Phân tích thực trạng và định hướng chọn trường, chọn ngành của học sinh dưới góc nhìn của sinh viên

Chọn trường, chọn ngành luôn là vấn đề nóng thu hút sự tập trung của nhiều người, đặc biệt

là học sinh và phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh. Chọn ngành sai là vấn đề nan giải mà nhiều

học sinh gặp phải trước ngã rẽ đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều học sinh chưa có cái nhìn

đúng đắn khi làm hồ sơ tuyển sinh, chọn trường học, ngành học. Nhiều sinh viên theo học

một trường đại học, cao đẳng hay trung cấp mà cảm giác không hài lòng, hối hận về quyết

định, lựa chọn có phần chưa chuẩn xác của mình. Qua bài báo khoa học này, chúng tôi sẽ

phân tích cho các bạn thấy rõ nhất về thực trạng, nguyên nhân cũng như hậu quả của việc

chọn sai trường, sai ngành và đề xuất ra các biện pháp khả thi để định hướng và giúp cho

học sinh, sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về những dự định sắp tới của mình

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 3438 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phân tích thực trạng và định hướng chọn trường, chọn ngành của học sinh dưới góc nhìn của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2271 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG, CHỌN NGÀNH CỦA HỌC SINH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN Phan Thị Ly Ly, Nguyễn Thị Hương Trà, Huỳnh Thị Diệu Vi Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Bùi Nhật Lê Uyên TÓM TẮT Chọn trường, chọn ngành luôn là vấn đề nóng thu hút sự tập trung của nhiều người, đặc biệt là học sinh và phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh. Chọn ngành sai là vấn đề nan giải mà nhiều học sinh gặp phải trước ngã rẽ đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều học sinh chưa có cái nhìn đúng đắn khi làm hồ sơ tuyển sinh, chọn trường học, ngành học. Nhiều sinh viên theo học một trường đại học, cao đẳng hay trung cấp mà cảm giác không hài lòng, hối hận về quyết định, lựa chọn có phần chưa chuẩn xác của mình. Qua bài báo khoa học này, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn thấy rõ nhất về thực trạng, nguyên nhân cũng như hậu quả của việc chọn sai trường, sai ngành và đề xuất ra các biện pháp khả thi để định hướng và giúp cho học sinh, sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về những dự định sắp tới của mình. Từ khóa: chọn trường, chọn ngành, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp. 1 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHỌN TRƯỜNG, CHỌN NGÀNH VÀ VIỆC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1 Vấn đề chọn ngành, chọn trường của học sinh Việt Nam Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ tuyển sinh năm 2019 có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ với hơn 2,5 triệu nguyện vọng. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường tăng gần 7,6% so với năm 2018, tương đương gần 490.000 chỉ tiêu. Trong số này, khối ngành Kinh doanh, quản lý và Pháp luật có số lượt nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao nhất với 822.956 NV. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu của khối ngành này là 126.473. Xếp thứ hai là khối ngành Xã hội nhân văn, An ninh quốc phòng, với 739.587 nguyện vọng đăng ký. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu của khối ngành này là 104.769. Khối ngành Kỹ thuật, CNTT, Xây dựng, xếp thứ ba với tổng số 641.157 nguyện vọng đăng ký. Tổng chỉ tiêu của khối ngành này là 159.349. Các bạn học sinh thường có xu hướng chọn trường thông qua lời khuyên của gia đình và người thân, có tâm lí số đông, học theo bạn bè, không có chứng kiến riêng, chọn trường mà 2272 không nắm rõ những thông tin cần thiết, đặc biệt là không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai. Nhiều bạn còn chưa xách định rõ được mục tiêu, định hướng cho bản thân trong tương lai. Biều đồ 1. Thể hiện chỉ tiêu và số lượng học sinh đăng ký xét tuyển đại học theo nhóm ngành 2019 1.2 Việc giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông không phải là môn học chính khóa, mà chủ yếu kết nối với những nội dung giảng dạy ở trường. Hiện nay, nhiều giáo viên giáo dục hướng nghiệp các trường phổ thông không hiểu biết về các ngành nghề, kỹ năng tư vấn chọn nghề cho học sinh còn hạn chế, chủ yếu chỉ căn cứ vào tài liệu hướng nghiệp của Bộ GD-ĐT để lên lớp. Mặt khác, do khó khăn về kinh phí hoạt động nên nhiều trường không mời được các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, không tổ chức tham quan hướng nghiệp cho học sinh. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chủ yếu mới dừng lại ở việc định hướng học sinh chọn trường cao đẳng, đại học phù hợp với học lực của từng em. Những buổi tư vấn hướng nghiệp được tổ chức gần kỳ thi chỉ giải đáp những băn khoăn của học sinh về những quy chế, đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia, thủ tục xét tuyển, chưa có nhiều định hướng về đặc điểm, tính chất và xu hướng của một ngành nghề nào đó trong tương lai. Giáo viên một trường THPT cho rằng, thời gian dạy giáo dục hướng nghiệp rất ít do áp lực thi cử nhiều. Bên cạnh đó, còn có những hạn chế về cơ sở vật chất, phòng học, năng lực của giáo viên dạy hướng nghiệp do quá trình đào tạo từ trường sư phạm. Thêm nữa, thời gian tiếp cận học sinh rất ít nên nhiều giáo viên chưa hiểu rõ học sinh, do vậy gặp khó khăn trong việc tư vấn hướng nghiệp. Hiện nay, có sự phân hóa rõ nét về nhu cầu chọn ngành nghề. Trong khi đó, học sinh lại chọn ngành học theo thị hiếu, hiệu ứng đám đông hay hy vọng môi trường làm việc an nhàn, trong khi một số ngành có nhu cầu xã hội nhưng có phần vất vả thì không được quan tâm. Điều này có nguyên nhân từ việc các em chưa được tư vấn, hướng nghiệp đúng đắn. Việc hướng nghiệp hiện nay chỉ mang tính lý thuyết khi các trường không bám sát nhu cầu thực tiễn. Hướng nghiệp cần định hướng cụ thể từng ngành nghề, giá trị và lĩnh vực ứng 2273 dụng Hiện nay tỉnh trạng đào tạo một nơi trong khi thực tế các ngành nghề mà xã hội cần lại một nẻo. 2 NGUYÊN NHÂN CHỌN TRƯỜNG, CHỌN NGÀNH SAI Hầu hết những tình cảnh thất nghiệp éo le hiện nay đều xuất phát từ khởi điểm đã có những bước đầu lạc hướng. Tại sao lại như vậy? Thực tế, học sinh THPT, đặc biệt là lứa tuổi 17-18 tuổi, đều là những đối tượng chưa va chạm nhiều với cuộc đời, luôn mang tâm lí hoang mang khi chọn trường nên chủ yếu trong quá trình chọn nghề, chọn trường đều tham khảo ý kiến của người thân, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Hơn thế, độ tuổi này thực chất chưa chín chắn, dễ bị tác động và khá phụ thuộc vào gia đình. Thứ nhất, đó là xu hướng chạy theo các trường đại học top đầu. Chúng ta phải công nhận rằng các trường đại học top đầu luôn có chất lượng giáo dục tốt nhất, mang tới môi trường giảng dạy, học tập, hoạt động xã hội năng động, thú vị và thiết thực nhất. Đặc biệt hơn, xu hướng chọn trường đại học top đầu chủ yếu xuất phát từ quan niệm “Bằng cấp trường top đầu mới có cơ hội xin việc làm được” của các bậc cha mẹ đã ăn sâu vào não con em. Đối với những đứa trẻ học tốt, trải đời tốt, năng động thì đây là một lựa chọn đúng đắn và được ủng hộ. Song, giới trẻ hiện nay lại luôn thích các xu hướng, thích sự nổi tiếng và thích nhận được sự ngưỡng mộ. Từ đó, sinh ra hiện tượng rất nhiều các bạn học sinh THPT lực học bình thường, thậm chí là yếu kém, đăng ký vào các trường top đầu vì muốn bằng bạn bằng bè, và muốn làm hài lòng cha mẹ, dẫn tới kết quả đáng buồn là trượt đại học. Thứ hai, đó là xu hướng chọn trường theo số đông bạn bè. Học sinh THPT phần lớn là những đối tượng ham chơi hơn ham học. Việc học có bạn có bè mới đông vui lại trở