Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức
năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã
hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai
cấp thống trị trong xã hội.
204 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Pháp luật đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm làm việc.
Có nhiều loại phụ cấp lương vói mức và ngành nghề
khác nhau, chẳng hạn: phụ cấp khu vực; phụ cấp trách
nhiệm; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút,
phụ cấp thâm niện vượt khung
BẢO HIỂM XÃ HỘI
BHXH được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của
XH dành cho thành viên của nó thông qua các quy
trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo
âu về kinh tế và XH cho thành viên.
Dưới góc độ pháp lý, BHXH là một chế định bảo vệ
NLĐ, sử dụng nguồn tiền đóng góp của NLĐ, người sử
dụng LĐ và được sự tài trợ, bảo hộ của NN nhằm trợ
cấp vật chất cho người được BH trong trường hợp bị
giảm hoặc mất thu nhập bình quân do ốm đau, tai nạn
LĐ, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi LĐ hoặc khi
chết.
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự trợ giúp về mặt vật chất cần thiết
được pháp luật quy định nhằm giúp phục hồi nhanh
chóng sức khoẻ, duy trì sức lao động, góp phần giảm
bớt những khó khăn về kinh tế, ổn định đời sống cho
người lao động và gia đình của họ khi họ gặp phải
những biến cố dẫn đến bị giảm hay bị mất nguồn thu
nhập trong cá trường hợp người lao động ốn đau, thai
sản, hết tuổi lao động, chết do bị tại nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác
theo quy định của pháp luật.
Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH chính là
NLĐ.
Theo quy định của pháp luật LĐ nước ta, chế độ
BHXH bắt buộc được áp dụng cho các đối tượng sau
đây:
NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn
trong các DN, HTX, cơ quan, tổ chức
Các chế độ BHXH: Theo quy định của PLLĐ,
hiện nay nước ta có các chế độ BH như sau:
- BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
- BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
Hưu trí; Tử tuất.
- BH thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm
việc làm.
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Chế định kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm
quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động
và người sử dụng lao động đối với đơn vị lao động;
Trong một đơn vị lao động thì kỷ luật lao động “là việc
tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất
kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động” của
người lao động.
Theo quy định của Bộ luật Lao động “doanh nghiệp sử
dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao
động bằng văn bản”.
Bản nội quy lao động trong doanh nghiệp xây dựng
phải tuân thủ các nguyên tắc như: không trái pháp
luật lao động và pháp luật khác, trước khi ban hành
phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn
cơ sở, phải được đăng ký tại cơ quan lao động cấp
tỉnh.
Người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy
lao động tại cơ quan lao động cấp tỉnh. Nội quy lao
động có hiệu lực, kể từ ngày được đăng ký. Chậm
nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao
động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà
không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương
nhiên có hiệu lực.
Nội dung của nội quy lao động phải có những nội dung
chủ yếu sau đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trật tự trong doanh nghiệp;
- An toàn LĐ, vệ sinh LĐ ở nơi làm việc;
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh
doanh của DN;
- Các hành vi vi phạm kỷ luật LĐ, các hình thức
xử lý kỷ luật LĐ và trách nhiệm vật chất.
Nội quy LĐ phải được thông báo đến từng
người và những điểm chính phải được niêm yết
ở những nơi cần thiết trong DN.
Khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao động:
Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách
nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp
dụng đối với những người lao động có hành vi
vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ
chịu một trong các hình thức kỷ luật
Khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao
động phải tuân thủ các nguyên tắc pháp lý sau:
- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý
một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có
nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì
chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với
hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao
động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hay khả năng điều khiển hành vi.
- Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao
động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
- Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay
việc xử lý kỷ luật lao động.
- Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình
công theo quy định của pháp luật.
Người vi phạm kỷ luật lao động tùy theo mức độ
phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức
(3)sau đây:
- Khiển trách: Áp dụng đối với những người phạm
lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ. Việc khiển trách
người lao động có thể thực hiện bằng miệng hoặc
bằng văn bản.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng
hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp
hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức
Hình thức xử lý này áp dụng đối với người lao động
đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong
thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có
những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội
quy lao động. Hết thời hạn được nêu trên (6 tháng)
thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc cũ.
Nếu trong thời gian chịu kỷ luật lao động mà người
lao động có hành vi cải tạo tốt thì sẽ giảm thời hạn
này.
- Sa thải: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được
áp dụng trong những trường hợp sau:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết
lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác
gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của
doanh nghiệp
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn
nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm
trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật
cách chức mà tái phạm.
