Trước cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Pháp không có hệthống pháp luật thống
nhất, chủyếu sửdụng luật giáo hội và các tập quán địa phương (có khoảng 60 tập
quán cấp tỉnh và 300 tập quán cấp huyện); có một học giảngười Pháp tên là
Veltare đã nhận xét nếu một người đi khắp đất nước Pháp thì cũng phải chịu sự
thay đổi pháp luật thường xuyên như thay đổi ngựa. Đến sau cách mạng tư sản ở
Pháp đã diễn ra một cuộc đại pháp điển, xây dựng hàng loạt Bộluật, Luật mà
trong đó điển hình là Bộluật Napoleon (1804) đây chính là tên gọi của Bộluật dân
sựPháp, do hoàng đếNapoleon khởi xướng và trực tiếp quá trình soạn thảo,
Napoleon sinhnăm 1769 đến năm 1800 lên ngôi tổng tài đệnhất đã chỉđịnh một
uỷban pháp điển gồm 4 luật gia có kinh nghi ệm, chỉtrong 4 tháng uỷban này đã
đưa ra bản dựthảo đầu tiên của Bộluật dân sự; tuy nhiên Bộluật này phải trải qua
4 năm với 102 cuộc họp mới thông qua, trong 102 cuộc họp đó Napoleon đã tham
gia trực tiếp 57 cuộc họp.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Pháp luật ở một số nước Civil Law: điển hình là hệ thống pháp luật của Pháp và Đức., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật ở một số nước Civil Law: điển hình là hệ thống pháp luật của
Pháp và Đức.
a. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Pháp:
Trước cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Pháp không có hệ thống pháp luật thống
nhất, chủ yếu sử dụng luật giáo hội và các tập quán địa phương (có khoảng 60 tập
quán cấp tỉnh và 300 tập quán cấp huyện); có một học giả người Pháp tên là
Veltare đã nhận xét nếu một người đi khắp đất nước Pháp thì cũng phải chịu sự
thay đổi pháp luật thường xuyên như thay đổi ngựa. Đến sau cách mạng tư sản ở
Pháp đã diễn ra một cuộc đại pháp điển, xây dựng hàng loạt Bộ luật, Luật mà
trong đó điển hình là Bộ luật Napoleon (1804) đây chính là tên gọi của Bộ luật dân
sự Pháp, do hoàng đế Napoleon khởi xướng và trực tiếp quá trình soạn thảo,
Napoleon sinh năm 1769 đến năm 1800 lên ngôi tổng tài đệ nhất đã chỉ định một
uỷ ban pháp điển gồm 4 luật gia có kinh nghiệm, chỉ trong 4 tháng uỷ ban này đã
đưa ra bản dự thảo đầu tiên của Bộ luật dân sự; tuy nhiên Bộ luật này phải trải qua
4 năm với 102 cuộc họp mới thông qua, trong 102 cuộc họp đó Napoleon đã tham
gia trực tiếp 57 cuộc họp. Đây là Bộ luật dễ hiểu, đến cả những người nông dân
khi đọc vẫn có thể hiểu được một cách chi tiết…, đây có thể nói là Bộ luật kinh
điển, hình mẫu cho dân luật các nước Civil Law, Bộ luật khẳng định quan hệ sở
hữu tài sản mới được xác lập sau cách mạng tư sản pháp, nhấn mạnh các quyền về
sở hữu, phương thức sở hữu và thể hiện những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư
sản pháp như “tự do, bình đẳng, bác ái”, quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền
bình đẳng giữa đàn ông với đàn bà trong thừa kế, trong các qui định đã xoá bỏ các
đặc quyền… cho đến nay Bộ luật Napoleon vẫn còn hiệu lực.
