Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

 Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc

và giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trong những năm qua đội ngũ

Giáo viên mầm non đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhiều chế

độ chính sách cho giáo dục mầm non được ban hành. Tuy nhiên giáo dục mầm

non vẫn đang đối diện nhiều khó khăn và thách thức. Một bộ phận đội ngũ nhà

giáo còn hạn chế về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi những giải pháp

cơ bản để thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triỂn đỘi ngŨ giáo viên mẦm non đáp Ứng yêu CẦu đỔi mới giáo dụC và đào tẠo ThS. NCS. Nguyễn Thị Hiền1 Tóm tắt: Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trong những năm qua đội ngũ Giáo viên mầm non đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhiều chế độ chính sách cho giáo dục mầm non được ban hành. Tuy nhiên giáo dục mầm non vẫn đang đối diện nhiều khó khăn và thách thức. Một bộ phận đội ngũ nhà giáo còn hạn chế về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi những giải pháp cơ bản để thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Từ khóa: Thực trạng, Phát triển, Giáo viên mầm non, Chính sách, Chuyên môn. I. Đặt vấn đề Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhận định: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Nghị quyết đã đặt ra yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”. Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 về ECCE và Mol 4.c, lĩnh vực ưu tiên 4 (Tuyên bố Katthmandu) [13]: Xây dựng và đưa ra các chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn quốc gia, kế hoạch hành động và hệ thống giám sát nhằm nâng cao tiêu chuẩn, tình trạng và điều kiện làm việc, đồng thời thu hẹp khoảng cách chất lượng đào tạo giữa cấp trung ương và địa phương cho đội ngũ GVMN; hỗ trợ chuyên môn kịp thời cho đội ngũ nhà giáo nhằm phát triển tối đa hóa lợi ích cho trẻ 1 Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo; NCS-QH2017- Đo lường đánh giá giáo dục. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành458 em; Phát triển chương trình dựa trên các phương pháp tiếp cận phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ và nhạy cảm/phù hợp về giới nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Giáo viên là yếu tố chính quyết định chất lượng của hệ thống giáo dục mầm non (UNESCO, 2015). Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng việc hỗ trợ cho giáo viên nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện CTGDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ của trẻ, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào học lớp 1. II. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN 1. Văn bản chỉ đạo - Luật Giáo dục 2005, Điều 80 đã quy định: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”. - Luật Viên chức 2010, Điều 33, Khoản 1 đã quy định: “Việc bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp”. - Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu: “Tập trung chỉ đạo và triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông, GVMN đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và CBQL các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề”. - Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711/ QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ xác định:“Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên”; - Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Quốc hội Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 459 theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, cụ thể hóa các nhiệm vụ hằng năm bằng các chương trình, đề án thuộc chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2016-2020. - Nghị định số 06/2018/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. - Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018”. - Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. - Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2015 ban hành Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non - Thông tư số 26/2018/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 8 tháng 10 năm 2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non Từ sau khi chương trình giáo dục mầm non được ban hành, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN đã tăng nhanh về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng, cụ thể như sau: Năm học 2017 - 2018, toàn quốc có 359.464 giáo viên mầm non. Tỉ lệ giáo viên/ nhóm, lớp là 1,8. Số giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên là 99%, trên chuẩn 68% [2]. Tính đến tháng 9/2018, cả nước có 52.238 giáo viên mầm non đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; số giáo viên mầm non thiếu theo định mức là 65.065 [4] Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành460 Biểu đồ 1: Số lượng giáo viên mầm non Nguồn: Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo1 Biểu số 2: Trình độ đào tạo Nguồn: Bộ Giáo dục dục và Đào tạo, báo cáo tổng kết năm học đối với GDMN Các địa phương tính định mức giáo viên theo Thông tư liên tịch số 06/2015/ TTLT/BTC-BNV-BGDĐT, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện công tác tuyển dụng, chuyển xếp lương, các chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP. 1 Truy cập https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx/Trang chủ ->Thống kê-> Giáo dục mầm non Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 461 Trước những yêu cầu mới về phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Hiện nay, Tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,84 đối với nhà trẻ; 1,79 đối với lớp mẫu giáo, 1,82 đối với lớp 5 tuổi [2]. Nhiều địa phương vẫn thiếu GVMN, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu công nghiệp tập trung và những vùng có điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển; tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (1,66), vùng Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (1,62) rất thấp, chưa đảm bảo đủ theo quy định hiện hành 1, chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo Chương trình GDMN; một số