Phát triển năng lực cho sinh viên Sư phạm ngữ văn thông qua các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học

Chương trình Ngữ văn phổ thông thực hiện sau năm 2018 xác định rõ

việc KTĐG là một điểm quan trọng trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Phương

pháp KTĐG đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng

lực Ngữ văn của học sinh. Từ thực tế này đặt ra vấn đề cấp thiết là: các trường Sư

phạm cần bám sát thực tiễn đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông và tập trung

đổi mới khâu kiểm tra đánh giá. Đánh giá trên lớp học được xem là thành tố cơ bản

trong giáo dục giúp học sinh xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập; trong

đó các kĩ thuật đánh giá trong lớp học được xem là công cụ, phương tiện chuyển tải

nội dung đến người học trong quá trình dạy học. Việc sử dụng các kĩ thuật đánh giá

sẽ góp phần kích thích năng lực sáng tạo trong dạy học và giúp người dạy tìm ra biện

pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông tin phản hồi từ người học chính là động

lực để người dạy tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy học mới nhằm mục đích

giúp cho người học tiến bộ. Bài viết đề xuất các kỹ thuật đánh giá trên lớp học nhằm

đáp ứng yêu cầu tiếp cận năng lực người học đối với sinh viên ngành Văn.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển năng lực cho sinh viên Sư phạm ngữ văn thông qua các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học316 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC ThS. Hoàng Thị Minh Thảo Trường CĐSP Hà Tây Tóm tắt: Chương trình Ngữ văn phổ thông thực hiện sau năm 2018 xác định rõ việc KTĐG là một điểm quan trọng trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Phương pháp KTĐG đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng lực Ngữ văn của học sinh. Từ thực tế này đặt ra vấn đề cấp thiết là: các trường Sư phạm cần bám sát thực tiễn đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông và tập trung đổi mới khâu kiểm tra đánh giá. Đánh giá trên lớp học được xem là thành tố cơ bản trong giáo dục giúp học sinh xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập; trong đó các kĩ thuật đánh giá trong lớp học được xem là công cụ, phương tiện chuyển tải nội dung đến người học trong quá trình dạy học. Việc sử dụng các kĩ thuật đánh giá sẽ góp phần kích thích năng lực sáng tạo trong dạy học và giúp người dạy tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông tin phản hồi từ người học chính là động lực để người dạy tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy học mới nhằm mục đích giúp cho người học tiến bộ. Bài viết đề xuất các kỹ thuật đánh giá trên lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận năng lực người học đối với sinh viên ngành Văn. 1. Đặt vấn đề Đánh giá trên lớp học là một quá trình liên tục, bằng cách sử dụng những kĩ thuật đánh giá đơn giản giúp giảng viên thu thập thông tin, phân tích và phản hồi kết quả thu được để tìm hiểu xem học sinh đã học thế nào, học được bao nhiêu, và có phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với hướng tiếp cận giảng dạy của mình, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy theo hướng nâng cao kết quả học tập cho người học. Đánh giá trên lớp học được tích hợp vào quá trình dạy học và có thể coi như là một phương pháp dạy học hữu hiệu. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay ở các trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận năng lực của người học, các trường sư phạm cần phải thay đổi cách dạy học, cách kiểm tra đánh giá người học, đặc biệt là cần vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật đánh giá trên lớp học. