Phát triển năng lực nhận thức Hóa học cho học sinh thông qua mô hình dạy học phân hóa

Vận dụng quan điểm dạy học phân hóa trong quá trình dạy học môn Hoá học sẽ

giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, nâng cao kết quả học tập, phát huy tính

tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Thông qua các phương pháp nghiên

cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, thống kê toán học và thực nghiệm sư phạm, bài

viết đã hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đề xuất các nguyên tắc và quy trình thiết kế kế

hoạch dạy học dựa trên quan điểm dạy học phân hóa nhằm phát triển năng lực nhận

thức Hóa học cho học sinh. Để khẳng định tính khả thi của nghiên cứu, thực nghiệm

sư phạm được triển khai với sự hỗ trợ của các công cụ đánh giá.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển năng lực nhận thức Hóa học cho học sinh thông qua mô hình dạy học phân hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc chính xác các nội dung đã học nhưng chưa đầy đủ Ghi nhớ được một cách chính xác những nội dung kiến thức đã học. 5. Khả năng suy luận Chưa suy luận được các đơn vị kiến thức có liên quan đến nhau Có khả năng suy luận nhưng chưa đúng với kiến thức liên quan. Có khả năng suy luận nhưng chỉ suy luận trên các thông tin cụ thể Suy luận chính xác theo một chuỗi có tổng hợp tuần tự, có khoa học và có phê phán nhận xét 6. Thực hiện nhiệm vụ được giao Không hoàn thành nhiệm vụ được giao Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đúng theo yêu cầu Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa hoàn chỉnh. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập được giao 7. Trình bày lại nội dung bài học Không trình bày lại được nội dung bài học Trình bày lại được nội dung bài học nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Trình bày lại được nội dung bài học nhưng chưa khoa học Trình bày lại được nội dung bài học một cách chính xác và khoa học. 204 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Tiêu chí Mức độ Chưa đạt (1 điểm) Đạt (2 điểm) Tốt (3 điểm) Rất tốt điểm) 8. Làm theo mẫu đã có trước Không có khả năng bắt chước làm theo mẫu. Làm đúng theo mẫu cho trước Làm theo mà không bị lệ thuộc vào mẫu Có sự đổi mới nhưng vẫn đảm bảo chính xác 9. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chưa vận dụng được kiến thức đã học vào các trường hợp cụ thể Vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhưng đối với những đối tượng và tình huống quen thuộc. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở đối tượng và tình huống quen biết nhưng đã bị biến đổi Vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở đối tượng và tình huống chưa quen biết. 10. Sáng tạo trong học tập Không có tính sáng tạo trong học tập Có sáng tạo nhưng chưa có tính áp dụng. Sáng tạo ra quy trình mới dựa trên mẫu ban đầu, bắt đầu có tính áp dụng Sáng tạo ra quy trình hoàn toàn mới, tách ra khỏi mẫu ban đầu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Bảng kiểm quan sát năng lực nhận thức Hóa học của HS được triển khai trước và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm tại các lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) sau mỗi bài dạy và quan sát biểu hiện, hành vi của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mã hóa HS lớp thực nghiệm từ 1 đến 76 và HS lớp đối chứng từ 1 đến 75. Kết quả thu được thể hiện ở Đồ thị 1 và Đồ thị 2: Đồ thị 1: Đồ thị mô tả sự tiến bộ NLNT Hóa học của học sinh qua mỗi bài dạy Nhận xét: Kết quả tổng hợp cho thấy điểm trung bình quan sát được của học sinh lớp TN trước khi tiến hành các tiết dạy thấp hơn sau khi thực hiện dạy theo hướng phân hóa. Cụ thể trước khi thực nghiệm hầu hết NLNT Hóa học của các HS mới phát triển ở mức độ đạt. Sau mỗi bài dạy, điểm quan sát được đã tăng dần lên và đến bài số 3 đã có 61/75 (81,33%) HS có điểm quan sát đạt trên mức 3,0 (mức độ tốt và rất tốt) chứng tỏ NL NT Hóa học của 205Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HS đã phát triển hơn so với trước. Với số HS còn lại điểm quan sát cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa thực sự cao (dưới 3,0), với