Xu thế hội nhập quốc tế đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói
chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp
tục phát triển nhanh và ổn định sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng. Hiện
nay, đa số nguồn thu nhập hiện nay của các ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, một
hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài các
dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho ngân hàng thương
mại Việt Nam đặc biệt là dịch vụ bán lẻ trong tương lai không xa. Nhận thức được sự thay đổi.
Không nằm ngoài xu hướng đó, trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu
tư và Phát triển chi nhánh Thái Nguyên đã mở ra những hướng mới để phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
79
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Kim Nhung*, Chu Thị Thức
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Xu thế hội nhập quốc tế đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói
chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp
tục phát triển nhanh và ổn định sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng. Hiện
nay, đa số nguồn thu nhập hiện nay của các ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, một
hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài các
dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho ngân hàng thương
mại Việt Nam đặc biệt là dịch vụ bán lẻ trong tương lai không xa. Nhận thức được sự thay đổi.
Không nằm ngoài xu hướng đó, trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu
tư và Phát triển chi nhánh Thái Nguyên đã mở ra những hướng mới để phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ.
Từ khóa: phát triển dịch vụ, ngân hàng bán lẻ, BIDV
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thái Nguyên là địa bàn có nhiều ngân hàng
tham gia kinh doanh. Hệ thống ngân hàng
thương mại tại địa bàn tương đối phát triển.
Tính đến năm 2012, trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên có 15 hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) đang hoạt động, góp
phần tạo thêm sinh khí cho thị trường tài
chính tiền tệ trong tỉnh. Các NHTM trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên giữ vững vị thế
"top 3" trên bản đồ NH cả nước. Cũng chính
vì thế mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
diễn ra khá quyết liệt trên mọi mặt hoạt động.
Để có thể giữ vững được vị thế của mình
trong mọi lĩnh vực đặc biệt là dịch vụ, một
yêu cầu cấp thiết đối với chi nhánh Ngân
Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái
Nguyên trong giai đoạn hiện nay là phải phát
triển các dịch vụ hiện có cũng như đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ để tăng khả năng
tiếp cận với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng, tăng doanh thu cũng như vị
thế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Vai trò của dịch vụ ngân hàng trong nền
kinh tế
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã đánh giá
cao vai trò của dịch vụ ngân hàng, cụ thể:
* Tel: 0917 007223, Email: Khanhha24507@gmail.com
Đối với nền kinh tế, dịch vụ ngân hàng góp
phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền
kinh tế, cho khách hàng và ngân hàng thông
qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và
chuyên môn hoá của từng loại dịch vụ: giảm
chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận
chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực để
thực hiện giảm chi phí dịch vụ, giúp khách
hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm
dịch vụ. Đồng thời, dịch vụ ngân hàng
(DVNH) tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia
từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển
về; cùng với đó, DVNH góp phần chống tham
nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn
thuế. Có thể nói dịch vụ ngân hàng tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các khía
cạnh của nền kinh tế.
Đối với các khách hàng, thông qua các DV
cho vay, hệ thống NHTM giúp các doanh
nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch
chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị,
công nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.
Đối với ngân hàng, dịch vụ ngân hàng đem
lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn về
phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa
dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến
phương thức thanh toán, đơn giản hóa thủ tục,
mở rộng mạng lưới hoạt động... khách hàng
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
80
đang lưu ký trên tài khoản thanh toán, ký quỹ.
Những tài khoản này ngân hàng không phải
trả lãi hoặc trả lãi thấp làm cho chi phí đầu
vào của nguồn vốn huy động giảm xuống, tạo
ra chênh lệch lớn giữa lãi suất bình quân cho
vay so với lãi suất bình quân tiền gửi.
Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt như hiện nay, việc đa dạng và phát
triển các dịch vụ ngân hàng sẽ đem lại ưu thế
vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong
phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ
thu hút được khách hàng đến với mình.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi
nhánh Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát
triển Thái Nguyên
Hoạt động tại một tỉnh có nền kinh tế đa
thành phần, khách hàng là những doanh
nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ cá
thể và cá nhân, với số tài khoản tiền gửi có
nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tương đối
lớn như Thái Nguyên, trong thời gian vừa
qua, BIDV Thái Nguyên đã không ngừng
quan tâm, chú trọng đến dịch vụ ngân hàng để
khai thác và thu hút tối đa thị trường.
Về huy động vốn, từ năm 2010 – 2012, BIDV
Thái Nguyên vẫn giữ được quy mô tăng
trưởng khá cao trong huy động vốn. Tổng huy
động vốn tăng từ 2010 tỷ đồng lên 2.792 tỷ
đồng năm 2012. Kết quả này cho thấy khả
năng huy động vốn của chi nhánh BIDV Thái
Nguyên là rất mạnh, khách hàng khá tin
tưởng vào uy tín ngân hàng.
Về hoạt động tín dụng, chi nhánh BIDV Thái
Nguyên đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hoá
hình thức tài trợ sao cho vốn ngân hàng tiếp
cận được khách hàng nhiều nhất qua các hình
thức cho vay: thu mua nông sản; dự trữ vật tư,
nguyên liệu phục vụ sản xuất; chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất, đầu tư mở rộng, bổ sung
tài sản cố định, phục vụ tiêu dùng. Năm 2012,
tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh
là 3965 tỷ đồng và vẫn giữ mức tăng ổn định
so với các năm 2010 và 2011.
Với phương châm như trên, tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế của Chi nhánh tăng trưởng
qua các năm từ 2.899 tỷ đồng vào năm 2010
và đến năm 2011 là 3.496 tỷ đồng, tăng
20,5% so với năm 2011. Năm 2011 do chính
sách thắt chặt tín dụng và suy thoái kinh tế
xong con số này vẫn tăng 41,76% so với năm
2012. Hiện nay chi nhánh BIDV Thái Nguyên
đáp ứng ngày nhiều hơn nhu cầu vốn cho nền
kinh tế. Những năm trở lại đây, Chi nhánh tập
trung phát triển khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và hộ gia đình với mức tài trợ cho đối
tượng này bắt đầu tăng dần qua các năm và
giảm dần việc tài trợ cho khối DNNN không
hiệu quả. Đồng thời, chi nhánh cũng giảm dần
việc xem xét cho vay không có bảo đảm bằng
tài sản với tỷ lệ nợ không có tài sản bảo đảm
năm 2012 là 10,69% giảm so với 17,5% của
năm 2010 nhằm giảm rủi ro không có khả
năng thu hồi vốn từ tài sản đảm bảo. Thị phần
tín dụng chiếm 25,84% địa bàn, tăng 5,94%
so năm 2011.
Về dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại.
Chi nhánh vận dụng nhiều kênh thanh toán
(thanh toán song phương với hệ thống
NHCT, NHNN VÀ PTNT, HSBC,Kỹ
Thương, Quốc tế; Thanh toán bù trừ, thanh
toán điện tử) với các phương thức thanh
toán qua ngân hàng như: ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, chuyển tiền điện tử để phục vụ
nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng.
Tình hình dư nợ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 2.899 3.495 3.965
Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn
2.058 2.542 3.103
Tỷ trọng(%) 70,9 72,7 62,6
- Dư nợ trung và dài hạn 841 954 1107
Tỷ trọng(%) 29,1 27,3 37,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
81
Tình hình thanh toán nội địa tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
-Tổng doanh số phương thức TT qua NH 22.105 27.165 31.561
- Doanh số TT bằng tiền mặt 1.095 564 356
Tỷ trọng(%) 4,9 2,07 1,1
- Doanh số TT không dùng tiền mặt 21.010 26.601 30.856
Tỷ trọng(%) 95,7 97,9 98.9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)
Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Thanh toán nhập khẩu
- L/C 109,2 124 134
2.Thanh toán xuất khẩu
- L/C 54 70 97
Doanh số chiết khấu BCT xuất khẩu 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)
Chi nhánh vận dụng nhiều kênh thanh toán
(thanh toán song phương với hệ thống
NHCT, NHNN VÀ PTNT, HSBC,Kỹ
Thương, Quốc tế; Thanh toán bù trừ, thanh
toán điện tử) với các phương thức thanh
toán qua ngân hàng như: ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, chuyển tiền điện tử để phục vụ
nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng.
