1) Biểu hiện của học sinh có năng khiếu
-Có khảnăng thay đổi phương thức hành động đểgiải quyết vấn đềphù hợp với
các thay đổi các điều kiện.
Vd: “Xếp 5 hình vuông bằng 6 que diêm?”
“ Xếp3 hình tam giác bằng 7 que diêm?”
“ Xếp 8 hình tam giác bằng 6 que diêm?”
“ Xếp 10 hình tam giác bằng 5 que diêm?”
-Có khảnăng chuyển từtrừu tượng khái quát sang cụthểvà từcụthểsang trừu
tượng khái quát
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán
1) Biểu hiện của học sinh có năng khiếu
- Có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề phù hợp với
các thay đổi các điều kiện.
Vd: “Xếp 5 hình vuông bằng 6 que diêm?”
“ Xếp 3 hình tam giác bằng 7 que diêm?”
“ Xếp 8 hình tam giác bằng 6 que diêm?”
“ Xếp 10 hình tam giác bằng 5 que diêm?”
- Có khả năng chuyển từ trừu tượng khái quát sang cụ thể và từ cụ thể sang trừu
tượng khái quát
Vd: Cho dãy số 5, 8, 11, 14 ...
Tính số hạng thứ 2007 của dãy số?
+ Số hạng thứ hai : 5 + 1 × 3
+ Số hạng thứ ba : 5 + 2 × 3
+ Số hạng thứ tư : 5 + 3 × 3
+ Số hạng thứ năm: 5 + 4 × 3
.....................................
Hãy so sánh mỗi số hạng với số hạng đầu và khoảng cách của dãy số để tìm
ra quy luật?
- Có khả năng xác lập sự phụ thuộc giữa các dữ kiện theo cả hai hướng xuôi và
ngược lại.
Vd:
+ Sự phụ thuộc của tổng các giá trị của các số hạng có thể xác định phụ
thuộc của các số hạng vào sự biến đổi của tổng.
abc = 20 × (a + b + c)
80 × a = 10 × b + 19 × c 19 × c M 10 c = 0
a = 1; b = 8
+ Điều kiện một số chia hết cho 3, 5, 9, 4, 11 và ngược lại?
- Thích tìm lời giải một bài toán theo nhiều cách hoặc xem xét một vấn đề dưới
nhiều khía cạnh khác nhau.
Vd:
Nói chung tích của 2 số tự nhiên là một số lớn hơn mỗi thừa số của nó. Đặt
vấn đề tìm các thí dụ phủ định kết luận trên.
- Có sự quan sát tinh tế nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu chung và riêng,
nhanh chóng phát hiện ra những chỗ nút làm cho việc giải quyết vấn đề phát triển
theo hướng hợp lý hơn độc đáo hơn.
- Có trí tưởng tượng hình học một cách phát triển. Các em có khả năng hình
dung ra các biến đổi hình để có hình cùng cùng diện tích, thể tích.
- Có khả năng suy luận có căn cứ, rõ ràng. Có óc tò mò, không muốn dừng lại
ở việc làm theo mẫu, hoặc những cái có sẵn, hay những gì còn vướng mắc, hoài
nghi. Luôn có ý thức tự kiểm tra lại việc mình đã làm.
2) Biện pháp sư phạm:
- Thường xuyên củng cố các kiến thức vững chắc cho học sinh và hướng dẫn
các em đào sâu các kiến thức đã học thông qua các gợi ý hay các câu hỏi hướng
dẫn đi sâu vào kiến thức trọng tâm bài học: Yêu cầu học sinh tự tìm các ví dụ minh
họa, các phản ví dụ dễ (nếu có), các thí dụ cụ thể hóa các tính chất chung, đặc biệt
thông qua việc vận dụng và thực hành, kiểm tra các kiến thức tiếp thu, các bài tập
đã làm của học sinh.
- Tăng cường một số bài tập khó hơn trình độ chung trong đó đòi hỏi vận
dụng sâu các khái niệm đã học hoặc vận dụng các cách giải một cách linh hoạt,
sáng tạo hơn hoặc phương pháp tổng hợp.
- Yêu cầu học sinh giải một bài toán bằng nhiều cách khác nhau nếu có thể.
Phân tích so sánh tìm ra cách giải hay nhất, hợp lý nhất.
Vd: Bài toán cổ: “Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Tính số gà? Số chó? ’’
- Tập cho học sinh thường xuyên tự lập các đề toán và giải nó.
Vd: Lập đề toán về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu hoặc biết tổng và
tỷ số của hai số.
- Sử dụng một số bài toán có những chứng minh suy diễn (nhất là toán hình
học) để dần dần hình thành và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp chứng minh
toán học.
Vd: Cho ▲ABC có 2 điểm E thuộc AB và F thuộc BC sao cho EA = 3 ×
EC, FB = 2 × FC; Gọi I là giao điểm của AF và BE; Tính tỷ số IF : IA và IE : IB.
- Giới thiệu ngoại khóa tiểu sử một số nhà toán học xuất sắc đặc biệt là
những nhà toán học trẻ tuổi và một số phát minh toán học quan trọng; đặc biệt biệt
là tấm gương những nhà toán học trong nước, những học sinh giỏi toán ở địa
phương đã thành đạt trong cuộc sống thế nào để giáo dục tình cảm yêu thích môn
toán và kính trọng các nhà toán học.
- Tổ chức dạ hội toán học, thi đố toán học và nếu có điều kiện tổ chức “ câu
lạc bộ các học sinh yêu toán”
- Bồi dưỡng cho các em phương pháp học toán và cách tự tổ chức tự học ở
nhà cùng gia đình.
- Kết hợp việc bồi dưỡng khả năng học toán với việc học tốt môn
Tiếng Việt để phát triển dần khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_2148.pdf