Phát triển các chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đưa ra những yêu cầu cụ thể và cấp bách

đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học trên cả nước nói chung và tỉnh Nghệ

An nói riêng, từ đó đặt ra nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học đáp ứng

chương trình giáo dục hiện hành. Dựa trên các yếu tố được xây dựng trong chương

trình giáo dục phổ thông mới, Sở giáo dục tỉnh Nghệ An phối hợp với các tổ chức giáo

dục uy tín và chất lượng nhằm tổ chức các chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh

tiểu học chuyên sâu và hiệu quả. Bài viết phân tích chi tiết các chương trình bồi dưỡng

giáo viên tiếng Anh tiểu học đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất

một số chương trình bồi dưỡng mới nhằm nâng cao năng lực giáo viên tiếng Anh tiểu

học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển các chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học208 PHÁT TRIỂN CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Thái Thị Mai Liên - ThS. Đặng Thị Nguyên Khoa Ngoại ngữ, Trường CĐSP Nghệ An 1. Đặt vấn đề Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đưa ra những yêu cầu cụ thể và cấp bách đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học trên cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, từ đó đặt ra nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục hiện hành. Dựa trên các yếu tố được xây dựng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở giáo dục tỉnh Nghệ An phối hợp với các tổ chức giáo dục uy tín và chất lượng nhằm tổ chức các chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học chuyên sâu và hiệu quả. Bài viết phân tích chi tiết các chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất một số chương trình bồi dưỡng mới nhằm nâng cao năng lực giáo viên tiếng Anh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới. 2. Nội dung 2.1. Yêu cầu của chương trình tiếng Anh tiểu học theo CTGDPT mới Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông “Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2”, “Chương trình môn tiếng Anh” đã hệ thống hóa và đặt ra yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho cả giáo viên và học sinh. Theo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, ngoại ngữ 1 là môn học tự chọn dành cho khối lớp 1 và lớp 2 với số tiết là 70 tiết/ năm học/ khối và là môn học bắt buộc đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5 với số tiết 140 tiết/ năm học đối với từng lớp học. Theo chương trình giáo dục phổ thông “Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2”, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động dạy học. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh đầu cấp Tiểu học và cách tiếp cận chủ đạo trong giảng dạy tiếng Anh ở giai đoạn này. Các phương pháp dạy học mà giáo viên cần nắm rõ bao gồm Hồi đáp phi ngôn ngữ (Total Physical Response), học tập trải nghiệm (Experien- tial Learning), học tập dựa trên nhiệm vụ (Task-based learning), học tập dựa trên dự án (Project-based learning). Giáo viên giúp học sinh được trải nghiệm ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất theo trình tự nghe - nói - đọc - viết với mục đích giúp học sinh làm quen và yêu thích tiếng Anh. Đối với lớp 3,4,5, chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh đề cập đến phương pháp giáo dục chủ đạo là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, nhấn mạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt, giáo viên đảm nhiệm bốn vài trò nổi bật khi thực hiện đường hướng này, bao gồm: người dạy học và nhà giáo dục; người cố vấn; người tham gia vào quá trình học tập; người học và người nghiên cứu. Kỷ yếu hội thảo khoa học 209 Những yêu cầu cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh đặt ra nhu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Anh tiểu học trên cả nước nói chung và trên địa bàn Nghệ An nói riêng nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. 