1. Câu hỏi pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không từ trước tới nay
vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí không
những ở nước ta mà còn ở những nước khác trênthế giới trong đó có cả các quốc
gia mà ở đó pháp luật hình sự hiện hành đã coi pháp nhân như một trong những
chủ thể của tội phạm. ở nước ta, từ trước tới nay, pháp luật hình sự luôn luôn
không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Ngay trong khoa học hầu như cũng
không ai đặt vấn đề có nên hay không nên coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm.
Trong mấy năm gần đây, vấn đề pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay
không được bàn nhiều đến bởi một số lí do sau đây:
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp nhân có thể là chủ thể của tội
phạm hay không
1. Câu hỏi pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không từ trước tới nay
vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí không
những ở nước ta mà còn ở những nước khác trên thế giới trong đó có cả các quốc
gia mà ở đó pháp luật hình sự hiện hành đã coi pháp nhân như một trong những
chủ thể của tội phạm. ở nước ta, từ trước tới nay, pháp luật hình sự luôn luôn
không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Ngay trong khoa học hầu như cũng
không ai đặt vấn đề có nên hay không nên coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm.
Trong mấy năm gần đây, vấn đề pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay
không được bàn nhiều đến bởi một số lí do sau đây: Thứ nhất, vừa qua Nhà nước
đã tiến hành sửa đổi cơ bản Bộ luật hình sự nên việc nghiên cứu, đánh giá lại tất cả
các chế định của luật hình sự trong đó có chế định về chủ thể của tội phạm đã
được các nhà khoa học quan tâm và mặc dù trong Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi
vừa được Quốc hội thông qua đầu tháng 12/1999 pháp nhân vẫn chưa được coi là
chủ thể của tội phạm; thứ hai, trong những năm gần đây sự giao lưu của nước ta
với các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực khoa học
pháp lí hình sự ngày càng được mở rộng và điều này đặt ra cho những nhà khoa
học pháp lí vấn đề nên, chưa nên hoặc không nên học tập kinh nghiệm trong lĩnh
vực lập pháp của các quốc gia khác; thứ ba, trong thời gian qua nhiều trung tâm
thông tin đã sưu tầm tài liệu, đặc biệt đã biên dịch nhiều văn bản pháp luật hình sự
của nước ngoài để cho Ban soạn thảo BLHS, các cơ quan giúp việc của Quốc hội,
đại biểu Quốc hội và nhân dân tham khảo khi đóng góp ý kiến xây dựng BLHS và
điều này đã gây không ít tranh luận trong giới khoa học cũng như các cán bộ làm
công tác thực tiễn về chế định chủ thể tội phạm. Giờ đây, pháp nhân có thể được
coi là chủ thể của tội phạm không đã và luôn là câu hỏi nghiêm túc trước những
người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lí hình sự và nó cũng cần có câu trả
lời nghiêm túc và khoa học.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN
Cafeluat - Không để tội phạm mượn tay pháp luật khống chế xã hội
Cafeluat - Phạm pháp, không ai xử lý!
Cafeluat - Cán bộ không có quyền xúc phạm nhân phẩm gái mại dâm
Cơ quan không cho nghỉ việc, có vi phạm pháp luật?
2. Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và tính lịch sử. Tội
phạm là một trong các loại vi phạm pháp luật nên nó cũng có những tính chất như
vậy. Việc quy định hành vi nào là tội phạm, ai là chủ thể của tội phạm (người thực
hiện hành vi bị coi là tội phạm có thể bị xử lí về hình sự) phụ thuộc vào ý chí của
giai cấp thống trị xã hội (đây cũng là một trong những biểu hiện tính giai cấp của
tội phạm). Tuy nhiên, trong mọi lĩnh vực, ý chí của giai cấp thống trị không phải
là bất biến mà ngược lại, nó cũng thay đổi theo tiến trình phát triển của xã hội.
Vào thời kì này, Nhà nước coi những hành vi này là tội phạm, những người này là
chủ thể của tội phạm nhưng vào thời kì khác do những điều kiện lịch sử cụ thể chi
phối, Nhà nước có thể thay đổi những quy định của mình về tội phạm. Đây chính
là biểu hiện của tính lịch sử của tội phạm.