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng và định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập các học phần ngành Văn ở trường CĐSP 2.1.1.Thực trạng KTĐG kết quả học tập các học phần ngành Văn ở trường CĐSP Đồng thời với việc đổi mới PPDH thì trong những năm gần đâytrong các trường sư phạm đã có sự đổi mới trong việc KTĐG kết quảhọc tập của SV. Đối với các học phần ngành Văn, GV chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá trên lớp học qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng toàn diện, đa dạng, chính xác, khách quan và có sự phân hóa đối tượng theo hướng phát triển năng lực người học. GVbám sát chuẩn đầu ra, mục tiêu của môn học với các chuẩn kiến thức, kỹ năng cụ thể. Phạm vi kiểm Kỷ yếu hội thảo khoa học 317 tra không còn bó hẹp trong những nội dung có ở chương trình mà còn mở rộng những vùng kiến thức ngoài chương trình, gắn kiến thức lý thuyết đã học với kiến thức thực tiễn đời sống và với nội dung rèn nghề ở trường THCS.Tuy nhiên, thực tế KTĐG trong thời gian qua vẫn còn có những vấn đềtồn tại sau: - Việc kiểm tra quá trình chưa thực hiện nghiêm túc. Việc chấm, chữa bài kiểm tra của SV không tiến hành thường xuyên nên GV không theo dõi, chỉnh sửa kịp thời những sai sót của SV. Các kỹ năng nghe, nói không được luyện nhiều. - Một số GV chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức của SV mà chưa đánh giá các kỹ năng,năng lực của SV, đặc biệt là năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống. Cách ra đề KTĐG chưa phân hóa được đối tượng người học, chưa đánh giá được hết các năng lực học tập môn Ngữ văn của sinh viên. - Ma trận đề kiểm tra chưa phủ được toàn bộ nội dung kiến thức của chương trình, đáp án đề thi nhiều khi kết quả đo ( độ khó, độ tin cậy, độ giá trị) chưa thực sự chính xác. Thực trạng của vấn đề KTĐGtrên đây một phần nguyên nhân chính bởi GV vẫn chưa thực sự trang bị cho mình một cách đầy đủ, bài bản về lí luận kiểm tra đánh giá và chưa thực sự nắm vững các tiêu chí, quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá cụ thể. 2.1.2. Định hướng đổi mới KTĐG kết quả học tập trên lớp các học phần ngành Văn ở trường CĐSP Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy và học vừa góp phần điều chỉnh quá trình này. Đánh giá trong lớp học: là loại hình đánh giá thường xuyên, diễn ra trong quá trình học tập, với phạm vi của một lớp học do GV tiến hành bằng nhiều cách thức đa dạng khác nhau. Các cách thức hoặc các chiến lược tổ chức hoạt động học để kiểm soát việc học và đồng thời đo được mức độ đạt mục tiêu của học sinh được gọi là “ kỹ thuật đánh giá trong lớp học”. Đánh giá ở đây không mang nghĩa là các kì thi, mà là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. Sử dụng các kỹ thuật đánh giá sẽ góp phần kích thích năng lực sáng tạo trong dạy học và giúp người dạy tìm được các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông tin phản hồi từ người học chính là động lực để người dạy tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy học mới nhằm mục đích giúp cho người học tiến bộ. Chương trình Ngữ văn phổ thôngthực hiện sau năm 2018 xác định rõ việc KTĐG là một điểm quan trọng trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Phương pháp KTĐG đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng lực Ngữ văn của học sinh.Điểm khác biệt lớn nhất của chương trình là mục tiêu môn học được nhấn mạnh rõ: coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói, nghe). Kỷ yếu hội thảo khoa học318 Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh (HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo Năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng chương trình xuyên suốt của cấp học. Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách thể hiện để khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. Đối với các trường Sư phạm đào tạo GV, chương trình dạy học theo định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả năng lực đầu ra - sản phẩm cuối cùng của quá trìn- hdạy học, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp,cách thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra theo dự kiến, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Việc thay đổi cách KTĐG sinh viên và thay đổi nội dung, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo, rèn nghề cho SV.Đối với các học phần ngành Văn dạy ở trường CĐSP cần bám sát thực tiễn đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Định hướng đổi mới KTĐG trên lớp học đối với các môn học chuyên ngành Văn như sau: - Đổi mới đánh giá KQHT trên lớp của sinh viên phải bám sát và mục tiêu môn học, chuẩn đầu ra của từng học phần cụ thể để đề ra các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đánh giá. - Chú trọng hình thành, phát triển và hoàn thiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, hình thành năng lực cảm thụ, năng lực biểu lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm; hình thành năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tạo