Từnhững thập kỷcuối thếkỷ20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có những bước
phát triển kỳdiệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự
bùng nổcông nghệcao. Thành tựu nổi bật nhất là sựphát triển cực kỳnhanh chóng của công
nghệthông tin, công nghệsinh học, công nghệnanô; đó là những công nghệcao cơbản,
chúng đang hội tụvới nhau đểtạo thành nền tảng cho một hệthống công nghệmới của thếkỷ
21,công nghệcủa nền kinh tếtri thức. Hệthống công nghệmới ấy đang làm biến đổi sâu sắc
các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
loài người. Đây không chỉlà cách mạng trong kỹthuật, trong kinh tếmà còn là cách mạng
trong các khái niệm, trong tưduy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệxã hội
Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từkinh tếcông nghiệp chuyển lên nền kinh
tếtri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tếtri thức toàn
cầu. Đó là xu thếphát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cảcác quốc gia, không
loại trừai.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thếlao động cơbắp của
con người; còn ngày nay máy tính giúp con người trong lao động trí óc, nhân lên gấp bội sức
mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con người. Thông tin, tri thức trởthành yếu tốquyết định nhất
của việc tạo ra của cải, việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tri thức trởthành hình thức
cơbản nhất của vốn, quan trọng hơn cảtài nguyên, sức lao động. Lực lượng sản xuất xã hội
loài người từdựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủyếu vào năng lực
trí tuệcủa con người.
"Nền kinh tếtri thức là nền kinh tếsửdụng có hiệu quảtri thức cho phát triển kinh tế
và xã hội, bao gồm cảviệc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng nhưlàm chủvà sáng tạo tri
thức cho những nhu cầu của riêng mình"
1
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia để hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO, XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI
QUỐC GIA ĐỂ HỘI NHẬP VÀO XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRI THỨC TOÀN CẦU
G.S. Đặng Hữu
1. Nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa - Cơ hội và thách thức đối với VN
Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có những bước
phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự
bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản,
chúng đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ
21, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc
các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
loài người. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng
trong các khái niệm, trong tư duy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệ xã hội…
Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh
tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tế tri thức toàn
cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không
loại trừ ai.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thế lao động cơ bắp của
con người; còn ngày nay máy tính giúp con người trong lao động trí óc, nhân lên gấp bội sức
mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con người. Thông tin, tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất
của việc tạo ra của cải, việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tri thức trở thành hình thức
cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động. Lực lượng sản xuất xã hội
loài người từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực
trí tuệ của con người.
"Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế
và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo tri
thức cho những nhu cầu của riêng mình"1
Trong nền kinh tế tri thức, họat động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức
và sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị. Sức sáng tạo trở thành động lực trực tiếp nhất
của sự phát triển. Trong kinh tế công nghiêp việc tạo ra giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh
chủ yếu là dựa vào sự tối ưu hoá, hoàn thiện cái đã có; còn trong kinh tế tri thức thì tạo ra giá
trị, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là do tìm ra cái chưa biết; cái chưa biết là cái có giá
trị nhất, cái đã biết sẽ dần dần mất giá trị. Tìm ra cái chưa biết, tạo ra cái mới cũng tức là loại
trừ cái đã biết. Vòng đời của một sản phẩm, một công nghệ từ lúc nảy sinh, phát triển, chín
muồi đến tiêu vong ngày càng rút ngắn; trước đây vòng đời công nghệ tính bằng nhiều thập
1 UNDP-APDIP 2004
2
kỷ, ngày nay tính bằng năm và đã có nhiều công nghệ thậm chí tính bằng tháng. Tốc độ đổi
mới rất nhanh chóng.
Như vậy nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng tạo của con
người, năng lực tạo ra tri thức mới, và vận dụng tri thức, biến tri thức thành của cải, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và phát triển xã hội. Sáng tạo là điều kiện cần
nhưng chưa đủ; phải có năng lực đổi mới tức là năng lực vận dụng tri thức vào thức tiễn thúc
đẩy sự đổi mới và phát triển; và trong đổi mới cũng phải cần yếu tố sáng tạo. Sáng tạo và đổi
mới là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, là nguồn gốc của nền kinh tế tri thức ngày
nay.
Tài nguyên là có hạn, năng lực sang tạo của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế
dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn.
