Hoạt động trải nghiệm là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục
phổ thông mới. Muốn thực hiện tốt nội dung này, giáo viên phải nắm vững kiến thức
tâm lí lứa tuổi học sinh, thành thạo kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục và cần có hệ
thống những kĩ năng mềm nhất định. Những nội dung này có thể được hình thành
trong chương trình đào tạo của các học phần Tâm lý - Giáo dục học ở trường sư phạm.
Từ thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, bài viết này đề cập phát triển một số nội dung
giảng dạy các học phần Tâm lý - Giáo dục học theo hướng đáp ứng yêu cầu tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông, đó là: Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, thiết
kế các hoạt động giáo dục, Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo
dục, Bổ sung hệ thống kĩ năng mềm, Nắm vững kiến thức Tâm lý - Giáo dục học để
rèn luyện kĩ năng tư vấn tâm lí học đường và Bổ sung các bài tập gắn liền với các vấn
đề xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển chương trình tâm lý - giáo dục ở trường sư phạm đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học354
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TÂM LÝ - GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG SƯ
PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
TS. Nguyễn Huy Tuyến, ThS. Nguyễn Thị Trầm Ca
Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, Trường CĐSP Quảng Trị
Tóm tắt:
Hoạt động trải nghiệm là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục
phổ thông mới. Muốn thực hiện tốt nội dung này, giáo viên phải nắm vững kiến thức
tâm lí lứa tuổi học sinh, thành thạo kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục và cần có hệ
thống những kĩ năng mềm nhất định. Những nội dung này có thể được hình thành
trong chương trình đào tạo của các học phần Tâm lý - Giáo dục học ở trường sư phạm.
Từ thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, bài viết này đề cập phát triển một số nội dung
giảng dạy các học phần Tâm lý - Giáo dục học theo hướng đáp ứng yêu cầu tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông, đó là: Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, thiết
kế các hoạt động giáo dục, Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo
dục, Bổ sung hệ thống kĩ năng mềm, Nắm vững kiến thức Tâm lý - Giáo dục học để
rèn luyện kĩ năng tư vấn tâm lí học đường và Bổ sung các bài tập gắn liền với các vấn
đề xã hội.
Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm; Tâm lý - Giáo dục; Phát triển chương trình.
I. Đặt vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành,
trong đó có nội dung Hoạt động trải nghiệm. Theo đó, Hoạt động trải nghiệm được
xem là hoạt động giáo dục bắt buộc, thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải ng-
hiệm “là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực
hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai
thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn
học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực
tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển
hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp
phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường
và nghề nghiệp tương lai”.(7)
Bên cạnh hoạt động dạy học có chức năng chủ yếu là trang bị tri thức, phát triển
năng lực hoạt động trí tuệ thì nội dung các hoạt động giáo dục nhằm phát triển những
phẩm chất nhân cách, những năng lực tâm lý xã hội, giúp con người có thể thích ứng
với xã hội với tư cách như một chủ thể, biết sống tích cực, biết thể hiện bản thân phù
hợp các chuẩn mực xã hội, biết chia sẻ vì cộng đồng, có trách nhiệm với chính mình
và mọi người... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa
(7) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Hoạt động
trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 355
của mỗi cá nhân trong xã hội.
Như vậy, về bản chất, hoạt động trải nghiệm không phải là nội dung hoàn toàn
mới ở trường phổ thông. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu mới đối với hoạt động
này trong công tác giáo dục học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ
thông mới, giáo viên phải được tăng cường những kĩ năng và bồi dưỡng những phẩm
chất tâm lí phù hợp với việc tổ chức hoạt động. Những kĩ năng, phẩm chất đó là gì,
rèn luyện, bồi dưỡng chúng như thế nào, ? Trong quá trình đào tạo ngành sư phạm,
với khung chương trình các học phần Tâm lý - Giáo dục, chúng tôi đã thực hiện phát
triển một số nội dung bài dạy nhằm rèn luyện cho người học một số kĩ năng đáp ứng
những vấn đề nêu trên. Đây cũng là nội dung có thể hướng đến thực hiện bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên tổ chức Hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông mới.