Hệ thống Toà án của Pháp được tổ chức theo Hiến pháp 1958, được phân chia
thành Toà án tư pháp và hệ thống Tài phán công pháp. Trong đó Toà án tư pháp
bao gồm toà dân sự và toà hình sự. Toà dân sự được chia thành toà dân sự thường
và dân sự chuyên ngành, toà dân sự chuyên ngành được chia thành toà lao động và
toà thương mại. Đối với toà hình sự cũng được chia thành toà hình sự thường và
toà hình sự đặc biệt. Ngoài ra còn có toà án tư pháp tối cao (toà phá án) toà này
không trực tiếp xét xử mà chỉ xem xét lại tình hợp pháp quyết định của toà án cấp
dưới, bản án của toà này được cấp dưới nghiên cứu và thực hiện.
Đối với hệ thống tài phán công được chia thành toà hiến pháp, tài chính công và
toà án hành chính. Toà Hiến pháp là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến pháp,
có nghĩa vụ kiểm sát tính hợp hiến của luật, của sự phân quyền lập pháp, hành
pháp và kiểm soát tình hợp hiến của các cam kết quốc tế mà pháp luật chịu sự ràng
buộc. Toà án hành chính, ở đây theo quan điểm của Civil Law thì nhà nước có tư
cách pháp nhân công pháp, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản
đó, nhà nước có trách nhiệm đối với hoạt động của mình thông qua các cơ quan có
thẩm quyền và các công chức nhà nước. Đối với toà tài chính công là cơ quan
chuyên ngành về tài chính xuất hiện từ những năm 1807 có chức năng giúp nghị
viện và Chính phủ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính.
Ở Pháp còn có toà án xung đột chuyên giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền
xét xử, tuy nhiên Pháp không có viện công tố, các công tố viên nằm trong tổ chức
của toà án nhưng không phụ thuộc vào toà án.
Việc đào đào luật và nghề luật ở Pháp cũng có những đặc trưng cụ thể, bằng đại
học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau 4 năm học luật muốn trở
thành thẩm phán hoặc công tố viên thì phải học qua trường đào tạo thẩm phán ở
Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực tập, học viên tốt nghiệp được bổ
nhiệm làm thẩm phán hoặc công tố viên; những người muốn trở thành thẩm phán
tại toà án hành chính thì phải học tại học viện hành chính quốc gia, riêng có một
điểm đặc biệt thẩm phán toà án thương mại lại được cử ra từ các thương nhân có
uy tín và kinh nghiệm.
Để trở thành luật sư học viên phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở trung tâm đào
tạo luật sư và phải là thành viên của hội luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm.
Nghề luật sư ở Pháp được coi là một nghề tự do, độc quyền trong trợ giúp và đại
diện cho các bên trước toà.
b. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Đức:
Nước Đức như chúng ta đã biết chỉ có sự thống nhất trong thời gian ngắn ngủi
(1867-1945) và từ 1990 đến nay, trước năm 1867 Đức có nhiều loại Luật bằng
nhiều thứ tiếng khác nhau; Hệ thống pháp luât Đức là hệ thống pháp luật liên bang,
mỗi bang có một nghị viện riêng, có thẩm quyền lập pháp. Bộ luật dân sự Đức là
bộ luật điển hình hay còn gọi là bộ luật của các giáo sư, vì nó được các giáo sư
trong các trường đại học ở Đức soạn thảo, khác với Pháp là do các luật gia có kinh
nghiệm soạn thảo, tuy nó có cấu trúc hợp lý, rõ ràng nhưng lời văn không dễ hiểu,
sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, Bộ luật dân sự Đức có 2400 đoạn, 5 quyển
(phần chung, nghĩa vụ, các quyền tài sản và quyền sở hữu, luật gia đình, luật thừa
kế), nội dung có tham vọng điều chỉnh nhiều vấn đề, riêng bộ luật dân sự Pháp thì
lại cố gắng điều chỉnh tất cả mối quan hệ trong xã hội kể cả lĩnh vực thương mại,
đối với Đức thì có Bộ luật thương mại riêng.