Năm 2000 tính chung cho các nước trong khối OECD giá trị do tri thức tạo ra đã chiếm
trên 50% tổng GDP. Nhờ đổi mới chính sách và môi trường kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu,
phát triển mạnh các ngành công nghiệp tri thức, đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin, các
nền kinh tế phát triển nhất khắc phục được các cuộc khủng hoảng vốn có, đạt tốc độ tăng
trưởng dài hạn cao, thất nghiệp không cao, lạm phát thấp. Trên thực tế các nền kinh tế ấy đã
trở thành những nền kinh tế dựa trên tri thức.
Quá trình các nền kinh tế phát triển tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên,
hợp qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trước xu thế phát triển nền kinh tế tri
thức toàn cầu, các nước đang phát triển ý thức được ưu thế vượt trội của kinh tế tri thức so
với kinh tế công nghiệp; họ chủ động triển khai các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành
động đi vào kinh tế tri thức. Hội nhập quốc tế, khai thác những ưu thế của kinh tế tri thức
toàn cầu để phát triển đất nước, đó là sự lựa chọn khả dĩ nhất đối với các nước đang phát
triển.
Tự do hoá thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới, đặc biệt là thông
tin, viễn thông và vận tải, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu thúc đẩy rất mạnh
việc điều chỉnh các ngành cũ và phát triển các ngành mới. Hệ thống thông tin toàn cầu tạo cơ
hội cho nhiều nước đang phát triển có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát
triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng
sự lệ thuộc vào các siêu cường. Các công ty xuyên quốc gia vừa đem đến cho các nước đang
phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến hơn, lại vừa mang lại cho các nước đang phát triển
những sản phẩm giá thành thấp hơn nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các
nước đang phát triển. Nhưng đồng thời các nước đang phát triển đã phải trả giá đắt cho sự
tăng trưởng, chịu nhiều thiệt thòi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh, môi trường sinh thái ô
nhiễm v.v…
Các nước đi sau phải có đủ bản lĩnh để có thể vươn lên, sớm tiến kịp các nước đi trước;
nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy thời cơ thì đất nước tụt hậu ngày càng xa hơn, và bị
gạt ra ngoài lề.
Toàn cầu hóa cũng đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức tưởng chừng
khó vượt qua. Khó khăn không chỉ là về xây dựng năng lực nội sinh, năng lực chính sách, mà
còn do sự bất bình đẳng của thiết chế toàn cầu hóa hiện nay.
3
Trước hết hãy xem xét về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tri thức là của chung
của nhân loại, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đi đôi với mở rộng quyền truy cập thông
tin của mọi người2. Chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải bảo đảm sự hài hòa lợi ích của
người sáng tạo ra giải pháp với lợi ích của người sử dụng giải pháp và lợi ích toàn xã hội.
Ngay trong Hiệp định TRIPS (hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại)
cũng ghi như vậy, thế nhưng trên thực tế Hiệp định TRIPS bảo vệ chủ yếu cho những chủ sở
hữu các giải pháp, họ bán ra với bất cứ giá nào, để có lợi nhuận tối đa, gây khó khăn cho các
nước nghèo tiếp cận với các sản phẩm công nghệ cao, nhất là dược phẩm, phần mềm…
Các sản phẩm công nghệ cao là những sản phẩm trí tuệ, không giống như các sản phẩm
thông thường khác, rất khó xác định giá trị của chúng, qui luật giá trị lao động hầu như không
còn phù hợp nữa; thế nhưng các hãng độc quyền bán chúng với giá rất cao. Đối với các nước
giàu có thu nhập bình quân đầu người khoảng 30 nghìn USD mua một PC khoảng 500 USD,
hệ điều hành Windows một vài trăm USD không đáng là bao, nhưng đối với các nước thu
nhập cỡ 600 USD như VN thì làm sao người dân có thể mua được? Phần mềm nào cũng đều
dựa trên các thành tựu toán học – tri thức chung của nhân loại, hơn nữa phần mềm nào cũng
kế thừa các phần mềm có sẵn, việc công nhận và bảo hộ bản quyền của tác giả là đúng và rất
cần thiết, nhưng thời hạn bảo hộ bao lâu, có nên lâu năm như các tác phẩm văn học nghệ
thuật không? Thiết chế gì để xác định giá cả hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích người sáng tạo
và người sử dụng? Hệ thống sản xuất vì lợi nhuận tối đa hiện nay đang kìm hãm sự phát triển
của công nghệ như thế đó. Cũng may là các nhà khoa học trên thế giới đã không chấp nhận
tình hình bất công và sự độc quyền ấy, và hiện nay phần mềm mã nguồn mở đang phát triển
mạnh mẽ. VN cũng như các nước đang phát triển khác phải đi theo xu thế này, không những
để tránh chịu những chi phí bản quyền vô lý và quá sức chịu đựng, mà quan trọng hơn là để
phát huy năng lưc sáng tạo của mình để phát triển CNTT. Vấn đề lớn đặt ra là liệu hệ thống
sản xuất vì lợi nhuận tối đa có còn phù hợp không, khi mà trong xã hội các sản phẩm trí tuệ
trở thành phổ biến.