II. Nội dung
1. Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai bắt đầu ở bậc tiểu học từ
năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1 và sẽ hoàn thành đến lớp 12 vào năm học 2024 -
2025. Theo đó, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện
với dung lượng 105 tiết/năm học đối với tất cả các khối lớp. Hoạt động này có mục
tiêu chung là “hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống,
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời
góp phần hình thành phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, giúp học
sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong
phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và
ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất
nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các
giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập”.(8)
Về nội dung, Hoạt động trải nghiệm được xây dựng trên cơ sở 4 mạch nội dung cơ
bản là: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng
đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. Những nội dung này hướng đến thực hiện
những mục tiêu cụ thể về năng lực và phẩm chất người học được xác định cụ thể cho
bậc học, khối lớp và được trình bày chi tiết trong chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể cũng như chương trình Hoạt động trải nghiệm.
Nội dung của Hoạt động trải nghiệm rất đa dạng, tích hợp từ nhiều lĩnh vực khoa
học và đời sống, cơ bản hướng vào việc hình thành những kĩ năng tâm lí xã hội và
những phẩm chất cá nhân trong mối quan hệ với xã hội.
Về hình thức tổ chức, Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức đa
dạng như trò chơi, hội thi, cuộc thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan học tập, sân khấu
hóa, thể dục thể thao, câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học kĩ thuật,; với những loại hình
hoạt động khác nhau trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô
nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của
(8) (Đã dẫn).
Kỷ yếu hội thảo khoa học356
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp,
giáo viên môn học, nhân viên tư vấn tâm lí học đường, phụ trách Đoàn Thanh niên,
Đội Thiếu niên, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương
và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.
Từ mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm như đã đề cập
trên đây cho thấy, điểm cơ bản của Hoạt động trải nghiệm chính là người học phải có
những hành động trải nghiệm và từ đó mang lại cảm xúc cá nhân cụ thể. Đây chính là
điểm khác biệt đặt ra nhưng yêu cầu đặc trưng cho người tổ chức các hoạt động trải
nghiệm so với các hoạt động dạy học khác, đó là: Phải hiểu rõ đặc điểm tình cảm của
lứa tuổi học sinh, của từng học sinh cũng như những quy luật, cơ chế hình thành tình
cảm và mối quan hệ của chúng với hoạt động của con người; Phải có được hệ thống
kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: Kĩ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực
lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm, kĩ năng dẫn chương trình, kĩ năng tổ
chức trò chơi, sinh hoạt, múa hát tập thể, kĩ năng giao tiếp; Phải có khả năng tư vấn
tâm lí học đường; Phải có hệ thống kiến thức rộng, liên môn học; Phải biết sử dụng
những phương tiện kĩ thuật cơ bản và những đồ dùng, dụng cụ lao động phổ thông.
2. Các học phần Tâm lý - Giáo dục trong chương trình đạo tạo giáo viên
Tâm lý - Giáo dục học được xác định là những đơn vị kiến thức nghiệp vụ cơ sở
trong quá trình đào tạo của khối ngành sư phạm.
Hiện tại, kiến thức Tâm lý - Giáo dục học trong chương trình đào tạo bậc Cao
đẳng Sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị bao gồm các học phần Tâm
lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi - Sư phạm, Giáo dục học đại cương, Lí luận dạy
học - Lý luận giáo dục, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Học phần Tâm lý học
đại cương có mục đích chính là trang bị cho người học những vấn đề cơ bản của Tâm
lý học như bản chất hiện tượng tâm lý người, nhận thức và các quy luật của quá trình
nhận thức, tình cảm và các quy luật của tình cảm, cấu trúc nhân cách và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách Từ đó, người học rèn luyện các
kĩ năng tương ứng trong học tập, cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp. Học phần Tâm
lý học lứa tuổi - Sư phạm có mục đích trang bị cho người học những tri thức cơ bản về
tâm lý học sinh theo từng độ tuổi, những yêu cầu về phẩm chất, năng lực người thầy
giáo, cơ sở tâm lý trong quá trình dạy học, giáo dục. Học phần Lí luận dạy học - Lí
luận giáo dục giúp người học hiểu về bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương pháp
dạy học và giáo dục ở các bậc học. Đặc biệt học phần Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức, kĩ năng liên quan trực tiếp đến việc tổ
chức các hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm) ở trường phổ thông.