Hệ thống Toà án của Đức hơi phức tạp, có toà Hiến pháp, toà án bang (16 bang)
và toà án liên bang (6 toà án) và toà khu vực, những vụ việc dân sự thì được xét xử
ở cấp khu vực, phúc thẩm ở cấp bang và chung thẩm ở cấp liên bang; đối với
những vụ việc nghiêm trọng thì xét xử cấp bang và phúc thẩm, chung thẩm cấp
liên bang. Toà án Hiến pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến hiến pháp, tranh
chấp giữa liên bang và bang hoặc các bang với nhau. Đối với toà liên bang bao
gồm các toà như: toà thuế, các vấn đề xã hội, các vấn đề lao động, các vấn đề hành
chính và các vấn đề chung. Toà án bang được tổ chức như các toà án của liên
bang; Toà khu vực xét xử các lĩnh vực xã hội, lao động, hành chính dân sự, hình
sự, thương mại được tách ra từ toà xét xử các vấn đề chung của toà bang.
Việc đào tạo luật và nghề luật của Đức cũng có nét đặc trưng riêng, nhìn chung ở
Đức không có mô hình đào tạo nghề luật như ở Pháp, bậc đại học kéo dài 4 năm
và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có chứng chỉ phải có tiếp 3 năm
thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp
xúc với khách hàng, tranh tụng…), nửa năm thực tập tại toà án, nửa năm thực tập
tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc thi quốc gia lần 2. Người tốt
nghiệp sau kỳ thi quốc gia lần 2 mới có bằng chính thức, người muốn trở thành
luật sư không phải học để lấy bằng luật sư và người muốn trở thành thẩm phán thi
xong ra thực tập có thể được bổ nhiệm không phải học như ở Pháp. Nghề luật sư ở
Đức được coi là nghề phục vụ công lý không giống như ở Pháp là một nghề tự do
phục vụ cho khách hàng, có thoả thuận thù lao với khách hàng, còn ở Đức thì
không được tự ý thoả thuận, luật sư chỉ được lấy thù lao theo qui định. Luật sư có
thể chuyên sâu vào một lĩnh vực nếu đã có chứng chỉ chuyên ngành, đã hành nghề
2 năm và chỉ được chuyên sâu tối đa 5/ 5 lĩnh vực
2. Pháp luật ở một số nước Common Law: điển hình là hệ thống pháp luật
của Anh và Mỹ.
a. Sự phát triển của hệ thống pháp luật của Anh:
Trước năm 1066 (thời kỳ Anglo-Saxon - những người gốc Anh). Nước Anh đã
từng là một phần của đế quốc La Mã trong 4 thập kỷ nhưng không bị ảnh hưởng
của Luật La Mã, sau khi đế quốc La Mã suy tàn, nước Anh bị chia thành nhiều
vương quốc nhỏ với hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu chịu ảnh
hưởng tập quán bởi người Germain.
Từ năm 1066 – 1485 đây là thời kỳ ra đời của Common Law mang ý nghĩa là luật
chung. Những người Normande và người ở miền Bắc nước Pháp đã chiến thắng
người Anglo-Saxon trong trận Hasting, thủ lĩnh những người Normande đã lên
ngôi vua nước Anh lấy hiệu là Willam (người chinh phục), Willam đã tuyên bố
quy trì tập quán Anglo-Saxon và tập trung xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
Người Anh rất quí trọng truyền thống, chế độ quân chủ của nước Anh đến nay vẫn
tồn tại, sau năm 1066 các luật địa phương vẫn được áp dụng pháp quan, toà án
Hoàng gia Anh chỉ hoạt động trong phạm vi hạn chế, dưới thời Willam toà án
hoàng gia chỉ xét xử những vụ việc liên quan đến những người của triều đình và
các vụ việc về thuế. Toà án hoàng gia muốn mở rộng thẩm quyền và thu nhập nên
đã cử các thẩm phán đi xét xử lưu động, từ đó dần đã thống nhất nguyên tắc xét xử
và đến giữa thế kỷ XIII đã hình thành một hệ thống án lệ được áp dụng thống nhất
trên toàn nước Anh thay thế cho luật địa phương.
