Nhân tố chủ thể nhận thức trong học tập được phát huy sẽ có
vai trò to lớn trong nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phát
triển và hoàn thiện nhân cách của chính người học. Có thể nói,
phát huy nhân tố chủ thể trong học tập của sinh viên Nhà
trường chính là sự phát triển nâng lên của các yếu tố “nội lực”
bảo đảm cho họ chiếm lĩnh được mục tiêu đào tạo, hoàn thành
được nhiệm vụ học tập rèn luyện trong thời gian học tập của
sinh viên ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 210
Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập
của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay
Nguyễn Thị Nhung1,*, Nguyễn Thị Hải Ninh1, Lâm Thị Huyền2
1Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
2 Phòng Đào tạo,Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
* Email: nhungdhcnqn@gmail.com
Tel: 0362888286
Tóm tắt
Từ khóa:
Chủ thể nhận thức, Học tập, Sinh
viên, Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh.
Nhân tố chủ thể nhận thức trong học tập được phát huy sẽ có
vai trò to lớn trong nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phát
triển và hoàn thiện nhân cách của chính người học. Có thể nói,
phát huy nhân tố chủ thể trong học tập của sinh viên Nhà
trường chính là sự phát triển nâng lên của các yếu tố “nội lực”
bảo đảm cho họ chiếm lĩnh được mục tiêu đào tạo, hoàn thành
được nhiệm vụ học tập rèn luyện trong thời gian học tập của
sinh viên ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Abstract
Keywords:
Cognitive Subjects, Learning,
Students, Quang Ninh University
of Industry
The perceived subject factor in learning will be played a great
role in improving the quality of training, contributing to the
development and improvement of the learner's own personality.
in learning of students The school is an increasing development
of "internal force" factors to ensure that they dominate the
training goals and fulfill the training tasks during the study
period of student at Quang Ninh University of Industry.
1. MỞ ĐẦU
Trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh là một trong những trung tâm đào tạo đa
ngành, có cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng,
chuyển giao công nghệ, nhiệm vụ chính của
trường là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc. Hiện
nay Nhà trường đang đào tạo 2 ngành trình độ
thạc sĩ; 12 ngành trình độ Đại học với 29 chuyên
ngành; 16 ngành chuyên ngành trình độ cao đẳng.
Trong thời gian tới trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh chú trọng đào tạo theo hướng tăng
cường các giờ học thực hành, phát triển kỹ năng
nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên, tạo
điều kiện hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, tìm
kiếm việc làm phù hợp ngay từ khi còn ngồi trên
ghế Nhà trường.
Trong quá trình hoạt động, Nhà trường
luôn đặt mục tiêu chất lượng đào tạo lên hàng
đầu. Chính vì vậy, việc cam kết chuẩn đầu ra cho
các ngành đào tạo luôn là mục tiêu quan trọng
xuyên suốt của Nhà trường. Để đạt được mục tiêu
của Nhà trường đề ra thì chúng ta cần phải phát
huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của
sinh viên chính là sự phát triển nâng lên của các
yếu tố “nội lực” bảo đảm cho họ chiếm lĩnh được
mục tiêu đào tạo, hoàn thành được nhiệm vụ học
tập rèn luyện trong thời gian học tập của sinh
viên tại trường. Việc phát huy vai trò chủ thể
nhận thức trong học tập của sinh viên Nhà trường
là một quá trình tác động làm biến đổi, nâng cao
những yếu tố bên trong người học như năng lực
tư duy, động cơ, thái độ, trách nhiệm, phương
pháp nhận thức trong học tập. Nhằm khai thác
một cách có hiệu quả những phẩm chất tâm lý,
nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo... của
sinh viên.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận
thấy việc phát huy vai trò là chủ thể trong học tập
của sinh viên Nhà trường còn nhiều hạn chế. Bài
viết đề cập tới tính tất yếu phải phát huy vai trò
chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên
trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
2. SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP QUẢNG NINH VỚI TƯ CÁCH LÀ
CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 211
Theo quan điểm của triết học Mác -
Lênin thì chủ thể nhận thức nói chung là con
người, là một cá nhân hay một tập đoàn (nhân
loại, dân tộc, giai cấp, đảng phái, tập thể các nhà
khoa học...) có nhiệm vụ nhận thức và cải tạo thế
giới. Vậy chủ thể nhận thức trong học tập là gì?