Hãy xem xét một khía cạnh khác: Trong khi kêu gọi thương mại tự do, thì các cường
quốc kinh tế lại gia tăng bảo hộ mậu dịch; với những khoản bảo hộ hàng trăm tỷ USD cho
nông nghiệp và một số ngành công nghiệp đang kìm hãm sự phát triển sản xuất ở các nước
đang phát triển. P. Drucker đã viết: "Sự giảm sút của nông nghiệp đã khiến cho sự bảo hộ
nông nghiệp mở rộng ra đến mức khó tưởng tượng nổi. Cũng tương tự như thế, sự đi xuống
của công nghiệp chế biến đã làm bùng nổ sự bảo hộ công nghiệp chế biến. Sự bảo hộ này
không cần dùng những hình thức thuế quan truyền thống, mà là hình thức trợ cấp, quota,
cùng mọi thứ luật pháp. Các khối khu vực ngày càng có vai trò hơn, bên trong thì thương mại
tự do hơn nhưng bên ngoài thì tăng cường bảo hộ."
Thiết chế toàn cầu hóa hiện nay chắc chắn còn đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với
các nước đang phát triển trong việc chia sẻ tri thức toàn cầu vì sự phát triển của mình. Để
vượt qua thách thức này phải phát huy năng lực nội sinh, đầu tư mạnh cho phát triển nguồn
nhân lực, năng lực khoa học công nghệ, sức mạnh sáng tạo của toàn dân tộc, chọn lựa chiến
lược thích hợp, đi tắt, rút ngắn, vượt qua trở ngại, cũng giống như việc sử dụng phần mềm
mã nguồn mở đã mở ra lối thoát khỏi sự độc quyền về phần mềm.
2 Tuyên bố của Hội nghị toàn cầu về khoa học cho thế kỷ XXI - Budapest 1999,
4
2. Việt Nam đẩy mạnh công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế tri thức
Qua 20 năm đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập vào nền kinh
tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng thuộc loại
cao nhất trên thế giới, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; là nước có thành tích
giảm nghèo được thế giới khen ngợi; đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Tuy vậy chất lượng
tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn rất thấp, còn chứa đựng nhiều
yếu tố phát triển không bền vững, và đặc biệt là đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các
nước khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang
xã hội thông tin và tri thức.
Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn, với tỷ lệ là 64%; nhân tố
năng suất tổng hợp (total factor productivity -TFP) chỉ đóng góp có 19%.
Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, trong GDP tỷ lệ
nông nghiệp còn chiếm khoảng 20%, dịch vụ chỉ đạt 38%. (Trong khi đó, tính bình quân trên
toàn thế giới tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là 5%, dịch vụ là 65%). Tỷ lệ dịch vụ thấp như thế
đã nói lên tính kém hiệu quả của nền kinh tế.
Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
là nguyên liệu thô và nông sản ít qua chế biến; sản phẩm công nghệ cao không đáng kể3
Đầu tư kém hiệu quả. Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến xấp xỉ 5.
Cùng một tỷ lệ đầu tư trên GDP như vừa qua, nếu chính sách đầu tư đúng, có hiệu quả thì lẽ
ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số.
Theo phương pháp đánh giá của Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới (WBI) chỉ số
phát triển kinh tế tri thức (knowledge economy index – KEI) của Việt Nam năm 2005 là 2,9;
thuộc nhóm trung bình kém.