3. Phát triển chương trình Tâm lý - Giáo dục ở trường sư phạm đáp ứng yêu
cầu tổ chức Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Các học phần Tâm lý - Giáo dục có thời lượng không nhiều trong chương trình
đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng. Tuy nhiên, lại có vai trò, vị trí quan trọng trong
việc hình thành nhân cách người thầy giáo. Việc phát triển chương trình để đáp ứng
yêu cầu tổ chức Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Kỷ yếu hội thảo khoa học 357
phải không được làm thay đổi, ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của chương trình;
không thay đổi khung chương trình đào tạo đã ban hành; đồng thời trên cơ sở nguyên
lý cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp là “chú trọng đào tạo
cho người học đồng thời ba khía cạnh: 1) Cung cấp kiến thức; 2) Phát triển năng lực,
kĩ năng nghề nghiệp; và 3) Rèn luyện thái độ đối với nghề dạy học”.(9)
Cũng cần đề cập thêm rằng, chương trình đào tạo hiện hành của các trường sư
phạm là đạo tạo ra người thầy giáo - tức là họ đã đồng thời phải thực hiện được cả 2
nhiệm vụ dạy học và giáo dục (tổ chức các hoạt động giáo dục). Tuy nhiên, để thực
hiện tốt mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm như đề cập trong chương trình giáo dục
phổ thông mới thì đội ngũ giáo viên này cần phải được bồi dưỡng, và chương trình đào
tạo cũng cần phải được điều chỉnh, phát triển.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm
trong chương trình giáo dục phổ thông mới và mục tiêu, nhiệm vụ của các học phần
Tâm lý - Giáo dục ở trường sư phạm và những yêu cầu nêu trên, chúng tôi điều chỉnh,
phát triển một số nội dung giảng dạy, hướng tới đáp ứng những yêu cầu tổ chức Hoạt
động trải nghiệm ở trường phổ thông.
3.1. Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động giáo dục
Nội dung của Hoạt động trải nghiệm được thể hiện trong bốn loại hình hoạt động
chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt
động câu lạc bộ với yêu cầu là tạo điều kiện tối đa cho học sinh có các trải nghiệm
thực tiễn. Như vậy, bên cạnh tích cực hóa hoạt động trí tuệ của học sinh (như trong
những quá trình dạy học thông thường) thì điều đặc trưng trong Hoạt động trải nghiệm
là học sinh phải được thể hiện các hoạt động trí tuệ (thao tác tư duy) đó thông qua hoạt
động, hành động thực tiễn. Để tổ chức các hoạt động thực tiễn giáo dục đó, trước tiên
giáo viên phải biết lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động.
Biểu hiện cụ thể của kĩ năng lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động giáo dục là: Hiểu
rõ quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục; Khả năng đặt tên gọi phù hợp với chủ đề,
chủ điểm giáo dục và xác định đúng các yêu cầu giáo dục; Biết xây dựng nội dung và
xác định các hình thức tổ chức tương ứng; Công tác chuẩn bị cho hoạt động; Khả năng
tổ chức hoạt động và đánh giá, rút kinh nghiệm sau quá trình tổ chức.
Những kĩ năng thuộc nội dung này có trong chương trình học phần Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Hiện tại trong chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Sư
phạm Quảng Trị chúng tôi đã xây dựng chương trình và tư vấn Ban Giám hiệu đưa
vào đào tạo. Để đảm bảo hiệu quả, chúng tôi tăng cường cho người học thực hành kĩ
năng, đồng thời hỗ trợ, sửa chữa, giúp đỡ họ ngay trong quá trình thực hành tại lớp.
Nội dung thực hành lập kế hoạch cũng được lựa chọn là những nội dung giáo dục phù
hợp với các lứa tuổi học sinh, đang được thực hiện ở trường phổ thông hiện nay. Kết
thúc học phần, người học có những kĩ năng cơ bản nhất về lập kế hoạch, thiết kế các
hoạt động giáo dục và có thể thiết kế bất cứ hoạt động giáo dục cụ thể nào ở trường
(9) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình
đào tạo giáo viên. Hà Nội
Kỷ yếu hội thảo khoa học358
phổ thông.
