Giáo dục STEM đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, người ta nhận thấy
rằng các môn học trong giáo dục STEM rất cần thiết bởi vì ảnh hưởng của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 nhiều ngành nghề trong tương lai gần sẽ biến mất thay thế
bằng các hệ thống tự động, trong đó đã được thừa nhận nhiều ngành nghề trong
tương lai được dựa trên các môn học STEM.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả về giáo dục STEM giúp học sinh khám phá
và trải nghiệm với cuộc sống bên ngoài trường học. Chương trình giảng dạy STEM
được đưa vào bối cảnh thực tế, bối cảnh xác thực, sát thực với chính sách hiện hành
và thực tiễn. Giáo dục STEM ở đây được khám phá theo cách tiếp cận tích hợp vào
giáo dục STEM với mục tiêu tăng cường động lực cho học sinhdựa trên vấn đề tích
hợp đa ngành theo ngữ cảnh.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tiếp cận tích hợp trong giáo dục STEM và bài học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến
của các thành
viên trong nhóm
và nhóm khác.
Không tiếp thu, ý
kiến của các thành
viên trong nhóm và
nhóm khác.
Tiếp thu ý kiến các
thành viên nhưng
đôi khi còn mất
tập trung.
Biết lắng nghe tích
cực và tiếp thu ý kiến
của các thành viên.
Thiết lập và
duy trì hoạt
động
Xây dựng kế
hoạch hoạt động
của nhóm.
Chưa xây dựng
được kế hoạch
hoạt động.
Xây dựng kế hoạch
hoạt động nhưng
chưa logic.
Đề xuất được quy
trình, kế hoạch hoạt
động nhóm rõ
ràng, logic.
Nhận và chủ
động, gương
mẫu hoàn thành
nhiệm vụ được
giao.
Không sẵn sàng
nhận nhiệm vụ,
chưa hoàn thành
được nhiệm vụ
được giao.
Nhận nhiệm vụ
được giao nhưng
còn bị động, chất
lượng công việc
chưa cao.
Nhận và chủ động,
gương mẫu hoàn
thành chất lượng
nhiệm vụ được giao.
Chia sẻ kết quả
công việc.
Không chia sẻ kết
quả công việc.
Chia sẻ kết quả
công việc nhưng
chưa rõ ràng.
Chia sẻ kết quả công
việc rõ ràng và tiếp
nhận phản hồi góp ý
tích cực
127Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Năng lực
thành phần
Tiêu chí
đánh giá
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tổ chức và
đánh giá
hoạt động
Góp ý điều chỉnh
thúc đẩy hoạt
động chung.
Không có ý kiến
nhằm chiều chỉnh
thúc đẩy hoạt động
chung.
Đóng góp ý kiến
thúc đẩy hoạt động
chung nhưng chưa
thực sự chất lượng.
Tích cực góp ý điều
chỉnh thúc đẩy hoạt
động chung.
Nêu mặt được,
mặt thiếu sót của
cá nhân và của cả
nhóm.
Chưa nêu được
những thiếu sót của
cá nhân và nhóm
trong hoạt động
chung.
Nêu được những
thiếu sót nhưng
chưa đầy đủ.
Nêu được chính xác,
đầy đủ các mặt thiếu
sót của bản thân và
cảu cá nhóm.
Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS [9]:
Tiêu chí 1 2 3
1. Vận dụng kiến thức
liên môn trong quá
trình chế tạo sản phẩm
Sản phẩm thể hiện rõ
ràng việc vận dụng các
kiến thức các môn học
STEM trong quá trình
chế tạo.
Có một số dấu hiệu cho
thấy việc vận dụng các
kiến thức các môn học
STEM trong quá trình
chế tạo sản phẩm.
Có rất ít dấu hiệu cho thấy
việc vận dụng các kiến
thức các môn học STEM
trong quá trình chế tạo
sản phẩm.