Năm 2010 lượng thanh toán không dùng tiền
mặt là 21.010 tỷ đồng, con số này ước đến
cuối năm 2011 tăng 97.9% đạt 26.601tỷ đồng.
Bên cạnh đó thanh toán không dùng tiền mặt
vào cuối năm 2011 cũng tăng 98.9% so với
năm 2012. Tỷ trọng thanh toán không dùng
tiền mặt chiếm hơn 80% vào năm 2010 cho
thấy những năm gần đây thanh toán bằng tiền
mặt đang giảm dần và thay vào đó thanh toán
không dùng tiền mặt có sự gia tăng đáng kể.
Thái Nguyên là nơi cũng có khu công nghiệp
địa bàn không thuận lợi, chi nhánh đã tận
dụng được lợi thế về uy tín cũng như chất
lượng của mình để đầu tư vào các khu công
nghiệp cũ và mới. Vì vậy hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu của chi nhánh khá mạnh. Con
số có thể biểu hiện qua bảng trên. Hoạt động
tài trợ XK tại chi nhánh Ngân Hàng
TMCPĐT và PT Thái Nguyên ngày càng phát
triển, do tận dụng địa thế chi nhánh TMCP
Đầu Tư và Phát Triển Thái Nguyên đưa ra
nhiều chính sách thu hút khách hàng, đặc biệt
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó,
doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi
nhánh khá mạnh. Uớc đến cuối năm 2010
doanh số thanh toán nhập khẩu tăng 55% so
với năm 2012. Trong đó doanh số thanh toán
L/C tăng 48% so với năm 2011. Tỷ trọng của
thanh toán L/C so với tổng thanh toán nhập
khẩu tính đến cuối năm 2010 chiếm khoảng
gần 50%.
Dịch vụ thẻ, hiện nay, BIDV Thái Nguyên đã
thực hiện trả lương qua tài khoản cho trên 200
đơn vị cả ngân sách và ngoài ngân sách. Tổng
số thẻ ATM đã phát hành 25.815 thẻ. Tổng
phí dịch vụ thẻ là 530 trđ tăng 61,66% so với
năm trước. Hiện chi nhánh có 10 máy ATM
do được lựa chọn kỹ vị trí nên đã phát huy
hiệu quả hoạt động của các máy. Số giao dịch
bình quân là 380 giao dịch/máy/ngày và
doanh số giao dịch bình quân 750
trđ/máy/ngày. Từ tháng 7/2009 nhằm vào đối
tượng khách hàng có nguồn thu nhập cao nên
việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Trong
năm chi nhánh đã phát hành 80 thẻ VISA,
nâng tổng số thẻ VISA lên 286 thẻ.
