chứa khóa học (Nguồn: Tác giả) - Bước 3: Thiết lập thông tin khóa học Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành288 Hình 2: Thiết lập thông tin khóa học (Nguồn: Tác giả) - Bước 4: Sử dụng các tính năng của Moodle để xây dựng khóa học Sử dụng các tài nguyên và hoạt động được được trình bày ở bảng 1 để xây dựng khóa học trên Moodle. - Bước 5: Xây dựng nội dung cho các bài học trong khóa học Nội dung các bài học trong khóa học được xây dựng tuần tự tương ứng với thời gian HS học các bài học đó trên lớp. Đối với mỗi bài học GV sẽ căn cứ vào mục đích, nội dung và phương pháp để chọn lựa các nội dung nhằm bổ trợ kiến thức trên lớp, rèn luyện thêm các kỹ năng hay vận dụng mô hình B-learning để tổ chức hoạt động học tập cho HS. Chúng tôi thiết kế khóa học “Hóa hữu cơ 11” ở 5 chương với 16 bài giảng, 16 bài kiểm tra tự học sau mỗi bài học và 5 bài kiểm tra cuối chương như sau: Hình 3: Nội dung các chương trong khóa học (Nguồn: Tác giả) Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 289 2.2.3. Hoạt động của HS trong khóa học a. Đăng ký vào khóa học Để tham gia khóa học HS phải tạo tài khoản mới với kí danh và mật khẩu. Kí danh được GV quy định chính là số thứ tự của HS trong danh sách lớp còn mật khẩu do HS tự bảo mật. Sau khi đăng nhập, HS phải đăng ký vào khóa học để có thể cập nhật các thông tin trong hồ sơ liên quan như điểm, nhận xét của GV Sau khi HS đăng ký vào khóa học, GV có thể theo dõi và quản lý các hoạt động của HS trong khóa học như địa chỉ email, thời gian HS tham gia vào khóa học, có thể lọc kết quả xem HS nào không hoạt động trong khóa học từ 1 ngày Với vai trò Admin, trong phần quản lý khóa học, GV có thể gửi tin nhắn cho tất cả các thành viên trong khóa học. Hình 4: Danh sách thành viên của khóa học b. Giao diện khóa học Hình 5: Giao diện khóa học (Nguồn: Tác giả) Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành290 Ngoài khu vực thông báo chung và các chủ đề còn có khu vực quản trị khóa học giúp HS theo dõi điểm số, khu vực tìm kiếm diễn đàn hay theo dõi tin mới nhất hoặc các sự kiện sắp diễn ra. c. Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học - Học trực tuyến: GV thông báo cho HS quy trình cũng như thời gian biểu cụ thể để HS học trực tuyến các bài học trước khi học giáp mặt trên lớp. HS tự học trực tuyến thông qua bài giảng điện tử được thiết kế trên Adobe Application Manager có tích hợp cả âm thanh, hình ảnh, video clip thí nghiệm vào bài học. Sau đó HS làm bài kiểm tra trực tuyến 15 phút sau khi học bài mới. Ở cuối mỗi chương có phân dạng và hướng dẫn giải bài tập để HS có thể tự luyện thêm kỹ năng giải bài tập. Sau mỗi chương HS phải hoàn thành bài kiểm tra 45 phút để đánh giá NLTH và kết quả học tập của HS. Ngoài ra, HS có thể tham khảo thêm các tài liệu trên website như: các chuyên đề hóa hữu cơ, thí nghiệm hóa học, audio book, thiết kế bài giảng, tự học giỏi hóa học. Trong quá trình HS tự học trực tuyến ở nhà giữa các HS hoặc HS và GV vẫn có thể có sự trao đổi và thảo luận trong diễn đàn. Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra 15 phút của H S khi học trực tuyến để xác định nội dung sẽ tiến hành trên lớp. - Học trên lớp: Do HS đã tự học qua bài giảng trực tuyến và làm bài kiểm tra ở nhà nên sẽ tiết kiệm thời gian GV không phải giảng lại theo trình tự nội dung bài học, GV tập trung vào giải đáp thắc mắc những nội dung HS chưa hiểu (kết quả thể hiện qua bài kiểm tra tự học) và tổ chức các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm, Web Quest, dạy học dự án, trò chơi, làm bài tập vận dụng,... GV có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm HS nghiên cứu bài học qua SGK, bài giảng trực tuyến, tự làm các bài thuyết trình Powerpoint, thuyết trình qua giấy A0,... Lớp học lúc này hoàn toàn là của HS, GV như người chỉ huy có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển sao cho các hoạt động đem lại hiệu quả tốt nhất. 2.3. Thực nghiệm sư phạm Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của khóa học “Hóa hữu cơ 11” cũng như NLTH và kết quả học tập của HS ở THPT khi tham gia khóa học, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm khóa học cho 200 HS tại 5 trường THPT: Huỳnh Thúc Kháng - Khánh Hòa, Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi, Tam Phú - TP. Hồ Chí Minh, Mai Anh Tuấn - Thanh Hóa, Dầu Giây - Đồng Nai. 2.3.1. Kết quả điều tra a. Về nội dung và hình thức khóa học Mức độ: [1]: Không hài lòng [2]: Ít hài lòng [3]: Hài lòng [4]: Rất hài lòng Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 291 Nội dung và hình thức khóa học Mức độ (số lượng) 1 2 3 4 1. Khóa học giới thiệu mục đích, đối tượng và yêu cầu rõ ràng giúp người học dễ theo dõi. 0 0 80 120 2. Khóa học có hướng dẫn đầy đủ về phương pháp học tập: hình thức tổ chức và quy trình học tập để HS có thể học theo quy trình. 0 0 105 95 3. Bố cục khóa học đầy đủ,sắp xếp hợp lí, khoa học dễ tìm kiếm và thao tác. 0 6 92 102 4. Các bài học trong khóa học được chọn lọc và sắp xếp hợp lý, nội dung kiến thức phù hợp với khả năng tự học của HS. 0 2 102 96 5. Bài học có định hướng mục tiêu giúp HS có thể xác định được kiến thức, kĩ năng và nhiệm vụ của bài học. 0 4 108 88 6. Bài giảng trực tuyến có nội dung rõ ràng, sinh động, lời giảng dễ hiểu. 0 10 92 98 7. Các video thí nghiệm trong bài giảng có hình ảnh và âm thanh rõ ràng, dễ theo dõi. 0 20 110 70 8. Các bài kiểm tra sau khi học vừa sức, giúp HS tự đánh giá được mức độ hiểu bài của bản thân. 0 16 104 80 9. Các phương pháp giải bài tập ở các chương có phân dạng rõ ràng, hướng dẫn cách giải và ví dụ minh họa đầy đủ. 0 14 96 90 10. Bài kiểm tra cuối chương phù hợp với nội dung bài học trong chương,hỗ trợ HS đánh giá được NLTH của bản thân. 0 10 102 88 Kết quả điều tra cho thấy với 10 tiêu chí về nội dung và hình thức Khóa học, từ 90% đến 100% HS đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng. Điều này cho thấy tuy hình thức học trực tuyến là một hình thức học tập mới đối với HS ở THPT nhưng với nội dung và hình thức của khóa học được thiết kế HS đều có phản hồi tích cực vì các nội dung này gắn với nội dung học tập theo chương trình hóa học THPT hiện hành. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành292 b. Về tính khả thi và hiệu quả Tính khả thi và hiệu quả Mức độ (số lượng) 1 2 3 4 11. Khóa học phù hợp với khả năng tin học của HS, sử dụng đơn giản, dễ thao tác, không cần sử dụng thêm bất kỳ phần mềm nào để xem nội dung. 0 12 110 78 12. Việc nộp bài kiểm tra sau khi học và bài kiểm tra cuối chương rất dễ dàng, đối với bài trắc nghiệm HS biết kết quả ngay khi nộp. 0 2 98 100 13. Diễn đàn trao đổi trong khóa học giúp các HS trong lớp trao đổi kinh nghiệm và nhận được sự hướng dẫn của GV nhanh chóng. 