Kĩ năng phát triển cộng đồng là kĩ năng quan trọng và cần thiết đối với người
giáo viên. Để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục, người giáo viên cần phải có các kĩ
năng làm việc với cộng đồng, để đưa cộng đồng ngày một phát triển theo định hướng của
xã hội, đất nước. Bài viết đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về cộng đồng, phát triển
cộng đồng giáo viên, bản chất của phát triển cộng đồng, nội dung về phát triển cộng
đồng của người giáo viên, các kĩ năng cần thiết của người giáo viên trong việc phát triển
cộng đồng và định hướng rèn kĩ năng phát triển cộng đồng cho sinh viên sư phạm.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển cộng đồng – kĩ năng cần thiết của giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của học sinh.
Cần sử dụng tốt các phương pháp tạo sự tương tác và vai trò tham gia của học sinh
trong quá trình giáo dục. Cần lưu ý nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinh
nghiệm sống, nhu cầu của học sinh với mục đích là nhằm nâng cao nhận thức của học sinh
để họ có được kĩ năng quyết định và xử lý vấn đề đạt hiệu quả.
2.3. Rèn luyện kĩ năng phát triển cộng đồng cho sinh viên sư phạm
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 29 - NQ/TW,
11/2013), Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã xây dựng chương trình rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, trong đó đã đưa kĩ
năng phát triển cộng đồng thành một trong những kĩ năng quan trọng trong nội dung học
tập mà người sinh viên sư phạm cần phải rèn luyện. Chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất
nhằm định hướng cho sinh viên rèn luyện kỹ năng PTCĐ với mục đích:
+ Giúp sinh viên nắm vững, hiểu sâu hệ thống tri thức về tổ chức và PTCĐ. Có kĩ
năng vận dụng hệ thống tri thức đó để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong từng
tình huống cụ thể.
+ Trong mỗi tình huống đều chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn về nhận thức đòi
hỏi sinh viên phải tích cực suy nghĩ để giải quyết. Vì vậy, góp phần hình thành hứng thú,
động cơ học tập đối với các môn học nghiệp vụ nói chung.
+ Giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nghề nghiệp của mình, tăng lòng tự tin, bản lĩnh
sư phạm, chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho sinh viên thực tập sư phạm và ra trường công tác
sau này.
1. Kĩ năng xác định vấn đề của cộng đồng
Vấn đề cộng đồng là những tình trạng còn tồn tại trong cộng đồng cần giải quyết, nếu
không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của phần lớn người dân. Nhiệm vụ của người
giáo viên trong PTCĐ là phải xác định được vấn đề của cộng đồng đó. Đó là một điều tất
yếu.
Ví dụ: Tỷ lệ trẻ em đi học thấp, cơ sở vật chất và dịch vụ y tế kém, ô nhiễm môi
trường, đường giao thông bị xuống cấp
Một số tiêu chí để xác định các vấn đề cộng đồng
- Vấn đề xảy ra thường xuyên (tần xuất);
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 113
- Vấn đề đã xảy ra trong một thời gian (thời gian);
- Vấn đề ảnh hưởng rất nhiều người (phạm vi, hoặc lĩnh vực)
- Vấn đề đang làm xáo trộn, và có thể gây căng thẳng (nó làm tổn hại đến đời sống con
người hay cộng đồng) (tính nghiêm trọng);
- Vấn đề làm ảnh hưởng hoặc lấy đi quyền lợi hợp pháp hoặc quyền lợi về tinh thần
(tính pháp lý);
- Vấn đề được nhận thức từ một vấn đề (nhận thức);
Tiêu chí cuối cùng - nhận thức - là tiêu chí quan trọng trong xác định vấn đề cộng
đồng.
2. Kĩ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề
Mục đích của việc lập kế hoạch là đề xuất các giải pháp có thể giải quyết được vấn đề,
sau đó phân tích tính khả thi của các giải pháp.
Việc lập kế hoạch chỉ áp dụng đối với các vấn đề ưu tiên do cộng đồng xác định và
phân tích theo cây vấn đề để tìm ra các giải pháp từ các nguyên nhân của cây vấn đề.
Có hai phương pháp được giới thiệu nhằm phân tích tính khả thi của các giải pháp đề
ra.
- Thứ nhất là, Bảng phân tích tính khả thi: Là một bảng dữ liệu phân tích hai giải pháp
đề ra quan trọng nhất. Mục đích của bảng này là cho phép cộng đồng thảo luận và phân
tích giải pháp đề ra từ một vài khía cạnh theo một phương pháp có hệ thống và trật tự.