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn
trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà
không có lý do chính đáng.
Thời hiệu xử lý kỷ luật tối đa là ba tháng kể từ ngày xảy ra hành
vi vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không quá sáu tháng.
Người sử dụng lao động không sa thải hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết
hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng, trừ trường
hợp đơn vị lao động chấm dứt hoạt động.
Xoá, giảm kỷ luật
Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật
chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý,
nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.
Người bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác, sau khi chấp
hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được
người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Tranh chấp lao động là các tranh chấp về quyền và
lợi ích hợp pháp liên quan đến việc làm, tiền lương,
thu nhập và các điều kiện lao động khác phát sinh
trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, thoả
ước lao động tập thể hay trong quá trình học nghề.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp cá nhân
(giữa người lao động và người sử dụng lao động) và
tranh chấp tập thể (giữa tập thể người lao động với
người sử dụng lao động).
Đặc điểm:
- Là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ LĐ
(quyền và nghĩa vụ).
- Không chỉ bao gồm các tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của các bên mà còn gồm cả những tranh chấp về lợi
ích giữa hai bên chủ thể. Tranh chấp LĐ có thể phát
sinh mà không có vi phạm PL.
- Quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể có thể
làm thay đổi cơ bản tính chất và mức độ của tranh
chấp. (tranh chấp lao động tập thể khác tranh chấp cá
nhân).
- Có tác động trực tiếp và rất lớn đến bản thân và gia
đình người LĐ. Thậm chí còn có thể tác động đến an
ninh và trật tự công cộng cũng như đời sống kinh tế
chính trị toàn XH.
Phân loại tranh chấp lao động:
- Căn cứ vào quy mô của tranh chấp: Tương ứng
với hai loại quan hệ LĐ: quan hệ LĐ giữa cá nhân
NLĐ với người sử dụng LĐ và quan hệ giữa tập thể
người LĐ với đại diện người sử dụng LĐ hoặc người
sử dụng LĐ, có hai loại tranh chấp LĐ là:
Tranh chấp lao động cá nhân
Tranh chấp lao động tập thể.
Tranh chấp LĐ nếu chỉ phát sinh giữa một NLĐ và
người sử dụng LĐ thì đó là tranh chấp lao động cá
nhân. Sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động SX của DN
chỉ ở mức độ hạn chế.
Nếu tranh chấp xảy ra giữa tập thể NLĐ và người sử
dụng LĐ trong phạm vi toàn DN thì lúc đó tranh chấp
sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến SX và nhiều khi còn
ảnh hưởng đến cả an ninh trật tự công cộng. Vì thế
hậu quả pháp lý cũng có những biểu hiện khác nhau
và vì tính chất ấy các quy định áp dụng để giải quyết,
các cơ chế giải quyết cũng có sự khác nhau.
Căn cứ vào tính chất của tranh chấp: có 2 loại:
tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích.
Tranh chấp về quyền là những tranh chấp
phát sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
đã được quy định trong luật LĐ, thỏa ước LĐ tập
thể hay HĐLĐ.
Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về
các quyền lợi chưa được pháp luật quy định hoặc
để ngỏ, chưa được các bên ghi nhận trong thỏa
ước tập thể hoặc đã thỏa thuận trong thỏa ước
nhưng không còn phù hợp do các yếu tố phát sinh
vào thời điểm tranh chấp.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động:
- Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp
lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
LĐ cá nhân bao gồm:
Hội đồng hoà giải LĐ cơ sở hoặc hoà giải viên LĐ;
Toà án nhân dân.
TRÌNH TỰ:
Tranh chấp LĐ cá nhân, thủ tục bắt buộc phải thông
qua HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ.
Nếu hai bên chấp nhận phương án HG thì HĐHGLĐ
cơ sở hoặc HGVLĐ lập biên bản hoà giải thành, hai
bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong
biên bản HG thành.
Nếu hai bên không chấp nhận phương án HG hoặc
một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng
thì HĐHGLĐ cơ sở, HGVLĐ lập biên bản HG không
thành; mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu TAND
giải quyết.
- Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp
lao động tập thể: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao
gồm:
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao
động;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh;
Toà án nhân dân.
- Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp
lao động tập thể(tt):
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
LĐ tập thể về lợi ích bao gồm:
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao
động;
Hội đồng trọng tài lao động.
- Trình tự giải quyết đối với tranh chấp lao động
tập thể về quyền:
Chọn HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ giải quyết tranh
chấp LĐ tập thể
Nếu hai bên chấp nhận phương án HG thì HĐHGLĐ
cơ sở hoặc HGVLĐ lập biên bản HG thành, thì hai bên
có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên
bản HG thành.
