Năm 2007, “chơi chứng khoán” đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước. Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thuật”. Cũng vào thời điểm đó, Jonathan Pincus – Kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội đã cảnh báo: “Thật điên rồ, tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện chứng khoán. Tôi không biết liệu có ai hiểu cái gì là giá trị của những công ty, song họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chính các nhà đầu tư đang phải chịu hậu quả thảm hại của “sự điên rồ” ấy. Vậy đâu là nguyên nhân? Phải chăng, việc giao dịch trong tập thông tin mờ, thông tin không đủ, thiên lệch hoặc có quá nhiều thông tin là nguyên nhân làm cho NĐT không có, hoặc mất dần cá tính đầu tư, thúc đẩy sự lây nhiễm đám đông và hiệu ứng bầy đàn trong đầu tư, tình trạng này làm NĐT dễ dàng chạy theo cái lợi trước mắt gây mất cân đối cho thị trường về lâu dài.
30 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Bộ môn: Tài chính tiền tệ
Giảng đường: TC khối 4
Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Hồng Việt Thành – TC 12
Nguyễn Văn Thịnh – TC 12
Đỗ Quốc Thịnh – TC 10
Nguyễn Hoàng Lâm – TC 10
GVHD: Nguyễn Anh Tuấn
“Tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi trên thị trường chứng khoán mà nó chỉ chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác.”
A.TỒNG QUAN ĐỀ TÀI:
I. Lí do chọn đề tài:
Năm 2007, “chơi chứng khoán” đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước. Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thuật”. Cũng vào thời điểm đó, Jonathan Pincus – Kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội đã cảnh báo: “Thật điên rồ, tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện chứng khoán. Tôi không biết liệu có ai hiểu cái gì là giá trị của những công ty, song họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chính các nhà đầu tư đang phải chịu hậu quả thảm hại của “sự điên rồ” ấy. Vậy đâu là nguyên nhân? Phải chăng, việc giao dịch trong tập thông tin mờ, thông tin không đủ, thiên lệch hoặc có quá nhiều thông tin là nguyên nhân làm cho NĐT không có, hoặc mất dần cá tính đầu tư, thúc đẩy sự lây nhiễm đám đông và hiệu ứng bầy đàn trong đầu tư, tình trạng này làm NĐT dễ dàng chạy theo cái lợi trước mắt gây mất cân đối cho thị trường về lâu dài.
Nhận thấy, hiện nay có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tâm lý học cũng như chứng khoán nhưng lại có rất ít đề tài kết hợp yếu tố tâm lý vào hành vi của nhà đầu tư.
Từ những trăn trở trên, nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu về yếu tố tâm lý nhà đầu tư khi tham gia TTCK VN để mọi người có cái nhìn khách quan hơn dưới những giác độ khác nhau từ đó trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết khi “lên sàn”.
II. Cấu trúc đề tài:
A. Phần mở đầu – Tổng quan đề tài
Lí do chọn đề tài
Cấu trúc đề tài
B. Phần I – Cơ sở lí thuyết
Khái niệm, đặc điểm tâm lí và tâm lí đám đông
Những yếu tố hình thành tâm lí NĐT
Hành vi tài chính của NĐT
C. Phần II – Thực trạng tâm lí NĐT trên TTCK VN
Tổng quan TTCK thành phố HCM từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2010 dưới góc độ tâm lý NĐT
Phân tích những yếu tố tâm lí NĐT
D. Phần III - Những tác động ảnh hưởng đến tâm lí NĐT
Những yếu tố khách quan
Tâm lí và văn hóa truyền thống
E. Phần IV – Kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam
Những kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán
Những trang bị cần thiết cho NĐT khi tham gia TTCK
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm, đặc điểm tâm lý và tâm lý đám đông:
1. Khái niệm tâm lí:
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết được nãy sinh từ các hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội, là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta, nó tham gia điều khiển, điều chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người. Nói cách khác tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến những hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và định hướng giá trị v.v…
Tâm lý phản ánh thế giới khách quan giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh.Và khi đã hình thành thì nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý liên quan chặt chẽ với hiện tượng khác trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … Cùng với các hiện tượng khác tâm lý giúp con người có động lực để hành động, định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động của mình làm cho các hoạt động đó thích nghi với thế giới, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn thiện thế giới và hoàn thiện cá nhân mình.
2. Tâm lý đám đông:
a. Khái niệm tâm lý đám đông:
Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; hoặc bởi tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng. Tức là ý thức cá nhân biến mất và có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một hướng. Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất.
Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu hướng, và cách thức ra quyết định.
b. Đặc điểm của đám đông:
Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông: cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là những cá thể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành động.
c. Đặc tính của đám đông:
Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông
Đám đông hầu như chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động của họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ.
Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông
Nguyên nhân của nó được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm theo một chiều nào đó.
Tính thái quá và tính phiến diện của tình cảm đám đông
Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính: chúng rất đơn giản và rất thái quá.
Đạo đức của đám đông
Đám đông thường tuân theo những bản năng thấp, bản năng này dựa trên sự tự bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những hành động cực kỳ cao thượng.
II. Những yếu tố hình thành tâm lý đám đông:
Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi ba nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân đầu tiên nằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên với cái cảm giác là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiến mình cho bản năng, điều mà khi chưa là thành viên của đám đông nó nhất thiết phải kiềm chế.
Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần, thành viên của có thể hy sinh mong muốn cá nhân cho mong muốn của cả tập thể.
Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với những cá tính của những người đó khi họ chưa là thành viên của đám đông.
III. Hành vi tài chính của đám đông:
1. Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý “đúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), hoặc tiếp nhận những thông tin sai lệch, không chính thống từ đó dẫn đến những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Có một số dạng lệch lạc trong nhận thức tiêu biểu trong thị trường chứng khoán như sau:
Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics): Dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi.
Lệch lạc do tình huống điển hình: Xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn.
Bảo thủ (conservatism): Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển vọng nền kinh tế chẳng hạn), người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi.
Quá tự tin (overconfidence): Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư tỏ ra quá tự tin vào những quyết đinh của mình.
Định nghĩa hẹp (narrow framing): Cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục.
Tính toán bất hợp lý (mental accounting): Xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng và tối đa hóa lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm.
2. Hành vi không hợp lí mang tính hệ thống:
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình).
Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài.
Tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng thường gọi là “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng. Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
B. Phần II – THỰC TRẠNG TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN TTCK VN
I. Tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu 2010 dưới góc độ tâm lí nhà đầu tư:
Các nguyên lý của tâm lý hành vi tài chính cho thấy, nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông. Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất. Một triết lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, bất cứ khi nào bạn bán cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ phiếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, người mua nghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nhịp đông kẻ mua- nhiều người bán. Sự sôi động của TTCK Việt Nam trong năm 2006-2007, cũng như sự ảm đạm của TTCK 2009 và tình trạng thảm hại nhất trong 10 năm vừa qua đã phản ánh phần nào triết lý ấy.
Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của TTCK Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngòai đổ lỗi cho sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên quy chung lại phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước- thiếu kiến thức cũng như không có kỳ vọng riêng, do đó chơi chứng khoán trong thời gian năm 2007 đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước. Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thuật”.
Nhưng câu chuyện TTCK thay đổi hoàn toàn trong năm 2008 – đầu năm 2009 khi chỉ số VN-Index liên tiếp giảm, liên tục tạo nên những đáy mới. Đúng là thật khó tiên liệu diễn biến trên TTCK Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% (2007) (số liệu VNExpress) nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động. Thậm chí cung không đủ cầu. Hay khi nhìn nhận thị trường ảm đạm (2008-2009) thì họ lại kéo nhau tháo lui mà không cần xem xét nguyên nhân.
Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Mọi lý thuyết có vẻ như hoàn toàn thất bại. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên TTCK.
II. Phân tích những yếu tố tâm lý của nhà đầu tư:
1. Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư:
a. Tâm lý trông chờ sự may rủi:
Dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn, một lời khuyên, một lời phát biểu mà không tự mình nghiên cứu để đưa ra các kết luận của chính mình về việc mua hay bán cổ phiếu nào, giá bao nhiêu, khi nào và tại sao.
Tâm lý đó khiến cho nhà đầu tư không tự nhìn vào chính mình để đánh giá mình, các quyết định của mình, và để tự chịu trách nhiệm. Và rất dễ dẫn đến việc trông chờ vào người khác, để hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng nếu việc dựa vào người khác đó không đem lại kết quả như mong muốn thì họ quay ra trách và đổ lỗi.