Xuất phát từ tính giai cấp và tính lịch sử của tội phạm nên việc quốc gia nào đó có
sự thay đổi chính sách hình sự của mình trong đó có sự thay đổi về quan niệm
cũng như các quy định về chủ thể tội phạm cũng là điều dễ hiểu, cũng chính vì thế
không thể vội vàng nhận xét luật hình sự của nước này không khoa học khi nó quy
định hay không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trong trường hợp
này, điều cần đánh giá là vào thời điểm nào đó khi luật hình sự quy định hay
không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm có phù hợp với những điều
kiện lịch sử cụ thể hay không?
3. Ở nước ta, luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất. Nhìn lại
lịch sử của nước Việt Nam từ thời kì có pháp luật thành văn đến nay, pháp luật
hình sự vẫn đứng vị trí đầu tiên cả về thời điểm xuất hiện cũng như số lượng các
văn bản. ở mỗi thời kì khác nhau, do những đặc điểm về địa lí, chính trị, xã hội
nên pháp luật hình sự nước ta ít nhiều bị ảnh hưởng bởi pháp luật hình sự của
nước ngoài. Trong thời gian hơn nửa thế kỉ qua, pháp luật hình sự của nước ta đã
chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi pháp luật hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là của Liên Xô (cũ). Và cũng như ở các quốc gia đó, pháp luật hình sự của
nước ta chưa bao giờ coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Bộ luật hình sự mới
nhất của Liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 cũng
không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Điều 19 Bộ luật hình sự Liên bang
Nga năm 1996 quy định: “Trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về thể nhân có đủ năng
lực trách nhiệm đạt tới độ tuổi do Bộ luật này quy định“. ở các nước XHCN Đông
Âu trước đây pháp luật hình sự cũng không quy định pháp nhân là chủ thể của tội
phạm. Lập luận cho điều này, các nhà khoa học pháp lí hình sự đều căn cứ vào
nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và tính mục đích của hình phạt. Pháp
nhân là tập thể của những con người cụ thể và hành vi vi phạm của pháp nhân
được thực hiện bởi hành vi của những con người cụ thể nên pháp nhân không phải
chịu trách nhiệm hình sự mà chịu trách nhiệm hình sự chính là những người (thể
nhân) cụ thể đã thực hiện các hành vi vi phạm. Một trong những mục đích của
hình phạt là giáo dục, cải tạo và hình phạt sẽ không có tác dụng nếu nó được áp
dụng với pháp nhân mà không được áp dụng với con người cụ thể.
Nghiên cứu những tài liệu hiện có ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, trên thế giới
hiện đã có một số nước mà ở đó pháp luật hình sự quy định pháp nhân là chủ thể
của tội phạm. Điều 2.07 BLHS mẫu của Mĩ quy định trừ các công ti và hiệp hội
được thành lập với tư cách là cơ quan của Nhà nước hoặc do Nhà nước thành lập
nhằm thực hiện các chương trình của Nhà nước còn các công ti và hiệp hội khác
đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Pháp nhân bao gồm các công ti và hiệp
hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không thực hiện những nghĩa vụ,
nhiệm vụ mà luật quy định pháp nhân phải thực hiện; ban lãnh đạo hoặc một đại
diện của pháp nhân thiếu thận trọng trong hành vi của mình nhân danh pháp nhân
dẫn tới phạm tội.
Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp 1994 tại Điều 121.2 có quy định trừ Nhà nước, các
pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp quy định trong luật
về các tội phạm được thực hiện vì lợi ích của họ bởi các cơ quan, đại diện của họ.
Các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm được thực hiện khi
đã có thoả thuận về sự ủy quyền công vụ để thi hành các hoạt động của pháp nhân.
Luật hình sự của Cộng hòa Pháp phân chia tội phạm thành ba loại: Trọng tội,
khinh tội và tội vi cảnh nên khi pháp nhân phạm tội loại nào thì sẽ có hình phạt
tương ứng, phù hợp với loại tội đó.
Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây, pháp luật hình sự cũng không quy
định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự mới nhất
được thông qua tháng 3 năm 1997 đã có các quy định pháp nhân cũng là chủ thể
của tội phạm. Tiết 4 chương III BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với tên gọi
“Tội phạm có chủ thể là các cơ quan, đơn vị và tổ chức” có hai điều luật quy định
về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Điều 30 quy định: “Công ti, xí nghiệp, cơ
quan, tổ chức, đoàn thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho x1 hội thì cũng bị coi là
phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự“; Điều 31 quy định: “Công ti, xí
nghiệp, cơ quan tổ chức, đoàn thể phạm tội sẽ bị phạt tiền; Người phụ trách và
những người có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm
hình sự. Phần riêng của Bộ luật này và những luật khác có những quy định liên
quan đều phải dựa trên quy định này“.
Qua thực tế thì thấy rằng, quan điểm coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm đã có
từ lâu và hiện nay nó đã được chính thức thừa nhận ở một số quốc gia trong đó có
cả những quốc gia từ trước tới nay không những không thừa nhận mà còn thậm chí
còn phê phán. Những quốc gia có pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của
tội phạm là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc đang phát triển. Cơ sở
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân được giải thích rằng, ở các quốc
gia này những vụ phạm tội với thủ đoạn lợi dụng danh nghĩa pháp nhân không còn
là cá biệt và đã trở thành tương đối phổ biến; mặc dù không phải là con người cụ
thể (thể nhân) nhưng có thể coi pháp nhân như một “con người pháp lí” cũng có
năng lực tương tự như những thể nhân; bản thân pháp nhân cũng có khả năng chịu
một số hình phạt nhất định của Nhà nước như phạt tiền, giải thể, đình chỉ hoặc tạm
đình chỉ lĩnh vực hoạt động nào đó…
Mặc dù là thực thể trừu tượng nhưng pháp nhân được con người lập ra và hoạt
động của nó (hành vi khách quan) chỉ có thể thực hiện được thông qua những con
người cụ thể. Những con người đó hoặc là chỉ huy, lãnh đạo hoặc là đại diện của
pháp nhân. Khi những người này thực hiện nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ của pháp nhân
thì ý chí và hành vi của họ được coi là ý chí và hành vi của pháp nhân. Trong điều
kiện hiện nay, các hoạt động của xã hội về cơ bản là các hoạt động mang tính kinh
tế do các cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện. Các vi phạm và tội phạm kinh tế hoặc
là do cá nhân hoặc do pháp nhân thực hiện, vì vậy, nếu pháp nhân không được coi
là chủ thể của tội phạm tức là mọi hành vi, việc làm của pháp nhân cho dù có nguy
hiểm cho xã hội đến đâu cũng không được coi là tội phạm và không bị xử lí bằng
các biện pháp nghiêm khắc nhất là hình phạt thì Nhà nước sẽ không kiểm soát
được các hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân và đặc biệt là đã không sử dụng
biện pháp hữu hiệu là biện pháp hình sự để chống lại các vi phạm và phục hồi lại
các quan hệ xã hội đã bị xâm hại. Cũng như đối với thể nhân, việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân và áp dụng hình phạt tương xứng đối với hành vi
phạm tội của pháp nhân vừa có ý nghĩa chống và vừa có ý nghĩa phòng ngừa tội
phạm. Trong trường hợp người đại diện cho pháp nhân thực hiện hành vi được coi
là tội phạm, nếu pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với người đó mà
không truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân trong khi chính pháp nhân lại được
hưởng nhiều lợi ích mang lại từ hành vi phạm tội thì có nghĩa pháp luật đã bỏ lọt
tội phạm và đây rõ ràng như kích thích tố khuyến khích những hành vi sai trái của
pháp nhân. ở tất cả quốc gia mà pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội
phạm thì đồng thời pháp luật hình sự cũng có hệ thống hình phạt riêng áp dụng
cho pháp nhân phạm tội. Thực tiễn cũng đã chứng minh rằng, những hành vi phạm
tội của pháp nhân thường xảy ra trong các hoạt động kinh tế với mục đích kiếm
được lợi nhuận nhiều hơn và vì vậy, hình phạt tiền với số lượng lớn hoặc những
hình phạt hạn chế quyền tự do kinh doanh của pháp nhân được coi là những hình
phạt có tác dụng giáo dục và phòng ngừa hơn cả.
