Giáo dục cho mọi người là một trào lưu của giáo dục thế giới bắt
đầu từ thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, hiện nay việc thực hiện các
mục tiêu của giáo dục cho mọi người gắn liền với công cuộc đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục – đào tạo. Phát triển đội ngũ giáo viên với những năng
lực phù hợp là biện pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu này. Đội ngũ
giáo viên cần có những năng lực phù hợp với bối cảnh mới. Bài viết trình bày
ý kiến của tác giả về các yêu cầu đối với giáo viên để thực hiện các mục tiêu
của giáo dục cho mọi người, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng cùng một số
biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng các yêu cầu giáo dục cho mọi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
519
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
Mai Quang Huy1
Tóm tắt: Giáo dục cho mọi người là một trào lưu của giáo dục thế giới bắt
đầu từ thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, hiện nay việc thực hiện các
mục tiêu của giáo dục cho mọi người gắn liền với công cuộc đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục – đào tạo. Phát triển đội ngũ giáo viên với những năng
lực phù hợp là biện pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu này. Đội ngũ
giáo viên cần có những năng lực phù hợp với bối cảnh mới. Bài viết trình bày
ý kiến của tác giả về các yêu cầu đối với giáo viên để thực hiện các mục tiêu
của giáo dục cho mọi người, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng cùng một số
biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở Việt Nam.
Từ khóa: giáo dục cho mọi người, giáo viên, năng lực.
Giáo dục cho mọi người và vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên
Năm 1990, dưới sự lãnh đạo của một số tổ chức thuộc Liên hợp quốc
(UNESCO, UNICEF, UNDP, UNFPA) và Ngân hàng Thế giới, các quốc gia họp
ở Jomtien (Thái Lan) đã thống nhất một tầm nhìn mới về giáo dục cơ bản. Năm
2000, 164 quốc gia và các đối tác đã gặp nhau trong “Diễn đàn quốc tế Giáo dục
cho mọi người”, tổ chức tại Dakar (Senegal) để tái khẳng định cam kết toàn cầu
của họ và thông qua sáu mục tiêu giáo dục cho mọi người. Những mục tiêu này
là Chăm sóc và giáo dục mầm non, Phổ cập giáo dục tiểu học, Kỹ năng cho thanh
niên và người trưởng thành, Tỷ lệ biết chữ ở người lớn, Công bằng giới và Chất
lượng giáo dục [1].
1 Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội;
ĐT: 0904.326.283; Email: huymq@vnu.edu.vn.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
520
Thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế tại Dakar năm 2000, Chính phủ Việt
Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn
2003 - 2015” vào tháng 7 năm 2003. Kế hoạch ưu tiên tập trung vào các nhóm mục
tiêu: chăm sóc và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và THCS, giáo dục thường
xuyên với các mục đích chiến lược: chuyển từ số lượng sang chất lượng; hoàn
thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; tạo cơ hội học tập suốt đời; huy động sự
tham gia đầy đủ của cộng đồng và mọi người vì giáo dục; đảm bảo quản lý có hiệu
quả và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực [2]. Việc thực hiện những mục tiêu này đòi
hỏi sự tham gia tích cực và có hiệu quả của đội ngũ giáo viên.
Giáo viên là những người có nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo chương trình,
kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo
viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các
hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên
môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng; và tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương [3].
Những nhiệm vụ này của giáo viên góp phần rất to lớn trong việc hiện thực hóa các
mục tiêu của giáo dục cho mọi người.
Để thực hiện việc giảng dạy và giáo dục trong nhà trường đồng thời với việc
tham gia phổ cập giáo dục, đòi hỏi ở mỗi giáo viên một trách nhiệm nghề nghiệp
cao, sẵn sàng phục vụ các đối tượng người học khác nhau. Giáo viên cũng cần có
sự hiểu biết sâu sắc đối với các đối tượng người học như học sinh trong nhà trường,
người học trong các chương trình phổ cập và có khả năng tương tác phù hợp với
các đối tượng người học. Do phải dạy học các đối tượng người học khác nhau, giáo
viên phải là người làm chủ các chiến lược dạy học. Thực hiện mục tiêu “kỹ năng
cho thanh niên và người trưởng thành”, giáo viên cũng là người làm chủ các kỹ
năng và có khả năng trang bị các kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho người học.