Hiện nay, phần lớn các NĐT khi tìm hiểu về một công ty để đầu tư cổ phiếu thường chỉ chú trọng vào tiêu chí ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động và tình hình sản xuất hiện tại của công ty. Mà phần lớn họ đã quên đi sự quan trọng của một số tiêu chí khác BCTC, tình hình SXKD của công ty từ 3-5 năm phát hành, các chỉ số tài chính lien quan đến cổ phiếu của công ty, các phân tích kỹ thuật, cơ bản của giới phân tích..... Rõ ràng nếu chỉ ưu tiên cho hai chỉ số này khi tìm hiểu thông tin về một cổ phiếu nào đó thì thật sự là rủi ro lớn, nó chỉ giúp NĐT tạm an tâm với những đầu tư tạm thời, ngắn hạn. Một tiêu chí quyết định mà thường các NĐT ít dành sự quan tâm là ban quản trị của công ty. Đây là nơi vạch ra những chính sách chiến lược cho sự phát triển của công ty. Nếu một công ty không có ban quản trị tốt ứng phó linh hoạt với mọi tình huống thì cũng đồng nghĩa sự đầu tư khó mà có thể mang lại lợi nhuận. Nhưng NĐT thường không có thói quen đi quá sâu vào tình hình cụ thể của công ty, đây rõ ràng cũng là nhược điểm lớn, vì một khi nắm giữ cổ phiếu của một công ty nào đó, NĐT đã trở thành người góp vốn.
Chính những tâm lý này khiến cho nhà đầu tư tự mình tước bỏ của mình một điều rất quan trọng-quyền biểu quyết bằng chính kiến và đồng tiền của mình-Biểu quyết về các cổ phiếu và công ty: Cổ phiếu nào là tốt, là không tốt, công ty nào hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả, ban lãnh đạo nào là giỏi hay không giỏi và qua đó gửi những thông điệp cho các công ty tốt làm tốt hơn, các công ty chưa tốt thì cải thiện tình hình và loại đi những công ty không tốt, không hiệu quả.
b. Thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư:
Thị trường chứng khoán có thể nói nó gần như là cuộc chơi theo quan niệm của nhiều người. Trong cuộc chơi này, luôn luôn có hai ý kiến phổ biến trái chiều nhau là chấp nhận rủi ro lớn trong quá trình đầu tư và một ý kiến khác cho rằng cần phải phân tích đầy đủ thông tin, hạn chế tối thiểu rủi ro và đa dạng hoạt động đầu tư. Như vậy nhà đầu tư luôn đề ra cho mình những lý tưởng đầu tư: Phải sẵn sàn chấp nhận rủi ro, phải phân tích đầy đủ thông tin khi ra quyết định…nhưng lý tưởng đó lại khác xa thực tế đầu tư của họ, chỉ với thông tin chưa chính thức (giá cổ phiếu đang nắm giữ rớt mạnh) thì phần lớn đã vội bán cổ phiếu. Nhìn lại lại thị trường cổ phiếu năm 2007 là giai đoạn bùng nổ. Chúng ta thấy được một điều rằng là các nhà đầu tư đã không dựa vào những nhận xét đánh giá của chính mình mà đã mua vào một cách ào ạt. Đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn so với giá trị thật của nó, TTGDCK Hà Nội tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Nhưng với nỗi sợ về một thị trường bong bóng các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Lập tức thị trường phản ứng một cách thoái hóa chỉ trong vòng một tháng giao dịch đã giảm 22,6%.
Nguyên nhân chính từ thiếu nhận định đầu tư, nhầm lẫn mục đích và tiêu chí đầu tư của chính cá nhân mình, từ đó thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư. Làm cho nhà đầu tư có sự thay đổi đầu tư khi rủi ro và những bất lợi diễn ra tren thị trường.
2. Hành vi không hợp lí mang tính tập thể:
a. TTCK và giá cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi tâm lý đám đông, bởi lòng tham và nỗi sợ hãi:
Rất hiếm ở nơi nào mà rất nhiều phiên hoặc chỉ có người bán, hoặc chỉ có người mua, đã lên thì lên kịch trần và đã xuống thì xuống cũng kịch sàn, đã lên thì dù có tin xấu cũng bị bỏ qua, xuống thì dù có tin tốt cũng không thể kéo lại.
TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với 145% , thậm chí đứng trên TTCK Thượng Hải với mức tăng 130%. Và đầu năm 2007 vẫn đang tăng 46% - cao nhất trên thế giới (Theo kết quả công bố của Sở Giao Dịch Chứng Khoán) Thị trường tăng mãnh liệt đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư trong nước và các chuyên gia chứng khoán kể cả những nhà quản lý thị trường. Kéo theo đó sự lo sợ nguy cơ hình thành bong bóng trên TTCK.
Nhiều nghiên cứu đã được đưa ra, cho rằng TTCK VN vẫn còn mang nặng yếu tố tâm lý mà ở đây là tâm lý đám đông phản ứng quá mức đối với thị trường. Tất nhiên đây cũng không phải là đặc sản của VN. Thị trường nhiều nước khác, ngay cả những nước phát triển, cũng có những giai đoạn tương tự. Vấn đề là dường như tâm lý bầy đàn hiện vẫn chi phối quá nhiều đến hành vi của đa số các nhà đầu tư cá nhân và ngay cả nhà đầu tư tổ chức.