3.2. Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
Biết lập kế hoạch hoạt động không đồng nhất với việc tổ chức thành công các hoạt
động đó. Hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông yêu cầu, sau khi lập kế hoạch,
thiết kế các hoạt động trải nghiệm, giáo viên phải biết tổ chức được hoặc là người tư
vấn, chịu trách nhiệm về các hoạt động đó. Những biểu hiện cơ bản của giáo viên có
kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục là: Biết tiếp cận, huy động, phối hợp, điều
hành các lực lượng giáo dục khác tham gia tổ chức hoạt động giáo dục; khả năng điều
khiển chương trình hoạt động; khả năng phán đoán, dự kiến những tình huống có thể
xảy ra, đồng thời nhạy bén, linh hoạt để chủ động giải quyết kịp thời; khả năng bao
quát, quan sát học sinh để theo dõi, giúp đỡ học sinh trong quá trình tham gia các hoạt
động.
Như đã phân tích trong các phần trên, tính chất của Hoạt động trải nghiệm cần
đến sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục cả trong và ngoài nhà trường. Giáo viên
phải biết trình bày những kế hoạch, dự định của mình với các lực lượng giáo dục, khéo
léo lôi cuốn, thu hút họ cùng bàn bạc, tham gia ý kiến, giúp đỡ mình. Khả năng này
liên quan trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt thông tin và các vấn đề xã
hội cũng như uy tín về nhân cách của người giáo viên trước học sinh và các lực lượng
giáo dục liên quan Một vấn đề khác là khả năng điều khiển chương trình trong tổ
chức Hoạt động trải nghiệm. Kỹ năng này có những yêu cầu gần giống như người dẫn
chương trình. Muốn làm tốt giáo viên phải biết dẫn dắt hoạt động, định hướng tâm lí,
cảm xúc của học sinh, am hiểu tâm lí lứa tuổi và sử dụng tốt ngôn ngữ của mình
Như vậy, những kĩ năng này liên quan trực tiếp tới các học phần Tâm lý - Giáo dục.
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thực hiện tăng cường nhận thức, luyện tập và
định hướng rèn luyện để trang bị cho người học những vấn đề này. Ví dụ, trong học
phần Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có thể đưa ra bài tập “Hãy sưu tầm, giới
thiệu và tổ chức cho cả lớp một trò chơi có thể tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp ở trường
tiểu học”. Bài tập này có thể giúp người học vừa tích lũy tri thức, vừa rèn luyện kĩ
năng tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh.
3.3. Bổ sung hệ thống kĩ năng mềm
Người thầy giáo với hoạt động nghề nghiệp của mình vốn liên quan mật thiết với
những kĩ năng mềm. Để tổ chức các Hoạt động trải nghiệm càng không thể thiếu
những kĩ năng này, đặc biệt là nhóm kĩ năng tâm lí - xã hội. Những kĩ năng mềm liên
quan có thể phát triển cho sinh viên sư phạm trong quá trình học tập các học phần
Tâm lý - Giáo dục như: Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (ngôn ngữ nói, ngôn
ngữ cử chỉ, điệu bộ); kĩ năng quan sát, phát hiện các hiện tượng tâm lý xã hội, tâm
lý cá nhân; kĩ năng làm việc nhóm; suy nghĩ, thái độ tích cực; biết “lôi kéo”, dẫn dắt
người khác; biết điều khiển cảm xúc của mình
Để giúp sinh viên vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa phát triển được những
kĩ năng này, chúng tôi sử dụng những cách thức, những thủ thuật ngay trong quá trình
giảng dạy như: Tăng cường yêu cầu người học trình bày, trao đổi, phản biện trực tiếp
Kỷ yếu hội thảo khoa học 359
những nội dung của bài học; Chỉ ra cụ thể và sửa lỗi hoặc làm mẫu cho sinh viên về cử
chỉ, điệu bộ, phong cách ngay trong quá trình họ tham gia bài học như phát biểu ý
kiến, báo cáo bài tập hoặc trao đổi với tập thể trong quá trình làm việc nhóm. Với cách
làm này có thể giúp người học rèn luyện được một số kĩ năng mềm hữu ích; Cũng có
thể lựa chọn một số vấn đề xã hội có biểu hiện đặc trưng của kĩ năng mềm để sinh viên
nhận diện, bàn luận, chẳng hạn: “Anh/chị quan sát hiện tượng “Livestream”(10) bán
hàng trên mạng xã hội và cho biết để thu hút nhiều người xem (mua hàng) thì phải có
những kĩ năng gì?” Hoặc yêu cầu sinh viên đưa ra ý kiến phản biện về một vấn đề,
chẳng hạn, “bố hoặc mẹ giỏi toán thì con sẽ giỏi toán”; sinh viên đánh giá như thế nào
về những hiện tượng tâm lý - xã hội như: “Nhu cầu, mục đích sử dụng mạng xã hội
facebook của thanh thiếu niên hiện nay” - Đây là những vấn đề dễ tạo ra những ý kiến
khác biệt để thu hút đông đảo người học bình luận, tranh luận, phản biện.