2.2. Các chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.2.1. Phương pháp Dạy học tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới lớp 3, 4, 5 (của NXB GD) Đối tượng được tập huấn, bồi dưỡng là tất cả giáo viên dạy tiếng Anh. Chuyên đề giúp giáo viên khai thác đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp trong từng bài học của sách giáo khoa mới lớp 3,4,5 (của NXB GD), cụ thể hóa vai trò của giáo viên và học sinh qua các bài học trong sách giáo khoa. Qua từng bài học trong chương trình sách giáo khoa mới lớp 3,4,5, giáo viên có vai trò giúp học sinh học kiến thức và kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, giáo dục các em trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, tạo môi trường cho các em tự tương tác với nhau và tương tác với các học liệu tiếng Anh, giúp các em phát triển khả năng tự học, sáng tạo, khám phá được điều mình yêu thích thông qua bộ môn tiếng Anh. Bên cạnh đó, giáo viên còn cùng học sinh tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Chuyên đề hướng dẫn giáo viên sử dụng các công cụ công nghệ thông tin hữu ích hỗ trợ công tác dạy học một cách hiệu quả. Mỗi giáo viên đều có một tài khoản online khai thác sách giáo khoa điện tử và sử dụng ngay trong lớp học với các tích hợp tiện ích. Giáo viên tiếng Anh trên toàn tỉnh có cơ hội trao đổi các chiến lược, kĩ thuật giảng dạy tiếng Anh lớp 3,4,5 và trải nghiệm một số kĩ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh. 2.2.2. Chuyên đề kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh theo Thông tư 22/2016/TT-BG- DĐT và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Đối tượng được tập huấn, bồi dưỡng là tất cả giáo viên dạy tiếng Anh. Mục tiêu của chuyên đề là giúp giáo viên môn tiếng Anh nắm rõ nội dung hai Thông tư 22/2016/ TT-BGDĐT và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và thực hiện công tác kiểm tra đánh giá dựa trên các hướng dẫn cụ thể theo các thông tư đó. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016 với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuyên đề kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được triển khai với mục đích phân tích chuyên sâu những điểm mới của thông tư 22/2016/TT-BGDĐT so với thông tư 30/2014/TT-BG- DĐT và hỗ trợ giáo viên thiết kế các câu hỏi, bài tập trong bài kiểm tra định kì theo bốn mức độ nhận thức. Kỷ yếu hội thảo khoa học210 Thông tư 22 quy định các câu hỏi bài tập trong đề kiểm tra định kì được ra ở bốn mức độ nhận thức như sau: Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học; Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân; Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt; Mục đích của quy định này nhằm giúp giáo viên ra đề phù hợp với trình độ của học sinh, đồng thời giáo viên cũng đánh giá được hết trình độ, năng lực của học sinh và phân loại được học sinh để có kế hoạch giảng dạy tiếp theo phù hợp. Tỷ lệ về các mức độ trong bài kiểm tra tiếng Anh do giáo viên quyết định dựa vào quá trình dạy học và đặc điểm học sinh của từng lớp. Tuy nhiên, giáo viên nên hướng đến mức 3 và 4 khi ra đề nhằm phát triển năng lực học sinh. 2.3. Phát triển một số chương trình bồi dưỡng tiếng Anh tiểu học đáp ứng CTGDPT mới 2.3.1. Phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích hợp các môn học khác nhằm phát triển năng lực người học Trong CTGDPT mới, tiếng Anh không đơn giản chỉ là công cụ giúp học sinh giao tiếp và bắt kịp xu thế toàn cầu, tiếng Anh còn là chiếc cầu nối giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới; từ đó học sinh có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ toàn cầu. Đặc biệt, thông qua tiếng Anh, học sinh còn hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách Kỷ yếu hội thảo khoa học 211 nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới. Theo khung tham chiếu châu Âu (A European Reference Framework), 8 năng lực cốt yếu của việc học suốt đời được đưa ra, cụ thể: (1) Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; (2) GT bằng tiếng nước ngoài; (3) NL toán học và NL trong khoa học tự nhiên và công nghệ; (4) NL kỹ thuật số; (5) NL học tập (học cách học); (6) NL xã hội và công dân; (7) Sáng kiến và tinh thần kinh doanh; (8) Ý thức văn hóa và khả năng biểu đạt văn hóa. Tham chiếu lên mục tiêu của chương trình tiếng Anh cấp tiểu học, những năng lực trong khung tham chiếu châu Âu đã được bao hàm trong chương trình tiếng Anh tiểu học. Từ đó cho thấy, để học sinh tiểu học phát triển năng lực một cách toàn diện và hội nhập với thế giới, phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích hợp các môn học đã và đang được cho là xu hướng giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Phương pháp này yêu cầu giáo viên xác định sự liên quan của nội dung bài học tiếng Anh với kiến thức của bộ môn khác, từ đó xây dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng. Ví dụ, đối với chủ điểm “Em và thế giới quanh em” (chương trình tiếng Anh lớp 5 - Giáo dục phổ thông mới), thầy cô có thể khai thác các nội dung liên quan đến “Xây dựng thế giới Xanh - Sạch - Đẹp” (chương trình Lịch sử và địa lý tiểu học). Bài học về “Đồ chơi của em” (chương trình tiếng Anh lớp 3) sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn với học sinh khi được dạy tích hợp với nội dung “Làm đồ chơi” (chương trình Công nghệ). Để thiết kế và triển khai phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích hợp một cách hiệu quả, giáo viên tiếng Anh và giáo viên các bộ môn khác cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo các nội dung giảng dạy có sự nhất quán và khai thác hiệu quả năng lực của học sinh. 2.3.2. Phương pháp dạy học tiếng Anh Hồi đáp phi ngôn ngữ (Total Physical Re- sponse) dành cho học sinh lớp 1, 2 Total Physical Response (TPR) - còn được gọi là Hồi đáp phi ngôn ngữ - được Asher đưa ra năm 1982 dựa trên nghiên cứu về tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất. Đường hướng chỉ ra rằng đối với việc tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất, trẻ dựa trên trên quá trình nghe và tiếp nhận ngôn ngữ thông qua vận động cơ thể và trẻ không buộc phải nói được trước khi chúng sẵn sàng. Tương tự như vậy, đường hường TPR hướng dẫn giáo viên giới thiệu các yêu cầu, thực hiện thông qua hành động hoặc lời nói, trẻ sẽ bắt chước hành động của giáo viên. Dần dần, trẻ sẽ phản xạ bằng hành động thông qua các chỉ dẫn bằng lời nói của giáo viên và giáo viên sẽ không cần phải minh họa bằng hành động thêm nữa. TPR được đánh giá cao trong việc giúp trẻ giảm thiểu sự lo lắng trong tiếp thu Kỷ yếu hội thảo khoa học212 ngôn ngữ thứ hai và tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy đường hướng này đạt hiệu cao trong việc dạy từ vựng theo chủ điểm và trẻ em có thể phản xạ bằng cách vẽ tranh, chỉ tranh, sắp xếp tranh và các phản xạ toàn thân khác, từ đó tạo nên môi trường học tập tích cực, năng động. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chương trình Làm quen với tiếng Anh lớp 1, 2 được đưa ra trong chương trình giáo dục phổ thông mới. TPR được ứng dụng phổ biến trong giảng dạy tiếng Anh trẻ em. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy TPR giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu từ vựng và kỹ năng nghe hiểu (Asher, 1969; Asher & Price, 1967; Asher, Kusudo, & de la Torre, 1974; Kuni- hira & Asher, 1965). Một số ứng dụng TPR trong giảng dạy tiếng Anh: Đưa ra các chỉ dẫn vận động (stand up, sit down, line up, walk, run, etc) Đưa ra tên của học trò y Từ vựng chỉ màu sắc y Từ vựng chỉ số đếm y Hình dạng y Bộ phận cơ thể y Cụm giới từ y Chỉ dẫn (up, down, left, right, high, low, etc.) y Tiến trình lớp học TPR có thế mạnh giảng dạy từ vựng theo chủ điểm rất hiệu quả và được tiến hành theo các bước như sau: y Bước 1: Chọn từ vựng để minh họa y Bước 2: Từng bước giới thiệu từ vựng y Bước 3: Dừng minh họa, dùng lời nói/ chỉ dẫn y Bước 4: Thêm yêu cầu y Bước 5: Thêm phản xạ y Bước 6: Tổ chức trò chơi cho hoạt động bổ sung y Bước 7: Đánh giá tiến trình và việc hiểu của trẻ Học sinh lớp 1,2 có khả năng tiếp thu, phản xạ, bắt chước rất nhanh. Do đó, bên cạnh việc thiết kế và giảng dạy tiếng Anh sử dụng TPR, giáo viên còn phải luôn sáng tạo, nhiệt huyết, yêu trẻ, nắm bắt tốt đặc điểm tâm lý lứa tuổi; từ đó, chương trình Làm quen với tiếng Anh lớp 1,2 mới đạt mục tiêu đề ra. 3. Kết luận Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên tiếng Anh tiểu học là nhiệm vụ thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và năng lực dạy học ngoại ngữ nói riêng. Do vậy, các chuyên đề bồi dưỡng và phát triển giáo viên tiếng Anh tiểu học đáp ứng chương trình phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn được chú trọng và phát triển. Trong quá trình thực hiện các chuyên đề và đề xuất các chuyên đề mới, vai trò định hướng của Sở Giáo dục, đặc biệt là Phòng Tiểu học, chuyên viên hướng dẫn, giảng dạy và đội ngũ các thầy cô giáo cốt cán cũng như các thầy cô giáo phụ trách môn tiếng Anh tiểu học đóng vai trò quyết định thành công của các đợt tập huấn. Kỷ yếu hội thảo khoa học 213 Tài liệu tham khảo 1. Chương trình giáo dục phổ thông “Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2”, “Chương trình môn tiếng Anh” ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Dolean D. D. & Dolghi A. (2016). Teaching Young FL Learners New Vocab- ulary: A comparision between the efficiency of Keyword Method and Total Physical Response. International Journal of English Linguistics, Vol. 6, No.6. Canadian Cen- ter of Science and Education. 3. Herrell A. L & Jordan M. (2012). 50 Strategies for Teaching English Language Learners (fourth edition). Pearson. 4. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Trần Nguyễn Phương Thùy. Vụ GDTH. Đánh giá định kì môn tiếng Anh tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. 8. Widodo H. P (2005). Teaching Children Using a Total Physical Response (TPR) Method: Rethinking.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_cac_chuong_trinh_boi_duong_giao_vien_tieng_anh_ti.pdf
Tài liệu liên quan