4. So với một số quốc gia khác mà ở đó pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể
của tội phạm thì nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta chưa cao. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, trong số các tội phạm kinh tế có không ít các tội phạm do
pháp nhân thực hiện. Báo cáo của ngành thuế hàng năm cho thấy, mỗi năm Nhà
nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà nguyên nhân của tình trạng này là
do các cơ sở sản xuất kinh doanh cả của quốc doanh và ngoài quốc doanh trốn
thuế. Báo cáo của ngành quản lí thị trường cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái
phép, làm và buôn bán hàng giả, lưu hành sản phẩm kém phẩm chất, vi phạm các
quy định về quảng cáo v.v. đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù vậy,
việc xử lí về hình sự các hành vi vi phạm kể trên rất khó vì luật hình sự nước ta
không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trong thực tiễn, đã có không ít vụ
trốn thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ti trách nhiệm hữu hạn,
công ti cổ phần, tổ sản xuất tư nhân…) bị đưa ra giải quyết bằng tố tụng hình sự và
trong những trường hợp này cá nhân bị truy tố là giám đốc hoặc phó giám đốc.
Các vụ trốn thuế ở các cơ sở kinh tế quốc doanh không được giải quyết bằng kênh
tố tụng hình sự và thậm chí cả kênh hành chính đang bị xã hội lên án. Có lẽ chính
vì Nhà nước không sử dụng biện pháp cứng rắn là biện pháp hình sự để xử lí các
vi phạm kiểu trên của pháp nhân nên tình trạng dây dưa nợ đọng thuế của các
doanh nghiệp với số lượng ngày càng tăng và tới một số lượng nào đó đẩy doanh
nghiệp tới bờ phá sản thì để cứu doanh nghiệp, Nhà nước lại phải dùng biện pháp
“đậy nợ” và đây chính là những gánh nặng cho ngân sách nhà nước, là một trong
những nguyên nhân làm cho Nhà nước không thực hiện được một số chỉ tiêu kế
hoạch đề ra. Nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây
thì thấy ngoài những trường hợp kẻ phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội như là thủ đoạn phạm tội còn có không ít trường hợp chính
các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong
việc không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm để phạm tội. Vụ án vi
phạm các quy định về quản lí và bảo vệ đất đai theo Điều 180 BLHS xảy ra ở xã
Ngọc Thụy huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội là một thí dụ điển hình. Xuất phát từ
chỗ ngân sách nhà nước cấp cho xã quá eo hẹp trong khi địa phương lại có nhu
cầu xây dựng, trường học, trạm xá, bốt điện, đường đi… nên Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân, Đại hội xã viên đều nhất trí bán một diện tích rất lớn mặt hồ cho một số
cơ quan nhà nước và cá nhân ở Hà Nội để lấy tiền đầu tư cho các công trình phúc
lợi. Sau khi đã có Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Đại hội xã viên,
chủ nhiệm hợp tác xã và một số trưởng thôn được giao trực tiếp thực thi nhiệm vụ.
Sau một thời gian, các nghị quyết đã được thực hiện, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân xã Ngọc Thụy đã được cải thiện và đó cũng là lúc toàn bộ ban lãnh
đạo Đảng ủy, ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hợp tác xã và các trưởng thôn
phải đứng trước vành móng ngựa về tội danh như đã nêu trên và nhận các mức án
khác nhau. Rõ ràng ở đây ta thấy có những điều bất hợp lí là những người trực tiếp
thực hiện các nghị quyết của tập thể thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn một
tập thể người được hưởng lợi ích từ hành vi phạm tội lại vô can. Trong luật hình
sự (mặc dù chưa có điều luật nào của BLHS nước ta quy định) người ta vẫn thừa
nhận thi hành mệnh lệnh cấp trên trong những trường hợp không nhận thức được
đó là mệnh lệnh trái pháp luật được coi là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của
hành vi. Trong vụ việc nêu trên, chắc chắn có không ít người không thể nhận thức
được các nghị quyết của Đảng ủy, ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đại hội
xã viên là sai trái và vì vậy, lẽ ra họ phải được loại khỏi phạm vi những người bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, các tổ chức đã có
nghị quyết sai trái và nghị quyết đó đã được thực hiện thông qua hành vi của
những người đại diện thì tổ chức ấy không thể không chịu trách nhiệm. Trong
trường hợp nêu trên, những người được tập thể ủy quyền đã rơi vào hoàn cảnh khó
xử, nếu thực hiện sự ủy quyền của tập thể, họ trở thành kẻ hứng chịu trách nhiệm
cho tập thể (cụ thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn tập thể thì không); còn
nếu không thực hiện họ đã vi phạm điều lệ của tổ chức và họ có thể bị kỉ luật. Rõ
ràng như vậy là không công bằng và cái điều không công bằng này cần phải được
khắc phục.