Giải quyết các bài tập này rõ ràng yêu cầu người học phải có được những kĩ năng
mềm như đã nêu ở trên. Ngoài ra, việc giao cho họ những hình thức hoàn thành như
hoàn thành theo nhóm, hoàn thành cặp đôi, trình bày trước lớp, cũng nhằm phát
triển cho họ những kĩ năng cần thiết như hợp tác, chia sẻ, thu hút, lôi kéo người khác
cùng thực hiện mục tiêu của mình.
Các vấn đề được sử dụng trong các thủ thuật nên trên thực tế cũng là những nội
dung thuộc phạm vi nghiên cứu trong chương trình Tâm lý học của sinh viên như:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhu cầu, hứng thú,
nhóm, tập thể, dư luận tập thể.
3.4. Nắm vững kiến thức Tâm lý - Giáo dục học để rèn luyện kĩ năng tư vấn
tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường là nội dung đang được ngành giáo dục quan tâm. Hoạt
động này “là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn
cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định
trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường”.(11) Một
trong những mục đích quan trọng của tư vấn học đường là “hỗ trợ học sinh rèn luyện
kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các
mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và
hoàn thiện nhân cách”.(12)
Như vậy, mục đích của công tác tư vấn tâm lý học đường có quan hệ mật thiết với
mục đích của hoạt động trải nghiệm - đều góp phần hướng đến phát triển ở học sinh
năng lực thích ứng với cuộc sống, giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung
quanh, hình thành quan niệm sống và ứng xử đúng đắn Và do đó, người tổ chức các
hoạt động trải nghiệm cũng phải và nên là người có khả năng tư vấn tâm lý cho học
(10) Thuật ngữ nói về phần nội dung được truyền tải trực tiếp qua Internet. Gần đây
được nhiều người sử dụng để bán hàng thông qua mạng xã hội facebook.
(11) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Số 31/2017/BGDĐT, Thông tư Hướng dẫn
thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
(12) (Đã dẫn).
Kỷ yếu hội thảo khoa học360
sinh. Tuy nhiên, tư vấn tâm lý học đường khác với việc giáo dục học sinh theo mục
đích đã đề ra từ trước, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhất định họ phải có kiến thức
chuyên môn Tâm lý học, Giáo dục học và nghiệp vụ tư vấn tâm lý.
Về kiến thức chuyên môn Tâm lý - Giáo dục học, người tổ chức Hoạt động trải
nghiệm phải hiểu rõ bản chất, quy luật, cơ chế hoạt động của các hiện tượng tâm
lý; đặc điểm tâm lí của từng lứa tuổi học sinh; các loại hình hoạt động của từng giai
đoạn lứa tuổi và vai trò, mối quan hệ của chúng với sự phát triển nhân cách Về tư
vấn tâm lý học đường, họ phải rèn luyện để có khả năng đáp ứng các yêu cầu mang
tính bắt buộc trong công tác tư vấn như: Lắng nghe và chấp nhận không điều kiện;
biết đồng cảm và có khả năng hỗ trợ; đảm bảo tính riêng tư và bảo mật thông tin của
học sinh khi cần thiết.