lập, sản sinh văn bản ( năng lực làm văn). Giảm kiến thức hàn lâm, tăng kiến thức và kỹ năng có ý nghĩa gắn kết thực tiễn cuộc sống và thực tế rèn nghề, phù hợp với năng lực của SV. Đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các bài kiểm tra và hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra quá trình. - Chú trọng kiểm tra năng lực giao tiếp của SV trên quan điểm tích cực hóa hoạt động của người học. Khuyến khích SV tự đánh giá kết quả của mình, của bạn thông qua những chỉ số đánh giá mà GV cung cấp. - Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá KQHT của SV. Tăng cường các dạng đề kiểm tra mở, đề vận dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đời sống. Xây dựng các tiêu chí, ma trận đề thi rõ ràng, cụ thể, chính xác. Chú trọng tính phân hóa cao trong khi kiểm tra. 2.2. Một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá KQHT trên lớp các học phần ngành Văn 2.2.1.Kỹ thuật dùng bảng hỏi để kiểm tra kiến thức nền: - Mục đích của kỹ thuật này là giúp GV kiểm tra việc tự học và chuẩn bị bài ở nhà của SV để xác định được điểm bắt đầu hiệu quả cho bài giảng mới và giúp SV hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã tích lũy được. - GV có thể sử dụng một số câu hỏi mở, yêu cầu SV trả lời ngắn gọn hoặc sử dụng Kỷ yếu hội thảo khoa học 319 hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kiến thức về các khái niệm, vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức bài học mới - GV có thể sử dụng phiếu học tập phát cho SV với những yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Ví dụ: Khi dạy thực hành tác giả Nam Cao, GV yêu cầu SV tìm hiểu về truyện ngắn “ Lão Hạc’ dạy trong chương trình Ngữ văn 8. GV có thể sử dụng các phiếu học tập sau: Phiếu học tập số 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Lão Hạc. (Yêu cầu: Hiển thị ngắn gọn bằng cách lập bảng hoặc sơ đồ tư duy). Phiếu học tập số 2: Phát hiện và phân tích ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc trong truyện ngắn. (Yêu cầu: Viết thành đoạn văn ngắn từ 10 - 15 dòng). Phiếu học tập số 3: Trao đổi về nhận định: “Lão Hạc - nỗi trăn trở về một kiếp người” (Nguyễn Đăng Mạnh). (Yêu cầu: sơ đồ hóa nội dung trên giấy Ao, nội dung làm bài chi tiết ghi vào phiếu học tập). 2.2.2. Kỹ thuật quan sát Kỹ thuật quan sát giúp GV đánh giá trực tiếp, khách quan và chính xác các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của SV; đặc biệt là đánh giá đúng động cơ, hứng thú, thái độ học tập của SV đối với môn Ngữ văn. Để thực hiện kỹ năng này GV cần xây dựng các phiếu quan sát với các bước cụ thể: xác định mục tiêu quan sát, nội dung quan sát, đối tượng quan sát, phương pháp quan sát, xây dựng bộ công cụ quan sát, tổng hợp thông tin và đưa ra nhận xét. Ví dụ: Để đánh giá năng lực nói của SV, GV xây dựng phiếu quan sát theo dõi sự tiến bộ của SV qua nhiều giờ học trên các phương diện quan sát: vốn từ, cách dùng từ, cách đặt câu, sự chính xác của ý kiến, cách diễn đoạt, lập luận, khả năng thuyết phục người nghe.... Kỹ thuật quan sát đánh giá bằng thang điểm định danh, hoặc bằng nhận xét của GV. 2.2.3. Kỹ thuật ma trận trí nhớ Kỹ thuật này sử dụng khi GV muốn đánh giá khả năng tái hiện, nắm vững các khái niệm, sự kiện, tính chất, các kiến thức trọng tâm của nội dung bài học, đánh giá được năng lực tổ chức, năng lực xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản của SV. Để thực hiện kỹ thuật này GV có thể sử dụng ma trận với hàng và cột đã được định danh, phân loại kiến thức để SV ghi nhớ, và tổ chức sắp xếp thông tin. Ví dụ: Khi dạy học phần Lí luận văn học phần“ Nhân vật văn học” GV có thể sử dụng bảng sau để kiểm tra khả năng của SV trong việc tái hiện và phân biệt được các kiến thức quan trọng trong bài học: Nhân vật văn học Khái niệm Đặc điểm Nhân vật tính cách Nhân vật loại hình Nhân vật chức năng Nhân vật tư tưởng Nhân vật trữ tình Kỷ yếu hội thảo khoa học320 GV có thể dụng kỹ thuật này để kiểm tra kỹ năng đánh giá và phân tích các thông tin, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 2.2.4. Kỹ thuật lập dàn bài theo cấu trúc: Kỹ thuật này sử dụng nhằm đánh giá kỹ năng nhận biết, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng trình bày tạo lập văn bản; năng lực tổng hợp của SV.GV yêu cầu SV xem xét các khía cạnh nội dung, hình thức và chức năng của