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
82
Tình hình sử dụng thẻ ATM tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số thẻ quốc tế Thẻ 80 190 216
Số thẻ nội địa Thẻ 6.388 18.809 19.032
Số dư trên tài khoản thẻ Tỷ đồng 9.592 10.955 13.867
Số lượng máy ATM Máy 10 13 13
Số lượng ĐVCNT Đơn vị 12 16 44
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)
Tình hình mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
- Doanh số mua ngoại tệ 70 85 105.45
- Doanh số bán ngoại tệ 99.57 101 154.7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)
Tình hình thu chi tiền mặt tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu VNĐ 614,915 736,802 805,25
Chi VNĐ 570 602 791
Thu ngoại tệ (USD) 2,6 3,5 4,85
Chi ngoại tệ (USD) 0,373 0,586 1,05
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)
Tổ nghiệp vụ thẻ ATM trong năm qua đã tích
cực triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị
dịch vụ thẻ và triển khai chỉ thị 20 trả lương
qua tài khoản cho các đơn vị hưởng lương từ
NSNN. Hiện nay đã thực hiện trả lương qua
tài khoản cho trên 200 đơn vị cả ngân sách và
ngoài ngân sách, với hàng nghìn cán bộ công
nhân viên. Tổng số thẻ ATM đã phát hành
25.815 thẻ trong đó số thẻ phát hành mới
trong năm 2010 là 6.388 thẻ. Tổng phí dịch
vụ thẻ là 530 trđ tăng 61,66% so với năm
trước. Hiện chi nhánh có 10 máy ATM thực
hiện bình quân là 380 giao dịch/máy/ngày và
doanh số giao dịch bình quân 750
trđ/máy/ngày. Chi nhánh mới thực hiện phát
hành thẻ VISA tới khách hàng từ tháng
7/2009 nhằm vào đối tượng khách hàng có
nguồn thu nhập cao nên việc triển khai còn
gặp nhiều khó khăn. Trong năm chi nhánh đã
phát hành 80 thẻ VISA, nâng tổng số thẻ
VISA lên 286 thẻ.
Về kinh doanh tiền tệ, doanh số bán ngoại tệ
của BIDV Thái Nguyên năm 2012 có sự gia
tăng mạnh mẽ so với những năm trước đó.
Từ kết quả tổng kết, có thể dễ dàng nhận thấy
doanh số bán ngoại tệ năm 2010 là 99,57
USD tăng 102,5% so với năm 2009. Tổng thu
dịch vụ ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
đạt: 2,6 tỷ đồng tăng. Trong khi đó, doanh số
bán ngoại tệ năm 2011 là 101 triệu USD tăng
1,1% so với năm 2010. Tổng thu dịch vụ ròng
từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh
(gồm cả số ghi nhận) đạt: 9,5 tỷ đồng. Doanh
số bán ngoại tệ năm 2012 là 154,7 triệu USD
tăng 53% so với năm 2011. Tổng thu dịch vụ
ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái
sinh đạt: 7,66 tỷ đồng.
Về dịch vụ ngân quỹ, thực hiện chỉ đạo của
TW, chi nhánh đã chủ động tính toán, cân đối
xác định lượng tiền mặt tồn quỹ phù hợp. Chủ
động trong công tác lập kế hoạch nguồn tiền
mặt, căn cứ doanh số giao dịch tiền mặt
thường xuyên hàng ngày, lượng tiền xuất đầu
ngày cho các PGD, quỹ tiết kiệm, lượng tiền
nạp cho máy ATM để cân đối nguồn tiền mặt,
giảm thiểu lượng tiền mặt tồn tại quỹ, nâng
cao hiệu suất sử dụng vốn và hiệu quả kinh
doanh của chi nhánh. Công tác tiền tệ kho quỹ
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
83
luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối với tinh thần
trách nhiệm cao, nghiêm chỉnh chấp hành các
quy định về chế độ giao nhận, bảo quản, vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trị.
Lượng tiền VNĐ thu vào năm 2010 là
614,915 tỷ đồng, đến cuối năm 2011 tăng
19%, tương ứng lượng tiền chi tại quầy vào
năm 2012 cũng tăng 9% so với năm 2011.
Có thể thấy hoạt động từ dịch vụ ngân quỹ rất
mạnh, lượng tiền thu chi tăng đều qua các
năm. Lượng tiền VNĐ thu vào năm 2010 là
614,915 tỷ đồng, đến cuối năm 2011 tăng
19%, tương ứng lượng tiền chi tại quầy vào
năm 2012 cũng tăng 9% so với năm 2011.
Các dịch vụ khác như : E-Banking, bankplus,
Bảo lãnh ngân hàng, Dịch vụ kiều hối, Dịch
vụ chuyển tiền du học đều có những bước
tăng trưởng đáng kể.