Từ thế kỷ XV– thế kỷ XIX ở Anh đã ra đời luật công bằng, luật chung đã phát huy
những mặt tích cực trong thống nhất cách áp dụng pháp luật và hoạt động xét xử
của toà án, nhưng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, thực hiện khả năng có hạn trong
việc giải quyết các vấn đề rất đa dạng của cuộc sống. Luật công bằng có nguồn
gốc coi nhà vua như biểu tượng của công lý, tất cả các vấn đề đều được gửi đơn
thỉnh cầu lên vua. Đến cuối thế kỷ XVI cơ quan tài phán đặc biệt là toà công bằng
đã ra đời, ngài đổng lý văn phòng giữ vai trò pháp quan; Luật công bằng xuất hiện
bên cạnh luật chung nhưng không làm thay đổi luật chung và không vô hiệu hoá
các qui định của luậ chung.
Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX ở Anh đã có cuộc cải cách hệ thống toà án và thủ
tục tố tụng do sau chiến tranh Anh – Pháp, nước Anh bị lâm vào tình trạng khủng
hoảng đòi hỏi phải có cải cách toàn diện . Lúc này ở Anh có 3 hệ thống toà án gây
nên sự chồng chéo và mâu thuẫn (Hoàng gia, Công bằng và địa phương). Ngoài ra
các thủ tục tố tụng ở Anh quá phức tạp, mỗi vụ đòi hỏi phải có một loại trát (write)
riêng. Việc cải cách này xuết hiện từ tư tưởng của Jeremy Bantan, ông cho rằng hệ
thống pháp luật của Anh mang tính lịch sử, ngẫu nhiên nhiều hơn là tính hợp lý và
đề xuất pháp điển hoá ở Anh lúc bấy giờ, ban đầu tư tưởng cải cách này không
được ủng hộ của các luật sư, đến cuối thế kỷ XIX đã được chấp nhận và trở thành
cơ sở cho việc cải cách pháp luật ở Anh.
Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay ở anh xuất hiện luật thành văn. Sau chiến tranh
thế giới lần thứ nhất luật hành chính phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của
hàng loạt văn bản, trong thời kỳ này cũng đã diễn ra nhiều cải cách trong một số
lĩnh vực mang tính truyền thống như gia đình, hợp đồng, dân sự, thương mại, hình
sự… Năm 1972 Anh ra nhập cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) cũng đã tác động
mạnh mẽ đến việc hình thành luật thành văn ở Anh.
Pháp luật Anh được mở rộng chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa, không
có sự tự nguyện tiếp nhận như hệ thống pháp luật của Pháp, tuy nhiên có một điểm
đặc biệt những nước đã tiếp nhận hệ thống pháp luật của Anh thì lại không muốn
từ bỏ, bởi pháp luật của Anh vừa có tình mềm dẻo vừa có tình thực tiễn đặc biệt.
Hệ thống pháp luật Anh đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, điển hình như Úc
trở thành thuộc địa của Anh năm 1770, Hồng Kông năm 1842 và nhà nước tự trị
Canada năm 1867.
Nguồn của hệ thống pháp luật Anh bao gồm Án lệ, luật thành văn, tập quán và lẽ
phải, trong đó chủ yếu là án lệ, nó là phần lập luận trong các bản án và được coi là
có tính bắt buộc.