Mục tiêu “chất lượng giáo dục” đòi hỏi giáo viên phải nắm vững chuyên môn giảng
dạy, làm chủ các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, biết sử dụng có hiệu
quả các công nghệ hiện đại vào việc dạy học trên cơ sở hiểu rõ và biết cách tương
tác với các đối tượng người học. Người giáo viên cũng phải là người tôn trọng
quyền bình đẳng giới và thực hiện công bằng giới trong các hoạt động của mình.
Đó là những phẩm chất và năng lực cần có đối với giáo viên để góp phần vào việc
thực hiện các mục tiêu của giáo dục cho mọi người.
Để phát triển một đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực nêu trên cần
có các chính sách phù hợp trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Đây là điều đang
được sự quan tâm chung của các nước.
521
Quan điểm và kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên
F. Caena, khi tổng quan các vấn đề về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên,
đã tổng hợp thành một số khuyến nghị đối với các hệ thống giáo dục như sau:
1. Một khung tham chiếu rõ ràng cho các năng lực của giáo viên, cung cấp
mặt bằng chung giữa các thiết chế về giảng dạy / học tập, các giai đoạn (như đào
tạo ban đầu, bồi dưỡng định hướng nghề cho giáo viên mới, phát triển chuyên môn
tiếp tục), các hoạt động và những người tham gia;
2. Các cơ chế lựa chọn đa dạng, tại các thời điểm khác nhau trong sự phát
triển chuyên môn liên tục của giáo viên (ví dụ đầu vào/đầu ra của đào tạo ban đầu;
hoàn thành giai đoạn định hướng giáo viên mới; các trình độ nghề nghiệp tiếp tục
thừa nhận chuyên môn tiên tiến), với sự linh hoạt trong “bộ lọc lựa chọn” để phù
hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể;
3. Tính nhất quán trong phản hồi và đánh giá giáo viên (qua đào tạo ban đầu,
bồi dưỡng định hướng giáo viên mới và phát triển chuyên môn tiếp tục), với cấu
trúc và thủ tục chủ yếu xác định đánh giá cái gì, thế nào, tại sao, khi nào và ai sẽ
làm điều đó, trong các thiết chế khác nhau và các giai đoạn nghề nghiệp;
4. Lựa chọn cẩn thận, chuẩn bị, phát triển chuyên môn và hỗ trợ các giảng
viên đào tạo giáo viên, giúp họ có thể cung cấp những điều kiện tối ưu để phát triển
tiềm năng của giáo viên, trong các thiết chế trường phổ thông và trường đại học;
5. Một khuôn khổ chính sách chung cho lãnh đạo trường học hiệu quả, để đảm
bảo chất lượng của các nhà lãnh đạo nhà trường - những người có thể theo dõi và
hỗ trợ động lực và thực hành của giáo viên, trong việc cải tiến giảng dạy và học
tập [4].
Các yêu cầu về năng lực đáp ứng yêu cầu của giáo dục cho mọi người nêu trên
cũng được đề cập trong tiêu chuẩn năng lực giáo viên của nhiều nước. Tiêu chuẩn
năng lực của giáo viên đối với người học được đặt là tiêu chuẩn đầu tiên đối với
giáo viên tại các nước như Anh, Hoa Kỳ. Ví dụ như ở Anh, đó là: “Đặt kỳ vọng cao,
truyền cảm hứng, tạo động lực và thách thức đối với học sinh”. Còn ở Hoa Kỳ, điều
này được thể hiện trong ba tiêu chuẩn đầu tiên: Phát triển người học, Sự khác nhau
của người học, và Môi trường học tập. Mặc dù mỗi nước đều có những đặc điểm
riêng, nhưng có những điểm chung trong tiêu chuẩn năng lực đối với giáo viên, như
tính sáng tạo, khả năng tạo ra môi trường học tập tích cực, tính phản biện, giao tiếp
và cộng tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [5]
Về đào tạo giáo viên, một nghiên cứu của OECD về việc đào tạo giáo viên tại
các nước thành viên cho thấy:
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
522
- Hệ thống giáo dục được cải thiện từ những hiểu biết rõ ràng và ngắn gọn về
những gì giáo viên được mong đợi là họ biết và có thể làm trong các môn học cụ
thể, bao gồm cả kiến thức về môn học cũng như kiến thức về cách dạy nó.