Có thể thấy, đóng góp đáng kể của mảng dịch
vụ trong tỷ trọng lợi nhuận của ngân hàng
BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã tăng đáng
kể qua các năm. Phát triển dịch vụ là hướng
đi bền vững cho ngân hàng thương mại nói
chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng.
Trong ba lĩnh vực hoạt động chính của BIDV
(tín dụng, đầu tư và dịch vụ), hoạt động tín
dụng là hoạt động truyền thống đã được khai
thác một cách triệt để. Qua các kết quả đã đạt
được, có thể thấy, đóng góp đáng kể của
mảng dịch vụ trong tỷ trọng lợi nhuận của
ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã
tăng đáng kể qua các năm nhờ đó giúp bù đắp
một phần sự sụt giảm từ mảng tín dụng (xem
biểu đồ).
Một số đề xuất nhằm phát triển dịch vụ
bán lẻ của BIDV Thái Nguyên
Trong thị trường dịch vụ ngân hàng đầy sôi
động và cạnh tranh như hiện nay thì Chất
lượng - Tiện ích - Tính đa dạng sản phẩm -
Mạng lưới phân phối rộng khắp là điều mà
khách hàng đòi hỏi ở dịch vụ Ngân hàng
nhiều hơn là giá cả dịch vụ. Vì thế, để phát
triển hoạt động dịch vụ theo hướng mới và
hiện đại, BIDV Thái Nguyên cần chủ động
nghiên cứu để có giải pháp phù hợp đối với
từng mảng dịch vụ, cụ thể:
Đối với dịch vụ thẻ ATM: Khai thác tất cả các
lợi thể tiện ích của thẻ về các ưu điểm: số tiền
rút được nhiều, giao dịch tại máy ATM để trả
tiền dịch vụ cung ứng qua thẻ, các chính sách
khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đi kèm.
Đặc biệt khai thác ưu thế công nghiệp thẻ
chip. Sử dụng triệt để các phương thức
khuyến mãi, tạo giá trị gia tăng để khai thác
khách hàng tập thể tại các trường học, cơ
quan, doanh nghiệp, tổ chức..., phát triển
mạnh dịch vụ trả lương qua ATM bán chéo
các sản phẩm như: bảo hiểm, cho vay thấu
chi... Đi đôi với tăng lượng máy ATM, soát
xét lại từng vị trí đặt máy bảo đảm các yêu
cầu hiệu quả như: thuận tiện cho khách, có
sức thu hút, tăng tối đa thời gian giao dịch,
bảo đảm an toàn, trang trí maquette đẹp,
thống nhất đặc trưng thương hiệu thẻ của đơn
vị và khai thác triệt để khả năng quảng cáo
hình ảnh thương hiệu trên màn hình chờ của
máy. Cùng với kênh phân phối mới này là
vấn đề bảo mật và an toàn, vì đây là rủi ro của
DVNH và vấn đề chuyên viên kỹ thuật để bảo
hành công nghệ.
Đối với dịch vụ ngoại hối và thẻ tín dụng
quốc tế: Củng cố bàn đổi ngoại tệ trực tiếp tại
các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch.
ngân hàng căn cứ tỷ giá thông báo đầu ngày
của Hội sở để yết giá mua, bán từng loại
ngoại tệ hợp lý, có tính cạnh tranh trên địa
bàn nhằm thu hút khách hàng giao dịch ngoại
tệ cả tiền mặt lẫn chuyển khoản. Các phòng
giao dịch đủ điều kiện nên kết hợp tổ chức
mua bán đổi ngoại tệ.
Đối với dịch vụ Ngân hàng về du học: Nghiên
cứu, tổng kết mô hình dịch vụ du học khép
kín từ nghiệp vụ cho vay, phát hành thư bảo
lãnh đến nghiệp vụ chuyển tiền học phí ra
nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ dịch thuật, xác
nhận số dư..., từ đó triển khai thành quy trình
nghiệp vụ chung trong toàn chi nhánh.