Hệ thống toà án Anh được phân chia thành toà án cấp trên và toà án cấp dưới. Toà
án cấp trên bao gồm toà phúc thẩm và sơ thẩm; Trong phúc thầm có toà phúc thẩm
dân sự và toà phúc thẩm hình sự. Đối với toà sơ thẩm bao gồm toà công lý cấp cao
và toà án triều đình, đối với toà án công lý cấp cao có toà án nữ hoàng, Toà án
pháp quan và toà án gia đình; đối với toà án triều đình chỉ xét xử các vụ án nghiêm
trọng. Toà án cấp dưới bao gồm toà hình sự, toà dân sự và toà hành chính. Ngoài
ra còn có toà án tối cao Anh bao gồm Uỷ ban phúc thẩm thượng nghị viện và Hội
đồng cơ mật hoàng gia. Anh không có việc công tố, Bộ Tư pháp, bởi họ cho rằng
sự có mặt của viện công tố thể hiện sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bị buộc
tội trong vụ án hình sự…
Việc đào tạo nghề luật ở Anh không có tính bài bản (không chính qui) họ thiên về
đào tạo từ thực tiễn và thủ tục tố tụng. Nghề luật sư được chia làm hai loại, luật sư
bào chữa và luật sư tư vấn; Luật sư bào chữa làm nhiệm vụ biện hộ bảo vệ quyền
lợi của khách hàng trước toà án, luật sư biện hộ không trực tiếp gặp khách hàng
mà nhận yêu cầu và thù lao thông qua luật sư tư vấn. Việc đào tạo luật sư bào chữa
được thực hiện thông qua bữa ăn tối, một người muốn trở thành luật sư bào chữa
phải đến học ở Hội đoàn luật sư (Inn of Court) và phải trải qua 8 kỳ ăn tối, mỗi kỳ
kéo dài 3 tuần, mỗi tuần phải đến ăn tối tại Hội đoàn luật sư ít nhất 3 lần, tại bữa
ăn tối người ta diễn án, sau đó ăn tối và họ truyền kinh nghiệm cho nhau. Đối với
việc đào tạo luật sư tư vấn chỉ cần thi đỗ trong kỳ thi chuyên môn do Hội luật sư
tổ chức. Thẩm pháp ở Anh được cử ra từ các luật sư có uy tín và kinh nghiệm,
thẩm phán xuất phát từ các luật sư tranh tụng và được giữ chức vụ suốt đời, đến
năm 1990 ở Anh đã cho phép luật sư tư vấn tranh tụng ở các toà án cấp dưới.
b. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Mỹ:
Người Anh xuất hiện ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVII đến năm 1722 ở Bắc Mỹ đã có
13 thuộc địa của Anh, nhưng lúc này pháp luật của Anh không phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của nước Mỹ lúc đó. Xã hội Mỹ lúc đó có những nét đặc thù do
đó phải áp dụng luật riêng được xây dựng trên cơ sở kinh thánh. Sau khi Mỹ tuyên
bố độc lập năm 1776 pháp luật Anh và pháp luật Mỹ đã trở thành hai hệ thống
pháp luật độc lập, hệ thống pháp luật Mỹ vừa có tính ổn định tương đối (dựa trên
Hiến pháp Mỹ) vừa có tính điều chỉnh linh hoạt (dựa trên cơ sở án lệ), hệ thống
pháp luật Mỹ là hệ thống pháp luật liên bang còn đối với hệ thống pháp luật Anh
là hệ thống pháp luật đơn nhất; tuy nhiên hai hệ thống pháp luật này vẫn có nền
tảng chung, pháp luật Mỹ vẫn sử dụng khái niệm, cách thức lập luận, lý thuyết và
nguồn luật của pháp luật Anh. Nguồn của pháp luật Mỹ chủ yếu là luật thành văn,
Hiến pháp Mỹ (1787) là hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế
giới và là Hiến pháp lâu đời nhất đến nay vẫn còn hiệu lực. Hiến pháp Mỹ không
chỉ có giá trị nghi thức mà trên thực tế là cơ sở của hệ thống pháp luật Mỹ. Các
bang của Mỹ cũng có hiến pháp riêng được soạn thảo và ban hành dựa trên hiến
pháp liên bang. Pháp luật của liên bang cao hơn pháp luật của bang, nhưng về
nguyên tắc thì quyền lập pháp chủ yếu thuộc về các bang. Ở Mỹ có 50 bang tương
đương với 50 hệ thống pháp luật nhưng chúng cũng tồn tại trong một chỉnh thể
thống nhất vì khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các bang thường tham khảo luật
của các bang khác và thường không ban hành các qui phạm pháp luật quá khác
biệt.