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước
ta, chúng tôi cho rằng đã đến lúc trong pháp luật hình sự của nước ta phải có các
quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trước đây, chúng ta không quy
định pháp nhân là chủ thể của tội phạm bởi khi ấy chưa cần thiết vì số các vi phạm
pháp luật của pháp nhân đạt tới mức nguy hiểm như tội phạm còn ít, chưa đáng kể.
Lí luận luật hình sự chỉ ra rằng để tội phạm hóa một hành vi ít nhất cần có ba điều
kiện: Hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội; hành vi tương đối phổ biến; hành
vi có thể được chứng minh bằng tố tụng. Hiện nay, các loại vi phạm đó của pháp
nhân đã tương đối phổ biến và việc giải quyết, xử lí chúng bằng biện pháp hình sự
là cần thiết. Việc quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm xét về bản chất
không có gì là bất cập cho việc áp dụng pháp luật hình sự nói riêng cũng như trong
đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Chúng ta vẫn thừa nhận đồng phạm,
phạm tội có tổ chức là những hình thức phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn hơn hình thức cá nhân phạm tội. Các vi phạm pháp luật của pháp nhân đều
được thực hiện dưới hình thức đồng phạm và lẽ ra so với các vi phạm cùng loại
chúng phải được coi là nguy hiểm hơn mới đúng. Vì vậy, không truy cứu trách
nhiệm hình sự pháp nhân khi pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng có nghĩa là người làm luật đã mắc phải sai lầm là luôn luôn coi hành vi vi
phạm của pháp nhân không nguy hiểm bằng hành vi vi phạm của thể nhân (cá
nhân) và điều này rõ ràng mâu thuẫn với lí luận về đồng phạm và mâu thuẫn với
quan điểm rất quan trọng được thừa nhận trong luật hình sự là tính nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm được đánh giá trước hết phải dựa vào tầm quan trọng của quan
hệ xã hội nó xâm hại chứ không phải nó do cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện.
Mặc dù Bộ luật hình sự sửa đổi của nước ta mới được thông qua nhưng theo quan
điểm của chúng tôi, trong thời gian tới cần cụ thể hóa trách nhiệm hình sự của
pháp nhân đối với các tội phạm về kinh tế mà pháp nhân thường thực hiện như
trốn thuế, kinh doanh trái phép, làm hàng giả, vi phạm các quy định về quản lí đất
đai, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường…
Trong quan hệ pháp luật hình sự, người đứng đầu hoặc người đại diện của pháp
nhân và pháp nhân không thể chịu trách nhiệm hình sự thay nhau. Người đứng đầu
hoặc người đại diện đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ
được thực hiện trong phạm vi được ủy quyền. Pháp nhân không chịu trách nhiệm
hình sự cùng người đứng đầu hoặc người đại diện nếu hành vi phạm tội của người
này nằm ngoài sự ủy quyền của pháp nhân. Ngược lại, người đứng đầu hoặc đại
diện của pháp nhân chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hay kỉ luật về
hành vi phạm tội của pháp nhân nếu họ không có lỗi hình sự đối với hành vi đó.
Nếu những quy định trên đây trong tương lai được thể hiện trong Bộ luật hình sự,
chúng tôi tin chắc rằng nguyên tắc công bằng và bình đẳng, nguyên tắc mọi hành
vi phạm tội không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật sẽ được củng cố và đây sẽ
là điều kiện quan trọng bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm của nước ta hiện nay./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 99_4399.pdf