Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Có ai từng hỏi bây giờ nền kinh tế Việt Nam như thế nào chưa? Con người Việt Nam bây giờ sống thế nào? Có lẽ không phải ai cũng có thể làm như vậy. Nhưng đối với chúng ta là những nhà kinh tế tương lai, chúng ta cần phải có trách nhiệm với những câu hỏi như vậy. Theo tôi và có lẽ cũng là nhận xét chung của nhiều người nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng ở thấp và chưa ổn định, hàng tiêu dùng thì khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh kéo theo lạm phát dẫn đến đời sống dân cư bị thiếu thốn. Nhiều công trình xây dựng bị đình lại vì không có vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước thiếu hụt, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, nhập khẩu gấp 4-5 lần xuất khẩu. Trước tình hình trên năm 1986 đại hội của đảng đã đánh dấu mốc lịch sử khởi xướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Quá trình đổi mới ở nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách quan. Đại hội 9 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :”Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan tâm tới các thị trường quan trọng nhưng hiện không có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ”.

Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững. Tuy nhiên do điều kiện xã hội, cơ sở vật chất –kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự phát triển của các loại thị trường chưa phát triển đồng bộ. Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu cả lí luận và thực tiễn về thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để có những hiểu biết và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó sau khi học tập môn kinh tế chính trị tôi đã viết tiểu luận này để bày tỏ một số quan điểm của tôi về nền kinh tế của Việt Nam với đề tài:” Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.”

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Có ai từng hỏi bây giờ nền kinh tế Việt Nam như thế nào chưa? Con người Việt Nam bây giờ sống thế nào? Có lẽ không phải ai cũng có thể làm như vậy. Nhưng đối với chúng ta là những nhà kinh tế tương lai, chúng ta cần phải có trách nhiệm với những câu hỏi như vậy. Theo tôi và có lẽ cũng là nhận xét chung của nhiều người nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng ở thấp và chưa ổn định, hàng tiêu dùng thì khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh kéo theo lạm phát dẫn đến đời sống dân cư bị thiếu thốn. Nhiều công trình xây dựng bị đình lại vì không có vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước thiếu hụt, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, nhập khẩu gấp 4-5 lần xuất khẩu. Trước tình hình trên năm 1986 đại hội của đảng đã đánh dấu mốc lịch sử khởi xướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Quá trình đổi mới ở nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách quan. Đại hội 9 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :”Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan tâm tới các thị trường quan trọng nhưng hiện không có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ”. Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững. Tuy nhiên do điều kiện xã hội, cơ sở vật chất –kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự phát triển của các loại thị trường chưa phát triển đồng bộ. Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu cả lí luận và thực tiễn về thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để có những hiểu biết và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó sau khi học tập môn kinh tế chính trị tôi đã viết tiểu luận này để bày tỏ một số quan điểm của tôi về nền kinh tế của Việt Nam với đề tài:” Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Bài tiểu luận còn có những sơ sót không thể tránh khỏi mong thầy cô bổ sung và hoàn thiện giúp cho tôi. NỘI DUNG Cơ sở lí luận về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam. 1.1.Khái niệm thị trường Thị trường là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân công lao động xã hội. Nơi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở nơi đó có thị