Phát triển chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu
cầu xã hội đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và đặc biệt với Việt nam.
Phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu xã hội được hiểu là
việc thiết kế và thực hiện nội dung chương trình, các hoạt động học tập và đánh giá
nhất quán với nhau để đạt tới khung năng lực đầu ra cần bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu
xã hội. Việc phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nói chung giáo
viên trung học cơ sở nói riêng theo hướng phát triển các năng lực cần thiết mà xã hội
đòi hỏi người học cần có để có thể đáp ứng được yêu cầu về chuẩn giáo viên trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào việc
phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở theo
hướng tiếp cận năng lực.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cấp Ttrung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học 241
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
CHO GIÁO VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
PGS.TS Nguyễn Thị Nhị
Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh
1. Đặt vấn đề
Phát triển chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu
cầu xã hội đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và đặc biệt với Việt nam.
Phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu xã hội được hiểu là
việc thiết kế và thực hiện nội dung chương trình, các hoạt động học tập và đánh giá
nhất quán với nhau để đạt tới khung năng lực đầu ra cần bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu
xã hội. Việc phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nói chung giáo
viên trung học cơ sở nói riêng theo hướng phát triển các năng lực cần thiết mà xã hội
đòi hỏi người học cần có để có thể đáp ứng được yêu cầu về chuẩn giáo viên trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào việc
phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở theo
hướng tiếp cận năng lực.
2. Nội dung
Theo thông tư số 26/2012/TT-BGDDT ngày 10/07/2012 của Bộ giáo dục đào tạo,
công tác bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên cập nhật kiến
thức về chính trị, kinh tế xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp,
phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu
của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ
giáo viên phổ thông. Khác với “người lái đò” trước đây, giáo viên trong thế kỉ hội
nhập này, cùng lúc phải thực hiện 4 vai trò: vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà nghiên
cứu, vừa là người học, vừa là nhà văn hóa xã hội. Với vai trò “4 trong 1” đó, việc bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên trở thành một hoạt động không thể thiếu trong quá
trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên.
2.1. Về chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS hiện nay
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS được ban hành kèm
theo thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ở trường
THCS gồm có 3 nội dung sau:
- Nội dung bồi dưỡng 1: Phát triển năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (khoảng 30 tiết). Nội dung bồi dưỡng này đáp
ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp THCS áp dụng trong cả nước do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về
đường lối, chính sách phát triển giáo dục THCS, chương trình, sách giáo khoa, kiến
thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục THCS.
- Nội dung bồi dưỡng 2: Tăng cường năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ giáo dục ở địa phương theo năm học (khoảng 30 tiết). Nội dung bồi dưỡng đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS theo từng thời kỳ của mỗi địa
Kỷ yếu hội thảo khoa học242
phương do Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung
bồi dưỡng về phát triển giáo dục THCS của địa phương, thực hiện chương trình, sách
giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định
nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.
- Nội dung bồi dưỡng 3: Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng
nhằm phát triển NL nghề nghiệp đáp ứng CNN GV (khoảng 60 tiết).
Thông qua hoạt động BDTX với 3 nội dung được tham gia học tập hằng năm, GV
sẽ cập nhật kiến thức về CT,KT,XH, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực tự học và những năng lực khác theo yêu
cầu của CNN đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV.
Trong các nội dung bồi dưỡng, nội dung tự chọn 3 bao gồm nhiều nội dung khác
nhau. Đối với bậc THCS, nội dung này được thiết kế thành 41 chuyên đề tự chọn theo
các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng cho giáo viên theo các nhóm năng
lực như:
- Nâng cao NL hiểu biết về đối tượng giáo dục
- Nâng cao NL hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập
- Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên
- Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong quá trình giáo dục
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học
- Tăng cường năng lực dạy học
- Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học
- Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học
- Tăng cường năng lực giáo dục
- Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
- Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục
- Phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội
Với các nội dung này, Nhà trường sẽ tổ chức bồi dưỡng cho GV 1 lần/ tháng vào
buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chuyên môn sẽ tổ chức học tập 1 buổi/ tháng vào họp
tổ chuyên môn. Sau mỗi kì, GV sẽ viết bài thu hoạch. Nội dung bài thu hoạch bao
gồm một bài theo đề của trường đưa ra và một bài GV sẽ viết theo nội dung đã đăng
kí. Chính sự linh hoạt này giúp cho nội dung BDTX luôn bao gồm cả phần chung bắt
buộc và phần riêng theo nhu cầu của mỗi GV.
2.2. Đánh giá thực trạng chương trình bồi dưỡng GV THCS theo thông tư
31/2011 TT-BGDĐT
Để có căn cứ đề xuất chương trình bồi dưỡng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu
về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS theo chương trình giáo dục phổ thông
mới, chúng tôi đã khảo sát đánh giá thực trạng chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên THCS hiện nay nhằm đưa ra những luận cứ thực tiễn về những ưu điểm và
tồn tại trong chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên THCS.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 243
Đối tượng tham gia khảo sát bao gồm giáo viên THCS; CBQL trường THCS,
CBQL Sở/Phòng GD&ĐT phụ trách giáo dục THCS trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tĩnh và các chuyên gia về bồi dưỡng giáo viên THCS. Kết quả khảo
sát có thể được tóm tắt như sau:
Nội dung chương trình bồi dưỡng hiện hành bao gồm 41 mô-đun bồi dưỡng tương
ứng với 13 yêu cầu cần bồi dưỡng của chuẩn nghề nghiệp, mỗi mô-đun được mô tả
đến mục tiêu đạt được của học viên sau bồi dưỡng. Khi thực hiện khảo sát bằng phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm nhỏ trong tổ chuyên môn, lấy ý kiến giáo viên về các mô-
đun bồi dưỡng, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp một số ý kiến nổi bật sau đây: Cần bổ
sung một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp mới. Ví dụ: Nâng
cao năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học, tự bồi dưỡng của giáo viên, ... Mặt khác, các ý kiến thảo luận cũng cho rằng,
trong số 41 mô-đun hiện hành thì nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển bản thân và
nghề nghiệp, năng lực giao tiếp và ngoại ngữ ... là những năng lực rất cần thiết của
một giáo viên trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin và tri thức bùng nổ, thời
đại ứng dụng thành tựu cách mạng công nghệ 4.0, thông tin đổi mới liên tục, người
giáo viên buộc phải tự thích ứng cao. Tuy nhiên, nội dung bồi dưỡng giáo viên hiện
hành những nội dung này còn hạn chế, nên sửa đổi cho phù hợp.