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
84
Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Một điểm quan trọng tiếp theo là cần kết hợp
dịch vụ hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm mang
tính tổng hợp. Dịch vụ này sẽ giúp ngân hàng
tạo lập và duy trì quan hệ với những khách
hàng có thể tạo triển vọng sinh lời, mang lại
thành công ổn định, lâu dài cho ngân hàng,
đồng thời có thể thu hút thêm nhiều khách
hàng của các công ty bảo hiểm sử dụng sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp đồng
bộ đã nêu trên để đối với các mảng dịch vụ,
BIDV Thái Nguyên cần đổi mới về nhiều
mặt: quản trị điều hành; bổ sung chỉ tiêu định
lượng trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch; về
công tác marketing, chăm sóc khách hàng;
phát triển về công nghệ ngân hàng tạo điều
kiện cho BIDV Thái Nguyên có điều kiện
phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân
hàng; tăng cường năng lực hoạt động và tài
chính của ngân hàng; phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực để thu hút nhân
tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có
trình độ cao đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh
doanh trong xu thế hội nhập thông qua xây
dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản
lý lao động phù hợp; xây dựng các hình thức
quảng bá đa dạng như: phát hành bản tin,
trang website, tham gia quảng cáo... để lôi
cuốn hướng dẫn khách hàng cũng như
khuyếch trương hình ảnh của mình.
KẾT LUẬN
Thái Nguyên là một môi trường kinh tế năng
động, đang trên đà phát triển ở nhịp độ cao
với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện
đại lớn. Trong tương lai không xa, doanh số
và lợi nhuận của hoạt động dịch vụ sẽ dần
chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng
trong kinh doanh của BIDV Thái Nguyên. Vì
vậy, phát triển dịch vụ là một hướng đi bền
vững, lâu dài cho NHTMCP Đầu tư và phát
triển chi nhánh Thái Nguyên.
Bài viết với nội dung phát triển dịch vụ bán lẻ
của BIDV Thái Nguyên đã tập trung giải
quyết một số vấn đề sau.
- Vai trò của dịch vụ ngân hàng trong nền
kinh tế
- Phản ánh thực trạng phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên.
- Đưa ra một số đề xuất phát triển dịch vụ bán
lẻ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Tiền Tệ
Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, (2012), Nghiệp
vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao
động-xã hội.
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi
nhánh Thái Nguyên (2010,2011,2012), Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo
cáo tài chính đã được kiểm toán.
4. Quốc hội, Luật tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 ban hành ngày 01/01/2011.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1.Tổng
nguồn vốn
2. Nguồn
vốn tự huy
động
3. Tổng dư
nợ
4. Lợi nhuận
trước thuế
5. Thu dịch
vụ ròng
Tốc độ phát triển
bìnhquân(%)
Năm2012
Năm2011
Năm 2010
Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85
85
SUMMARY
DEVELOPING RETAIL BANKING SERVICES AT BIDV
(BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM)
- THAI NGUYEN BRANCH
Nguyen Thi Kim Nhung*, Chu Thi Thuc
College of Economic and Business Administrations - TNU
The trend toward international intergration has brought many opportunities and challenges for
Vietnam’s economy in general and finance – banking in particular. In addition, the commercial
banking system maintains a rapid and stable development continuously which will bring out a
fiercely competition for the banks. Currently, the most of present income of commercial banks
come from credit sector and itself contains implicit risks. Therefore, orientation of wide - open for
Vietnamese commercial banks especially retail services in the near future. Being aware of that
change. Not out of that trend, in recent years, joint Stock commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam branch of Thai Nguyen has opened new directions to develop
retail services.
Keywords: serviece development, retail bank, BIDV
Ngày nhận bài:14/4/2014; Ngày phản biện:27/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
* Tel: 0917 007223, Email: Khanhha24507@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_dich_vu_ngan_hang_ban_le_tai_chi_nhanh_ngan_hang.pdf