trường. Trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội ngày càng cao thì thị trường càng phát triển đồng bộ. Sự phân công lao động xã hội ngày càng khoa học thì ngày càng góp phần làm tăng sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thị trường phát triển từ thấp tới cao và có tác dụng tích cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành một cách bình thường và trôi chảy được. Thị trường là một yếu tố không thể thiếu và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sức mạnh của thị trường là tín hiệu điều chỉnh mọi hành vi của người sản xuất và tiêu dùng hành động theo đúng quy luật của thị trường. 1.2. Đặc trưng của thị trường Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mang những đặc điểm vốn có của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đều vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó thị trường là nơi phân bố các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Mọi nguồn lực xã hội trong nền kinh tế thị trường các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiền vốn, lao động, đất đai, bất động sản đều là hàng hóa và chịu sự chi phối của của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngoài những quy luật chung chi phối trực tiếp đến thị trường còn có những có những quy luật riêng của từng loại thị trường. Chẳng hạn thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay trong nền kinh tế thị trường nói chung đều chịu sự tác động trực tiếp của các quy luật như: quy luật giá trị sức lao động, quy luật cung cầu về lao động…… Thị trường tài chính chịu sự tác động trực tiếp của các quy luật như quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật tỉ suất lợi nhuận, quy luật tích luỹ vốn, quy luật lãi xuất… Tuy nhiên sự vận động của từng loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều có đặc trưng cơ bản là vai trò điều tiết của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm hướng tới cạnh tranh hiệu quả, bình đẳng, công bằng. Nghiên cứu những thuộc tính hay những đặc trưng riêng của hàng hóa được lưu thông trên thị trường có thể chia thị trường thành các loại: Thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ. Nhờ sự phân chia thị trường ra thành nhiều loại thị trường sẽ giúp chúng ta nghiên cứu tính đồng bộ hệ thống thị trường dễ dàng hơn. 1.3. Mối quan hệ giữa các loại thị trường Các thị trường có mối quan hệ chặt chẽ và cùng thúc đẩy nhau phát triển Thứ nhất, mối quan hệ giữa thị trường đầu vào và đầu ra thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm: thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường các điều kiện vật chất khác cho quá trình táI sản xuất. Có thị trường này mới có các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá mới có hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ, hay mới có thị trường đầu ra. Số lượng, chất lượng, tính đa dạng của thị trường đầu ra do thị trường đầu vào quyết định. Tuy nhiên, thị trường đầu ra cũng có ảnh hưởng đến thị trường đầu vào, kích thích tính tích cực của thị trường đầu vào. Hàng hoá đem bán ra thị trường yếu tố sản xuất có giá cả của nó. Tư liệu sản xuất có giá cả tư liệu sản xuất. Tiền vốn có giá cả từ lợi tức. Muốn thực hiện táI sản xuất mở rộng thì vốn và tư liệu sản xuất cần nhận được một phần bổ sung từ giá trị sản phẩm thặng dư. TàI sản phảI được tham gia vào quá trình phân chia lợi nhuận Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra tương tác lẫn nhau tạo ra một hệ thống thị trường. Thứ hai , mối quan hệ giữa thị trường trong nước và ngoàI nước. Trong nền kinh tế thị trường nếu chỉ phát triển thị trường đầu vào và đầu ra không chú ý tới thị trường ngoàI nước hậu quả nghiêm trọng:dẫn tới mất cân bằng và làm chậm đI qua trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy thị trường ngoàI nước có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Thị trường nước ngoàI thông qua ngoại thương có tác động thúc đẩy và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển. Ngược lại thông qua ngoại thương thị trường trong nước có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường thế giới. Ngoại thương sẽ đảm bảo táisản xuất