Chủ thể nhận thức trong học tập chính là người
học mà cụ thể ở đây là sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh. Quá trình học tập của
sinh viên là quá trình nhận thức, tức là đi từ “trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn”, quá trình đó có sự giúp
đỡ, định hướng, hướng dẫn của giảng viên. Đây
chính là nét đặc thù của quá trình nhận thức trong
học tập của sinh viên.
Sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh nói riêng, sinh viên đại học nói
chung là một nhóm xã hội đặc thù trong tầng lớp
thanh niên, họ tồn tại đan xen trong các mối quan
hệ xã hội, giai cấp, dân tộc, đoàn thể.
Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi 17 - 18
đến 24 - 25, một số ít ở độ tuổi 25 - 30. Về sinh lý:
Ở độ tuổi 17 - 25 hình thể đã đạt được sự hoàn
chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng.
Về tâm lý: Ở độ tuổi 17 - 25 là thời kỳ
phát triển của trí tuệ được đặc trưng bởi sự nâng
cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất ở khả năng
tư duy sâu sắc và mở rộng, có năng lực giải quyết
những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn,
cũng như có tiến bộ rõ rệt trong lập luận lôgic,
trong lĩnh hội tri thức, trí tưởng tưởng, sự chú ý
và nghi ngờ.
Về mặt xã hội: Lứa tuổi sinh viên là thời
kỳ phát triển tích cực nhất về đạo đức và thẩm
mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách.
Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan
để bắt đầu nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống,
học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh có nguồn gốc xuất thân rất đa dạng,
từ nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau (công nhân,
nông dân, tri thức, bộ đội, người làm nghề tự
do...); có hoàn cảnh sinh hoạt và điều kiện giáo
dục khác nhau. Do vậy, ban đầu khi mới bước
chân vào giảng đường đại học, họ còn nhiều bỡ
ngỡ và mang những tâm trạng, tư tưởng, ước mơ,
hoài bão khác nhau nên có mục đích phấn đấu
khác nhau. Họ gặp không ít khó khăn trong cuộc
sống tự lập, xa gia đình, người thân, trong
phương pháp học tập cũng như trong sinh hoạt
hàng ngày. Họ phải làm quen với đời sống đầy
mới lạ. Tuy nhiên cũng có không ít sinh viên với
cú sốc trong bước chuyển mình vào thời đại học
có thể dẫn đến những thay đổi vô thức trong hành
vi, thái độ sống, có khả năng định hình lại tính
cách của sinh viên.
Sinh viên chính quy trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay đa số đều là
học sinh có học lực khá, trung bình trong các
trường phổ thông trung học, trung học chuyên
nghiệp hoặc bổ túc trung học phổ thông. Họ là bộ
phận ưu tú của thanh niên và khi vào học tại
trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, với sự
nỗ lực quyết tâm cao của bản thân sinh viên cộng
với sự quan tâm giáo dục của tập thể sư phạm
Nhà trường. Nên chất lượng đào tạo sinh viên của
Nhà trường đã được nâng cao, trong tổng số 1026
sinh viên đào tạo chính quy năm học 2018 –
2019, có tới 546 sinh viên đạt học lực xuất sắc,
giỏi và khá chiếm tỷ lệ 53,08 % [5].
Sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh tập trung chủ yếu vào học tập,
nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Họ được
lớn lên và học tập trong môi trường khoa học,
trong điều kiện đất nước phát triển, hội nhập kinh
tế quốc tế. Tuy là một bộ phận thanh niên nhưng
so với bộ phận thanh niên khác trong xã hội họ
có những ưu thế trội hơn là được đào tạo bài bản
trong hệ thống giáo dục quốc dân; là những
người năng động, có kiến thức, có trình độ học
vấn, trình độ văn hoá, trình độ lý luận chính trị
tương đối cao. Họ năng động, nhạy cảm, ham
thích và dễ tiếp thu cái mới thể hiện rõ nét trong
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới.
Quảng Ninh, là tỉnh nằm trong khu vực
kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh với tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí
địa lý thuận lợi Quảng Ninh đã nhanh chóng khai
thác tiềm năng về mọi mặt, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài để xây dựng các nghành công nghiệp,
du lịch, thương mại tạo điều kiện đưa Quảng
Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện
đại, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là một trong
những trung tâm đào tạo đa ngành, có cơ sở
nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao
công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành lân
cận. Vì vậy, sinh viên Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh không những có cơ hội học tập phấn
đấu vươn lên mà còn có điều kiện tiếp thu những
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 212
kiến thức mới, hiện đại, có điều kiện làm việc ở
nhiều nước trên thế giới.
