Phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở - Một phương thức bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học

Quyền con người là toàn bộ những lợi ích, nhu cầu, giá trị chính

đáng mà con người phải được xã hội cùng các thành viên của nó tôn

trọng, bảo vệ và bảo đảm trong mọi hoàn cảnh hoặc trong một hoàn

cảnh cụ thể nhất định. Xã hội càng phát triển, con người càng có nhu

cầu và phải được quyền bảo đảm các điều kiện, cơ hội để phát triển

cùng xã hội. Tiếp cận, thụ hưởng giáo dục là phương thức quan trọng

nhất giúp mỗi cá nhân có năng lực tự thân để theo kịp sự phát triển

chung của cộng đồng, dân tộc và nhân loại.

Nằm trong nhóm quyền thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, quyền được

giáo dục chiếm vị trí vô cùng quan trọng, là quyền cơ bản, nhu cầu thiết

yếu “không thể thiếu để bảo đảm nhân phẩm và tự do phát triển về nhân

cách” [dẫn theo 5, tr.52] đối với mỗi cá nhân vì thế đã được khẳng định

tại nhiều văn kiện pháp lý quan trọng. Điều 26 Tuyên ngôn toàn thế giới

về quyền con người năm 1948 khẳng định rõ: “Mọi người đều có quyền

được học tập” [dẫn theo 5, 53]. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã

hội và văn hóa năm 1966 cũng cụ thể hóa tại Điều 13 và Điều 14.