mở rộng và nâng cao chất lượng của thị trường đầu vào, đầu ra. Thông qua nhập khẩu, nền kinh tế có được hàng hoá khoa học kỹ thuật hiện đại, thông tin, vốn, chất xám, những hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ để đáp ứng quá trình táI sản xuất trong nước. Thông qua hoạt động xuất khẩu và bán được hàng hoá ra nước ngoàI có tiền để phục vụ những nhu cầu phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ đảm bảo mở rộng thị trường và các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và đảm bảo cân băng giữa hai thị trường đó 1.4 Quan niệm về sự đồng bộ Mặc dù các thị trường ở nước ta đã và đang hình thành một cách toàn diện nhưng chưa được phát triển đang còn nhiều yếu tố tiềm ẩn chủ quan và khách quan. Thị trường chưa được đồng bộ xét về tổng thể hệ thống các loại thị trường. Tính đồng bộ của thị trường là làm sao cho mọi hoạt động của thị trường được diễn ra một cách trôi chảy, thông thoáng, minh bạch, lành mạnh và thống nhất trong môi trường pháp lí có sự quản lí nhất quán trong hệ thống chính sách của nhà nước. Tính thống nhất và đồng bộ của thị trường còn thể hiện ở hệ thống pháp luật, chính sách thông thoáng của thị trường trong nước và bên ngoài. Sự gắn kết của thị trường trong nước và quốc tế tạo cơ chế cho sức sản xuất giải phóng có khả năng tham gia vào quá trình phân công và cạnh tranh quốc tế. Chúng ta có thể phát triển thị trường đồng bộ theo cả hai khía cạnh: Một là hình thành đồng bộ các loại thị trường phù hợp với thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bao gồm các loại thị trường cơ bản như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường đất đai – bất động sản, thị trường khoa học công nghệ….ở các nước kinh tế phát triển các loại thị trường này đã được phát triển một cách tương đối đồng bộ. Hai là tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong từng loại thị trường.Một số loại thị trường ở nước ta mới hình thành ở mức sơ khai là do còn thiếu nhiều yếu tố thị trường. Như vậy vấn đề cốt lõi ở đây là cần xác định rõ các yếu tố thị trường. Để hình thành một thị trường mới cần tạo lập điều kiện cho các yếu tố của thị trường đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ. Mặt khác giữa các thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thị trường thống nhất hoàn chỉnh. Vì vậy, các loại thị trường phải có sự tương thích điều kiện nhất định, không phảI tất cả thị trường đều cùng phát triển ở một trình độ như nhau. Một thị trường nào đó có thể hình thành và phát triển trước tạo điều kiện cho các thị trường khác phát triển theo. Thực trạng về phát triển đồng bộ các loại thị trường 2.1.Thực trạng phát triển chung Việc tạo lập và xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ ở nước ta đang bị những lực cản của cơ chế bao cấp để lại trong những điều kiện cho thị trường phát triển chưa đủ mạnh. Thị trường đòi hỏi cạnh tranh và chịu sự rủi ro khi hành động trái với quy luật thị trường. Trong khi có nhiều doanh nghiệp lại muốn an toàn bảo hộ và bao cấp. Một số doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ lại muốn có sự bù lỗ từ ngân sách của nhà nước với tư tưởng trông chờ, ỷ lại còn nặng nề. Từ cơ chế kế hoạch hóa thị trường, cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta đang từng bước hình thành và phát triển các loại thị trường mới. Tuy thị trường vẫn mang tính sơ khai nhưng phần nào đó lại có thể làm nên tính đồng bộ, xét về trình độ phạm vi và sự phối hợp các yếu tố thị trường trong tổng thể toàn bộ hệ thống. 2.2.Thực trạng cho từng loại thị trường 2.2.1.Thị trường hàng hóa và dịch vụ Hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra để bán cho người sử dụng theo quan hệ cung cầu. Quá trình sản xuất vật chất và tiêu dùng ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Người tiêu dùng ngoài nhu cầu có sản phẩm sản xuất ra còn có những nhu cầu khác khác không biều hiện bằng hiện vật. Đó là các loại dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Thành tựu đạt được: Thị trường hàng hoá Việt Nam đã có sự phát triển cả về lượng và về chất Chính sách mở cửa của nền kinh tế theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công. Đặc