Hệ thống toà án ở Mỹ bao gồm toà án liên bang và toà án bang. Toà án liên bang
bao gồm toà án thông thường và toà án chuyên ngành; Toà án thông thường bao
gồm toà án tối cao liên bang, toà án liên bang phúc thẩm và toà án liên bang; Toà
án chuyên ngành bao gồm các toà án về thuế, khiếu tố và toà án thương mại quốc
tế. Đối với toà án bang bao gồm toà tối cao, toà phúc thẩm và toà sơ thẩm. Giữa
toà án liên bang và toà án bang về nguyên tắc toà án cấp bang có nhiều thẩm
quyền hơn toà án liên bang, toà án liên bang chỉ có thẩm quyền xét xử khi vụ việc
liên quan đến việc giải thích hiến pháp liên bang và luật của liên bang. Toà án cấp
bang giải quyết 95 % vụ việc và những vụ việc thuộc thẩm quyền của toà án cấp
bang thì quyết định của toà án cấp bang là chung thẩm và không thể bị kháng cáo.
Việc đào tạo nghề luật ở Mỹ có đặc trưng khác với các nước khác, một người
muốn vào học đại học thì phải có bằng cao đẳng (đào tạo từ 3-4 năm) để có văn
hoá cơ bản sau đó sẽ được vào các trường luật để học một chương trình chủ yếu
thiên về kinh thánh. Quá trình học chủ yếu bằng phương pháp thực hành như
phương pháp tình huống, Socrdte (giáo sư và sinh viên đối thoại) và phương pháp
thực hành trực tiếp (các sinh viên phảo tham gia tư vấn luật và đại diện cho khách
hàng dưới sự theo dõi của luật sư và đồng thời là giáo sư. Sinh viên sau khi tốt
nghiệp chỉ cần qua một thời gian tập sự ngắn đã có thể làm được việc.
Hiện nay ở Mỹ có khoảng 1 triệu luật gia có mật độ đông nhất thế giới, tâm lý
công dân Mỹ rất thích kiện tụng. Điều kiện để trở thành luật sư ở mỗi bang cũng
khác nhau, toà án bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép
hành nghề, một người muốn trở thành luật sư thì phải trải qua kỳ thi công nhận
dưới dạng thi viết, hàng năm luật sư phải đi học tiếp thu kiến thức mới; Luật sư
bang này không thể là luật sư của bang khác. Trong phòng xử án luật sư không
bảo vệ công lý mà bảo vệ cho thân chủ và cho lý lẽ riêng của mình, tại phiên toà
thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ căn cứ vào những gì họ nghe và thấy tại phiên toà
để đưa ra phán quyết, trong đó thẩm phán đưa ra chế tài còn bồi thẩm đoàn chỉ có
kết luật có tội hay không có tội… Thẩm phán liên bang do tổng thống Mỹ lựa
chọn và bổ nhiệm với sự phê chuẩn của nghị viện, thẩm phán được lựa chọn từ
những luật sư thực hành nổi tiếng hoặc các giáo sư luật ở các trường đại học lớn.
Xét ở khía cạnh đào tạo nghề luật giữa Việt Nam và các nước cho thấy, chúng ta
vẫn mang nặng tính lý thuyết, pháp luật xã hội chủ nghĩa, luật sư với chức năng
chủ yếu là bảo vệ công lý; tuy nhiên nếu so sánh với quá trình đào tạo nghề luật
của Đức và Mỹ thì có thể nói còn thua kém xa về tư duy, cách thức đào tạo, quá
trình đào tạo nghề luật của Đức và Mỹ tuy thuộc hai dòng họ pháp luật khác nhau
nhưng qua quá trình đào tạo như vậy đã giúp cho sinh viên ra trường với một khả
năng hội nhập rất lớn, sử dụng chuyên môn một cách vững chắc và thành thạo, từ
khâu tiếp xúc với khách hàng cho đến khâu tranh tụng tại phiên toà, thể hiện rõ
một quá trình đào tạo mang tính chuyên môn hoá cao mà chúng ta cần phải tiếp
thu chọn lọc và kế thừa
Nguồn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_8307.pdf