Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh

Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp (DN), trong đó loại hình DN vừa và nhỏ chiếm tới 97%. Các DN này giữ vị trí ngày càng quan trọng, tạo việc làm cho gần nửa số lao động trong các DN, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong công cuộc đổi mới kinh tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã khẳng định vai trò tích cực của mình vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Thị xã Từ Sơn có trên 600 DN tư nhân và có 531 DN thuê đất trong các cụm công nghiệp để sản xuất, trong đó 482 cơ sở đã đi vào hoạt động dưới dạng các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã thủ công và tiểu thủ công nghiệp góp phần làm giá trị sản lượng công nghiệp ngày càng cao. Có thể nói trong thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Từ Sơn có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, sự mở rộng về qui mô hoạt động và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nộp thuế. Hệ thống thuế còn chắp vá, chưa đồng bộ, còn phức tạp. Nhiều chính sách về thuế vẫn còn rất nhiều vướng mắc, khuôn khổ pháp lý và chính sách vẫn chưa được thực sự đến với các DN. 4. Định hướng phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) 4.1. Phương hướng phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) Thứ nhất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các DN vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107 trước luật pháp và các cam kết WTO của Việt Nam, bãi bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử. Thứ hai, phát triển DN vừa và nhỏ đạt nhiều mục tiêu về kinh tế - xã hội. Mục tiêu kinh doanh của DN đồng thuận với mục tiêu xã hội mà Chính phủ quan tâm, lồng ghép nhiệm vụ kinh tế với xã hội bằng các đơn đặt hàng của Chính phủ. Thứ ba, hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển hẳn từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp. DN vừa và nhỏ tự phát huy nội lực vượt qua rào cản, tận dụng các cơ hội từ môi trường kinh doanh và hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước. Thứ tư, gắn hoạt động kinh doanh bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai. Thứ năm, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của DN vừa và nhỏ, phát huy vai trò các hiệp hội của DN vừa và nhỏ như Hiệp hội DN vừa và nhỏ, Liên minh HTX Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội và câu lạc bộ của doanh nhân tạo ra sự thồng thuận và hài hòa lợi ích của các bên Nhà nước - Hiệp hội - DN vừa và nhỏ. 4.2. Mục tiêu phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn 4.2.1. Mục tiêu phát triển KT-XH của thị xã Từ Sơn đến năm 2015 Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đẩy mạnh phát triển đô thị theo hướng hiện đại, văn minh đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phát triển CN, TTCN tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 của thị xã Từ Sơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010-2015 từ 16-17%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,3% năm; dịch vụ tăng 18% năm; nông, lâm, ngư nghiệp giảm bình quân 0,3% năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là công nghiệp - xây dựng 69,7%, dịch vụ 28,1%, nông - lâm nghiệp 4.2.2. Mục tiêu phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn Đẩy mạnh phát triển công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ đi đôi với phát triển đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại. Phát triển mạnh công nghiệp vừa và nhỏ, phát huy các nguồn lực tại chỗ, nhất là tiềm năng về vốn, lao động, kinh nghiệm và tay nghề của nhân dân. 5. Một số giải pháp để phát triển các DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn 5.1. Chủ động hội nhập, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược SXKD, nghiên cứu áp dụng công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chấp hành đúng pháp luật, đề cao văn hoá trong kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý DN, nâng cao nhận thức về xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế; chủ động liên kết, hợp tác với các DN trong và ngoài nước để mở rộng SXKD, năng lực cạnh tranh. 5.2. Phát huy nội lực doanh nghiệp Các hỗ trợ của Nhà nước chỉ là những hành lang pháp lý, nguồn vốn gián tiếp mang tính hướng dẫn nhiều hơn là “bà đỡ”. DN vừa và nhỏ cần tranh thủ tối đa hơn là trông đợi. Thực tế chứng minh DN vừa và nhỏ phát triển ổn định bền vững và lớn mạnh là do tự phát huy nội lực và tranh thủ các cơ hội kinh doanh, liên kết với cộng đồng DN, bám sát và phát triển thị trường. 5.3 .Chấp hành pháp luật và thực hiện cam kết Cùng với các hoạt động phát triển, trong mọi trường hợp DN vừa và nhỏ cần tránh vi phạm pháp luật, vi phạm các cam kết để hình ảnh, thương hiệu của mình có uy tín trong cạnh trạnh và hội nhập kinh tế quốc tế. 5.4. Xây dựng văn hóa kinh doanh Giá trị văn hóa truyền thống đã được các DN ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc phát huy cao độ. Khi các DN có hướng vào giá trị văn hóa thì các giá trị khác cộng hưởng theo. Giá trị văn hóa có thể đúc kết vào sáu chữ “hợp tác, cạnh tranh, phát triển”. Biểu hiện của văn hóa đa dạng, phong phú nên mỗi DN vừa và nhỏ vừa có nét chung vừa có nét riêng biệt để tạo hình ảnh và uy tín trên thị trường. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nhiều thành phần, các loại hình DN vừa và nhỏ cũng có sự tăng tiến về số lượng, mở rộng về quy mô hoạt động và đã khẳng định rõ vai trò tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ cũng gặp không ít khó khăn về môi trường cơ chế chính sách, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn vốn Đề tài “Phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của loại hình DN này trong giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan ban ngành địa phương Thứ nhất, cần xây dựng mối liên kết đồng thuận Chính phủ - Hiệp hội - DN: Nhà nước phục vụ DN Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG vừa và nhỏ giảm can thiệp và cai quản, Hiệp hội đại diện quyền lợi cho DN vừa và nhỏ là thành viên và hỗ trợ, DN vừa và nhỏ thực hiện luật pháp, cam kết và năng động với thị trường tìm kiếm lợi nhuận. Thứ hai, miễn tiền thuê đất có hạ tầng cho DN vừa và nhỏ trong một thời gian ít nhất 5 năm. Thứ ba, tập trung đào tạo chủ DN vừa và nhỏ (đây là lực lượng quan trọng nhất), chương trình đào tạo phù hợp với 40% chủ DN vừa và nhỏ ở bậc học phổ thông. Thứ tư, cần phối hợp đồng bộ cơ chế chính sách để hỗ trợ sự phát triển DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các chính sách giải quyết về mặt bằng sản xuất, tín dụng, thuế. Thứ năm, khuyến khích các DN vừa và nhỏ chú trọng hình thành văn hóa kinh doanh. Thứ sáu, với cơ quan chính quyền địa phương, cần tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính sâu, rộng hơn, triệt để hơn nhằm thực hiên dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội, hướng tới quan hệ hợp tác và đối thoại lành mạnh giữa Nhà nước và DN, DN và cộng đồng. 2.2. Kiến nghị đối với DN vừa và nhỏ Thứ nhất, tận dụng mọi ưu đãi khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ mà nhà nước dành cho DN vừa và nhỏ, thông qua thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ DN vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận với thị trường, mở rộng quan hệ với DN khác và bộ máy công quyền. Thứ hai, phân công và đãi ngộ cán bộ tiếp cận và vận động được những ưu đãi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản trị DN, hỗ trợ cán bộ nhân viên học trên đại học, học thêm văn bằng bằng cách tạo thời gian và hỗ trợ học phí. Thứ ba, phát hiện những bất hợp lý trong chính sách phát triển DN vừa và nhỏ và kịp thời phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên diễn đàn với tinh thần xây dựng hơn là kiện tụng, vì phát hiện của DN vừa và nhỏ về vướng mắc nào đó để Nhà nước sửa đổi bổ sung chính sách có lợi cho cộng đồng DN. Thứ tư, cán bộ có kinh nghiệm quản lý phát triển DN vừa và nhỏ cần cộng tác với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông để trao đổi những vấn đề quản trị kinh doanh và chính sách của nhà nước, viết, biên soạn tài liệu để phổ cập dần trong cộng đồng DN vừa và nhỏ và công chúng nhất là giới trẻ. Thứ năm, giải tỏa tâm lý xã hội bằng kết quả và phân phối kết quả SXKD cũng như xây dựng tinh thần văn hóa DN, doanh nhân để người lao động yên tâm làm việc, không mặc cảm tự ti Thực tế phát triển DN vừa và nhỏ, nâng cao hiệu quả KT-XH của loại hình DN này là công việc mang tính chiến lược trong tiến trình CNH, HĐH ở nước ta. Những giải pháp và kiến nghị nêu trên là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, để hoàn thiện hệ thống các chính sách góp phần làm cho các DN vừa và nhỏ ngày càng phát triển và hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mẫn Bá Đạt, 2008. Quá trình phát triển DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997- 2007 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 2. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm, 2002. Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 3. Phạm Văn Hồng, 2007. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 4. Nguyễn Đình Hương, 2002. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 5. Phòng Thống kê thị xã, 2010. Niên giám thống kê 2005-2009. 6. Sở Công nghiệp Bắc Ninh, 2002. Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và xây dựng các KCN vừa và nhỏ, KCN làng nghề. Phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp trong thời gian tới. 7. Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2010. Thuyết minh tóm tắt Quy hoạch chung điều chỉnh thị xã Từ Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 8. UBND thị xã Từ Sơn, 2011. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển CN, TTCN giai đoạn 1999-2011 trên địa bàn thị xã Từ Sơn và giải pháp phát triển đến năm 2015. 9. UBND huyện Từ Sơn, 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội huyện Từ Sơn năm 2006-2010. 10. UBND huyện Từ Sơn, 2011. Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_doanh_nghiep_vua_va_nho_o_thi_xa_tu_son_bac_ninh.pdf