biệt năm 2006 Việt Nam đã gia nhập WTO và được nhiều nước thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế đầy đủ. Các thành phần kinh tế, các ngành các cấp, các doanh nghiệp hộ gia đình đã tập trung sản xuất tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ. Lương thực ( quy ra thóc ) 1980 của cả nước 14,4 triệu tấn, năm 1986 là 18,38 triệu tấn, năm 1990 là 21,49 triệu tấn và bắt đầu xuất khẩu 1,2 triệu tấn. Theo báo cáo của tổng cục thống kê năm 2002 nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cao phần lớn các chỉ tiêu kinh tế – xã hội. Năm 2002 đều đạt vượt mục tiêu kế hoạch đề ra tăng hơn so với năm 2001. Tổng sản phẩm trong nước tăng 704% cao hơn 0,15% so với mức tăng trưởng năm trước. Giá trị công nghiệp tăng 14,5%..... Thị trường phát triển nhanh, khối lượng hàng hoá ngày càng lớn đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân ở mức cao trong nhiều năm liền. Hạn chế: Vẫn còn phân tán manh mún, quy mô nhỏ, chất lượng hàng hoá kém, tính cạnh tranh chưa cao, sức mua vẫn còn thấp, hàng ứa đọng khó tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu phát triển không ổn định thiếu tính bền vững. Sự chậm chễ và thiếu tính đồng bộ trong ban hành chính sách kinh tế đã làm trầm trọng thêm những khuyết tật của thị trường. 2.2.2.Thị trường lao động Thị trường lao động là một bộ phận hữu cơ của hệ thống các thị trường trong nền kinh tế. Thị trường lao động tồn tại và phát triển liên quan và tác động qua lại với các thị trường khác. Các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao động, vốn, đất đai, tạo ra các sản phẩm đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là yếu tố đầu vào và đầu ra tương tác lẫn nhau tạo ra một hệ thống thị trường Thành tựu đạt được Tạo khả năng tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn. Thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị vào các khu công nghiệp. Hạn chế Thị trường lao động là một áp lực lớn vì sự mất cân đối nghiêm trọng do tác động đồng thời của nhiều nhân tố như là: tốc độ tăng dân số, vốn, con người, quy mô phát triển và sức ép về việc làm rất lớn trong tương lai. Sự phân tầng việc làm thu nhập, phân phối đang diễn ra khá phức tạp khi chuyển sang một nền kinh tế thị trường. Cũng là việc làm nhưng ở trình độ khác nhau, địa điểm khác nhau thì thu nhập cũng khác nhau. Việc thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị vào các khu công nghiệp lại nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như : nhà ở, dịch vụ, các nhu cầu thiết yếu……và những vấn đề tiêu cực mà chúng ta không mong muốn cũng đang nảy sinh như: ma tuý, mại dâm….Sự vận động trái chiều trong nền kinh tế thị trường là một phần do hiệu lực và tính thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách và pháp luật của nhà nước 2.2.3.Thị trường bất động sản Bước đầu được chú trọng và phát triển với nhiều thành tựu và hạn chế Thành tựu: Thu hút được đáng kể các nguồn vốn đầu tư và phát triển, sản xuất - kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Thông qua thực tế phát triển và vận hành thị trường bất động sản các cơ chế kinh tế từng bước được hoàn thiện phục vụ yêu cầu của xã hội. Hạn chế: Hệ thống thị trường bất động sản nhiều nhưng chưa toàn diện và đồng bộ. Nhiều chính sách pháp luật về quản lí đất đai đang còn xa không đồng nhất. Quy trình mua bán phức tạp, phả trả qua nhiều khâu trung gian Cung và cầu luôn trong tình trạng mất cân đối quá lớn về cả số lượng lẫn chủng loại bất động sản cộng với tình trạng đầu cơ bất động sản ở nhiều khu vực cao hơn thực tế. 2.2.4.Thị trường vốn Thành tựu: Quy mô của thị trường vốn phát triển khá mạnh tính đến năm 2006 đã có hơn 300 doanh nghiệp cổ phần hóa, với tổng giá trị vốn doanh nghiệp bán ra 35.500 tỉ đồng. Trong đó có 26.000 công ty cổ phần thành lập mới với số vốn cổ phần huy động 80.000 tỷ đồng. Hơn 400 loại trái phiếu chính phủ, tráiphiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp được phát hành. Tổng dư nợ lên tới trên 109.000 tỷ trong đó có 193 cổ phiếu được niêm yết và đăng ký giao dịch với tổng vốn điều lệ là 20000 tỉ đồng Hệ thống các định chế trung gian