- Thứ hai là, Phân tích SWOT: Là một khung phân tích trong đó các thành viên cộng
đồng đề cập mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và sự đe doạ của các biện pháp giải quyết vấn đề.
Mục đích của phân tích này là để nhận diện, phân tích, so sánh và hình dung theo một
phương thức toàn diện các khía cạnh khác nhau của mỗi giải pháp mà các thành viên cộng
đồng coi là quan trọng.
Sau khi phân tích được rõ ràng các vấn đề, người giáo viên cần cùng với cộng đồng
lập kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề một cách triệt để và thực hiện kế hoạch theo đúng
lộ trình đã vạch ra.
Trong kế hoạch giải quyết vấn đề cần đưa ra những yêu cầu sau (5W1H):
- Vấn đề cần giải quyết là gì? (What)
- Các hoạt động cần thực hiện là gì? (What)
- Những hoạt động đó sẽ thực hiện như thế nào/bằng cách nào? (How)
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 114
- Trong mỗi biện pháp, ai sẽ là người tham gia trực tiếp giải quyết, ai sẽ là người
theo dõi? (Who)
- Các hoạt động được triển khai khi nào? (When)
- Các hoạt động được triển khai ở đâu? (Where)
- Tiêu chí đánh giá việc giải quyết vấn đề
3. Kĩ năng theo dõi và đánh giá
Theo dõi là quá trình thu thập thông tin phản ánh thực tế triển khai các hoạt động đã
được nêu trong kế hoạch, nhằm trả lời câu hỏi:
- Kế hoạch đang được thực hiện chính xác về nhân sự, kinh phí, thời gian và yêu cầu
chất lượng?
- Trở ngại gì đang gặp phải? Liệu có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và chất lượng
công việc của kế hoạch PTCĐ?
- Có những vấn đề phát sinh nào cần phải giải quyết?
Lập kế hoạch giúp chỉ ra CÁI GÌ sẽ được theo dõi, AI theo dõi, và THEO DÕI NHƯ
THẾ NÀO (phương pháp theo dõi)?
Như vậy, kế hoạch tổng thể, kế hoạch triển khai hoạt động và thông tin từ công tác
theo dõi có mối quan hệ qua lại, giúp tăng cường quản lý tốt kế hoạch phát triển cộng
đồng.
3. KẾT LUẬN
Kĩ năng PTCĐ là kĩ năng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên. Nó không
chỉ giúp người giáo viên có khả năng xác định vấn đề và thiết kế hoạt động đáp ứng nhu
cầu của cộng đồng địa phương mà còn giúp người giáo viên biết cách triển khai các hoạt
động của các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương dựa trên sự phối hợp, sự tham gia của
cộng đồng để đạt kết quả cao nhất.
Các cơ sở giáo dục là cầu nối với mọi người dân ở khắp các vùng miền của cả nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có cơ hội được học tập thường xuyên, học tập
suốt đời. Muốn đạt kết quả cao trong công tác giáo dục, giáo viên cần phải có các kĩ năng
làm việc với cộng đồng, để đưa cộng đồng ngày một phát triển theo định hướng của xã hội,
đất nước. Vì vậy, người giáo viên cần phải được rèn luyện về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt
là kĩ năng phát triển cộng đồng để phục vụ tốt cho việc thực tập và làm việc thực tế trong
tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường cao đẳng, đại học.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Liên (2008), Giáo trình Phát triển cộng đồng, Nxb Lao động xã hội, Hà
Nội.
2. Robert D. Putnam (2000), Bowling alone: the Collapse and Revival of American
Community, New York: Simon and Schuster.
3. Đỗ Văn Bình (2006), Tài liệu tập huấn Quản lý dự án, Trung tâm CPRA Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Lê Thị Mỹ Hiền (2006), Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng, Đại học
Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Đại học Mở - Bán công Thành phố
Hồ Chí Minh.
COMMUNITY DEVELOPMENT – IMPORTANT SKILL OF TEACHERS
Abstract: Community development is one of the important skills of teachers. In order to
achive great results in education activities and teaching career, teachers must have the
skills to work effectively with community. This article provides some general information
about community development such as the definitions of community development and
teachers’ community development; analyses the natural and content of teachers’
community development, and proposes numerous required fundamental skills of teachers
in community development and several recommendations for training student-teachers’
community development skill.
Key words: Community development, teachers, student-teachers, skilll
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_cong_dong_ki_nang_can_thiet_cua_giao_vien.pdf