Nếu hai bên không chấp nhận phương án HG hoặc
một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng
thì HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ lập biên bản HG
không thành thì mỗi bên tranh chấp có quyền
yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
Sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai
bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết
mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì
mỗi bên có quyền yêu cầu TAND cấp tỉnh giải quyết
hoặc tập thể LĐ có quyền tiến hành các thủ tục để
đình công.
Trình tự giải quyết tranh chấp LĐ tập thể về lợi ích:
>>Chọn HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ giải quyết tranh
chấp LĐ tập thể.
Nếu hai bên chấp nhận phương án HG thì HĐHGLĐ
cơ sở hoặc HGVLĐ lập biên bản HG thành;
Nếu hai bên không chấp nhận phương án HG hoặc
một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng
thì HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ lập biên bản HG
không thành.
Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu HĐTTLĐ giải
quyết tranh chấp. HĐTTLĐ đưa ra phương án HG.
Nếu hai bên chấp nhận phương án HG thì HĐTTLĐ
lập biên bản HG thành.Trường hợp hai bên không
chấp nhận phương án HG hoặc một bên tranh chấp
đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng
mặt không có lý do chính đáng thì HĐTTLĐ lập biên
bản HG không thành, trong trường hợp này tập thể
LĐ có quyền đình công.
ĐÌNH CÔNG:
Đình công là việc đấu tranh có tổ chức của tập thể LĐ
trong DN hay một bộ phận của DN bằng cách cùng
nhau nghỉ việc nhằm yêu cầu người sử dụng LĐ đáp
ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong
quan hệ LĐ.
Đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của
NLĐ để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử
dụng LĐ theo PL, nhất là đòi thỏa mãn những yêu
sách của NLĐ về tiền lương, điều kiện làm việc và
những đảm bảo XH, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ.
Do phạm vi ảnh hưởng rất lớn của đình công đối với
hoạt động SXKD cũng như với XH, quyền đình công
phải được giới hạn trong một khuôn khổ PL cho phép
và phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định
theo quy định của PL.
Đình công có các đặc điểm:
- Đình công là sự ngừng việc của tập thể LĐ.
- Đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ
chức thể hiện ở chỗ: việc quyết định đình công, thủ
tục chuẩn bị đình công, tiến hành đình công, giải
quyết đình công đều do đại diện của tập thể LĐ và CĐ
tiến hành. Ngoài tổ chức CĐ, không ai có quyền đứng
ra tổ chức đình công.
- Việc đình công chỉ tiến hành trong phạm vi DN hoặc
bộ phận của DN.
Phân loại đình công:
Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công ta có:
đình công hợp pháp
đình công bất hợp pháp.
Căn cứ vào phạm vi đình công:
Đình công doanh nghiệp,
Đình công bộ phận,
Đình công toàn ngành.
Pháp luật nước ta chỉ thừa nhận những cuộc đình công trong
phạm vi DN (đình công DN và đình công bộ phận) là hợp pháp
./.
179 TS Lê Văn Hưng - Khoa Luật Kinh Tế - ĐHKT
Khái niệm Luật Hình sự
Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành trong
đó xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là
tội phạm đồng thời quy định hình phạt cho chủ
thể tội phạm đó
Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội phát
sinh giữa một bên là nhà nước (mà đại diện là các cơ
quan có thẩm quyền theo luật định) và bên còn lại là
người phạm tội khi người này thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự
Phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền
uy.
Một số chế định cơ bản của Luật Hình sự
Chế định về tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa.
Về phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi tội phạm, BLHS chia tội phạm thành 4 loại, đó là :
Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến ba năm tù
Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
bảy năm tù
Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại rất lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến mười lăm năm tù
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại
đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
Về độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự:
Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vể thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
- 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng
- 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng
- 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng.
- 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Chế định về hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền,
lợi ích của người phạm tội.
+ Hình phạt chính : Là hình phạt tồn tại độc lập.
Mỗi người phạm tội Tòa án chỉ được tuyên một hình
phạt chính mà thôi, không được áp dụng đồng thời
nhiều hình phạt chính. Hình phạt chính trong Luật
Hình sự gồm có :
Cảnh cáo
Phạt tiền
Cải tạo không giam giữ
Trục xuất
Tù có thời hạn :
Tù chung thân
Tử hình
Hình phạt bổ sung : là hình phạt không thể tồn tại
độc lập được. Khi tuyên án đối với người phạm tội
thì bên cạnh hình phạt chính Tòa án có thể tuyên
kèm theo một hoặc một số hình phạt bổ sung nếu
điều luật về tội danh đó có quy định.