3. TÍNH TẤT YẾU PHẢI PHÁT HUY VAI
TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
3.1. Do mục đích của việc học tập và nghiên
cứu của sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh
Dạy và học ở trường đại học nhằm cung
cấp cả tri thức, kỹ năng và thái độ để sau khi ra
trường sinh viên vừa làm việc, vừa tiếp tục học để
có thể thích nghi với thế giới phong phú, luôn biến
đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Tinh thần cơ bản là học
tập ứng dụng vào cuộc đời để biết và làm. Đó là
quá trình phát triển mỗi con người, mỗi nhân cách,
cũng là quá trình con người tự khẳng định mình
trong các hoạt động xã hội. Đào tạo ở Trường Đại
học Công nghiệp Quảng Ninh cũng không nằm
ngoài mục tiêu chung đó. Đó là học để biết, học để
làm, học để chung sống với người khác, học để
hiểu người khác và học để khẳng định mình.
Học để làm
Vấn đề này thường được giải quyết dưới
góc độ của việc học gắn với làm việc, gắn lý
thuyết với thực hành. Trình độ chuyên môn của
sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh bao gồm: tri thức kinh tế, kỹ thuật, công
nghệ (biết cách làm) kỹ thuật, thích nghi và sáng
tạo cuộc sống, phát triển bản thân và phát triển
kinh tế - xã hội.
Trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh đặc biệt chú trọng đến các phẩm chất con
người, kết hợp đào tạo các loại hình kỹ năng là kỹ
năng hành vi giao tiếp và kỹ năng trí tuệ để chuẩn
bị hành trang tri thức cho sinh viên khi bước vào
đời. Để giúp sinh viên có thể làm tốt chuyên môn
được đào tạo sau khi ra trường, ngoài việc trang
bị cơ sở vật chất như phòng thực hành, phòng thí
nghiệm. Trong năm 2019, Nhà trường đã ký kết
biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên
ngay khi ra trường với các tập đoàn kinh tế trong
và ngoài nước, như: Tập đoàn TCL (Trung
Quốc), Tập đoàn Texhong (Trung Quốc), Công
ty LG, Tập đoàn Viettel Đây là hoạt động
nhằm thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp với
Nhà trường trong công tác đào tạo, giúp cho sinh
viên của Trường sau khi tốt nghiệp có thể đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra
năm 2019 Nhà trường đã tổ chức Ngày hội việc
làm, có 35 doanh nghiệp trong nước và quốc tế
tham gia, mang đến cho sinh viên hơn 2.000 vị trí
việc làm. Sau Ngày hội việc làm đã có 302 sinh
viên của Nhà trường tìm được những vị trí việc
làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Học cách chung sống với người khác
Đây là một yêu cầu cấp thiết của giáo dục
nói chung và giáo dục trường Đại học Công
nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Thế giới ngày nay
có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhiều
mâu thuẫn kéo dài và phức tạp. Vấn đề đặt ra cho
giáo dục là thái độ tôn trọng các dân tộc khác,
các nền văn hóa, các giá trị tinh thần của họ. Tuy
giáo dục giữ vai trò to lớn đối với tiến bộ xã hội,
với cách mạng khoa học kỹ thuật nhưng giáo dục
không thay thế cho cách mạng xã hội.
Đối với trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh vấn đề này lại càng cần thiết, vì sản
phẩm của trường là những kỹ sư, cử nhân, nhiệm
vụ của họ là vận dụng tri thức, kỹ năng của mình
để xây dựng quê hương Quảng Ninh nói riêng và
đất nước nói chung. Vì vậy, trường Đại học Công
nghiệp Quảng bên cạnh việc trang bị tri thức
chuyên ngành cho sinh viên, Nhà trường rất quan
tâm tới việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống, lòng nhân ái và tình thương đồng
loại cho các sinh viên. Nhà trường liên tục tổ
chức bài bản các hoạt động phong trào như: Hiến
máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh, sinh viên
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh với tình yêu
biển đảo với mùa xuân biên giới, phong trào từ
thiện làm sạch môi trường, phong trào văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao...đã tạo ra một môi
trường học tập năng động. Vai trò này được Nhà
trường giao cho Đoàn Thanh niên và Hội sinh
viên kết hợp với Ban chủ nhiệm các khoa, các
phòng, ban chức năng thực hiện.
