Đội ngũ nhà giáo là lực lượng giữ vai trò quyết định đối với hiệu quả
giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế, phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của hoạt động giáo dục. Với trường trung học phổ thông (THPT)
chuyên, nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo càng đặc biệt quan trọng, gắn
liền với nhiệm vụ của trường chuyên là phát triển toàn diện người học, phát
hiện học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong bài viết này, trên
cơ sở đặc thù của hoạt động quản lí nhân sự trong trường trung học phổ
thông chuyên và kế thừa các kinh nghiệm quản lý nhân sự trong giáo dục
học sinh năng khiếu, tài năng ở một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhân sự trong nhà trường
THPT chuyên ở Việt Nam.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Việt Nam: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm:
(1) Về phẩm chất;
Quan tâm, nắm bắt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
của địa phương về đào tạo, phát triển học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
Quan tâm, nắm bắt sự phát triển của người học và sự khác biệt của mỗi cá
nhân trong học tập.
Có tinh thần cộng tác với đồng nghiệp, gia đình học sinh, các tổ chức chính trị,
xã hội trong giáo dục, phát triển học sinh năng khiếu.
(2) Về năng lực;
Đáp ứng các yêu cầu về trình độ đào tạo, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, ngoại ngữ tin học mà chúng tôi đã đề cập trong năng lực nghề nghiệp đặc
trưng của giáo viên THPT chuyên.
Thứ hai, nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên. Ở Việt Nam, chiến lược
phát triển hệ thống các trường THPT chuyên đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu:
trường THPT chuyên trở thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất
thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng và đào tạo các em thành nhân tài để
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Để hoạt động
dạy học, giáo dục ở trường THPT chuyên đạt hiệu quả cao, giáo viên trước hết
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VIỆT NAM: ...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
492
cần nắm bắt được nhu cầu tình cảm, phong cách học tập của học sinh cũng như có
chiến lược hỗ trợ học sinh phát triển năng khiếu. Thực tế hiện nay, các nhà trường
sư phạm chưa xây dựng nội dung giáo dục học sinh năng khiếu như một phần của
chương trình đào tạo sư phạm. Chính vì vậy, quá trình bồi dưỡng giáo viên THPT
chuyên, cung cấp những thông tin về học sinh năng khiếu và giáo dục năng khiếu
giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo đó, chúng tôi đề xuất ba nội dung cơ bản trong bồi dưỡng giáo viên
THPT chuyên, đó là: bồi dưỡng lí luận về đào tạo học sinh THPT chuyên, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn và bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp. Nội dung bồi
dưỡng lí luận cho giáo viên không tách rời nhiệm vụ đúc rút kinh nghiệm về phát
triển học sinh năng khiếu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có tổng kết những
mô hình lí thuyết và thực tiễn. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn có thể được thực
hiện với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với yêu cầu thực hành nghề nghiệp và
nhu cầu học tập của mỗi giáo viên. Bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
THPT chuyên gắn với các khâu: xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức quá trình dạy
học và đánh giá, cải tiến hiệu quả hoạt động dạy học.
Thứ ba, xác định cơ chế đánh giá và đãi ngộ giáo viên. Đánh giá giáo viên là
một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý của nhà quản lý cũng như hiệu
quả làm việc của giáo viên. Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên chi phối mạnh mẽ
việc phát huy tiềm năng, sự nhiệt tình của giáo viên với công việc. Trong công tác phát
triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên, chế độ chính sách, môi trường làm việc
tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tốt sẽ giúp giáo viên toàn tâm toàn ý với sứ mệnh
đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá và đãi ngộ giáo viên là căn cứ vào
kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là thành tích của học sinh tham gia các kỳ thi học
thuật ở phạm vi quốc tế. Tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể, mỗi địa phương sẽ đưa ra
những cơ chế đánh giá, chính sách đãi ngộ khác nhau để khuyến khích giáo viên phát
huy tối đa tâm huyết và năng lực của họ.