0 18 114 68 14. Khóa học giúp HS tự học tốt nhằm nâng cao năng lực tự học và kết quả học tập của HS. 0 16 94 90 15. Mô hình khóa học có thể nhân rộng và phát triển sang các môn học khác cho HS. 0 4 90 106 Kết quả thu được cho thấy trên 90% HS tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng với 5 tiêu chí trên và HS nhận định là NLTH và kết quả học tập nâng cao sau khi tham gia khóa học. Như vậy, qua các số liệu thống kê cho thấy khóa học “Hóa hữu cơ 11” được sắp xếp khoa học, hợp lí, có nội dung kiến thức phù hợp với khả năng tự học và HS nhận định khóa học giúp HS tự học tốt nhằm nâng cao NLTH và kết quả học tập của HS. 2.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm Để đánh giá NLTH cũng như kết quả học tập của HS qua biện pháp thiết kế khóa học “Hóa hữu cơ 11” trên hệ thống quản lí học tập Moodle, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 5 trường THPT nói trên. Tại các lớp thực nghiệm (TN): GV dạy theo mô hình phối hợp giữa học trực tuyến khóa học “Hóa hữu cơ 11” ở nhà và học giáp mặt trên lớp như đã trình bày ở mục c phần 2.2.3. Tại các lớp đối chứng (ĐC): GV dạy theo phương pháp thông thường, không sử dụng khóa học trực tuyến. Nội dung chọn dạy thực nghiệm ở 2 chương 8 và 9 của chương trình Hóa học lớp 11 và tiến hành 2 bài kiểm tra vào cuối mỗi chương ở lớp TN và lớp ĐC để xác định tính khả thi của biện pháp. Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 293 2.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm Kết quả 2 bài kiểm tra (KT) lần 1 và lần 2 tại Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi như sau: Bảng 1. Kết quả HS đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra Bài KT Lớp Tổng HS Số HS đạt điểm xi 0-3 4 5 6 7 8 9 10 Lần 1 TN 40 0 2 4 6 12 8 4 4 ĐC 41 0 5 9 12 6 5 2 2 Lần 2 TN 40 0 1 4 4 11 10 5 5 ĐC 41 0 3 9 10 7 8 2 2 (Nguồn: Tác giả) Bảng 2. Phân phối tần suất và tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra lần 1 Điểm xi Số % HS đạt điểm xi Số % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC 0-3 0,00 0,00 0,00 0,00 4 5,00 12,20 5,00 12.20 5 10,00 21,95 15,00 34,15 6 15,00 29,27 30,00 63,42 7 30,00 14,63 60,00 78,05 8 20,00 12,19 80,00 90,24 9 10,00 4,88 90,00 95,12 10 10,00 4,88 100,00 100,00 (Nguồn: Tác giả) Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành294 Bảng 3. Phân phối tần suất và tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra lần 2 Điểm xi Số % HS đạt điểm xi Số % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC 0-3 0,00 0,00 0,00 0,00 4 2,50 7,32 2,50 7,32 5 10,00 21,95 12,50 29,27 6 10,00 24,39 22,50 53,66 7 27,50 17,07 50,00 70,73 8 25,00 19,51 75,00 90,24 9 12,50 4,88 87,50 95,12 10 12,50 4,88 100,00 100,00 (Nguồn: Tác giả) Bảng 4. Tổng hợp các tham số đặc trưng Đối tượng TN ĐC Điểm trung bình Lần 1 7,20 6,27 Lần 2 7,50 6,54 Độ lệch chuẩn Lần 1 1,588 1,597 Lần 2 1,553 1,567 Giá trị p của T – test Lần 1 0,0102 Lần 2 0,0068 Mức độ ảnh hưởng ES Lần 1 0,5833 Lần 2 0,6148 (Nguồn: Tác giả) Từ các bảng và đồ thị ta có: - Điểm trung bình của 2 bài kiểm tra ở lớp TN lớn hơn lớp ĐC và đồ thị đường lũy tích điểm bài kiểm tra lớp TN ở bên phải và phía dưới của đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp ĐC. - Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng các lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 295 - Giá trị p của T-test độc lập nhỏ hơn 0,05 khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 lớp không phải do ngẫu nhiên mà do tác động của biện pháp. Do vậy việc sử dụng khóa học trực tuyến “Hóa hữu cơ 11” cho HS tự học ở nhà kết hợp với dạy học trên lớp mang lại kết quả cao hơn cách dạy truyền thống thông thường không sử dụng khóa học. 3. Kết luận Mô hình của hệ thống quản lý học tập trực tuyến