Học để hiểu người khác
Xã hội loài người vừa đa dạng, vừa
thống nhất. Mỗi dân tộc vừa có cái riêng, vừa có
cái chung. Mỗi người, mỗi dân tộc phải biết rõ
mình, đồng thời phải hiểu người khác, phải biết
phát hiện ra những mặt mạnh và mặt còn hạn chế
của người khác (hoặc khả năng phát triển của
người khác). Giáo dục giúp cho người học có thái
độ thiện cảm, thông cảm với người khác, dân tộc
khác, tôn giáo khác.
Cùng làm việc vì các mục đích chung là
một nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng của
giáo dục nói chung và giáo dục ở trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Vì khi cùng
hoạt động văn hóa chung, xã hội chung, các thế
hệ sẽ quan tâm đến nhau, xây dựng quan hệ tốt
giữa thầy và trò trong việc dạy và học.
Do đặc thù là trường kinh tế, kỹ thuật,
là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 213
cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và đất nước nước
chung, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
luôn luôn quan tâm tới việc giáo dục cho sinh
viên tính tổ chức kỷ luật, khả năng làm việc theo
nhóm.... Sự tuân thủ kỷ luật của trường, của lớp
là một trong những nội dung quan trọng trong
quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Quan hệ xã hội của sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh không chỉ được hình
thành qua lý thuyết mà còn được rèn luyện qua
thực tế trong quan hệ của sinh viên với thầy giáo,
cô giáo, với cán bộ nhân viên trong trường, và
giữa sinh viên với nhau trên cơ sở tình thương và
trách nhiệm.
Học để tự khẳng định mình
Giáo dục giúp cho mỗi cá nhân có thể
phát triển toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng khẳng định:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Cuộc sống của con người là quá trình
không ngừng vươn lên chinh phục thế giới khách
quan, là quá trình thích ứng với điều kiện bên
ngoài bằng cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu ngày
càng tăng của bản thân mình và xã hội. Do đó, sự
thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan là vấn đề có tính quy luật chi phối mọi
lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội của con
người. Điều kiện khách quan ở đây chính là: tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc
tế, môi trường giáo dục tại trường Đại học Công
nghiệp Quảng Ninh, hợp thành hoàn cảnh hiện
thực, thường xuyên và trực tiếp quy định sự hình
thành và phát triển hệ thống tri thức, quan điểm
của sinh viên về các vấn đề thực tiễn đời sống,
định hướng học tập, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Giáo dục được xem là yếu tố quan trọng
nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất.
Nếu được giáo dục chu đáo thì không con người
nào lại không có cái tốt, cái thiện cả. Nhưng giáo
dục không phải là yếu tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ
là “phần nhiều”. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích cực,
tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi
cá nhân. Như Edison đã chỉ ra: “Thiên tài chỉ có 1%
là linh cảm còn 99% là mồ hôi và nước mắt”.
Học để tự khẳng định mình là tạo sự
phát triển toàn diện con người. Chống lại sự tha
hóa của con người, khẳng định sự phát triển cá
thể - điều này đòi hỏi phải nâng cao vai trò chủ
thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Chỉ có
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập thì sinh
viên mới thực hiện được những mục tiêu giáo
dục nói trên. Để thực hiện được mục đích trên
trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã phát
triển phương châm “Học đi đôi với hành”. Với
phương châm này đã giúp cho sinh viên định
hướng được mục đích của mình, góp phần tạo
thái độ tự giác trong học tập. Bên cạnh đó, Nhà
trường luôn chú trọng tạo môi trường lành mạnh
trong ký túc xá, thư viện và giảng đường giúp
sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện tốt
như thành lập các câu lạc bộ sinh viên: Câu lạc
bộ học tập, Câu lạc bộ tuyên truyền, Câu lạc bộ
tình nguyện... đặc biệt năm 2018 Câu lạc bộ khoa
học công nghệ ra đời đã thúc đẩy phong trào sáng
tạo khoa học công nghệ của Nhà trường phát
triển mạnh mẽ.
3.2. Do vai trò ngày càng tăng của giáo dục
“Giáo dục là qúa trình thống nhất của sự
hình thành tinh thần và thể chất của mỗi cá nhân
trong xã hội. Giáo dục là một mặt không thể tách
rời của cuộc sống con người, của xã hội, nó là
một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người.