thành lý do chính để chọn trường của rất nhiều em học sinh. Điều này có thể dẫn tới hệ quả là trượt đại học, hoặc học trường không phù hợp với bản thân và sâu xa hơn là học đuối, bị bỏ xa bạn bè, tốt nghiệp bằng trung bình, thất nghiệp, Vì vậy, việc chọn trường theo xu hướng học đông, học có bạn bè mà không phù hợp với năng lực của mình sẽ dẫn tới những bước đầu lạc hướng không ai mong muốn. Thứ ba, đó là xu hướng “cha truyền con nối”, theo nghiệp gia đình. Hầu hết những gia đình làm về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, công an hay bác sĩ, đều mong muốn con em mình kế nghiệp gia đình và gần như là bắt ép con em thi vào các ngành này. Đây là top những ngành điểm cao nhất ở tất cả hệ thống các trường đại học nên rất khó để có thể trúng tuyển. Xu hướng “cha truyền con nối” đã không ít lần gây ra những hệ quả đáng tiếc như trượt đại học, học trường mình không mong muốn, học trường không phù hợp với sức học của mình. Rất nhiều bạn học sinh THPT khi được phỏng vấn đều nói rằng cha mẹ luôn mong muốn bản thân các em thi vào các ngành công an, bác sĩ và dù thi lại rất nhiều lần, thậm chí 4-5 lần rồi mà vẫn không được theo đuổi ngành khác. 3 HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHỌN TRƯỜNG, CHỌN NGÀNH SAI Lãng phí thời gian Một số bạn bỏ phí nhiều năm chỉ để học ngành mà ba mẹ, thầy cô mong muốn hoặc theo xu hướng hiện tại. Kết quả là đánh mất thời gian quý báu, có bằng nhưng không sử dụng được. 2274 Theo đó, phần lớn học sinh, sinh viên đều khát khao quay trở lại thời điểm chọn nghề để có thể đưa ra quyết định về ngành phù hợp với niềm yêu thích, năng lực của bản thân cũng như vào đúng trường đào tạo. Trên thực tế, sẽ có một vài người bằng lòng chấp nhận số phận “thuyền đến đầu cầu ắt tự nhiên thẳng” mà tiếp tục lao theo công việc sai hướng đó. Ở diễn biến khác, nhiều bạn quyết định làm lại từ đầu để bản thân không phải hối hận nhiều trong tương lai. Lãng phí chất xám Bên cạnh việc bỏ lỡ thời gian, chất xám cũng là yếu tố bị lãng phí nhiều khi lựa chọn sai ngành. Trong 3-4 năm đào tạo tại trường, bạn phải tập trung toàn bộ trí óc để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức; ôn tập cho các bài thi giữa kỳ, kết thúc học phần cũng như thực tập và hoàn thành khóa luận. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên “cất bằng vào tủ” mà đi làm công nhân hoặc tài xế của những ứng dụng chạy xe công nghệ. Tăng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp, khó tìm việc làm Khi sinh viên chọn ngành nghề sai, tốt nghiệp đi làm không tìm được việc, phải đi làm trái ngành nghề, khó xin được việc hay sẽ không hứng thú với công việc mình làm nên rất dễ chán và bỏ việc Các bạn học sinh mơ hồ trong việc chọn ngành nghề, dẫn đến không biết mình sẽ làm gì trong tương lai, nên loay hoay tìm công việc cho riêng mình trong sự hỗn loạn 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1 Các quan điểm, cơ sở khoa học trong việc lựa chọn trường, ngành nghề theo học Theo D. W Chapman (1981), trong quá trình chọn ngành, chọn tường đại học, các học sinh thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và người thân. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách: (1) Ý kiến của họ về một ngành học, trường học cụ thể nào đó; (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham gia dự thi; (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi họ đăng ký dự thi cũng ảnh hưởng tới quyết định của học sinh. Đối với hiện tại, chúng ta là những người anh chị hay rộng lớn hơn là cha mẹ, nhà trường nên định hướng cho con em chúng tay những ngành nghề phù hợp với thực tế, có cơ sở khoa học như sau: - Về sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lý, mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận. - Về tâm lý, mình có những đặc điểm gì không phù hợp với nghề mình muốn