pdf21 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở - Một phương thức bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường giáo dục vĩ mô, thúc đẩy quy luật đào thải và chọn lọc trong giáo dục. Giáo dục đại học của Việt Nam theo kiểu truyền thống khép kín không thúc đẩy hiệu quả quá trình này nên lạc hậu so với khu vực và quốc tế, chưa đáp ứng được quyền lợi của cả người dạy lẫn người học, không tạo được tính đồng thuận xã hội. 9. OE, OER tạo sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục với các doanh nghiệp, tập đoàn, mọi thành viên trong xã hội có khả năng, nhu cầu đóng góp trí lực, vật lực phát triển giáo dục. Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ OE, OER vừa làm gia tăng số lượng các cá nhân được tiếp cận với giáo dục đại học vừa làm tăng tính kết nối, chất lượng, số lượng các cá nhân tham gia vào hoạt động cung ứng, phát triển giáo dục. Người dạy ngoài các giáo viên trong trường còn có thể là nhóm, tổ chức hay bất cứ cá nhân nào dù không có bằng cấp hay nghiệp vụ sư phạm nhưng có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực, nội dung người học cần tiếp cận, có nhu cầu hấp thụ (ví dụ: chủ trang trại, nông dân giỏi, thợ cơ khí tay nghề cao, nghệ nhân, đầu bếp, thương nhân, doanh nhân, luật sư,). Các doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp cung cấp kiến thức, kỹ năng cho sinh viên thông qua tham gia vào OE, OER. Đây là mô hình mà các quốc gia trên thế giới đã làm giúp người học được tiếp cận, hấp thụ, truyền giảng tri thức khoa học, khách quan, chân thực từ những người thầy giàu kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, người học được đến gần hơn, sát thực hơn với thực tiễn lao động sản xuất và đời sống xã hội gắn liền với sự hiểu biết, các kỹ năng nghề nghiệp đang cần có, phải có để đáp ứng đúng yêu cầu của nghề nghiệp, khắc phục tính lý thuyết suông của giáo dục truyền thống. 10. OE, OER thúc đẩy và đảm bảo tính minh bạch trong giáo dục đại học thông qua cơ chế giám sát mở nhờ đó huy động được sự chung tay phát triển giáo dục của mọi chủ thể xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của người học, tính hữu ích của quá trình giáo dục. Đây là cơ sở để triết lý hành dụng và nhân văn về giáo dục sẽ được thống nhất trên thực tế khắp cả nước “khắc phục tình trạng con 39PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ người không dồn tình cảm và trí tuệ vào công việc của mình” [3, tr.260] khi tham gia hoạt động giáo dục. Các quốc gia trên thế giới có nền giáo dục phát triển đều thực tiễn hóa và thống nhất về triết lý giáo dục nên giáo dục của họ được xã hội chấp nhận vì đáp ứng được nhu cầu của xã hội và người học. 11. Việc phát triển OE, OER ở bậc đại học chính là sự nội luật hóa, thực tiễn hóa pháp luật quốc tế về quyền con người trong giáo dục được đề cập tới tại nhiều văn kiện pháp lý quan trọng như: Hiến chương Liên hợp quốc, 1945; Tuyên ngôn Toàn thế giới về quyền con người, 1948; Công ước về chống phân biệt đối xử trong giáo dục, 1960; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966; Tuyên bố về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ, 1967; Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội, 1969; Tuyên bố về quyền của người khuyết tật, 1975; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979; Tuyên bố về quyền phát triển, 1986; Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990; Những quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng cơ hội cho người khuyết tật, 1993; Công ước về quyền người khuyết tật, 2007 12. Phát triển OE, OER tại Việt Nam là tiếp tục chiến lược giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi mở, định hướng và Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành trong suốt thời gian qua, đặc biệt được nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Trong đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại 30 năm đổi mới, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra còn “nhiều hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn” [1]. Từ đó, Nghị quyết nêu rõ để đạt được các chỉ tiêu quan trọng về xã hội đến năm 2020 với tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% cần phải đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả nhiệm vụ trọng tâm thứ năm và sáu là: Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung xây dựng 40 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh [1]. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, phải nâng cao dân trí, phát triển giáo dục gắn liền và dựa trên các quan điểm, cách thức tổ chức, phương châm giáo dục hiện đại; phải thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ OE, OER đặc biệt là ở bậc đại học nhằm bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực này. Tóm lại, phát triển OE, OER là phù hợp với thời đại, xu thế phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa gắn liền giáo dục với kinh tế để lợi ích cá nhân và xã hội được thống nhất. Muốn cạnh tranh kinh tế thành công phải có chiến lược phát triển nhân lực, nhân tài thông qua giáo dục. Vì thế, rất cần phải phát triển OE, OER ở Việt Nam hiện nay. 3. TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN, THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Bàn về vai trò của giáo dục đối với xã hội, nhà triết học – giáo dục người Mỹ, Jonh Dewey cho rằng: Nhà trường có khả năng tạo ra thay đổi xã hội. Có thể tạo ra trong nhà trường một kế hoạch về kiểu xã hội mà chúng ta mong muốn [dẫn theo 3, tr.260]. Dưới góc độ triết học giáo dục, quản lý giáo dục, phát triển nhân lực, pháp luật và nhân quyền về giáo dục, căn cứ vào những ưu điểm của OE, OER giúp chúng ta thấy được những triển vọng cơ bản sau đây: - Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, kinh tế phát triển, chênh lệch giàu nghèo giảm, tình trạng mất cân đối giữa sự phát triển kinh tế với sự phát triển văn hóa – giáo dục của một số tỉnh sẽ được khắc phục (ví dụ: tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn). - OE, OER không chỉ là văn minh vật chất mà còn là văn minh tinh thần, văn minh tổ chức. Phát triển OE, OER chính là “nâng cao trình độ sinh hoạt văn minh vật chất” [4, tr.101] trong hoạt động giáo dục ở Việt Nam. Thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học, OE và OER sẽ góp phần nâng cao tố chất văn hóa – khoa học của mọi thành viên tham gia vào hoạt động giáo dục và có khả năng đóng góp cho sự phát triển giáo dục. 41PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - Thông qua OE, OER người học có thể tự học để tham gia các kỳ thi của trường đại học uy tín để lấy bằng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, cần cảnh báo rằng OE, OER cũng có thể khiến người học bị phụ thuộc, chi phối, hoang mang choáng ngợp bởi sự đa dạng, phong phú, hiện đại của nó. Người học có thể không phát huy được sự độc lập, sáng tạo, chủ động, tự do tư duy, phản biện. - Thông qua việc kết nối cá nhân với xã hội, giáo dục với lao động trong quá trình đào tạo, OE và OER góp phần chống nạn thất nghiệp mà