- Nhiều quốc gia đã chuyển các chương trình đào tạo giáo viên sang một mô
hình dựa trên việc cung cấp các kiến thức hàn lâm ít hơn, và đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ tại các trường phổ thông nhiều hơn, với sự cân bằng thích hợp giữa
lý thuyết và thực hành và sự cộng tác giữa các giáo viên là một khía cạnh cơ bản.
- Các cấu trúc linh hoạt hơn của đào tạo giáo viên có thể có hiệu quả trong việc
mở ra các con đường mới đến với nghề dạy học mà không làm mất đi sự khắt khe
của các con đường truyền thống.
- Ngoài ra, một số nước đã chuyển từ một hệ thống đào tạo giáo viên trong một
số lượng lớn các trường cao đẳng sư phạm với tiêu chuẩn đầu vào tương đối thấp
sang sang một số lượng nhỏ hơn các cơ sở đào tạo giáo viên ở các trường đại học
với tiêu chuẩn đầu vào và vị trí xếp hạng tương đối cao [6].
Cùng với đào tạo ban đầu, để phát triển đội ngũ giáo viên, công việc bồi dưỡng
giáo viên được các nước rất quan tâm đến. Các nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên
ở các nước OECD tuy có sự khác nhau về quy mô, về cách thức thực hiện, về các
nhà cung cấp và về cách thức cung cấp tài chính cho hoạt động bồi dưỡng giáo
viên nhưng có sự thống nhất chung về mục tiêu của hoạt động này là giúp giáo
viên thay đổi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt hơn với những vấn đề thực tiễn
tại các lớp học.
Thực trạng đội ngũ giáo viên phổ thông
Kết quả điều tra khảo sát thực tế thực trạng đội ngũ giáo viên đã được phản
ánh trong kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học. Chẳng hạn đề tài Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ
thông (Mã số 01/2010) nêu lên một số nhận định sau về phẩm chất và năng lực đội
ngũ giáo viên phổ thông như sau:
“Do đặc trưng riêng của nghề nghiệp, với nhiệm vụ cao cả là giáo dục con người
nên có thể khẳng định tuyệt đại bộ phận có phẩm chất công dân tốt, có tinh thần trách
nhiệm, kiên trì, vượt khó vì sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo viên ở các vùng khó
khăn; mặc dầu có một số rất ít sa vào tệ nạn xã hội hoặc suy thoái đạo đức.
Do có tinh thần trách nhiệm nên dù không hẳn đã yêu nghề tha thiết nhưng vẫn
gắn bó với nhà trường, với địa phương, với công việc và học sinh. Tuy nhiên do
nhiều khó khăn của cuộc sống, do áp lực của công việc nên có một bộ phận không
nhỏ chán nghề (10-20%). Quan hệ thầy trò, quan hệ cốt lõi trong mọi quan hệ của
giáo viên cần được xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn trong bối cảnh mới
với sự thay đổi của hệ giá trị và vị trí trên thang giá trị. Đang cần có sự thúc đẩy
mạnh đối với động lực dạy học.
523
Đại đa số nắm được tinh thần, yêu cầu, logic của nội dung dạy học song hiểu
biết chỉ mới dừng lại chủ yếu ở sách giáo khoa, chưa nắm vững tính chỉnh thể của
chương trình; hiểu biết về ứng dụng của tri thức môn học còn rất hạn chế. Nói
chung, giáo viên vùng phát triển có trình độ khá hơn vùng khó khăn.