Quay lại giai đoạn phát triển đỉnh cao của thị trường chứng khoán VN năm 2007, lúc đó dường như phong trào đầu tư rộ lên như là một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào trên khắp cả nước. Nhà đầu tư “ăn chứng khoán, ngủ cũng chứng khoán” rồi người ta kháo nhau rằng “Cứ mua được cổ phiếu là thắng”... Người nọ thấy người kia chỉ trong chốc lát và quá đơn giản để trở thành đại gia. Và thế là họ ùn ùn lao vào...
Đến giai đoạn thị trường bắt đầu rơi vào suy thoái và khủng hoảng thì tâm lý đám đông lại tiếp tục chi phối nhà đầu tư. Sự hoảng sợ và tháo chạy theo số đông tiếp tục kéo thị trường ngày càng giảm điểm mạnh hơn và tiệm cận về mức đáy khi tâm lý hoảng sợ kết thúc.
b. Hành vi đám đông của NĐT tại thành phố Hồ Chí Minh có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt của thị trường.
Sức nóng của TTCK còn “hút” cả anh hai lúa, bà bán đậu phộng đến ông xích lô… gom góp tiền dành dụm cả đời đổ vào chơi chứng khoán. Họ biết phân tích cổ phiếu, biết dự đoán khả năng hoạt động sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo tâm lý bầy đàn. Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả. Khuynh hướng (bản năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư cho rằng người khác sẽ có nhiều thông tin hơn. Và hệ quả của điều này, họ cảm thấy có sự thôi thúc ghê gớm đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt, có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp của TTCK Việt Nam, “sứ mệnh” đó nhiều lúc được giao cho nhà đầu tư nước ngoài.
C. CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ
I. Lãi suất chiết khấu:
1. Lãi suất:
Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Đối với hầu hết chúng ta thì thuật ngữ” lãi suất” có lẽ là không có gì xa lạ. Lãi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương (ở VN là ngân hàng nhà nước). Với những kiến thức liên quan đến bộ môn LTTCTT, trong phạm vi bài tiểu luận, chúng tôi xin đề cập trực tiếp đến tác động của lãi suất chiết khấu đến TTCK mà không nhắc lại một số khái niệm cơ bản.
a. Tác động dến thị trường chứng khoán:
Sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu đã ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hành vi của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp, nhưng không dừng lại ở đó,thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Như chúng ta đã biết, một trong những cách để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại. Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có giá trị một cổ phần. Gía chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau.
Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lượng doanh nghiệp trên TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm.
b. Tác động đến đầu tư:
Đối với nhiều nhà đầu tư, thị trường đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm là điều không hề mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá trị khoản đầu tư của mình sẽ không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp không tốt như mong đợi, chắc chắn không nhà đầu tư thông minh nào tiếp tục đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các cổ phần.
Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lãi suất chiết khấu, thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ. Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này tỷ suất sinh lợi phi rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ hội đầu tư tương tự trở nên hấp dẫn hơn. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục trung thành với các cổ phiếu thì họ sẽ nâng tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của mình lên để bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm một lượng gọi là phần bủ rủi ro. Tỷ suất sinh lợi mong đợi từ việc nắm giữ cổ phiếu bao gồm tổng của tỷ suất sinh lợi phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường. Dĩ nhiên là độ lớn của phần bù rủi ro khác nhau với mỗi nhà đầu tư, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như doanh nghiệp mà họ đầu tư. Tuy nhiên nói một cách tổng quát thì, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn như cũ hoặc thậm chí là thấp hơn, thì chắc là nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các lĩnh vực đầu tư khác.
II. Thị trường bất ổn trong hiện tại:
Có thể nói thị trường Việt Nam cũng là một trong những thị trường bất ổn nhất thế giới. Điều đó ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ mới 2 tháng đầu năm 2011 chỉ số CPI tăng cao vượt ngưỡng, tốc độ lạm phát tăng ảnh hưởng đến nhận định rủi ro cao cho NĐT. Hơn nữa kèm theo là giá xăng, giá điện tăng gây tâm lí hoang mang, lãi suất cao vì thế nhà đầu tư càng có xu hướng bỏ TTCK => thị trường chững lãi. Trong phạm vi kiến thức cho phép, chúng tôi đã nhận diện một số rủi ro trong thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến tâm lí NĐT.
1. Rủi ro do tính thanh khoản thấp:
Tính thanh khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc.
Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường. Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả lãi vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_tam_ly_nha_dau_tu_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_5002.doc