chọn. - Về điều kiện sinh sống có gì trở ngại khi làm nghề mà mình thích nhưng từ nơi ở đến nơi làm việc quá xa. 2275 4.2 Đối với học sinh THPT đứng trước ngưỡng cửa tương lai bắt đầu chọn ngành Việc tư vấn hướng nghiệp nên tiến hành sớm, các trường nên có bộ phận hướng nghiệp, các trường THPT nên sớm cập nhật thông tin từ các trường ĐH, CĐ, để học sinh nắm bắt kịp thời. Các bộ ban ngành phải có định hướng về cung cầu lao động để tránh việc thừa - thiếu, thiếu - thừa - Phải cân nhắc nhu cầu việc làm của các ngành. Nếu xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời... hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Thi trường nào, ngành nào để dễ đậu"”. Đậu rồi nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ, chân đứng đó nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm. Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp, dạy học trải nghiệm, dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương, dạy học gắn với các di tích lịch sử một cách thiết thực. Các đơn vị cần xây dựng kế hoạch cho từng học kỳ và từng đối tượng HS; giáo viên soạn bài và dạy kiến thức, kỹ năng qua thực tế, HS phải được làm việc, quan sát, trao đổi... thay vì đơn thuần là dẫn HS đi thực tế chỉ để tham quan, nghe giới thiệu một chiều. Các trường THCS, THPT cũng cần thành lập ban hướng nghiệp để thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS để làm tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp. Không nên chạy theo đám đông, cần có cân nhắc kĩ lưỡng khi chọn ngành, nghề, trường học. Việc phụ huynh và học sinh hi vọng vào các khối ngành kinh tế cũng phản ánh mong muốn được làm giàu một cách chính đáng của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Nhưng việc để học sinh chỉ tập trung vào nhóm ngành kinh tế sẽ tạo nguy cơ mất cân đối nguồn nhân lực trong xã hội. Xét về thực tế sự phát triển kinh tế xã hội ở một nước chủ yếu kinh tế nông nghiệp như Việt Nam thì những ngành thực sự có tiềm năng và có hướng phát triển bền vững chính là các ngành về nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sinh học, điện tử, chế tạo Nếu không chú trọng lĩnh vực then chốt, sẽ không thu hút được người giỏi vào những ngành công nghệ cao thì nước ta sẽ dần tụt hậu. Vì vậy, phụ huynh và bản thân học sinh không nên “đổ xô” vào những trường và những khối, ngành “hot” theo trào lưu mà cần nhìn nhận đúng đắn lực học của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn. Nghề nghiệp hiện nay rất đa dạng nhưng năng lực của con người thì có hạn, trong khi giới trẻ thì lại có quá nhiều ước mơ, mong mỏi. Sự lựa chọn nghề nghiệp đương nhiên là chuyện tự do, tự nguyện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp học sinh bị lệ thuộc vào quyết định của người khác. Cần nhớ rằng lời khuyên tuy bổ ích, quan trọng, nhưng cũng chỉ dùng để tham khảo. Hãy ưu tiên cho sở thích, nguyện vọng, sở trường của mình. Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe những lời khuyên của những người đi trước, tìm đọc thông tin trên các phương tiện đại chúng để có đủ thông tin về ngành, trường mình muốn chọn. 4.3 Đối với những trường hợp đã chọn trường, chọn ngành sai 2276 Suy nghĩ kỹ về ngành nghề, trường mình đang theo học. Tìm những ưu điểm của ngành nghề ý, mặt tích cực mà nghề nghiệp này có thể mang lại cho mình. từ đó cố gắng thích nghi với nó. Tạo tâm thế thoải mái trong việc học tập, có hứng thú và niềm say mê với những gì mình đã chọn. Với những ai xác định lại mục tiêu, có đủ quyết tâm, điều kiện sức khỏe, khả năng học tập, tình hình gia đình cho ph p, có thể tiến hành chọn ngành, chọn trường lại. Dành thời gian ôn thi lại một năm, thi vào ngôi trường, ngành học mà mình mong muốn. Một lựa chọn khác cho các bạn, đó là thực hiện GAP YEAR. Sau khi thi đại học, nếu cảm thấy không thực sự chuẩn bị tốt sức khỏe, tâm lý cho việc