mức điểm này các HS này vẫn cần phải rèn luyện và GV cũng cần sát sao hơn trong các giờ dạy tiếp theo. Đồ thị 2: Đồ thị mô tả sự tiến bộ NLNT Hóa học của học sinh lớp TN và ĐC Nhận xét: So sánh điểm quan sát giữa HS lớp ĐC và lớp TN cho thấy lớp điểm trung bình của HS lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, điều đó đã thể hiện bước đầu tính hiệu quả trong việc phát triển NLNT Hóa học của học sinh thông qua dạy học phân hóa. b. Đánh giá qua bài kiểm tra Sau khi kết thúc các bài dạy, 1 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút đã được triển khai đối với HS ở lớp TN và ĐC. Phương pháp phân tích so sánh định lượng dựa trên kết quả các bài kiểm tra với thang điểm 10 và cách xếp loại như sau: Loại giỏi: Điểm 9, 10 Loại khá: Điểm 7, 8 Loại trung bình: Điểm 5, 6 Loại yếu kém: Điểm 0, 1, 2, 3, 4 Từ số liệu điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC, các tham số đặc trưng được đưa ra ở bảng sau: (Bảng 3) Bảng 3: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra Bài KT Lớp TB Δ S2 V (%) ES Số 1 TN 6,42 1,41 2,01 21,96 0,55 ĐC 5,76 1,20 1,43 20,83 Số 2 TN 6,72 1,35 1,83 20,09 0,41 ĐC 6,11 1,47 2,16 24,06 Nhận xét: Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm đã cho thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC. Điều này được thể hiện: 206 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN a) Tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá và giỏi Tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN (50,08% - 56,58%) cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC (25,33% - 36%); ngược lại tỉ lệ % đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỉ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC. Như vậy, phương án thực nghiệm trên đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức Hóa học cho HS, góp phần giảm tỉ lệ HS yếu kém và tỉ lệ HS trung bình và tăng tỉ lệ HS khá, giỏi. b) Giá trị các tham số đặc trưng - Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn HS lớp ĐC, chứng tỏ HS các lớp TN nắm vững vàng và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp ĐC. - Độ lệch chuẩn trong bài kiểm tra số 2 ở lớp TN nhỏ hơn ở lớp ĐC, đồng thời giá trị của độ lệch chuẩn bé đã chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC. - Giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, điều này một lần nữa chứng tỏ dạy học phân hóa đã đạt hiệu quả trong việc phát triển NLNT Hóa học cho học sinh. - Mức độ ảnh hưởng ES là trung bình nên sự tác động của thực nghiệm ở mức độ trung bình. 5. Kết luận Nghiên cứu này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của dạy học phân hóa, đưa ra 10 nguyên tắc và quy trình 6 bước để tổ chức dạy học phân hóa thông qua dự án học tập “pH và cuộc sống”. Các kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy việc vận dụng quan điểm dạy học phân hóa nhằm phát triển năng lực nhận thức Hóa học cho học sinh là khả thi và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học Hóa học. Học sinh yêu thích môn Hóa học hơn và không cảm thấy môn học này khó và trừu tượng, hơn thế nữa dạy học phân hóa cũng giúp học sinh phát huy khả năng khám phá, tìm tòi góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT môn Hóa, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Đản (2007), Quan niệm về phân hóa giáo dục và nguyên tắc phân hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phân hoá giáo dục phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Lê Hoàng (2012), Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Phạm Quang Huân (2007), Những căn cứ khoa học và các phương thức thực hiện phân hóa giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội. 207Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 5. Đặng Thành Hưng (2008), "Cơ sở sư phạm của dạy học phân hóa", Tạp chí Khoa học Giáo dục. 6. Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 7. The Education State (2017), High Impact Teaching Strategies, the Department of Education and Training Melbourne, pp. 28.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nang_luc_nhan_thuc_hoa_hoc_cho_hoc_sinh_thong_qua.pdf
Tài liệu liên quan