Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và những khó khăn thách thức đặt ra

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự

quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh

tế - xã hội. Nguồn lực đầu tư phát triển CSHT ngày càng lớn và đa dạng.

Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển CSHT chiếm khoảng

24,5% tổng đầu tư xã hội, bằng khoảng 9% GDP, trong đó vốn đầu tư

từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chiếm

65%. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, ngoài nguồn lực nhà nước,

đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, đặt biệt là sự tham gia

đóng góp tự nguyện của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng trong

phát triển hạ tầng nông thôn. Nhiều hình thức đầu tư phát triển CSHT

cùng các mô hình, phương thức đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hạ tầng

được đa dạng hóa, mở rộng, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án giao

thông theo hình thức BOT, BTO và BT ngày càng nhiều. Nhờ có sự đầu

tư trên, hệ thống CSHT ở nước ta có bước phát triển mạnh cả về chiều

rộng và chiều sâu, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp

phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực

văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng,

nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền.

Nhiều công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc

tế, tạo diện mạo mới của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập quốc tế.

pdf19 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và những khó khăn thách thức đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc dù đã có những hải cảng quốc tế như Cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận các tàu lớn, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch bến bãi chưa tốt, không gian bến chưa hợp lý, quản lý khai thác thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả bốc xếp container tại các cảng Việt Nam thấp hơn mức trung bình của các cảng trong khu vực. Hệ thống cảng sông còn rất lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống logistics còn yếu, tuy đã có một số cảng cạn (ICD) cho hàng container song chưa phát huy được vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối, trung chuyển hàng hóa. Phí dịch vụ hàng hóa qua cảng cao, thời gian thông quan kéo dài, chưa có cảng container trung chuyển quốc tế. Trong 22 cảng hàng không, chưa có cảng hiện đại tầm cỡ quốc tế, chưa có sân bay đạt tiêu chuẩn loại 4F hiện đại. Nhiều cảng hàng không chưa đủ khả năng tiếp nhận máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu, 40% số cảng hàng không chỉ có khả năng khai thác máy bay nhỏ. Năng lực vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không còn thấp so với các nước trong khu vực. Công nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình độ công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới (của Việt Nam là 9,6%, trong khi đó bình quân của thế giới là 8,4%). Nhiều công trình thủy lợi chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, nhiều công trình xây dựng đã lâu ít được duy tu, bảo dưỡng, đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ có 19% kênh mương được kiên cố hoá. Hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ, còn thiếu các công 639 trình hạ tầng xã hội thiết yếu, chậm đầu tư các công trình xử lý chất thải. Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, độ phủ sóng của mạng viễn thông không đồng đều, chất lượng và mạng lưới dịch vụ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng. Mật độ băng rộng vẫn còn thấp so với nhiều nước trên quốc tế và trong khu vực. Công nghệ thông tin chưa được phát triển như một ngành hạ tầng phục vụ cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mức độ tin học hóa trong các ngành, lĩnh vực còn rất thấp, công nghệ thông tin chưa thấm sâu vào từng sản phẩm của mỗi ngành, đóng góp của công nghệ thông tin cho giá trị gia tăng trong cấu thành sản phẩm còn ít. Quy mô công nghiệp công nghệ thông tin còn nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh còn yếu. Công nghiệp phần mềm còn manh mún, năng lực nghiên cứu và phát triển chưa cao, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về các kỹ năng chuyên sâu cũng như ngoại ngữ. Tỷ lệ nội địa hoá và hàm lượng giá trị gia tăng của công nghiệp phần cứng, điện tử không cao, chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng doanh thu. Công nghiệp nội dung số và công nghiệp dịch vụ vẫn còn mang tính sơ khai. Công trình kết cấu hạ tầng đa mục tiêu còn ít, hiệu quả đầu tư thấp do thiếu sự phối hợp trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông với thủy lợi, thủy điện, kinh tế biển, dịch vụ, du lịch Hai là, hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, chất lượng kém và quá tải. Giao thông đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỷ lệ đất dành cho giao thông quá thấp (Hà Nội mới chỉ đạt 6-7%, thành phố Hồ Chí Minh 8%, trong khi tiêu chí quy định là 20-25%). Mật độ đường tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng chỉ đạt 4-5 km/km2. Trong mạng lưới, các đường giao thông chính, đường xuyên tâm, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như hệ thống đường sắt ngầm, đường sắt trên cao và đường vành đai chưa được xây dựng hoàn thiện, khép kín, ảnh hướng lớn đến tổ chức và giải quyết các vấn đề giao thông. Vận tải công cộng chưa đáp ứng kịp nhu cầu (xe buýt Hà Nội chỉ đáp ứng khoảng 15%; thành phố Hồ 640 Chí Minh 10%, Đà Nẵng và Hải Phòng khoảng 3%). Tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh rất thấp, chỉ khoảng dưới 1%, Hà Nội chỉ có 0,23% và thành phố Hồ Chí Minh 1% so với diện tích đất xây dựng đô thị (yêu cầu là 3-5%). Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng, kém về chất lượng phục vụ. Thiếu hệ thống đường vành đai liên kết vùng và hệ thống giao thông công cộng liên vùng. Hệ thống giao thông kết nối giữa các đô thị lớn với các đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế còn hạn chế, tổ chức vận tải chưa hợp lý. Việc tin học hóa tổ chức vận tải đa phương thức chưa được áp dụng. Chất lượng cấp điện khu vực đô thị còn kém, thiếu ổn định. Tỷ lệ đường dây được ngầm hóa còn thấp. Cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ thất thoát nước sạch đô thị ở mức cao khoảng 30%, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh là 39%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước của Hà Nội mới đạt khoảng 88,5% và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 87%. Hệ thống thoát nước còn hạn chế, lạc hậu. Phổ biến nhất ở các đô thị là hệ thống thoát nước chung cho cả ba loại nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa. Hầu hết các đô thị đều không có trạm xử lý nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống cống thành phố, hồ ao, kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nặng nề. Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới đều đang xây dựng hệ thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để. Tình trạng ngập úng đang là vấn đề lớn cần phải giải quyết của các thành phố lớn. Các dự án cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua chưa giải quyết một cách tổng thể cho hệ thống thoát nước thành phố. Ở Hà Nội, các dự án mới dừng ở cải tạo hệ thống nước mưa cho 4 quận nội thành cũ, hệ thống hồ điều hòa, các tuyến mương, cống chưa hoàn chỉnh theo 641 quy hoạch được duyệt. Triển khai các dự án chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh còn chậm. Chất thải rắn hầu hết đang sử dụng biện pháp chôn lấp, tốn nhiều diện tích đất, không có khả năng tái chế, thu hồi và sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải phát sinh (Hà Nội khoảng 5.000 tấn/ngày, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 6.300-7.200 tấn/ngày). Ba là, hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng giáo dục, đào tạo vẫn còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học tích cực, nhất là hệ thống trường mầm non, mẫu giáo. Số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ trọng thấp (cao nhất là đối với tiểu học, đạt 36,6%). Thiếu các cơ sở đào tạo đại học chất lượng cao đạt trình độ quốc tế. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm, thư viện, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở các trường đại học. Ký túc xá cho học sinh, sinh viên còn thiếu. Hệ thống giáo dục đào tạo chưa đồng bộ, liên thông, chưa cân đối giữa giáo dục nghề nghiệp với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học. Hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở khám chữa bệnh còn thiếu, nhất là ở các vùng đông dân cư và vùng sâu, vùng xa. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh chậm được khắc phục. Đầu tư cho y tế còn thấp, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước đạt khoảng 8,5%. Xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ giường bệnh khu vực bệnh viện tư còn thấp, mới chỉ chiếm 3,8% tổng số giường bệnh. Trang bị của các cơ sở y tế còn thiếu và chưa hiện đại, đặc biệt là đối với các cơ sở y tế tuyến địa phương, làm tăng áp lực, quá tải đối với các cơ sở tuyến Trung ương. Vẫn chưa có những cơ sở y tế chất lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới. Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch phát triển chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Chất lượng công trình và hiệu quả khai thác, sử dụng còn thấp. Bốn là, hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển còn chưa đồng đều, 642 nhất là ở các tỉnh miền núi và Đồng bằng sông Cửu Long. Gần 20% số xã ở Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Kết cấu hạ tầng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, đào tạo còn thiếu và yếu. Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vào mùa khô, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt 83% vào năm 2010, chất lượng nước sinh hoạt mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y tế. Điện dùng cho nông nghiệp, nông thôn chưa được bảo đảm ổn định, tỷ lệ hộ nông dân được cung cấp điện mới chỉ đạt 95,4%. Tính đến năm 2011 cả nước vẫn còn 1,7 triệu hộ dân chưa có điện, trong đó có 0,7 triệu hộ nông dân. Năm là, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là rất lớn, xong tiềm lực tài chính của đất nước còn nhiều hạn chế. Việt Nam đang tiến hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển KT-XH mười năm 2011- 2020 với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có hệ thống CSHT tương đối hiện đại và đồng bộ. Ngày 16/01/2012, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết này đã phác thảo bức tranh tổng thể của CSHT Việt Nam vào năm 2020, với nhiều dự án hạ tầng quan trọng có tính chất đột phá. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu hoàn thành đường cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc kết nối đến các cảng hàng không, cảng biển lớn, phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp hệ thống lưới điện, xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận và nhiều nhà máy điện khác; xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hiện đại hoá và mở rộng công suất các bệnh viện tuyến Trung ương Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 là rất lớn, khoảng 400 tỷ USD, trong đó cho hạ tầng giao thông là 154 tỷ USD, cho hạ tầng y tế là 8 tỷ USD, cho hạ tầng 643 thủy lợi là 11 tỷ USD, cho hạ tầng cấp điện là 45 tỷ USD, cho hạ tầng đô thị khoảng 20 tỷ USD, cho hạ tầng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường là 16 tỷ USD, cho hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là 14 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé. Khả năng cân đối vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là rất hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. 2. Một số khuyến nghị nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam Một là, cần tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các công trình quan trọng có tính chất đột phá. Hai là, sớm ban hành Luật Đầu tư công để tăng hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng CSHT. Ba là, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển CSHT. Thực hiện đa dạng hóa phương thức đầu tư, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP. Bốn là, tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển CSHT nhất là các công trình giao thông quy mô lớn. Năm là, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình CSHT nhằm rút ngắn trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sáu là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong đầu tư xây dựng CSHT nhằm bảo đảm sự đồng bộ của cả hệ thống. Bảy là, đẩy mạnh huy động sự đóng góp của nhân dân trong phát triển hệ thống giao thông nông thôn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_co_so_ha_tang_tai_vn_ket_cau_ha_tang_3688.pdf