moodle hỗ trợ quá trình tự học của HS, giúp GV giảm tải khối lượng dạy học trên lớp tăng cường thời lượng cho các hoạt động thảo luận và các bài tập vận dụng mà vẫn đảm bảo khối lượng kiến thức theo phân phối chương trình. Bên cạnh đó, hệ thống này dễ dàng quản lí việc học của HS đồng thời giúp HS chủ động học tập theo kế hoạch của GV góp phần phát triển NLTH và nâng cao kết quả học tập của HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. James H.Tronge (2011), Những phẩm chất của người GV hiệu quả, (Người dịch Lê Văn Canh), NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Robert J.Marzano (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học, (Người dịch Nguyễn Hữu Châu), NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên (2018), “Xây dựng bài tập tự học phần Hóa học đại cương cho học sinh THPT”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 2, tr. 141-151. 4. Nguyen Kim Anh, Dang Thi Oanh, Tran Anh Tuan (2017), Developing the students’ self-study abilities through the exercises in ‘Chapter 6: Alkali metals, alkali earth metals - aluminum’Advanced Chemistry 12, HNUE of Journal of Science, 62(6), pp.45-52. 5. Nguyễn Ngọc Duy (2014), “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (6), tr. 132-142. 6. Lưu Thị Lương Yến, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2016), “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Phần hiđrocacbon - Hóa học 11 Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 6A, tr. 136-145. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành296 7. Nguyễn Thu Thủy, Trần Trung Ninh (2014), “Thiết kế e-book Hóa học hữu cơ 11 nhằm hỗ trợ tự học cho học sinh chuyên hóa học”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 59 (2), tr. 75-82. 8. Phạm Hương Trang (2012), Thiết kế và sử dụng giáo trình trực tuyến trên hệ thống moodle hỗ trợ dạy học hóa học lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Vương Cẩm Hương (2018), “Thực trạng phát triển năng lực tự học Hóa học Hữu cơ và thiết kế phiếu hướng dẫn tự học cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 8, tr. 156-166. 10. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể. 12. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. 13. Bùi Việt Phú, Nguyễn Thị Mai Thủy (2016), “Ứng dụng hệ thống quản lí học tập moodle nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục, Số 381, tr. 60-63. DEVELOPMENT ON STUDENTS’ SELF-STUDY CAPACITY THROUGH COURSE DESIGN ON MOODLE LEARNING MANAGEMENT SYSTEM Abstract: One of the goals of high school education is to help learners master the common knowledge, apply knowledge effectively into practice and self-study for life. Therefore, the formation and development of students’ self-learning capacity in teaching is necessary. In this article, we refer to the concept of self-learning, self- learning ability and propose the method to develop students’ self-learning ability which is the design of the course “organic chemistry 11” on website “tuhochoahoc. com” by moodle learning management system in order to help students in self- study and online testing. The course is experimented on 5 High schools across the country and pedagogical experiment results show the feasibility and effectiveness of the course. Keywords: Self-study, Self-study ability, Self-study chemistry, Organic chemistry 11, Online learning.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nang_luc_tu_hoc_cua_hoc_sinh_qua_thiet_ke_khoa_ho.pdf
Tài liệu liên quan