Phát triển cộng đồng trong nâng cao sức khỏe

Trình bày được khái niệm về cộng đồng và phát triển

cộng đồng (PTCĐ).

2. Trình bày được ý nghĩa của PTCĐ trong Nâng cao sức

khỏe (NCSK).

3. Trình bày được mục tiêu, quan điểm, tiếp cận và

một số hình thức PTCĐ.

4. Giới thiệu các bước thiết kế dự án PTCĐ

pdf25 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phát triển cộng đồng trong nâng cao sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển cộng đồng trong nâng cao sức khỏe Trương Quang Tiến Bộ môn Giáo dục sức khỏe Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm về cộng đồng và phát triển cộng đồng (PTCĐ). 2. Trình bày được ý nghĩa của PTCĐ trong Nâng cao sức khỏe (NCSK). 3. Trình bày được mục tiêu, quan điểm, tiếp cận và một số hình thức PTCĐ. 4. Giới thiệu các bước thiết kế dự án PTCĐ. 2 Thảo luận nhóm (10 phút) Cộng đồng và PTCĐ là gì? Tại sao cần phát triển cộng đồng trong NCSK? Bạn nêu ví dụ một số hoạt động mà bạn cho là hoạt động PTCĐ? Cộng đồng là gì? Nhóm người có mối quan hệ, ràng buộc với nhau do có chung các đặc điểm như: • cùng sống trong một khu vực nhất định • cùng một dân tộc • cùng tôn giáo • có chung nền văn hóa, các giá trị, chuẩn mực hay mối quan tâm Ví dụ: • Thôn/bản/làng/ấp/tổ đội/khu dân cư, xã, huyện, tỉnh • Nhóm người dân tộc thiểu số; tôn giáo; nghề nghiệp Phát triển cộng đồng trong NCSK?  Là quá trình cộng đồng xác định được các nhu cầu về sức khỏe hoặc mục tiêu nâng cao sức khỏe của mình, xác định ưu tiên, nâng cao sự tự tin và quyết tâm trong cộng đồng, tìm kiếm các nguồn lực bên trong và bên ngoài; tăng cường thái độ tích cực, cộng tác, phối hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. (Ross 1955) 5 Phát triển cộng đồng trong NCSK? Là quá trình nỗ lực của cộng đồng để tăng cường khả năng kiểm soát những yếu tố quyết định sức khỏe, và nhằm được trao quyền để áp dụng các kĩ năng cá nhân và tập thể để giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên và đạt được các nhu cầu sức khỏe. (WHO, 1998) Là quá trình giải quyết vấn đề sức khỏe của cộng đồng (đáp ứng nhu cầu sức khỏe của cộng đồng) qua đó NCSK cộng đồng;  Bằng cách nâng cao kiến thức, kĩ năng xác định nhu cầu (vấn đề sức khỏe); xác định ưu tiên;  Xây dựng được các giải pháp phù hợp;  Huy động được nguồn lực phù hợp để hành động nhằm đạt mục tiêu sức khỏe. Thực chất là tăng cường sự tham gia chủ động; trao quyền cho người dân trong quá trình NCSK của họ và cộng đồng. Phát triển cộng đồng trong NCSK? Một số khái niệm liên quan Tổ chức cộng đồng: Quá trình liên kết và huy động các cơ quan, ban ngành liên quan và các nhóm dân cư để cùng nhau xây dựng và thực hiện các hoạt động nhằm NCSK cộng đồng. Dựa vào cộng đồng: Quá trình một tổ chức (bên ngoài) kết hợp chặt chẽ với người dân tại công đồng xây dựng các biện pháp giải quyết vấn đề sức khỏe phù hợp với cộng đồng. 8 Một số khái niệm liên quan  Sự tham gia của cộng đồng: sự tham gia của người dân trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động NCSK.  Ví dụ:  Người dân tham gia góp ý kiến qui định liên quan đến chăm sóc sức khỏe; giải pháp phòng bệnh phù hợp  Người dân tham gia vào chương trình y tế tại địa phương:  Chương trình tiêm chủng mở rộng  Chương trình phòng chống sốt rét  Chương trình phòng chống lao ... 9 Mục tiêu phát triển cộng đồng 1. Cải thiện và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng 2. Tạo sự tham gia bình đẳng của mọi tầng lớp trong cộng đồng; gồm cả các nhóm dễ tổn thương.  Ví dụ: sự tham gia của các nhóm có nguy cơ cao trong chương trình phòng chống HIV/AIDS: người nghiện chích ma tuý; mại dâm 3. Duy trì sự tham gia của cộng đồng và tính bền vững của các chương trình sức khỏe. 10 Quan điểm định hướng của phát triển cộng đồng Dựa trên cách tiếp cận từ cơ sở, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Tham gia của cộng đồng một cách chủ động.  Sự tham gia của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương là rất quan trọng. 