Trong quá trình đào tạo, kiến thức Tâm lý học, Giáo dục học trong lĩnh vực sư
phạm là chương trình khá ổn định. Tuy nhiên, việc tích hợp để hình thành ở sinh viên
sư phạm những kĩ năng tư vấn tâm lý học đường đáp ứng sự cần thiết như đã phân tích
trên là nội dung mới. Trước tiên, chúng tôi lồng ghép trong một số bài giảng để phát
triển về nhận thức và bước đầu tổ chức cho sinh viên rèn luyện những kĩ năng này
trong một số giờ giảng của các học phần Tâm lý - Giáo dục học bằng việc xây dựng
các tình huống mô phỏng cần tư vấn.
3.5. Bổ sung các bài tập gắn liền với các vấn đề xã hội
Một trong những vai trò của Hoạt động trải nghiệm ở phổ thông là nơi thể nghiệm,
vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó để rèn luyện các kĩ năng và hình thành
phẩm chất. Có nghĩa rằng, để hướng dẫn hoạt động này, giáo viên phải có hiểu biết
rộng về nhiều lĩnh vực khoa học, về nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội như văn
hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, thể thao Giáo sinh cần thiết phải nhận thức được và
chuẩn bị điều này.
Trong giảng dạy, với một số trắc nghiệm nhỏ tại chỗ, chúng tôi có những phát
hiện ban đầu về thực trạng nhiều sinh viên đề cao chuyên môn mình giảng dạy nhưng
lại ít quan tâm tới những vấn đề chính trị - xã hội, thậm chí đó là những vấn đề thời
sự. Chúng tôi lựa chọn phù hợp một số vấn đề mới, nóng, nhiều người quan tâm về
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để kích thích sự quan tâm của người học.
Chẳng hạn, trong bài giảng về Nhu cầu trong Tâm lý học đại cương, có thể nêu vấn
đề: “Anh/chị hãy đánh giá về như cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu thưởng thức
âm nhạc của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay”. Hay trong bài Nội dung giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở học phần Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đưa ra
bài tập “Có hiện tượng học sinh học giỏi môn văn hóa nhưng khả năng giao tiếp ứng
xử của em đó lại hạn chế. Anh/chị hãy bình luận về hiện tượng này xác định vai trò
của Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới” Với những
bài tập dạng này sẽ vừa đảm bảo nội dung giảng dạy, vừa có thể kích thích giáo sinh
quan tâm đến các vấn đề xã hội.
III. Kết luận
Kỷ yếu hội thảo khoa học 361
Để thực hiện được mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo
dục phổ thông mới, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng hệ thống những tri
thức và kĩ năng cần thiết, đó là: Phải hiểu rõ đặc điểm tình cảm của lứa tuổi học sinh,
của từng học sinh cũng như những quy luật, cơ chế hình thành tình cảm và mối quan
hệ của chúng với hoạt động của con người; phải có được hệ thống kĩ năng tổ chức hoạt
động giáo dục như: Kĩ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực lượng tham gia tổ
chức hoạt động trải nghiệm, Kĩ năng dẫn chương trình, kĩ năng tổ chức trò chơi, sinh
hoạt, múa hát tập thể, kĩ năng giao tiếp; phải có khả năng tư vấn tâm lí học đường, có
hệ thống kiến thức rộng, liên môn học Phát triển chương trình đào tạo các học phần
Tâm lý - Giáo dục học ở trường sư phạm theo hướng: Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch,
thiết kế các hoạt động giáo dục, Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động
giáo dục, Bổ sung hệ thống kĩ năng mềm, Nắm vững kiến thức Tâm lý - Giáo dục học
để rèn luyện kĩ năng tư vấn tâm lí học đường và Bổ sung các bài tập gắn liền với các
vấn đề xã hội là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu nêu trên./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà
Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Hoạt động
trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Số 32/2018/TT-BGDĐT, Thông tư Ban hành
chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình
đào tạo giáo viên, Hà Nội.
5. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2003), Giáo trình Tâm lý học
lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Trọng Thủy (2004), Tâm lý học đại cương,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao, Nguyễn Tuấn Phương, Chu Thị Minh Tâm (2006),
Tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_chuong_trinh_tam_ly_giao_duc_o_truong_su_pham_dap.pdf