thông tin trình bày dưới dạng một văn bản, một video clip...trả lời các câu hỏi cái gì, như thế nào, tại sao... Thông qua việc lập dàn bài theo cấu trúc SV sẽ phát triển năng lực phân tích các vấn đề trong nội dung đọc hiểu văn bản, kỹ năng tạo lập văn bản, năng lực tạo thông điệp qua kỹ năng tư duy, lập luận đối với người đọc và đánh giá hiệu quả tác động của văn bản mà SV đã tạo lập được. Ví dụ: Khi dạy học phần Văn bản và tạo lập văn bản GV chọn một văn bản ngắn và yêu cầu SV trả lời các câu hỏi ở dưới: (1) Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “ đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm cách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “ Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”? Câu nói đó bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. (2) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không hề thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-ri-xtôt đã nói: “ Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công. (3) Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. ( Theo Băng Sơn - Ngữ văn lớp 11. NXBGD 2015) 1. Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn (1). 2.Tại sao tác giả lại cho rằng: Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. 3. Hãy lập dàn bài trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích trên: Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. 2.2.5. Kỹ thuật vẽ bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm Kĩ thuật này giúp GV đánh giá được cách SV sắp xếp và kết nối các khái niệm, kiến thức của môn học. Kiểm tra được kiến thức trọng tâm của bài học và hệ thống Kỷ yếu hội thảo khoa học 321 hóa kiến thức của SV: (1) GV có thể yêu cầu SV tự thiết kế cho mình một sơ đồ tư duy về các khái niệm, kiến thức của bài học và các khái niệm, kiến thức cóliên quan trong bài họctheo ý muốn sáng tạo của người học. SV tự kiểm tra chéo lẫn nhau. SV trao đổi, thảo luận kết quả. (2) GV có thể lập bản đồ tư duy mở, GV lựa chọn một khái niệm, một thuật ngữ trung tâm của sơ đồ, GV vẽ ra một số nhánh chính, thậm chí vẽ sai, vẽ thiếu hoặc thừa nhánh và yêu cầu học sinh bổ sung, nhận xét, đánh giá... Kỹ thuật này thường được sử dụng trong những môn học, bài học có nhiều khái niệm, nhiều vấn đề lí thuyết như: Lí luận văn học, Đại cương cơ sở ngữ âm Tiếng Việt, Phong cách học, Ngữ dụng học... 2.2.6. Kỹ thuật lựa chọn nguyên tắc Mục đích của kỹ thuật này là giúp GV kiểm tra được năng lực vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, kỹ năng dự đoán các tình huống phát sinh nếu sử dụng sai nguyên tắc, phát triển năng lực làm việc khoa học. Thực hiện kỹ thuật đánh giá này, GV sẽ giao bài tập cho học sinh dưới dạng vấn đề cần giải quyết, nhiệm vụ của SV là chỉ ra các giải pháp, các tình huống khả thi, có thể để áp dụng giải quyết vấn đề. Thực hiện bài tập này yêu cầu SV không chỉ nhận diện được vấn đề mà còn biết tìm ra những nguyên tắc chung để giải quyết từng loại vấn đề, có kỹ năng liên kết giữa vấn đề và nguyên tắc giải quyết trước khi thực hiện kỹ thuật đánh giá. Ví dụ: Hãy chỉ rõ nội dung kiến thức cần được áp dụng trong những trường hợp cụ thể dưới đây: 2.2.7. Kĩ thuật vấn đáp Ngoài mục đích KTĐG thì vấn đáp còn rèn luyện, phát triển kỹ năng nói, kỹ năng tư duy của SV. Khi kiểm tra vấn đáp GV cần xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích, đối tượng SV nhằm đến của mỗi câu hỏi, hạn chế một câu hỏi sử dụng cho tất cả các đối tượng. Bản chất của vấn đáp là GV sử dụng câu hỏi để gợi cho HS tìm tòi, suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học, kiểm tra trình độ kiến thức và kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của SV. Trong KTĐG kết quả học tập Ngữ văn các loại vấn đáp thường hay sử dụng là: Vấn đáp tái hiện (dựa vào trí nhớ, không cần suy luận được sử dụng khi cần tái hiện, củng cố hoặc thiết lập các mối quan hệ kiến thức), Vấn đáp giải thích minh họa ( nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó có dẫn chứng minh họa); Vấn đáp tìm tòi (phát hiện, đàm thoại để tìm tòi, suy nghĩ tìm lời đáp cho các câu hỏi).. Câu hỏi được dùng trong khi vấn đáp các học phần Ngữ văn như Câu hỏi/ Tình huống Kiến thức sử dụng 1.Phân tích nhân tố giao tiếp trong câu ca dao: “ Thuyền về có nhớ bến chăng. Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” 2.Chỉ ra dấu hiệu của phong cách nghệ thuật biểu hiện trong câu ca dao sau: ‘Lại đây anh nắm cổ tay / Anh hỏi câu này: có lấy anh không?” 3. Phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong câu sau: “Xuân Diệu, một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống” Kỷ yếu hội thảo khoa học322 sau: (1)Câu hỏi dựa vào thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng, tìm nguyên nhân - kết quả, khái quát.(2)Câu hỏi dựa vào trình độ nhận thức: biết, thông hiểu, vận dụng (thấp - cao) hoặc theo thang bậc Bloom.(3)Câu hỏi dựa vào mục đích dạy học: tái hiện, phát triển tư duy (giải thích, chứng minh, tìm tòi - đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, củng cố) tổng kết, kiểm tra. GV cần lưu ý nên giảm thiểu câu hỏi tái hiện, tăng cường câu hỏi phát huy tính tích cực chủ động của SV. 2.2.8.Kỹ thuật kiểm tra viết Tự luận: Câu hỏi tự luận trong các học phần ngành Văn thường có 2 loại: (1)Loại có câu trả lời ngắn: dùng kiểm tra các kiến thức, kỹ năng về tác giả, tác phẩm như thể loại,cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ngôi kể, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, tóm tắt cốt truyện ( văn bản tự sự); cảm xúc, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ, nhịp điệu... ( tác phẩm trữ tình); thực hành nhận diện và giải thích vị trí, vai trò của đơn vị tiếng Việt trong văn bản, thực hành phân tích đề, lập dàn ý, tạo lập các đoạn văn theo những yêu cầu cụ thể...(2) Loại đề tự luận viết bài văn:yêu cầu HS phải tư duy, trình bày cách nghĩ, cách cảm của mình về một vấn đề bằng bài luận với cấu trúc mở bài, thân bài, kết luận. Bài viết này kiểm tra kiến thức tổng hợp, xâu chuỗi được những kiến thức, kỹ năng cần có của người học. Ngoài đề tự luận theo kiểu truyền thống thì hiện nay trong khi ra đề văn tự luận GV phải hướng đến kiểu đề tích hợp, đề mở, liên hệ vận dụng với thực tiễn cuộc sống hiện tại mục đích là đánh giá được toàn diện các kiến thức và kỹ năng của người học, khắc phục lối ra đề sáo mòn, đơn điệu và khuôn mẫu, nhằm phát huy được năng lực sáng tạo của người học. Trắc nghiệm khách quan: TNKQ phù hợp mục đích đánh giá khả năng năm vững kiến thức, kỹ năng ở mức độ nhớ, thông hiểu, vận dụng. Đối với TNKQ thì phạm vi kiến thức được kiểm tra toàn diện hơn, tính khách quan và độ tin cậy cao. Tuy nhiên đối vơi môn Ngữ văn thì hình thức kiểm tra này không đánh giá được năng lực diễn đạt, quá trình tư duy, liên tưởng, tưởng tượng, năng lực cảm thụ thẩm mỹ của HS. Câu hỏi TNKQ có trong Ngữ văn thường hay được sử dụng là (1)câu hỏi đúng/sai; (2) câu hỏi điền khuyết (3) câu hỏi ghép đôi (4)câu hỏi nhiều lựa chọn. Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm: Hình thức này nâng cao năng lực tích cực, chủ động trong học tập và giải quyết các tình huống trong học tập của người học, tăng tính khách quan, cung cấp được những thông tin tin cậy, phù hợp với những đổi mới toàn diện của chương trình Ngữ văn mới. Đối với dạng đề kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm thì câu hỏi tự luận ngoài hình thức luận đề còn có thể đa dạng hóa các hình thức như: tìm ý, viết thêm đoạn văn, sáng tạo theo hướng đề mở...Văn bản đọc hiểu để dùng làm ngữ liệu có thể là những văn bản trong SGK hoặc những văn bản mới (có tính chất tương đương về kiểu loại, phù hợp, thiết thực với người đọc) 3. Kết luận Sử dụng các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trong lớp học đối với các học phần chuyên ngành Văn là hết sức quan trọng và cần thiết để GV điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học nhằm giúp SV đạt được mục tiêu học tập, nhận thức và kiểm soát được hoạt động học tập. Tùy vào từng học phần dạy học, tùy vào đối tượng học Kỷ yếu hội thảo khoa học 323 sinh của các lớp học và khóa học người GV hoàn toàn có quyền chủ động, linh hoạt lựa chọn, sáng tạo các hình thức, kỹ thuật này để phù hợp với đối tượng, nội dung bài học và môi trường dạy học. Tài liệu tham khảo 1. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, NXB GD,1997 2. Nguyễn Công Khanh,Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực, NXBĐHQG, 2013. 3. Đỗ Ngọc Thống, Đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh, TCKHGD số 70 (2011). Và một số bài viết trên mạng Internet...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nang_luc_cho_sinh_vien_su_pham_ngu_van_thong_qua.pdf
Tài liệu liên quan