thị trường đã được thiết lập. Ngoài ngân hàng thương mại, các tổ chức tàI chính, thị trường chứng khoán số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng tăng. Hạn chế: Tính thống nhất trong điều hành các chính sách liên quan còn hạn chế như điều hành chính sách thị trường, lãi xuất, chính sách tham gia của các ngân hàng tổ chức tín dụng vào thị trường vốn – chính sách tham gia của các ngân hàng tổ chức tín dụng. Quy mô thị trường vốn còn nhỏ khi nguồn vốn cung cấp vốn dài hạn trong nền kinh tế thị chưa nhiều. Hoạt động tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng vốn ở hình thức truyền thống. Khả năng huy động vốn và sự liên kết giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn còn nhiều hạn chế. 2.2.5.Thị trường khoa học và công nghệ. Thị trường khoa học và công nghệ là thị trường chuyển giao và mua bán công nghệ. Thành tựu: Tiếp cận được với khoa học công nghệ trên thế giới. Thu hút và phát triển được nhiều nguồn lực trong ngành khoa học công nghệ. Được sự quan tâm và giúp đỡ của nhà nước về việc cải tiến các công nghệ. Chủ động hội nhập với khoa học và công nghệ thế giới. Hạn chế: Do Việt Nam xuất phát điểm là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu nên trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém, việc tiếp cận nền tri thức còn hạn chế Một số giải pháp về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường Nguyên nhân hệ thống thị trường ở nước ta phát triển còn thấp, chưa đồng bộ Bản thân nền kinh tế phát triển thấp từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất yếu, kết cấu hạ tầng bất cập, cơ cấu kinh tế chưa hình thành một nền kinh tế khoa học hiện đại của một nền kinh tế công nghiệp. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đến kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội nhiều vấn đề còn bất cập Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế thị trường mới hình thành chưa theo kịp cuộc sống thị trường và pháp luật quốc tế. Giải pháp Giải pháp chung Đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để nó thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đặc biệt cần tập trung giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách những yếu kém hiện nay của nền kinh tế tư nhân đI hỗ trợ khuyến khích khu vực kinh tế này phát triển và khắc phục những sơ hở trong quản lí nhà nước. Chuyển hoàn toàn cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Giảm sự can thiệp của nhà nước đối với các loại thị trường nói chung Phải tạo sự cân đối liên kết giữa các thị trường phát triển tất cả các thị trường một cách đồng bộ……….. Giải pháp cụ thể cho từng loại thị trường Thị trường hàng hoá và dịch vụ Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa là biện pháp rất cơ bản rất cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường. Phải thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung chuyên môn hóa và các ngành có lợi thế so sánh. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lí và tri thức khoa học công nghệ thương mại và dịch vụ. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lí cho tự do hoá kinh doanh, tự do hoá thương mại. Các chính sách kinh tế ban hành phả đồng bộ phù hợp với quá trình phát triển của thị trường. Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại hợp lí trên cơ sở đa thành phần kinh tế và tạo mô trường cạnh tranh bình đẳng Chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam Nâng cao sự quản lí nhà nước đối với thị trường và thương mại. Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tàI trong tương lai. Thị trường lao động Đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động và sử dụng nguồn lao động chính một cách có hiệu quả nhất. Có chính sách khuyến khích phát triển đào tạo giáo dục nguồn lao động giảm bớt sự phân tầng việc làm. Phát triển cac khu công nghiệp, giảm tốc độ tăng dân số, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động nhằm giảm sức ép về việc làm Cơ quan nhà nước cần có những dự báo về nhu cầu và khả năng sử dụng lao đông trong tương lai. Từ đó có các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho một vùng hay phạm vi quốc