2. Sản phẩm được thực
hiện dựa trên quy trình
thiết kế kĩ thuật
Có minh chứng rõ ràng
các bước chế tạo sản
phẩm dựa trên quy trình
thiết kế kĩ thuật.
Có một số minh chứng
về các bước chế tạo
sản phẩm.
Có rất ít minh chứng cho
các bước chế tạo sản phẩm.
3. Sản phẩm đáp ứng
đủ các yêu cầu đề ra
Sản phẩm đáp ứng tất cả
các yêu cầu đề ra.
Sản phẩm đáp ứng
được một số yêu cầu
đề ra.
Sản phẩm không đáp ứng
được các yêu cầu đề ra.
4. Tính tối ưu
của sản phẩm
Sản phẩm thể hiện sự tối
ưu trong các giải pháp
giải quyết vấn đề, sử
dụng vật liệu.
Sản phẩm thể hiện sự
tối ưu nhưng không
hoàn toàn.
Sản phẩm không thể hiện
sự tối ưu trong các giải
pháp giải quyết vấn đề.
5.Sản phẩm thể hiện
sự sáng tạo trong kiểu
sáng và màu sắc
Sản phẩm có màu sắc và
kiểu dáng ấn tượng làm
nổi bật sản phẩm.
Sản phẩm có ý tưởng về
màu sắc và kiểu dáng.
Sản phẩm không có ý
tưởng về kiểu dáng.
6. Vận dụng kiến thức
liên môn trong quá
trình chế tạo sản phẩm
Sản phẩm thể hiện rõ
ràng việc vận dụng các
kiến thức các môn học
STEM trong quá trình
chế tạo.
Có một số dấu hiệu cho
thấy việc vận dụng các
kiến thức các môn học
STEM trong quá trình
chế tạo sản phẩm.
Có rất ít dấu hiệu cho thấy
việc vận dụng các kiến
thức các môn học STEM
trong quá trình chế tạo
sản phẩm.
2.8. Bài học và định hướng vận dụng giáo dục STEM ở Việt Nam
Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội đồng Anh triển khai chương
trình thí điểm giáo dục STEM cho một số trường trung học thuộc các tỉnh, thành phố như:
128 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Đây là những bước đi quan trọng
nhằm phát triển một chương trình giáo dục theo định hướng STEM mang tầm quốc gia.
Theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư” (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), để chủ động nắm
bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm
thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam,
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp [8].
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu phải thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội
dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp
nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về
STEM bên cạnh ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông [8].
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy
triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một
số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khuyến khích các trường đưa môn học STEM vào giảng
dạy vì hiệu quả môn học mang lại cho cộng đồng xã hội bằng những sản phẩm thiết thực
trong đời sống hàng ngày.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi nền giáo dục có những mục tiêu cu thể khác nhau,
nhưng mục tiêu trong giáo dục STEM có một số điểm chung mang lại sự phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế của đất nước và chuẩn bị cho công dân toàn cầu
thế hệ mới. Giáo dục STEM ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây mang tính thử nghiệm,
chưa thực sự trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc đại trà ở trường phổ thông. Để có
một chương trình giáo dục tích hợp STEM đạt chất lượng cao, việc đầu tiên phải xây dựng
một nền móng vững chắc về giáo dục khoa học, dựa trên tiêu chuẩn khoa học quốc tế hòa
nhập, không cắt ghép cơ học ở các môn học, hướng tới giúp học sinh phát triển nhận thức
và kỹ năng tích hợp liên ngành. Tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và khám phá
các kiến thức khoa học từ những gì của đời sống thực. Những kiến thức và kỹ năng phải
được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên
lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống
hằng ngày.