Tốc độ đổi mới chậm chạp, hệ thống đổi mới chưa được hình thành, các yếu tố trụ cột
của đổi mới còn non yếu. Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
vào khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, (trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%). Theo xếp
hạng chuyển giao công nghệ của WEF năm 2004, Việt Nam xếp thứ 66/104 quốc gia. Các lý
do hạn chế chuyển giao công nghệ là do lạc hậu về nhận thức; khó khăn về vốn; thiếu thông
tin và kiến thức, thiếu kinh nghiệm lựa chọn, mua bán công nghệ. Tỷ lệ đổi mới máy móc
thiết bị của VN hằng năm chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực thì tỷ lệ này đạt
15-20%.
Khái quát lại, nền kinh tế VN đang còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và
lao động, hiệu quả và chất lương tăng trưởng thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể;
chưa khơi dậy và phát huy khả năng sang tạo của con người. Sự chuyển mạnh sang hướng
3 trong khi tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao và công cao vừa trong tổng giá trị thương mại thế giới từ 24% năm 1975
đã tăng lên 49% năm 2000.
5
phát triển dựa trên tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn. Bỏ lỡ thời cơ lớn
VN sẽ tụt hậu xã hơn và đó là hiểm họa của dân tộc.
Báo cáo chính trị tại Đại Hội X của Đảng đã chỉ ra: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối
cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức,
coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri
thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất
của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát
triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội."
Trong thời đại kinh tế tri thức, Việt Nam có thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian
để đi ngay vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, không lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đã
có. Trong các lĩnh vực công nghiệp dựa vào tri thức, nhất là công nghệ thông tin, VN chỉ
chậm hơn các nước đi trước một vài thập kỷ, có thể chọn một số lĩnh vực để bứt phá lên
trước.
Kinh tế tri thức cho ta cơ hội để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, bức
xúc, cũng như những nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong quá trình CNH, HĐH, như: - Tạo việc
làm, xoá đói giảm nghèo; - Phát triển nông thôn, phát triển vùng sâu vùng xa; - Đổi mới và
phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ; - chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; - Đổi mới và phát triển các
doanh nghiệp; - Đổi mới tổ chức quản lý, thực hiện Nhà nước của dân do dân, vì dân, phát
huy mọi khả năng của con người.
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nhân
tố mới về cách làm ăn năng động, sáng tạo, dựa nhiều hơn vào vào tri thức: các khu sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp dựa vào sáng chế, công nghệ mới, các doanh
nghiệp khoa học công nghệ, kinh doanh trên internet, các doanh nghiệp công nghệ thông
tin... Đó chưa phải là những ngành kinh tế tri thức, nhưng là những đơn vị biết tiếp thu những
tri thức mới, năng động, sáng tạo trong đổi mới sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả rõ rệt.
Những nhân tố mới đó nói lên rằng, chính sách chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập
kinh tế thế giới, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân..., đã khơi dậy mọi năng lực sáng
tạo, và thực sự là động lực cho giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy công cuộc đổi
mới, hướng tới kinh tế tri thức. Nếu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa theo hướng đó thì sẽ
tạo được những bứt phá ngọan mục trong phát triển kinh tế ở nước ta theo hướng kinh tế tri
thức.
Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta không có nghĩa là chuyển ngay sang các ngành
công nghệ cao để có cơ cấu kinh tế như các nước phát triển đã đạt tới, mà là thực thi chiến
lược phát triển dựa vào tri thức, thực chất là vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành
kinh tế, làm tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm; giảm tiêu hao nguyên liệu và lao động;
tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm; dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại hoá. Yếu tố then chốt bảo đảm thành công cho chiến lược này là phát huy năng lực
sáng tạo và phát triển hệ thống đổi mới.
6
Để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta cần tiến hành đồng thời và lồng ghép nhau hai
quá trình: quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và quá trình
chuyển từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức; trong khi đối với các nước đi trước đó là
hai quá trình kế tiếp nhau. Nền kinh tế Việt nam do đó phải theo theo mô hình kinh tế hai tốc
độ, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt. Một mặt tận dụng lao động,
cơ sở vật chất hiện có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập. Mặt khác đi thẳng vào hiện đại ở những khâu, những lĩnh vực, những ngành có lợi
thế, phát triển các ngành, các vùng kinh tế mũi nhọn tạo thành đầu tàu có sức kéo lôi mạnh toàn
bộ nền kinh tế đi lên.