2.3. Khái quát về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Theo Từ điển Tiếng Việt, chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để làm
mẫu. Chuẩn nghề nghiệp (hay còn gọi là Chuẩn năng lực nghề nghiệp, Chuẩn trình
độ nghề nghiệp) là các tiêu chuẩn, tiêu chí do cơ quan quản lí có thẩm quyền ở từng
nước đặt ra để đo sự phát triển nghề nghiệp của mỗi thành viên đang hành nghề đó.
Chuẩn nghề nghiệp GV THCS chính là hệ thống các yêu cầu cơ bản mà GV THCS
cần phải đạt được.
Chuẩn GV THCS hiện nay được quy định theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT
- chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được quy định gồm 5 tiêu
chuẩn 15 tiêu chí, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ
trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng,
chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Kỷ yếu hội thảo khoa học244
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ
thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai
thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
2.4. Đề xuất chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chuẩn mới cho giáo
viên THCS
Chương trình được chúng tôi đề xuất đảm bảo đáp ứng các quy định về nhiệm vụ,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên THCS được quy định tại các văn bản
pháp quy liên quan. Chương trình mang tính ứng dụng, phù hợp với thực tiễn, bảo
đảm được những vấn đề lý luận nền tảng chung về giáo dục THCS trên cơ sở chuẩn
nghề nghiệp giáo viên THCS, đánh giá chương trình bồi dưỡng hiện hành, thực trạng
năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên nhằm đáp ứng chương trình phổ thông
mới cũng như kinh nghiệm quốc tê trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Chương trình có kế thừa một số nội dung của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên THCS hiện hành (Ban hành kèm thông tư 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08
tháng 08 năm 2011 của Bộ GD&ĐT). Xây dựng khung chương trình mở, chú trọng
đến phương thức bồi dưỡng đa dạng. Xây dựng chương trình theo các module tương
đối độc lập, chú ý tính liên thông của chương trình bồi dưỡng; Chú ý đến năng lực nền
tảng chung và năng lực tác nghiệp cụ thể cho đối tượng là giáo viên THCS nhằm đáp
ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình được xây dựng theo tiếp cận
năng lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên; bám sát các yêu cầu đổi mới
giáo dục và đào tạo. Chương trình cụ thể đề xuất gồm 15 modun như sau:
THCS 1: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay
THCS 2: Xây dựng phong cách của giáo viên trung học cơ sở trong bối cảnh hiện
nay
THCS 3: Phát triển chuyên môn của bản thân
THCS 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh trung học cơ sở
THCS 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh
THCS 6: Kiểm tra, đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực
THCS 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục và
dạy học
THCS 8: Xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở
THCS 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trung học cơ sở
THCS 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học
đường ở trường trung học cơ sở
THCS 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ của học sinh và các bên liên
quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trung học cơ sở
THCS 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy
Kỷ yếu hội thảo khoa học 245
học cho học sinh trung học cơ sở
THCS 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở
THCS 14: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở
THCS 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ
trong dạy học và giáo dục học sinh trung học cơ sở
3. Kết luận
Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên hiện nay vẫn còn bất cập trong việc tổ chức,
đào tạo, nhưng đây được xem là hoạt động thiết thực ở trường THCS nhằm giúp cho
giáo viên có thể cập nhật cũng như bổ sung những kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp,
đáp ứng yêu cầu của ngành cũng như phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Kết
quả thực trạng đã thể hiện năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THCS. Giáo
viên cần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu và trang bị kiến thức cho bản thân
để việc tham gia hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đạt hiệu quả. Để thực hiện tốt
chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như yêu cầu của xã hội đối với người giáo
viên THCS thì cần thiết phải điều chỉnh chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS hiện
nay. Những nội dung bồi dưỡng được lựa chọn để xây dựng và bồi dưỡng cho giáo
viên cần phù hợp với yêu cầu của xã hội, gắn với công tác giáo dục và giảng dạy của
giáo viên.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
THCS, Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/08/2011.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
(Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể).
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động của
giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam và NXB Đại học Sư phạm.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình Etep, Bộ công cụ khảo sát năng lực và
nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên vào đánh giá giáo viên, NXB Giáo dục.
[6] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Bẩy, Bùi Ngọc Diệp, Bùi Đức Thiệp, Ngô Thị
Tuyên, (2009) Cẩm nang Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, NXB
Giáo dục Việt Nam.
[7] Nguyễn Thị Phương Hoa (2004), Con đường nâng cao chất lượng cải cách các
cơ sở đào tạo giáo viên - Cơ sở lí luận và giải pháp, NXB Đại học Sư phạm.
[8] Nguyễn Sỹ Thư - Đinh Thị Kim Thoa (2014), Phát triển năng lực giáo dục học
sinh, NXB Giáo dục Việt Nam.
[9] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa
Thông tin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_chuong_trinh_boi_duong_thuong_xuyen_cho_giao_vien.pdf