Trong qúa trình tiến hóa của nhân loại, giáo dục
xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người,
khi con người có quan hệ với tự nhiên bằng công
cụ và phương tiện lao động thì nhu cầu về sự
truyền đạt là lĩnh hội kinh nghiệm của thế hệ
trước cho thế hệ sau mới xuất hiện. Giáo dục như
là một phương thức của xã hội đảm bảo việc kế
thừa văn hóa, phát triển nhân cách”[4].
Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo,
quản lý ở trong nước và trên thế giới đã từng luận
bàn rất nhiều xung quanh vấn đề này. Theo
C.Mác, giáo dục - đào tạo “Tạo ra cho nền kinh
tế của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên
gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó
những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những
kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới. Nếu
chúng ta không có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội chỉ là lời nói huênh
hoang, rỗng tuếch”[2]. Còn Ph.Ăngghen thì
khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư
duy lý luận”[3]. Như vậy, cả C.Mác và Ph.
Ăngghen đều coi giáo dục và đào tạo là chìa
khoá, là động lực đối với sự phát triển của xã hội,
đặc biệt là đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Có thể nói những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về giáo dục và đào tạo đã đề
cập một cách sâu sắc, toàn diện cả về lý luận và
chiến lược xây dựng, phát triển một nền giáo dục
quốc dân không chỉ đối với các nước đi lên chủ
nghĩa xã hội mà với tất cả các quốc gia và dân tộc
trên thế giới.
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 214
Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân
loại mà điển hình là chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và đề cao
vai trò của giáo dục và đào tạo. Ngay sau khi
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân đoàn kết
chống “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” và
ban hành sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ
để tổ chức thực hiện việc chống mù chữ. Người
cho rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
phải biến một đất nước dốt nát thành một nước có
nền văn hoá cao, khoa học phát triển và khẳng
định mục đích của việc học là học để làm việc,
làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được
khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây,
đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị
Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không
chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra
con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà
còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trong Văn kiện đại hội XII của Đảng
năm 2016, kế thừa quan điểm chỉ đạo của các Đại
hội trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách
hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính
đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định
triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà
“dạy người, dạy chữ, dạy nghề”[1]. Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn
kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách
mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm
biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội
Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc gia”,
làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất
nước phát triển bền vững.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng
định rằng:
Giáo dục- đào tạo là điều kiện tiên
quyết góp phần phát triển kinh tế; Giáo dục đào
tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết
giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát
triển con người.
Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò
quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn
là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của
chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng
to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị
xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và
ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học
nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành
lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội.
Giáo dục đồng nghĩa với phát triển,
không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát
triển nào đối với con người. Giáo dục là hiện
tượng phổ biến trong đời sống, là nhân tố cốt lõi
không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở
mọi giai đoạn phát triển xã hội. Con người có
nhu cầu sinh học, nhu cầu nhận thức, nhu cầu
giao lưu, nhu cầu cải tạo thực tiễn và nhu cầu
phát triển... thì giáo dục giúp con người thực hiện
các nhu cầu này.
Tất cả những nhân tố trên chứng tỏ việc
phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của
sinh viên ở trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu.
4. KẾT LUẬN
Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong
học tập của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Quảng Ninh hiện nay là một quá trình, mà
qua đó, đòi hỏi sinh viên phải tích cực tham gia
học tập, rèn luyện trong môi trường đào tạo tại
trường để nâng cao vai trò chủ thể nhận thức của
mình, phát triển những cái mình đã có thành
những tri thức khoa học và vận dụng những tri
thức đó vào thực tiễn đời sống. Mặt khác, đòi hỏi
Nhà trường có những định hướng cho sinh viên
trong học tập, tạo mọi điều kiện để phát huy tính
tích cực, sáng tạo, chủ động của sinh viên. Trong
quá trình ấy, để đạt kết quả tốt, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó, những yếu tố như định
hướng của Nhà trường, thầy cô và sự nỗ lực học
tập, rèn luyện trong thực tiễn của sinh viên là
những yếu tố cơ bản quan trọng nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính
trị quốc gia, HàNội.
[2]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập,
tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 474.
[3]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập,
tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 489.
[4]. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo trình
Giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội,
2005, Tr.4.
[5]. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
(2019), Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_huy_vai_tro_chu_the_nhan_thuc_trong_hoc_tap_cua_sinh_vi.pdf