địa phương chưa chủ động trong quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chưa có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu GVMN, chưa thực hiện tốt chế độ chính sách đối với GVMN. - Chưa có cơ chế đủ mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay để huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển GDMN, nhất là với GDMN ngoài công lập; các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư phát triển trường lớp mầm non còn gặp nhiều khó khăn trong việc được nhận các ưu tiên về đất đai, tín dụng. - Đội ngũ giáo viên còn yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN nhất là ở một số năng lực nghề nghiệp: phát triển tư duy sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ bản thân, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình GDMN mới. Một bộ phận nhỏ GVMN còn có biểu hiện thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, thiếu tình yêu trẻ và yêu nghề hoặc có hành vi bạo hành trẻ em. Nhiều giáo viên vùng miền núi, dân tộc thiểu số gặp khó khăn do chưa làm chủ ngôn ngữ, văn hóa và phong tục tập quán địa phương. Một bộ phận chưa thực sự yên tâm gắn bó với nghề và có tình trạng GVMN bỏ nghề. - Chế độ, chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN vẫn còn những điểm chưa thật hợp lý, chưa tương xứng với công sức và áp lực nghề nghiệp; thiếu nhà công vụ nhất là ở các vùng khó khăn và chưa tạo được động lực để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Một số địa phương vướng về cơ chế tuyển dụng để khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên mặc dù đã được giao chỉ tiêu2 1 Bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo được bố trí tối đa: 2,5 giáo viên/nhóm trẻ, 2,2 giáo viên/lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày [10] 2 Số lượng chỉ tiêu biên chế đã được giao nhưng chưa được tuyển dụng này hiện nay còn rất lớn và phổ biến tại các địa phương (Bình Thuận hơn 800 GV, Hải Phòng hơn 300 GV; Quảng Bình hơn 580 GV) Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành462 Nguyên nhân của hạn chế - Công tác dự báo về nhu cầu nhân lực giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMNchưa tốt, thiếu hệ thống dữ liệu cần và đủ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng. - Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa bám sát thực tế đổi mới GDMN, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với cơ quan QLGD địa phương và các trường mầm non. - Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN được tuyển dụng từ các nguồn đào tạo với các mô hình, hệ đào tạo và chất lượng đào tạo khác nhau; Đa số chưa tự đánh giá được năng lực nghề thực sự của bản thân để có thể tự bồi dưỡng nâng cao những năng lực còn yếu, còn thiếu, nhất là các năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ, sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin. - Thiếu các quy định chế tài đủ mạnh ở cả 3 khâu: đào tạo và bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng, đánh giá và sàng lọc, giám sát chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN. - Chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp với yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN. - Công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN trong nước và quốc tế còn hạn chế, chưa cập nhật xu hướng mới. - Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN chậm đổi mới. - Cơ cấu biên chế đối với giáo dục tại các địa phương không cân đối : GVMN thiếu, GV của các cấp học khác thừa gây khó khăn đối đối với phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng cho GDMN. - Việc tăng số trẻ trong độ tuổi ra lớp yêu cầu phải tăng thêm đội ngũ GV. 3. Giải pháp phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu GDMN Công tác dự báo và quy hoạch - Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp, thu hẹp điểm lẻ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. - Mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở GDMN công lập ở những nơi có điều kiện thuận lợi, thí điểm huy động kinh phí để thực hiện hợp đồng giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên như hiện nay. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 463 - Phát triển GDMN ngoài công lập huy động nguồn lực từ xã hội, chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước. Công tác thực hiện các chính sách về phát triển đội ngũ Thực hiện Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 05/1/2018 của Chính phủ: Đối với giáo viên thuộc đối tượng hợp đồng lao động, chính sách chuyển xếp lương và được hưởng chế độ như giáo viên là viên chức (biên chế), giúp giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo chất lượng phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi bền vững; Đối với các giáo viên dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm trường lẻ, dạy tăng cường tiếng Việt tại các điểm lẻ tại các cơ sở GDMN công lập ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn trên toàn quốc được hưởng chính sách đã phần nào giúp giáo viên ổn định tư tưởng, cải thiện đời sống từ đó nâng cao lòng yêu nghề, gắn bó với điểm trường lẻ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ đó được nâng lên đáng kể. Quan tâm đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số, mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số, cử tuyển giáo viên cho các vùng khó khăn với nguồn tuyển tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại các thôn, bản; ưu tiên hình thức đào tạo theo địa chỉ đối với các huyện vùng cao, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với với các trường mầm non ngoài công lập, nguồn kinh phí trả lương cho GV từ nguồn thu học phí và các đóng góp của cha mẹ trẻ, được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Công tác công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn Đổi mới chương trình đào tạo GVMN theo hướng hình thành năng lực/ kĩ năng nghề: Có giải pháp quản lý chất lượng đối với với việc đào tạo giáo viên mầm non. Loại bỏ dần các hệ đào tạo, cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng về chuyên môn. Tăng thêm thời lượng thực hành, thực tập nghề cho các môn chuyên ngành. Các trường đào tạo giáo viên mầm non đã quan tâm ngay từ đầu đến kĩ năng thực hành, nghiệp vụ cho sinh viên; Bổ sung thêm một số môn học cần thiết cho GVMN tương lai như xây dựng môi trường GD theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức cho trẻ học qua chơi; hoặc tiếp cận với một số chương trình và phương pháp giáo dục tiên tiến... Chương trình bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho đội ngũ GVMN được xây dựng xuất phát từ nhu cầu học tập của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; tổ chức học bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá không được mang tính hình thức, tổ chức theo hướng thực hành trải Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành464 nghiệm, hạn chế giảng lý thuyết để người học có thể tiếp nhận đầy đủ những điều cần thiết. Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng thực hiện việc tự học qua E. Learning. Đồng thời đồng bộ hóa các điều kiện đảm bảo chương trình đào tạo GVMN và chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL GDMN. Bổ sung tài liệu liệu hướng dẫn mới, hiện đại giúp giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non ngày càng tốt hơn. Phương thức bồi dưỡng phải được thay đổi theo hướng đa dạng, linh hoạt, chú trọng phát huy thế mạnh của các hình thức bồi dưỡng tập trung kết hợp bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng qua mạng, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn và kết hợp nhiều hình thức khác... đã tạo tiền đề tích cực cho việc nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý CSGDMN, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Có sự kết hợp giữa bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng nhận và bồi dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học về GDMN. Công tác đánh giá và bồi dưỡng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp Triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non thay thế chuẩn nghề nghiệp cũ (ban hành kèm theo quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT), từ đó xác định năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu của các chuẩn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lựa chọn, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. III. Kết luận Thực tiễn cho thấy sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là yếu tố quyết định thực hiện tốt việc phát triển GDMN. Những địa phương nào cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì ở đó sự nghiệp phát triển GDMN sẽ có chuyển biến rõ rệt và đạt được kết quả tốt. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm cao và sự chỉ đạo đồng bộ quyết liệt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; Chủ động huy động các nguồn lực, các lực lượng xã hội tham gia, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển GDMN. Ngành giáo dục, tích cực, chủ động trong tham mưu, phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ cập. Đặc biệt tham mưu ban hành các cơ chế chính sách; huy động các nguồn lực cho phổ cập; đội ngũ giáo viên mầm non tâm huyết, sáng tạo, vượt khó, tinh thông nghiệp vụ sẽ là lực lượng nòng cốt làm nên thành tích cho ngành. Sự phối hợp chặt chẽ, Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 465 đồng bộ giữa các Bộ, ngành Trung ương trong việc hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển GDMN; đồng thời chủ động tham mưu Chính phủ bố trí các nguồn lực, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn là yếu tố quan trọng phát triển giáo dục mầm non trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, cũng như đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ/TW. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016, Báo cáo tổng kết 10 phát triển giáo dục mầm non 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 đối với GDMN 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo đánh giá hệ thống đào tạo, 2017, bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non, hợp đồng SRPP-HĐTV-NC13 4. Công văn số 5068/BNV-TCBC, 2018, điều chỉnh biên chế sự nghiệp ngành giáo dục 5. Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: kết quả và tác động, 2017, hội thảo quốc tế giáo dục mầm non 6. Nghị quyết số 29-NQ/TW, 2013, Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI 7. Quyết định số 711/QĐ-TTg, 2012, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 8. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, 2018 về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và chính sách đối với GVMN 9. Quyết định số 33/QĐ-TTg, 2018, Đề án “Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018” 10. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 2015, Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập 11. Thông tư số 26/2018/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non 12. UNESCO,2016.https://bangkok.unesco.org/sites/default/files/assets/ECCE/Asia-Pacific%20 Regional%20Policy%20Forum%20on%20ECCE%2010-12%20September%20 2013/Putrajaya_Declaration_-_Final.pdf 13. UNICEF, 2017. https://www.unicef.org/pacificislands/2017_Pasifika_Call_to_Action_for_ ECD_Sep27_Nadi Fiji_21_September_2017.pdf 14. https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx, thống kê, giáo dục mầm non Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành466 DEVELOPMENT OF PRESCHOOL TEACHERS AS REQUIREMENTS FOR INNOVATION OF EDUCATION AND TRAINING Abstract: Teachers are the determinants of quality of nurturing, caring and educating children in preschool institutions. In the past years, the staff of preschool teachers has developed the quantity and quality, many policies for preschool education have been issued, but preschool still faces many difficulties and challenge. A part of the teaching staff is limited in professional skills and skills that require basic solutions to change in order to meet the requirements of preschool education innovation. Keywords: Current situation, Development, Preschool teachers, Policies and specialties

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_doi_ngu_giao_vien_mam_non_dap_ung_yeu_cau_doi_moi.pdf
Tài liệu liên quan