Nhiệm vụ trung tâm là sử dụng tri thức mới của thời đại kết hợp với sáng tạo tri thức
mới để nhanh chong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công
nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao:
+ Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Ưu tiên phát triển công nghệ
thông tin, đưa tri thức sản xuất kinh doanh, tri thức thức khoa học công nghệ về tận người
dân ở nông thôn, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, phục vụ cho đổi mới và hiện
đại hóa sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh năng suất, hiệu quả, thay đổi bộ mặt nông thôn,
chuyển lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng những khu sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao: sử dụng các công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kỹ thuật tự
động hoá để điều khiển các quá trình sản xuất nông nghiệp, đưa giá trị sản xuất hàng năm
trên một ha lên nhiều trăm triệu đồng, hoặc hàng tỷ đồng.4
Ứng dụng các công nghệ mới, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất ở nông thôn để phát
triển mạnh công nghiệp và dich vụ nông thôn, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động ở nông thôn. Phải khởi động ngay trong nông thôn một khu vực khác năng động và hiện
đại, đó là khu vực công nghiệp. Từ một sự tích luỹ ban đầu, khu vực nầy sẽ phát triển nhanh.
Đồng thời kết hợp tri thức truyền thống với tri thức hiện đại, với công nghệ mới để hiện đại
hoá, phát triển các làng nghề truyền thống đã xây dựng được một văn hóa kinh doanh lâu đời.
+Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ:
Tăng nhanh các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến dựa nhiều vào công nghệ mới, giá
trị cao; phát triển những sản phẩm chủ bài có tính cạnh tranh cao; giảm tối thiểu các sản
phẩm xuất khẩu thô, ít chế biến, mà thực chất chỉ là bán tài nguyên. Tăng giá trị xuất khẩu lên
nhiều lần so với hiện nay. Các ngành hiện có tiếp tục phát triển, nhằm tận dụng cơ sở vật chất
và lực lượng lao động, giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân dân, nhưng
phải tiếp thu các tri thức mới để đổi mới công nghệ, đổi mới sản xuất kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Chỉ tận dụng cơ sở vật chất hiện có chừng nào còn hiệu quả, đồng thời
chú trọng sử dụng tri thức mới. Kiên quyết xoá bỏ, chuyển đổi những cơ sở không còn hiệu
quả. Đã xây dựng mới, là phải sử dụng công nghệ mới nhất mà ta làm chủ được.
Các ngành dịch vụ: thương mại, du lịch, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng....
là những ngành có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, cần được phát triển, hiện đại
hoá nhanh trở thành những ngành kinh tế tri thức.
4 (hiện nay cả nước phấn đấu 50 triệu đồng/ha, trong khi HASFARM Đà Lạt đạt giá trị trên một ha là khoảng
300.000 USD).
7
+Tập trung các điều kiện để phát triển nhanh có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri
thức và công nghệ cao, nhằm tạo những bước nhảy vọt của toàn nền kinh tế. Các ngành công
nghiệp mới cần đi thẳng và những công nghệ tiên tiến nhất, để cho ra các sản phẩm có tính
cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, các
ngành công nghiệp sinh học, các ngành cơ điện tử, quang điện tử, các ngành vật liệu mới,
năng lượng mới, công nghệ nanô. Những ngành công nghiệp công nghệ cao một khi ra đời là
có thể theo kịp trình độ chung của thế giới; đó là sự nhảy vọt, tốc độ cao. Phát triển nhanh
các ngành này sẽ có hai tác dụng lớn: thúc đẩy đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, và
chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng nhanh hàm lượng kinh tế tri thức.
Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đòi hỏi tiến hành một cuộc đổi mới mạnh mẽ, toàn
diện, sâu sắc hơn nữa - một cuộc đổi mới mới trên tất cả các lĩnh vực:
- Đổi mới căn bản cách thức phát triển kinh tế: Chuyển đổi triệt để từ kinh tế tập trung
bao cấp sang kinh tế thị trường, từ dựa chủ yếu vào nguồn lực vật chất sang dựa chủ yếu vào
nguồn lực trí tuệ, chuyển trọng tâm đầu tư từ đầu tư hữu hình sang đầu tư vô hình. Coi tri
thức là nguồn vốn quan trọng nhất. Coi quyền sở hữu trí tuệ là quan trọng nhất trong các
quyền sở hữu.