gia. Thị trường bất động sản Xây dựng một hệ thống thị trường bất động sản đa dạng nhưng phả hoàn thiện và đồng bộ. Chính sách pháp luật về đất đai phải phù hợp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất đủ hiệu lực nhằm tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động. Nhà nước chủ động định hướng điều tiết va kiểm soát để ổn định thị trường bất động sản , khắc phục tình trạng tự phát đầu cơ bất động sản. Thị trường vốn Phát triển quy mô nâng cao chất lượng va đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại hoàn chỉnh về cấu trúc được sự giám sát bởi cơ quan nhà nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và quốc tế Từ sau năm 2010 nghiên cứu hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phát sinh, thị trường chứng khoán…… Phát triển nhà đầu tư trong ( và ngoài nước ) đa dạng hoá các quỹ đầu tư Đẩy mạnh công tác đào phát triển nguồn lực cho thị trường vốn. Tăng cường phổ cập kiến thức về thị trường vốn , thị trường chứng khoán cho công chúng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Thị trường khoa học công nghệ Mở cửa giao lưu tri thức và kinh nghiệm của các nước trên thế giới Tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và triển khai phát triển khoa học công nghệ . Định hướng phát triển và xây dựng kế hoạch với các bước đi phù hợp để triển khai có hiệu quả một số ngành mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá. Đào tạo và phát triển nguồn lao động trong ngành khoa học và công nghệ. Tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện có trên nước ta. KẾT LUẬN: Trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Chỉ có những người thích nghi mới có thể tồn tại và một quốc gia cũng không nằm ngoài quy luật này.Từ khi bắt đầu cải cách kinh tế tới nay nước ta đã có những bước phát triển lớn về kinh tế. Đó chính là kết quả của một chiến lược kinh tế lâu dài và sự phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển đồng bộ các loại thị trường trở thành một yêu cầu tất yếu đối với bất kỳ một nền kinh tế nào trong thời đại hội nhập quốc tế. Tôi hi vọng rằng với chiến lược kinh tế đúng đắn này Đảng và Nhà nước ta sẽ đưa nền kinh tế nước ta tiến nhanh tới mục tiêu là nước công nghiệp và những mục tiêu xa hơn nữa trong tương lai. Chúng ta những con người Việt Nam đang học tập dưới máI trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần phải ra sức học tập và rèn luyện để ngày mai có thể đem tàI năng của mình góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước trong tương lai. BàI viết này còn nhiều thiếu sót mong thầy cô giúp em hoàn thành bàI viết này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin Gs.ts. Chu Văn Cấp Pgs.ts.Trần Bình Trọng Kinh tế chung Gs.ts.Nguyễn Văn Thường Văn kiện đại hội Đảng 9 Tạp chí phát triển kinh tế Ts.Phạm Hồng Chương www. Báo kinh tế. Com www. Thị trường.com MỤC LỤC Lời mở đầu…………………………………………1 Nội dung …………………………………………..2 Cơ sở lý luận về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam………………………………………..2 Khái niệm thị trường………………………………………..2 Đặc trưng của thị trường…………………………………...2 Mối quan hệ giữa các thị trường…………………………..3 Quan niệm đồng bộ…………………………………………4 Thực trạng chung về phát triển đồng bộ các loại thị trường Thực trạng phát triển chung………………………………..5 Thực trạng phát triển cho từng loại thị trường……………5 Thị trường hàng hoá và dịch vụ………………………5 Thị trường lao động……………………………………6 Thị trường bất động sản………………………………6 Thị trường vốn…………………………………………7 Thị trường khoa học công nghệ……………………...7 Một số giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường Nguyên nhân một số thị trường ở nước ta phát triển còn thấp chưa đồng bộ……………………………………………………….8 Giải pháp……………………………………………………..8 Giải pháp chung……………………………………………8 Giải pháp cụ thể cho từng loại thị trường………………..8 Thị trường hàng hoá và dịch vụ………………………8 Thị trường lao động……………………………………9 Thị trường bất động sản………………………………9 Thị trường vốn………………………………………….9 Thị trường khoa học công nghệ………………………9 Kết luận…………………………………………….10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPht tri7875n 2737891ng b7897 cc lo7841i th7883 tr4327901ng t.doc