11 Quan điểm định hướng của phát triển cộng đồng Nâng cao năng lực (buiding capacity) cho cộng đồng thông qua các chương trình truyền thông; giáo dục sức khỏe phù hợp nhằm tăng cường kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi, kĩ năng thực hành phòng bệnh, NNCSK. Trao quyền làm chủ (empowerment) cho cộng đồng trên cơ sở có đủ kiến thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả vào những hoạt động, chương trình NCSK triển khai tại cộng đồng. 12 Tiếp cận phát triển cộng đồng Tập trung vào nhu cầu sức khỏe của cộng đồng Tập trung vào quá trình NCSK  Tạo điều kiện, xây dựng năng lực giúp người dân trong cộng đồng NCSK (nâng cao tính chủ động, sự tự tin và tính tự chủ của người dân) Tập trung vào những nhóm dễ bị tổn thương:  Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe của họ  Cải thiện tình trạng sức khoẻ của họ  Tăng cường trách nhiệm của các dịch vụ CSSK 13 Hình thức hoạt động phát triển cộng đồng 1. Tham gia của cộng đồng trong các chương trình sức khỏe, ra quyết định liên quan. 2. Hành động của cộng đồng: tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, NCSK; vận động chính sách; tham gia các hoạt động tình nguyện 3. Các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân: đào tạo kĩ năng; phát triển mạng lưới 14 Hình thức hoạt động phát triển cộng đồng 4. Tạo mối quan hệ thân thiện giữa các nhà chuyên môn và người dân: nhằm duy trì bền vững các chương trình NCSK tại cộng đồng. 5. Hỗ trợ chiến lược: góp ý, xây dựng chính sách; cung cấp sáng kiến cho quá trình hoạt động NCSK Phát triển cộng đồng – Đặc điểm Đặc điểm chính:  Xuất phát từ chính thực trạng, vấn đề và mong muốn/nhu cầu của cộng đồng;  Các lực lượng trong cộng đồng được tạo điều kiện thuận lợi, trao quyền để xác định và giải quyết các vấn đề liên quan. Thiết kế chương trình/dự án phát triển cộng đồng Nhận diện cộng đồng Đánh giá nhu cầu Xây dựng mục tiêu dự án Đánh giá nguồn lực và những trở ngại Xây dựng kế hoạch chương trình hành động Thực hiện và đánh giá 17 Phát triển cộng đồng – Thách thức? Trách nhiệm của nhân viên PTCĐ: với người dân, với cơ quan y tế, với chính quyền Sự chấp thuận của cơ quan quản lí đối với các hoạt động PTCĐ Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các chuyên gia và người làm PTCĐ Khó khăn trong việc đánh giá kết quả Kinh phí luôn có hạn 18 Phát triển cộng đồng – Thách thức? Sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện xã hội, đôi khi ngoài tầm kiểm soát của chương trình PTCĐ. Ví dụ:  Nhà ở tồi tàn  Thất nghiệp  Tiếp cận dịch vụ CSSK khó khăn  Lối sống cá nhân  19 Một số ví dụ về Dự án PTCĐ Dự án phát triển cộng đồng tại làng An Lu, Đà Nẵng. ( Dự án phát triển cộng đồng tổng thể tại Humla, Nepal ( Mục tiêu chung Cải thiện chất lượng sống của người dân, thông qua chương trình phát triển cộng đồng nông thôn toàn diện, lâu dài. Đặc biệt tập trung vào đối tượng người nghèo, thiệt thòi và những người có hoàn cảnh khó khăn cũng như các nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi. 21 Mục tiêu cụ thể 1. Cải thiện điều kiện sống, sức khỏe và vệ sinh tổng thể thông qua các biện pháp phòng ngừa như nâng cao nhận thức, giáo dục và các dự án phát triển toàn diện nông thôn có liên quan. 2. Thực hiện mục tiêu ”Family of 4” bao gồm: ánh sáng, bếp không khói, nhà vệ sinh và nước uống, trong các ngôi làng và nhà ở riêng lẻ. 22 Mục tiêu cụ thể 3. Cung cấp dịch vụ năng lượng thông qua các dự án điện khí hóa nông thôn (hệ thống quang điện năng lượng mặt trời hoặc pin thủy điện) trong mỗi căn nhà và nước nóng thông qua các máy nước nóng năng lượng mặt trời cho các nhà tắm công cộng. 4. Cải thiện sự sẵn có về thực phẩm và dinh dưỡng, đa dạng hoá thực phẩm thông qua các chương trình dinh dưỡng. 23 Mục tiêu cụ thể 5. Cải thiện chất lượng cuộc sống (qua giáo dục không chính thức) cho trẻ em và các bà mẹ chưa đến trường, đào tạo dựa vào kỹ năng của người dân địa phương nhằm duy trì tất cả các dự án đang thực hiện. 6. Theo dõi, giám sát dữ liệu để hiểu các tác động lâu dài, những thay đổi và phương pháp tiếp cận phát triển phù hợp thông qua các dự án phát triển mới và các nghiên cứu ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo và các dự án dài hạn. 24 Câu hỏi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb2_phat_trien_cong_dong_k11_2015_8769.pdf
Tài liệu liên quan