- Đổi mới các doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất của kinh tế thị
trường, doanh nghiệp là nơi biến tri thức thành giá trị. Doanh nghiệp coi vốn tri thức là
nguồn lực quan trọng nhất của mình.
- Đổi mới giáo dục đào tạo: Cải cách triệt để nền giáo dục theo chuẩn mực quốc tế,
nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo, thích nghi với sự phát triển kinh tế tri
thức.
- Đổi mới các hoạt động khoa học - công nghệ: Nâng cao năng lực khoa học công nghệ
quốc gia, đồng thời xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia, gắn kết chặt chẽ khoa học, công
nghệ với sản xuất kinh doanh, nhanh chóng biến tri thức thành giá trị, đẩy nhanh tốc độ đổi
mới của nền kinh tế và từng doanh nghiệp.
- Đổi mới thể chế, chính sách, tổ chức quản lý: Tạo môi trường kinh doanh sôi động,
thúc đẩy sự cạnh tranh. Chính sách, pháp luật rõ rang, công khai, minh bạch thúc đẩy dân
chủ, khuyến khích mạnh mẽ các khả năng sang tạo. Nhận thức lại vai trò của nhà nước đối
với nền kinh tế tri thức. Vai trò của nhà nước chuyển từ chức năng điều khiển, chỉ huy sang
người kiến trúc sư của nền kinh tế tri thức, định hướng phát triển, tạo môi trường thuận lợi và
động viên mọi người, mọi lực lượng tham gia xây dựng nền kinh tế tri thức.
Mọi cố gắng của chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức khoa học phải
nhằm thúc đẩy việc tao ra tri thức, vận dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị; hỗ trợ đắc lực
cho việc thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng nhanh các ngành dựa trên tri thức.
Thể chế chính sách phải nhằm tạo lập một không gian (môi trường) thuận lợi cho các
quá trình đổi mới, nói cách khác là thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu. Đó là điều
8
kiện tối cần thiết, là khâu then chốt để đưa nền kinh tế nước ta tiến nhanh vào kinh tế tri
thức.
3. Thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia
Đổi mới (innovation) là sự áp dụng những giải pháp mới có hiệu quả hơn trong tổ
chức quản lý, trong sản xuất kinh doanh và trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đó là sự áp dụng
trong bất kỳ tổ chức nào những ý tưởng mới đối với tổ chức đó, hoặc trong sản phẩm, quá
trình, hoặc trong hệ thống quản lý và tiếp thị mà tổ chức đó đang vận hành. Nguồn gốc của
đổi mới là công tác nghiên cứu, sáng tạo.
Theo OECD (1997) thì đổi mới là quá trình sáng tạo, thông qua đó tri thức tạo ra giá
trị gia tăng; nói cách khác, giá trị gia tăng tạo ra thông qua quá trình biến đổi tri thức thành
sản phẩm mới, quá trình mới. Quá trình đổi mới là quá trình sử dụng tri thức mới, biến tri
thức thành giá trị. Không đổi mới không biến tri thức thành công nghệ mới, sản phẩm mới,
quá trình mới thì vẫn không có đổi mới, không có sự phát triển. Do đó các nước đều coi việc
xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia (national innovation system) là mối quan tâm hàng đầu
trong chiến lược phát triển.
Hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia
nhằm gắn bó hữu cơ khoa học, đại học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh
chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế. Các chủ thể
của hệ thống đổi mới là chính phủ, các doanh nghiệp, các đại học, các tổ chức khoa học và
các cộng đồng dân cư, liên kết chặt chẽ nhau, phối hợp nhịp nhàng cùng nhằm vào thúc đẩy
việc tạo ra các tri thức mới, vận dụng tri thức vào thực tiễn, biến tri thức thành giá trị.
Hiện nay ở các nước phát triển, quan hệ khoa học - sản xuất (nội dung cốt lõi của hệ
thống đổi mới) đang chuyển từ mô hình tuyến tính sang mô hình tác động qua lại giữa nhiều
yếu tố. Trong mô hình tuyến tính truyền thống trước đây không có sự tác động qua lại giữa
các yếu tố trong hệ thống đổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 200610160040-phat-20huy-20nang.pdf