Phát huy năng lực tự học cho sinh viên ngành Sư phạm lịch sử khoa Sư phạm Ngữ văn - Sử - Địa, trường Đại học Đồng Tháp

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tạo mọi điều kiện cho người học đáp

ứng tối đa nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. Tuy

nhiên khó khăn phát sinh là thời gian lên lớp mỗi học phần giảm đi 1/3, đồng nghĩa

với việc sinh viên (SV) phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng thực tế vấn đề tự

học của SV chuyên ngành Lịch sử Khoa SP Ngữ Văn – Sử - Địa đã nảy sinh nhiều tồn

tại. Biện pháp khắc phục những tòn tại đó phải từ phía người dạy, người học lẫn cơ sở

đào tạo.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát huy năng lực tự học cho sinh viên ngành Sư phạm lịch sử khoa Sư phạm Ngữ văn - Sử - Địa, trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
337 PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SNH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN - SỬ - ĐỊA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Trần Quốc Giang ThS. Trần Thị Hiền Tóm tắt. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tạo mọi điều kiện cho người học đáp ứng tối đa nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. Tuy nhiên khó khăn phát sinh là thời gian lên lớp mỗi học phần giảm đi 1/3, đồng nghĩa với việc sinh viên (SV) phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng thực tế vấn đề tự học của SV chuyên ngành Lịch sử Khoa SP Ngữ Văn – Sử - Địa đã nảy sinh nhiều tồn tại. Biện pháp khắc phục những tòn tại đó phải từ phía người dạy, người học lẫn cơ sở đào tạo. 1. Đặt vấn đề Phát triển kĩ năng tự học nhằm nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo cho SV ngành sư phạm Lịch sử là nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo của Khoa SP Ngữ Văn – Sử - Địa nói riêng, Trường Đại học Đồng Tháp nói chung. Để phát huy một cách tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu thì bản thân mỗi SV phải vạch ra cho bản thân một kế hoạch phù hợp với năng lực và với mục tiêu từng học phần để tự chiếm lĩnh tri thức từ đó vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp. Qua thực tiễn của khóa học (2012 – 2016), tác giả đề cập đến thực trạng tự học của SV ngành sư phạm Lịch sử thuộc Khoa SP Ngữ Văn – Sử - Địa và đề xuất một số biện pháp nâng cao việc tự học, tự nghiên cứu. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng của việc tự học, tự nghiên cứu của SV ngành sư phạm Lịch sử thuộc Khoa SP Ngữ Văn - Sử - Địa Thực trạng chung của các trường khi chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ là thời gian giảng dạy trên lớp của giảng viên giảm nhiều, theo đó số giờ tự học của SV tăng lên gấp đôi. Vấn đề đáng lưu tâm trong đào tạo học chế tín chỉ đó là tính chủ động của người học vì “bản chất của nó đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy - học, tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kĩ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương trình”26. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình này không phải người học nào cũng nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi trong cách học để phù hợp với chương trình mới. Từ thực tế khóa đào tạo (2012 – 2016) đa số SV ngành sư phạm Lịch sử vẫn còn thụ động trong việc sử dụng quỹ thời gian tự học, hiện tượng “lười đọc sách” vẫn còn phổ biến, phần lớn SV ngành chưa nhận thức được đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học, chưa tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức mà còn thụ động, 26 Hoàng Văn Vân, 2016, Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy – học ở bậc Đại học, https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:lTgGFjv2rucJ:https://vnu.edu.vn/home/%3F C1635/N4437/Phuong-thuc-dao-tao-theo-tin-chi:-lich-su,-ban-chat,-va-nhung-ham-y-cho-phuong- phap-giang-day---hoc-o-bac-dai-hoc.htm+&cd=1&hl=vi&ct=clnk, cập nhật lúc 01:54:56 GMT ngày 11/01/2016. 338 phụ thuộc nhiều vào sự cung cấp kiến thức ở GV không có nhu cầu mở rộng hiểu biết, phát huy sáng tạo, đào sâu kiến thức. Một số ít SV có ý thức tự học thì kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin phục vụ nhiệm vụ học tập còn yếu. Phần đông còn lại học theo kiểu đối phó, theo phong trào, học để thi. Thực trạng này có các biểu hiện sau đây: Thứ nhất, chưa hoàn chỉnh nội dung môn học theo đề cương trước khi đến lớp do chưa nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học. Hệ quả là không nắm được phần kiến thức cơ bản vì GV chỉ giảng những phần khó và hướng dẫn cách học còn những phần kiến thức cơ bản thì SV phải tự học, tự nghiên cứu. Kết quả là SV không hiểu được bài mới của giảng viên và không biết trao đổi với giảng viên vấn đề gì. Thứ hai, ít tham gia tranh luận trên lớp, chưa gửi thông tin phản hồi cho giảng viên trong quá trình học tập nên chỉ dừng lại ở “biết” chứ chưa “tường” về bản chất của những vấn đề, nội dung kiến thức môn học. Thứ ba, chưa biết cách và linh hoạt để xử lý nguồn thông tin đa chiều từ các nguồn tư liệu. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhiều SV chưa biết cách lựa chọn kênh thông tin đặc biệt từ các trang mạng. Khi bắt gặp bất kì kênh thông tin nào SV liền thu thập mà không xử lý, chắt lọc dẫn tới sai quan điểm sử học trong nhận thức. Thứ tư, hoàn thành chưa tốt các bài kiểm tra và bài thi dưới dạng vận dụng kiến thức, kết quả phần lớp SV nhận điểm C, D ở nhiều môn học. Điều này cho thấy SV chưa biết đánh giá, nhận định, phân tích, nêu quan điểm cá nhân về những vấn đề trong quá trình học tập. 2.2. Biện pháp phát huy năng lục tự học, tự nghiên cứu cho SV ngành sư phạm Lịch Sử Nguyên nhân thực trạng trên là do tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học, tự nghiên cứu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trực tiếp, gián tiếp. Trong đó chúng ta phải thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của bản thân SV, vai trò dẫn dắt của giảng viên và điều kiện phục vụ tự học từ phía cơ sở đào tạo. 2.2.1. Về phía sinh viên Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, tự nghiên cứu SV cần xác định rõ động cơ, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm, “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong học tập một cách chủ động và hiệu quả. Bởi vì, tự học chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể người học. Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm túc. Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, SV phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có những phương pháp học tập tích cực nhằm thích ứng với những yêu cầu học tập mới vì “ dù có học trường gì, thầy nào nổi tiếng đến đâu chăng nữa, thì nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả mỹ mãn của quá trình đào tạo vẫn là cái công tự học của học trò. Tự học ở đây chỉ cái phần tích cực chủ động, quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình học tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng”27 27 Dẫn lại Phạm Văn Lực, 2014, Tự học, tự nghiên cứu – Yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của sinh viện khoa Sử - Địa trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ha-c-ta-nghia-n-ca-u-trong-a-o-ta-o-theo-ha-tha-ng-ta-n-cha, ngày cập nhật 30/5/2014. 339 Để bảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên lớp SV phải đọc tài liệu, làm các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. Trong quá trình tự học, SV cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và những bài giảng của giảng viên. Tăng cường hoạt động làm việc theo nhóm, trao đổi với bạn bè theo chủ đề thảo luận. Sau giờ lên lớp cần ôn tập kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế. Có được kết quả đó, bản thân mỗi SV phải xây dựng để hình thành các kĩ năng: Thứ nhất, là kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lí. Quy trình nghe giảng và ghi chép gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của GVvề kiến thức và chú ý khi GV phân tích sự kiện, liên hệ với kiến thức đang tiếp cập, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Kết quả của việc nghe giảng và ghi chép, ngoài việc thể hiện năng lực nhận thức vấn đề, tư duy của người học còn thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó. Thứ hai, là kỹ năng học ở nhà. Nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học theo thời gian biểu. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí lành mạnh. Thứ ba, là kỹ năng đặt câu hỏi trong tự học. Trong học tập thì hỏi là thao tác thường xuyên diễn ra khi đặt vấn đề. Khi dạy học GV phải giúp SV biết cách tự hình thành câu hỏi, yêu cầu SV phải tự mình suy nghĩ, tự tìm câu trả lời cho câu hỏi. Trong quá trình suy nghĩ để tìm câu trả lời, có thể vấn đề cần hỏi được giải quyết ngay nhưng cũng có thể chưa hoàn thiện, đòi hỏi SV tiếp tục suy nghĩ để trao đổi với GV hoặc với các bạn cùng nghành. Trong lúc nghe GV hoặc các bạn SV khác thuyết trình, người học vẫn phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động để tìm câu trả lời thỏa đáng nhất. Thứ tư, là kỹ năng ghi nhớ. Ghi nhớ là thành phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học tập đối với SV ngành Lịch sử. Vì nếu không có ghi nhớ thì người học không thể tư duy. Để có thể ghi nhớ tốt thì điều trước hết phải hiểu. Nếu ghi nhớ mà không hiểu thì ghi nhớ đó không bền vững. Nếu có thì cũng chỉ là những tri thức “khô cứng” khó vận dụng được, SV biết cách ghi nhớ bằng cách hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức cũ. Tìm cách so sánh, xem xét tương tự kiến thức mới với kiến thức đã học. Thường xuyên ôn tập củng cố cũng như lập các sơ đồ tư duy về khái niệm, các nguyên lý theo cách hiểu của bản thân. Thứ năm, kỹ năng làm việc với tài liệu. Đọc tư liệu lịch sử là kỹ năng không thể thiếu để tăng cường hiểu biết về nhân vật, sự kiện, bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều vấn đề. Do đó, SV cần phải xác định rõ mục đích đọc, cách đọc phù hợp. Đọc có trọng điểm, có phân tích, nhận xét và đánh giá theo quan điểm hiểu biết của bản thân. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép. Khi đọc xong cần rút ra được những tư tưởng chính của mỗi đoạn, so sánh, phân loại, hệ thống hóa kiến thức đề xuất cái mới và nêu câu hỏi. Bên cạnh đó, kỹ năng tổ chức các hoạt động tự học còn bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc tự học. Các yếu tố này tạo nên chu trình của việc tự học, tự nghiên cứu của SV. Lập kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu,lựa chọn thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các phương pháp điều quan trọng là làm cho bản thân tuân thủ trình tự đã ghi trong kế hoạch cho đến khi hoàn thành, không đi chệch hướng với kế hoạch đề ra. 340 2.2.2. Về phía giảng viên Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn thì hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tính cách trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Đó là tự học có hướng dẫn. Như vậy, GV đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho SV. Khi bắt đầu một môn học, GV cần giới thiệu và cung cấp cho SV đề cương của môn học đó bao gồm mục đích môn học, mục tiêu môn học, nội dung chi tiết của môn học, điều kiện tiên quyết, hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học, hình thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập. GV cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp SV thực hiện được nhiệm vụ tự học, GV cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, GV cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ SV xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một cách hiệu quả nhất. Đánh giá thường xuyên của GV cũng là điểm “kích cầu” cho hoạt động tự học của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này. Nếu GV chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó mà không đem lại kết quả như mong muốn. GV thường xuyên đánh giá SV trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ.... Từ sự đánh giá này, SV rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình, dẫn tới sự điều chỉnh để lần sau thực hiện kế hoạch tự học tốt hơn, qua đó hình thành cho SV cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập. 2.2.3. Về phía cơ sở đào tạo Bên cạnh vai trò của GV thì cơ sở đào tạo (nhà trường) cũng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất như phòng học, trang thiết bị học tập, nguồn học liệu. Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nguồn học liệu đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và chuẩn mực về chất lượng là một yêu cầu không thể thiếu để hoạt động tự học của SV đạt hiệu quả. Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố này, nhà trường đã có kế hoạch để không ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống phòng học, thực hành, thực tập, thư viện; bám sát yêu cầu của các đề cương môn học; tăng cường khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, mở rộng nguồn tư liệu điện tử, thiết bị dạy học, bằng cách ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại. Vấn đề còn lại là ở phía người học, biết tận dụng, khai thác và sử dụng có hiệu quả những điều kiện có sẵn phục vụ quá trình học tập của bản thân sẽ thể hiện tính khoa học trong một bản kế hoạch tự học hoàn chỉnh. 341 3. Kết luận Tự học, tự nghiên cứu là con đường duy nhất để gắn học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, đồng thời tự học, tự nghiên cứu cũng là con đường nhanh chóng để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Có đủ điều kiện tự học cộng với kế hoạch hợp lý, một phương pháp phù hợp sẽ là chìa khóa để mở tất cả các cánh của tri thức. Năng lực này vốn tiềm ẩn sâu bên trong ý thức người học, khi đã có năng lực tự học, tự nghiên cứu SV sẽ có đầy đủ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công việc vì tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong nền kinh tế xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau. Tài liệu tham khảo [1]. Trần Minh Hằng, 2011, Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của SV Sư phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam. [2]. Phạm Văn Lực, 2014, Tự học, tự nghiên cứu – Yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của sinh viện khoa Sử - Địa trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nghia-n-ca-u-trong-a-o-ta-o-theo-ha-tha-ng-ta-n-cha, ngày cập nhật 30/5/2014. [3]. Lê Đức Ngọc, 2004, Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp, Nxb Giáo dục ĐHQG Hà Nội. [4]. Nguyễn Cảnh Toàn, 2002, Học và dạy cách học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. [5]. Nguyễn Thị Tính, 2011, Dạy cách học cho SV – mục tiêu quan trọng của hoạt động giảng dạy ở Đại học sư phạm, Tạp chí Giáo dục số 11 (08/2011). [6]. Hoàng Văn Vân, 2016, Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy – học ở bậc Đại học, https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:lTgGFjv2rucJ:https:// vnu.edu.vn/home/%3FC1635/N4437/Phuong-thuc-dao-tao-theo-tin-chi:-lich- su,-ban-chat,-va-nhung-ham-y-cho-phuong-phap-giang-day---hoc-o-bac-dai- hoc.htm+&cd=1&hl=vi&ct=clnk, cập nhật lúc 01:54:56 GMT ngày 11/01/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_huy_nang_luc_tu_hoc_cho_sinh_vien_nganh_su_pham_lich_su.pdf