Hình phạt bổ sung trong Luật HS gồm có :
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định
Cấm cư trú
Quản chế
Tước một số quyền công dân
Tịch thu tài sản
Các biện pháp tư pháp : Ngoài việc áp dụng hình
phạt chính và hình phạt bổ sung theo quy các quy
định nêu trên thì Tòa án còn có thể áp dụng các biện
pháp tư pháp – là những biện pháp cưỡng chế hình
sự được áp dụng đối với thực hiện tội phạm hoặc có
dấu hiệu của tội phạm.
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại,
buộc công khai xin lỗi;
Bắt buộc chữa bệnh .
Ngành luật tố tụng hình sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng
hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án hình sự.
Phương pháp điều chỉnh gồm: phương
pháp quyền uy và phương pháp phối hợp -
chế ước.
Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự :
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.
- Bảo đảm quyền tham gia tố tụng hình sự của các tổ chức xã hội
và công dân.
- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.
- Không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có
hiệu lực của tòa án.
- Xác định sự thật của vụ án.
- Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước toà án.
- Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Giải quyết một vụ án hình sự:
Khởi tố vụ án hình sự
Điều tra vụ án hình sự
Khởi tố bị can
Hỏi cung bị can
Bắt người
Tạm giữ
Tạm giam
Cấm đi khỏi nơi cư trú
Bảo lãnh
Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
Quyết định truy tố
Xét xử sơ thẩm
Xét xử phúc thẩm
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án
192 TS Lê Văn Hưng - Khoa Luật Kinh Tế - ĐHKT
Luật Hành chính là tổng hợp các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong:
Quá trình hoạt động quản lý hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước,
Quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn
định chế độ công tác nội bộ của mình,
Quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt
động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể
do pháp luật quy định
Các quan hệ này có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm 1 : là những quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành
chính nhà nước (quan hệ trên – dưới theo HT dọc,
thẩm quyền chung – chuyên môn),
Nhóm 2 : Là những quan hệ có tính chất quản lý, hình
thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng,
củng cố tổ chức bộ máy và chế độ công tác nội bộ của
cơ quan;
Nhóm 3 : Là những quan hệ quản lý hình thành trong
quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với những vấn đề cụ thể mà pháp luật quy định.
Chẳng hạn, mối quan hệ giữa nhân viên cảnh sát giao
thông với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông.
Các chế định cơ bản của Luật Hành chính:
Chế định về cán bộ, công chức
Chế định về trách nhiệm hành chính trong Luật
Hành chính
Tố tụng hành chính
1. CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Luật Cán bộ, công chức do Quốc hội ban hành vào
ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thực hiện
từ ngày 01 tháng 01 năm 2010
Khái niệm cán bộ được hiểu là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp
huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
Công chức được hiểu là công dân VN, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
trong cơ quan của Đảng CSVN, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
Cán bộ cấp xã được hiểu là công dân Việt Nam,
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội;
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Cán bộ vi phạm quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy
định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau :
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Cách chức : Biện pháp kỷ luật này chỉ áp dụng đối với cán bộ
được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
- Bãi nhiệm.
Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm. Trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không
được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Trách nhiệm hành chính: là những biện pháp cưỡng chế
nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức
trách được nhà nước trao quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính.
Biện pháp xử phạt hành chính gồm có :
+ Các biện pháp xử phạt chính : là các biện pháp xử phạt tồn
tại độc lập. Đối với mỗi vi phạm hành chính thì chủ thể vi phạm
chỉ chịu một trong các biện pháp xử phạt chính sau :
- Cảnh cáo : được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi
hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng
văn bản.
- Phạt tiền : Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính tối
thiểu là 10.000 và tối đa là 500 triệu đồng.
+ Các biện pháp phạt bổ sung : Tùy theo tính chất và mức độ vi
phạm của chủ thể vi phạm, nhà nước có thể áp dụng một hoặc
các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính.
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả : Ngoài các hình thức xử
phạt chính và xử phạt bổ sung theo quy định, chủ thể vi phạm
hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
khắc phục hậu quả sau :
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái
phép.
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện.
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
3.TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Tố tụng hành chính là tổng hợp các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh mối quan hệ
tố tụng giữa Tòa án với các b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_dai_cuong_2854.pdf