học tập, xin bảo lưu kết quả, đi du lịch một năm. Trong thời gian này tham gia các hoạt động tình nguyện, đi thăm thú nhiều vùng đất trên thế giới, gặp gỡ nhiều con người, có cái nhìn sâu sắc hơn, có những kinh nghiệm sống thú vị, có được sự trải nghiệm để trường thành, xác định lại mục tiêu, ước mơ của bản thân. 5 KẾT LUẬN Vấn đề chọn trường, chọn ngành của học sinh trung học phổ thông ngày nay, khi được đặt dưới góc nhìn của những sinh viên năm nhất đại học, những người chỉ vừa mới một năm trước thôi, vượt qua kỳ thi “cá chép hóa rồng” này, mặc dù đã có những biến đổi mang tính tích cực, thì vẫn còn nhiều bất cập. Những bất cập này đến từ nhiều phía, bản thân người học sinh nói riêng, và gia đình, nhà trường, xã hội nói chung; gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để khắc phục thực trạng này, cần có những biện pháp đến từ toàn bộ xã hội, bởi lẽ, vấn đề chọn trường, chọn ngành của học sinh trung học phổ thông không phải là vấn đề của riêng ai, đó là một vấn đề mang tính xã hội. Những mầm non tương lai của đất nước có chọn đúng ngành đúng nghề, đúng con đường cho mình, cống hiến hết khả năng của bản thân mình cho sự nghiệp của bản thân thì đất nước mới có thể phát triển bền vững và giàu mạnh. Nếu ngay từ điểm khởi đầu của nghề nghiệp các em lựa chọn, mà các em sai lầm, để rồi trong tương lai không có tình yêu với nghề với nghiệp mình đang làm, thì điều đó chắc chắn sẽ đem lại nhiều hậu quả khôn lường. Một bác sĩ không yêu nghề có thể gây chết người, một nhà chính trị không có hứng thú với công việc mình đang làm có thể bán nước. Hàng ngàn, hàng triệu những con người với định hướng sai lệch như thế sẽ là những tế bào ung thư phá hoại xã hội. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta phải chung tay giải quyết một vấn đề tưởng chừng như không có gì mới, nhưng lại chưa từng có cách giải quyết thỏa đáng này. Việc chọn tường, chọn ngành sai sẽ kéo theo hàng ngàn những hậu quả mà bản thân chúng ta không thể biết hết được. “Ý thức được tầm quan trọng của việc chọn trường, chọn ngành như thế, chúng tôi, những sinh viên chỉ vừa mới giờ này năm trước thôi, dấn thân vào một kỳ thi mà sức nặng của nó đặt trên vai tưởng chừng như có khi không thể chịu đựng nổi, dồn hết tâm hết sức mình vào một con đường mà chính bản thân mình cũng quá sức mù mờ về nó, chỉ mong rằng, năm nay, năm sau, và những năm sau nữa, sẽ càng ngày càng ít những sinh viên năm nhất vừa bước chân vào trường đại học, giống như chúng tôi đây, ngồi ngẩn ngơ ước gì thời gian 2277 quay trở lại, để chúng tôi làm lại từ đâu. Các em học sinh THPT hãy bản lĩnh lên, dám làm những gì mình muốn. Xã hội hãy tôn trọng các em, cho các em chọn lựa theo đúng năng khiếu, năng lực, theo đúng nguyện vọng, sở thích. Không phải cứ Ngoại thương, cứ Ngân hàng là giỏi, bởi xã hội không chỉ cần những nhà kinh tế giỏi, xã hội còn cần những giáo viên, những bác sĩ có tâm, những nhà văn, những kiến trúc sư yêu nghề, những diễn viên, ca sĩ tài năng Xã hội cần những người làm đúng theo năng lực của mình. Và để đạt được điều đó, chúng ta cần phải chung tay hành động ngay từ bây giờ”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.baokhanhhoa.vn/xa-hoi/giao-duc/201912/de-giao-duc-huong-nghiep-dat- hieu-qua-8141711/ [2] https://text.123doc.net/document/3373385-van-de-chon-truong-va-chon-nganh-cua- hoc-sinh-viet-nam-tu-goc-nhin-cua-sinh-vien.htm [3] https://duhoctranquang.edu.vn/nhung-hau-qua-khi-ban-chon-sai-nganh-hoc/ [4] https://kenh14.vn/nhom-nganh-kinh-doanh-quan-ly-va-phap-luat-duoc-chon-nhieu- nhat-de-xet-tuyen-dh-20190517175951712.chn [5] https://www.slideshare.net/anbcde5/yu-t-quyt-nh-chn-trng-htg-ca-hc-sinh-trung-hc-ph- thng-trn-a-bn-tnh-tin-giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_thuc_trang_va_dinh_huong_chon_truong_chon_nganh_cu.pdf
Tài liệu liên quan