Thực hiện đổi mới đồng bộ hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục
tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần
hình thành năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn. Hiện nay trong giáo dục bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật
và Toán học được xây dựng và giảng dạy một cách riêng rẽ độc lập. Sự tách rời này cũng
sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa học tập và thực tiễn, giữa nhà trường và xã hội bởi
nhà trường dạy theo các môn học nhưng cuộc sống thực tiễn thì lại là những vấn đề mang
tính phức hợp.
129Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
3. Kết luận
Chúng tôi đã chỉ ra ràng chương trình giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM
khuynh hướng kết nối cộng đồng toàn cầu, xu hướng học tập ở nhà trường mang tính tiếp
cận đa ngành để giải quyết những vấn đề gặp phải trong bối cảnh thực tiễn của địa phương
bên ngoài trường học.
Giá trị của một chương trình dạy học tích hợp phụ thuộc vào mức độ đạt được mục
đích và mục tiêu đề ra, điều này phụ thuộc vào mức độ có thể khai thác các cơ sở và tài
nguyên của trường và kỹ năng tổ chức sư phạm của giáo viên tham gia. Tích hợp khoa học
với các vấn đề cộng đồng đưa ra các giá trịtrách nhiệm xã hội và môi trường gắn với các
khái niệm khoa học liên quan học ở nhà trường. Cách tiếp cận toàn diện với chương trình
giảng dạy STEM cho phép các ngành học và phương pháp tiếp cận trong thế giới thực để
giải quyết vấn đề cùng tồn tại một cách cân bằng. Hơn nữa, sự cân bằng càng lớn thì chương
trình giảng dạy càng có nhiều sức mạnh cho người học.
Chương trình giảng dạy như vậy sẽ chứng minh mối liên hệ giữa các vấn đề của địa
phương và mối quan tâm toàn cầu. Nói cách khác chương trình giảng dạy STEM cung cấp
liên ngành kiến thức và tích hợp, đặt ra các vấn đề địa phương được lựa chọn cẩn thận có
thể áp dụng cho các vấn đề toàn cầu đang quan tâm.
Tài liệu tham khảo
1. National Science Learning Centre (2012), The future of STEM education: A National
Science Learning Centre White Paper, National Science Learning Centre, University of
York, York, UK.
2. Conner, L. (2013), “Future trends for science education research”, In B. Akpan (Ed.),
Science Education: A global perspective: in press, Next Generation Education Publishers.
3. Bielaczyc, K. (2011), When kids’ ideas come first, ReEd (Research in Education), Vol. 2, 5.
28 March, 2013.
4. Tsupros, N., Kohler, R., & Hallinen, J. (2009), STEM education: A project to identify
the missing components, Pennsylvania: Leonard Gelfand Center for Service Learning and
Outreach at Carnegie Mellon University and The Intermediate Unit 1 Center for STEM
Education.
5. Rennie, L. J., Venville, G., & Wallace, J. (Eds.). (2012), Integrating science, technology,
engineering, and mathematics: Issues, reflections and ways forward, New York: Routledge.
6. Hurley, M. M. (2011), “Reviewing integrated science and mathematics: The search
for evidence and definitions from new perspectives”, School Science and Mathematics,
101(5), 259–268.
7. Rennie, L. J., Venville, G., & Wallace, J. (2012), Knowledge that counts in a global community:
Exploring the contribution of integrated curriculum, London: Routledge.
8. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về “Tăng cường năng
lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
130 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
9. Lê Xuân Quang (2017), Luận án tiến sĩ “Dạy học môn công nghệ phổ thông theo đinh
hướng giáo dục STEM”.
10. Butts, D., Capie, W., Fuller, E., May, D., Okey, J., & Yeany, R. (1998), “Priorities for
research in science education: a Delphi study”, Journal of Research in Science Teaching,
15(2), 109–114.
11. Erdogan, N., & Stuessy, C. L. (2015), “Modeling successful STEM high schools in the
United States: An ecology framework”, International Journal of Education in Mathematics,
Science and Technology, 3(1), 77-92.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong_qua_tiep_can_tich_hop.pdf