Thứ tư, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế. Từ nửa sau thế kỷ XX, thế giới
đã xuất hiện nhiều tổ chức tiêu biểu liên quan đến giáo dục học sinh năng khiếu
ở phạm vi quốc gia và quốc tế: Hiệp hội quốc gia về trẻ em năng khiếu của Hoa
Kỳ (www.nagc.org), Hiệp hội Giáo dục Năng khiếu và Tài năng Úc (
aaegt.net.au/), Hội đồng thế giới về trẻ em năng khiếu và tài năng (https://world-
gifted.org/)... Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Liên đoàn Châu Á Thái Bình
Dương về năng khiếu ( được thành lập năm 1990 và đến
2016 có các thành viên đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Australia, Trung
Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Ả-rập Xê-út,
493
Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan. Việt Nam nên có cá nhân tham gia APFG với tư
cách thành viên. Đây là cơ hội để chúng ta có được bản tin sáu tháng một lần của
tổ chức, tham gia hội thảo APFG hai năm một lần, đề xuất quan điểm, khẳng định
tiếng nói trong tổ chức. Qua đó, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên dạy học sinh
năng khiếu ở Việt Nam có cơ hội mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ.
* * *
“Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên
làm việc cho nó” (Raja Roy Singh). Chính vì vậy, để phát triển giáo dục, vấn đề
phát triển đội ngũ trở thành nhiệm vụ then chốt hàng đầu. Xuất phát từ yêu cầu
phát triển giáo viên ở trường THPT chuyên, trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm
phát triển giáo viên trong giáo dục năng khiếu trên thế giới, chúng tôi đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm
xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường chuyên, nâng cao hiệu quả hoạt động
bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ giáo viên và tăng cường hợp tác quốc tế. Đây là các
giải pháp ưu tiên trong tổng thể hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trong trường
THPT chuyên để các các thầy cô thực sự trở thành lực lượng nòng cốt thực hiện sứ
mệnh bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nguyên khí quốc gia.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Số 38/2005/
QH11 ngày 14/6/2005.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ
thông chuyên, Ban hành theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012.
Tiếng Anh
Ministry of Education Singapore, Press Releases,
https://www.moe.gov.sg/news/press-releases/international-oecd-study-shows-a-quality--
dynamic-and-committed-teaching-force-in-singapore.
National Association for Gifted Children. (2016). A Guide to State Policies in Gifted
Education-2nd Edition. Washington, DC www.nagc.org.
National Association for Gifted Children (2014), Knowledge and Skill Standards in Gifted
Education for All Teachers,
https://www.nagc.org/resources-publications /resources/national-standards-gifted-and-
talented-education/knowledge-and
National Association for Gifted Children, What is Giftedness?,
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VIỆT NAM: ...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
494
National Association for Gifted Children & Council for Exceptional Children, The
Association for the Gifted. (2013). NAGC -CEC Teacher Preparation Standards in
Gifted and Talented Education.
standards%20%282013%20final%29.pdf
Parliament of Victoria, Education and Training Committee (2012), Inquiry into the
Education of Gifted and Talented Students,www.parliament.vic.gov.au/etc.
The Australian Association for the Education of the Gifted and Talented, About AAEGT,
Gagné, F. (2011), Academic Talent Development and the Equity Issue in Gifted Education,
Talent Development and Excellence, 3(1), p.3-22.
495
TEACHER RESOURCES DEVELOPMENT IN HIGH
SCHOOL FOR THE GIFTED IN VIETNAM:
EXPERIENCING OTHER COUNTRIES
Tuong Nguyen Minh1
Abstract: Teachers are the force that plays a decisive role in the effectiveness
of every school. Therefore, staff development is both the goal and the driving
force of education. In high school for the gifted, the task of developing the
teaching staff is especially important, associated with the task of gifted
schools including developing comprehensive learners, finding excellent
students and fostering talents for the country. In this article, on the basis
of inheriting the experience of teacher development in educating gifted and
talented students in some countries in the world, we propose some solutions
to teacher resources developmentin gifted schools in Vietnam.
Keywords: giftedness, gifted education, teacher development, high school
for the gifted.
1 Education and Training Department, Phu Tho;
Email: nmtuong@moet.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doi_ngu_giao_vien_truong_trung_hoc_pho_thong_chuy.pdf