người học có khả năng phải đối mặt sau khi hoàn thành khóa đào tạo đại học. - OE, OER không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà còn thúc đẩy chất lượng và sự minh bạch trong toàn hệ thống giáo dục nói chung. - OE, OER mở ra xu hướng thu hút du học sinh từ các nước khác đến Việt Nam học tập; giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam có thể đạt được trình độ quốc tế khi học tập tại Việt Nam. - OE, OER góp phần quan trọng vào việc khác phục tình trạng chảy máu chất xám do cải thiện được môi trường, điều kiện làm việc cho các nhà khoa học cống hiến trong các lĩnh vực khoa học và giáo dục, kể cả “cống hiến từ xa” khi họ đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài. - OE, OER mở ra cơ hội dịch chuyển các trung tâm giáo dục (trường) đại học từ vùng đô thị về vùng nông thôn hoặc vùng dân tộc thiểu số, mở rộng thiết thực, hiệu quả cơ hội, quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học cho bất cứ ai có khả năng mà không bị cản trở bởi điều kiện kinh tế, địa lý, phong tục tập quán, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, hôn nhân, hay cơ sở vật chất, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học 4. KẾT LUẬN Giáo dục là cơ sở, động lực của mọi tiến trình phát triển xã hội. Vì thế, mọi hoạt động giáo dục phải vì con người, hướng về con người, con người phải là trung tâm, mục tiêu của sự phát triển giáo dục, vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục [6, tr.14]. Để giáo dục đại học đến được với mọi người, mọi người luôn có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng giáo dục theo khả năng đòi hỏi phải tổ chức, phát triển một nền 42 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ giáo dục đại học thực sự vì mọi người, cho mọi người và giáo dục suốt đời để hoàn thiện bản thân giúp mỗi cá nhân đều có thể làm việc, chung sống, tồn tại cùng cộng đồng, xã hội. Phát triển OE, OER chính là yêu cầu, phương thức giúp giáo dục đại học đáp ứng được các yêu cầu đó. Để bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học cần tiến hành hàng loạt các giải pháp, công việc đồng bộ, rộng khắp với mọi chủ thể có liên quan góp phần tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc phát triển OE, OER. Chẳng hạn: - Chính phủ, các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến địa phương phải rà soát lại để hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thúc đẩy việc phát triển OE, OER. Chính phủ phải quản lý vĩ mô, tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục đại học của quốc gia dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trong việc phát triển OE, OER, không can thiệp sâu vào hoạt động tổ chức giáo dục của các cơ sở đào tạo đại học khi không có khảo sát đánh giá hay phản hồi tiêu cực từ phía cộng đồng. - Phải có quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với nhau và với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các thành viên trong xã hội, tổ chức, nhà tài trợ để cùng phân công, phối hợp, hỗ trợ nhau trong giảng dạy lý thuyết, thực hành, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp qua mô hình OE, OER cũng như phát triển OE, OER và cung cấp, tài trợ trang thiết bị học tập cho người học. Sự hợp tác này càng chu đáo, sát thực bao nhiêu, hiệu quả của việc bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học càng cao bấy nhiêu, góp phần quan trọng vào việc chống lại nạn thất nghiệp cho người học ngay từ giai đoạn đào tạo nghề. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải là môi trường đào tạo, thực hành nghề nghiệp, cung cấp nguồn học liệu chuẩn xác cho người học. Yêu cầu này không chỉ được đặt ra với doanh nghiệp trong nước mà còn phải được đặt ra đối với doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam hoặc sử dụng nguồn nhân lực là người Việt Nam [2, tr.254]. Cần thắt chặt mối liên hệ giữa các thành viên xã hội, bằng cách tạo ra nhiều trường hợp để con người hợp tác với nhau, có ý thức rõ rệt hơn về lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi thành viên riêng rẽ [7, 645]. 43PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - Các giảng viên, sinh viên đại học vừa là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp từ OE, OER vừa là chủ thể tác động chủ yếu ngược trở lại đối với sự phát triển của mô hình này. Một mặt, phải đảm bảo cho họ quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do học tập, truyền thụ tri thức, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin, tự do ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động giáo dục Mặt khác, phải tổ chức các khóa học ngắn hạn cung cấp kiến thức cơ bản về OE, OER, truyền đạt trực tiếp, đầy đủ cho họ về các quyền, nghĩa vụ cụ thể liên quan tới việc tiếp cận, thụ hưởng, phát triển OE, OER để họ có những đóng góp tích cực, thích nghi, làm chủ với OE, OER cũng như thúc đẩy tiến trình hội nhập của giáo dục Việt Nam với giáo dục thế giới. - Trung tâm học liệu quốc gia, hệ thống thư viện các cơ sở đào tạo đại học phải không ngừng áp dụng khoa học công nghệ vào xử lý, kết nối, truyền tải nguồn học liệu, nâng cao năng lực nghiệp vụ nhằm bảo đảm cho người dạy, người học, người cung cấp nguồn học liệu được thuận lợi, dễ dàng nhất./. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. “Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http:// dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van-kien-dai-hoi/khoa- xii/doc-031720169331046.html) Truy cập tháng 8 năm 2016. 2. Tạ Thị Thu Đông. 2016. “Bảo vệ quyền làm việc của người lao động trước ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do.” tr.244 - 256 trong sách Ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền, đồng chủ biên Lê Thị Hoài Thu - Vũ Công Giao. Hà Nội, Nxb. Hồng Đức. 3. Phạm Minh Hạc. 2013. Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam. Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia. 4. Lương Vị Hùng, Khổng Thanh Hoa. 2008. Triết học giáo dục hiện đại. Bùi Đức Thiệp dịch. Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2011. Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người. Hà Nội, Nxb Lao động - Xã hội. 44 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 6. Thái Văn Long. 2016. “Luận bàn về: Xây dựng nền giáo dục mở trên cơ sở triết lý giáo dục của trường Đại học Bình Dương.” Tạp chí Giáo dục và Xã hội 4: 12 -16. 7. C.Mác và Ph.Ăng – ghen. 2002. Toàn tập. tập 20. Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật. 8. Cao Văn Phường 2015. “Luận bàn về: “Xây dựng nền giáo dục mở” trên nền tảng Học – Hỏi – Hiểu – Hành”. Giáo dục và Xã hội 11: 2 – 8. 9. Quốc hội. 2013. “Hiến pháp năm 2013.” Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( vn/portal/page/portal/chinhphu...) Truy cập vào tháng 8 năm 2016. 10. Viện nghiên cứu Quyền con người. 2008. Bình luận và Khuyến nghị chung của các Ủy ban Công ước thuộc Liên hợp quốc về Quyền con người. Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_giao_duc_mo_va_tai_nguyen_giao_duc_mo_mot_phuong.pdf
Tài liệu liên quan