Tuy đã được bồi dưỡng từ rất lâu và qua nhiều hình thức và đã có kết quả ban
đầu song dường như chưa có chuyển biến thực sự về phương pháp dạy học, về
đánh giá kết quả học tập, về sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học, thậm chí
còn hình thức, phiến diện, sức ỳ còn lớn, thói quen dạy học cũ vẫn chưa khắc phục
được nhiều. Đây có thể xem là hạn chế lớn nhất của giáo viên phổ thông nước ta.
Đối với đa số thì nhận thức về chức năng, nhiệm vụ chủ yếu mới dừng lại ở vai
trò người dạy, một hoặc một số môn học, chưa lưu tâm thực sự đến việc dạy người
qua dạy chữ, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và trách nhiệm người giáo
dục, chưa làm tròn vai trò người của cộng đồng” [7]. Nhận định này khái quát thực
trạng đội ngũ giáo viên phổ thông trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21.
Khảo sát sơ bộ 113 giáo viên phổ thông (tiểu học: 12, THCS: 63 và THPT: 38)
tại Ninh Bình, Thái Bình, Phú Thọ, tác giả đã nhận được một số kết quả như sau.
Những người được khảo sát đã đánh giá khá cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ
giáo viên phổ thông, trong đó 3 yếu tố phẩm chất đạo đức, lối sống của giáo viên;
lòng yêu nghề, yêu trẻ và gắn bó với nghề và kiến thức chuyên môn được đánh giá
ở mức cao hơn, các kết quả đạt được khá tập trung. Hai yếu tố được đánh giá thấp
hơn là năng lực giáo dục và tư vấn cho học sinh; năng lực dạy học, khả năng sử
dụng các phương pháp và công nghệ dạy học mới có giá trị thấp hơn. Tuy nhiên,
đây là hai năng lực nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục
tiêu của giáo dục cho mọi người (xem bảng 1).
Bảng 1: Đánh giá của các GVPT về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên
hiện nay
Số lượng Thấpnhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Phẩm chất đạo đức, lối sống 113 3.0 5.0 4.655 6651.
Yêu nghề, yêu trẻ, gắn bó với nghề 113 3.0 5.0 4.522 7083.
Kiến thức chuyên môn 113 3.0 5.0 4.327 7251.
Năng lực giáo dục và tư vấn cho học sinh 113 2.0 5.0 3.965 8444.
Năng lực dạy học, khả năng sử dụng các phương
pháp và công nghệ dạy học mới 113 2.0 5.0 3.912 8819.
Valid N (listwise) 113
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
524
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của quá trình dạy học – giáo dục
và thu nhập thực tế đến giáo viên trong quá trình này được trình bày trong bảng 2.
Các yếu tố được khảo sát đều được đánh giá ở mức trên 4 cho thấy giáo viên đã
nhận thức được những thách thức đang đặt ra đối với họ. Năng lực dạy học, khả
năng sử dụng các phương pháp và công nghệ dạy học mới – yếu tố được đánh giá
thấp nhất trong thực trạng của giáo viên - được nhận thức là yếu tố có ảnh hưởng
lớn nhất. Kiến thức chuyên môn của môn học trong chương trình phổ thông mới
và ý thức, thái độ học tập của học sinh đều được đánh giá ở mức thứ hai cho thấy
đối với giáo viên thì ý thức, thái độ học tập của học sinh là một trong những yếu tố
quan trọng, quyết định sự thành công của giáo dục. Xếp thứ tư và thứ năm là các
yếu tố liên quan đến các hoạt động giáo dục/ trải nghiệm và tư vấn cho học sinh,
những yếu tố giúp cho học sinh phát triển toàn diện. Mặc dù đời sống của một bộ
phận giáo viên còn gặp khó khăn nhưng yếu tố thu nhập thực tế của giáo viên có vị
trí thấp hơn các yếu tố vừa kể trên.
Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới giáo viên trong quá trình đổi mới
giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông mới
Số lượng Thấpnhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Năng lực dạy học, khả năng sử dụng các phương
pháp và công nghệ dạy học mới 113 2.0 5.0 4.319 .5553
Kiến thức chuyên môn của môn học trong chương
trình phổ thông mới 113 3.0 5.0 4.212 .7128
Ý thức, thái độ học tập của học sinh 113 3.0 5.0 4.212 .7128
Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm 113 3.0 5.0 4.204 .6290
Năng lực tư vấn cho học sinh 113 3.0 5.0 4.133 .6197
Thu nhập thực tế của giáo viên 113 2.0 5.0 4.071 .7874
Năng lực đánh giá học sinh 113 3.0 5.0 4.062 .5555
Kiến thức học sinh đã được trang bị 113 3.0 5.0 4.044 .6463
113
Bảng 3 trình bày mức độ cần thiết của các biện pháp đối với giáo viên. Trong
các biện pháp được khảo sát, nâng cao thu nhập cho giáo viên có giá trị trung bình
cao nhất và độ lệch chuẩn thấp nhất, phản ánh nguyện vọng của giáo viên trong
việc nâng cao thu nhập thực tế. Trong các biện pháp về bồi dưỡng giáo viên có vị
trí tiếp theo thì bồi dưỡng về các phương pháp và kỹ thuật tổ chức các hoạt động
trải nghiệm và về tư vấn cho học sinh trong học tập, hướng nghiệp và cuộc sống có
vị trí cao nhất. Đây là những nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông,
vì vậy giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng cao hơn.
525
Bảng 3: Mức độ cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên
Số lượng Thấpnhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nâng cao thu nhập cho giáo viên 113 4.0 5.0 4.823 3834.
Bồi dưỡng giáo viên về các phương pháp và kỹ thuật
tổ chức các hoạt động trải nghiệm 113 2.0 5.0 4.434 5806.
Bồi dưỡng giáo viên về tư vấn cho học sinh trong
học tập, hướng nghiệp và cuộc sống 113 1.0 5.0 4.407 6497.
Bồi dưỡng giáo viên về các phương pháp và công
nghệ dạy học mới 113 3.0 5.0 4.389 5077.
Bồi dưỡng giáo viên về nội dung môn học 113 3.0 5.0 4.301 5807.
Bồi dưỡng giáo viên về các kỹ thuật đánh giá 113 3.0 5.0 4.186 4340.
Bồi dưỡng giáo viên về chính trị,tư tưởng, đạo đức
nghề nghiệp 113 1.0 5.0 4.080 8144.
Valid N (listwise) 113
Một số đề xuất cho phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông
Dựa trên thực tiễn và các kinh nghiệm quốc tế vừa tóm tắt ở trên, tác giả xin
có đề xuất một số biện pháp cho phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông như sau:
Đối với đào tạo giáo viên
Hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên là cơ sở cho việc đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên, và giúp giáo viên có những định hướng cho phát triển nghề nghiệp của
bản thân. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên không chỉ tập trung vào năng lực dạy học
mà còn vào sự phát triển toàn diện của người học như hiểu về người học và có thể
tư vấn cho họ, truyền cảm hứng, tạo động lực cho người học, giúp người học phát
triển. Giáo viên phổ thông không chỉ là người chuyển giao kiến thức mà trước hết
phải là các nhà giáo dục.
Bên cạnh mô hình truyền thống đào tạo giáo viên từ những người tốt nghiệp
THPT, phát triển các mô hình đào tạo giáo viên cho những sinh viên và cử nhân
khoa học có thành tích học tập cao và có nguyện vọng trở thành giáo viên. Mô hình
này đặc biệt quan trọng trong các đại học đa ngành, đa lĩnh vực (như mô hình đào
tạo giáo viên tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN).
Quá trình đào tạo giáo viên cần tăng cường tính thực hành qua các hoạt động
trải nghiệm và nghiên cứu tại các trường phổ thông. Do vậy cần có sự tham gia
nhiều hơn của giáo dục phổ thông vào việc đào tạo giáo viên.
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
526
Đối với bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng giáo viên phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của từng trường phổ
thông. Trên cơ sở nhu cầu của mình, các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên và lựa chọn cơ sở cung cấp bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của nhà
trường. Chú trọng việc bồi dưỡng giáo viên ngay tại nhà trường.
Sử dụng linh hoạt các hình thức phù hợp với nội dung bồi dưỡng, sử dụng
công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến để giảm bớt việc di chuyển cho
giáo viên.
Các trường đại học / cao đẳng sư phạm (hoặc có thực hiện công việc đào tạo
giáo viên) đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh
đó, cho phép các cơ sở có chuyên môn phù hợp tham gia thực hiện công tác bồi
dưỡng giáo viên trên cơ sở quản lý thống nhất của cơ quan quản lý giáo dục của
địa phương.
Trong điều kiện đời sống của một bộ phận giáo viên còn gặp khó khăn, một
mặt các cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường cần tạo điều kiện miễn giảm
kinh phí bồi dưỡng giáo viên. Mặt khác, cần nghiên cứu việc xã hội hóa nguồn kinh
phí này để đảm bảo chất lượng các khóa bồi dưỡng [8].
Nâng cao thu nhập cho giáo viên
Để giáo viên thực sự chú tâm đến việc phát triển liên tục phẩm chất và năng
lực đáp ứng yêu cầu mới của công việc dạy học và giáo dục học sinh, một biện
pháp được các giáo viên quan tâm đó là nâng cao thu nhập cho giáo viên. Cần hiện
thực hóa quan điểm nêu trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng:
“Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương
hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.
Đây là điều không mới, vì đã được quy định trong điều 71 của Luật Giáo dục năm
1998: “Thang, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao
nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Nhà giáo
được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định của Chính
phủ”. Tuy nhiên, Luật Giáo dục 2005 đã thay đổi thành: “Nhà giáo được hưởng
tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính
phủ”. Vì vậy cần có sự nhất quán trong chính sách đối với thu nhập của giáo viên.
527
Tài liệu tham khảo
[1] Giáo dục cho mọi người 2000 – 2015: Những thành tựu và thách thức. Báo cáo theo
dõi toàn cầu giáo dục mọi người 2015. UNESCO xuất bản.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo quốc gia giáo dục cho mọi người 2015 của Việt
Nam. Hà Nội, 2014.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường THCS, trường THPTvà trường phổ thông
có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3
/2011).
[4] F. Caena, Initial teacher education in Europe: an overview of policy issues. 04/
02/ 2014.
documents/initial-teacher-education _en.pdf
[5] Mai Quang Huy, Tiêu chuẩn năng lực giáo viên tại một số nước. Trong Kỷ yếu Hội
thảo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên
sư phạm và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường
sư phạm do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức tại Quy
Nhơn 12/2016.
[6] A. Schleicher, Preparing Teachers and Developing School Leaders for the 21st
Century: Lessons from around the world. OECD, 2012.
[7] Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên phổ thông (Mã số 01/2010). Hà Nội, 2012.
[8] Mai Quang Huy, Bồi dưỡng giáo viên: quan điểm và kinh nghiệm quốc tế. Trong Bồi
dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông. NXB ĐHSP Thái Nguyên. ISBN 978-604-915-578-8.
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
528
DEVELOPING TEACHERS IN ORDER TO MEET
THE REQUIREMENTS OF EDUCATION FOR ALL
Mai Quang Huy1
Abstract: Education for All (EFA) is a trend of world education starting in the
last decade of the 20th century. In Vietnam, the implementation of the goals
of EFA is linked to basic and comprehensive education - training innovation.
Developing teachers with appropriate capacities is an important means of
achieving these goals. Teachers need to be able to adapt to the new context.
The paper presents the author’s opinion on the requirements for teachers to
implement the goals of EFA, international experience and the current situation
and measures to develop teachers in Vietnam.
Keywords: education for people, teachers, capacity.
1 VNU – University of Education;
Tel: 0904.326.283; Email: huymq@vnu.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doi_ngu_giao_vien_pho_thong_dap_ung_cac_yeu_cau_g.pdf