Phân tích tác phẩm văn chương

GS Nguyễn Văn Hạnh đưa ra ý kiến như sau : Nhìn chung, có thể phân biệt ba bình diện, ba “hình thức tồn tại” của tác phẩm, ba phương hướng nghiên cứu nó:

Nghiên cứu tác phẩm trong mối liên hệ với những tiền đề của nó;

Nghiên cứu tác phẩm như một hệ thống, một cấu trúc;

Nghiên cứu tác phẩm trong mối liên hệ với người đọc.

 

 

ppt326 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phân tích tác phẩm văn chương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa nguyệt đan cài Bên trong: đèn thức suốt canh dài – gương soi mặt người đẫm lệ – lò hương đốt thêm mê mải – đàn muốn cất lên mà dây đứt phím chùng Đọc thơ haikuKigo (quý ngữ) được hiểu là từ chỉ mùa. Trong trường hợp tác giả không dùng từ chỉ mùa trực tiếp thì có thể dùng kidai. Kidai không nhất thiết phải gọi tên trực tiếp các mùa mà chỉ cần nhắc đến những sự vật sự việc mang tính đặc trưng khiến người đọc liên tưởng đến một mùa nào đó trong năm, nhờ đó hiểu bối cảnh mà bài thơ được sáng tác.Ý nghĩa biểu đạt luôn vượt ra ngoài phạm vi ngôn ngữ, “ý tại ngôn ngoại”. Để có hiệu quả biểu đạt cao, từ ngữ dùng trong thơ phải có sức gợi tả rất lớn, có thể tạo hiệu ứng cảm xúc cho người đọc. Một bài haiku đôi khi cũng giống như một công án Thiền, với những hình ảnh và từ ngữ đơn giản và nhiều khoảng trống. Người đọc phải tự mình tham gia vào bài thơ để lấp đầy khoảng trống và nhận ra ý nghĩa sâu xa nhất mà tác giả gửi gắm.Một bài haiku thành công là một khoảnh khắc, một lát cắt sinh động ở mọi nơi, từ mọi góc độ trong thế giới, trong đó những hình ảnh đơn giản được đặt bên cạnh nhau làm phát sinh một nét nghĩa mới lạ, một cảm xúc đặc biệt. Vì thế, haiku giống như một công án mang lại khoảnh khắc “ngộ” cho người đọc thơ.Một số khái niệm mĩ học truyền thống Nhật Bản cần biếtMONO NO AWARE (cảm thức u sầu của con người xuất phát từ cảm nhận về một thế giới vô thường, luôn thay đổi)WABI (vẻ đẹp đơn sơ, không hoàn hảo nhưng có chiều sâu)SABI (ý thức về cái đẹp mang dáng vẻ cổ xưa, vẻ đẹp cũ kĩ rêu phong của tự nhiên lẫn vẻ đẹp cổ điển có tính lịch sử của đời sống con người)YOJO (cảm xúc còn lại trong tâm hồn sau khi quan sát một hình ảnh hay thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật - là nền tảng để hình thành khái niệm yugen)YUGEN (được hiểu là thế giới huyền bí, thế giới sâu thẳm ở bên trong đời sống con người - tính mơ hồ, nhiều dư vị vốn là một đặc trưng của thơ ca, vẻ đẹp của nỗi buồn và sự yên tĩnh trong cảm giác cô đơn)OKASHIMI (gần với quan niệm về nụ cười của người Nhật, tạo nên một không gian nghệ thuật thú vị, mang lại cho người đọc cảm giác vui tươi, phấn chấn)KARUMI (hướng đến sự thanh thoát mà con người tìm thấy ngay trong đời sống thực tại; khác với cảm thức wabi - sabi hướng về cõi sâu thẳm của tâm hồn trước khung cảnh tự nhiên)枯れ枝に Kare eda ni Trên cành khô烏のとまりけり Karasu no tomarikeri Quạ đậu秋の暮 Aki no kure Chiều tàn thu(Basho)古池や Furu ike ya Ao cũ蛙飛びこむ Kawazu tobikomu Con ếch nhảy vào水の音 Mizu no oto Vang tiếng nước xao (Basho) 短夜や Mijikayo ya Đêm mùa hạ trôi nhanh毛虫の上に Kemushi no ue ni Trên lưng sâu bướm露の玉 Shimo no tama Giọt sương còn long lanh (Buson)春雨 Haru ame ya Bên dòng Sumida鼠のなめる Nezumi no nameru Chú chuột kia uống nước隅田川 Sumidagawa Mưa mùa xuân pha(Issa)Đọc tác phẩm trữ tình hiện đại Ví dụ: Đọc thơ mớiĐọc thơ tượng trưng, siêu thựcĐọc thơ mớiChủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Đó chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lí trí với những quy tắc nghiêm ngặt trói buộc, kìm hãm tính sáng tạo và tình cảm của con người. Hoài Thanh giúp ta thấy tinh thần thơ mới chính là ở chữ “tôi”. Chữ “tôi” bây giờ là chữ “tôi” theo ý nghĩa tuyệt đối của nó khi ý thức cá nhân trỗi dậy. Phong trào Thơ Mới đã diễn tả những khát vọng, ước mơ, thể hiện trực tiếp và sâu sắc tiếng nói của cái tôi cá nhân tràn đầy cảm xúc.ĐÂY THÔN VĨ DẠMột cái tôi cô đơn đang dần chìm sâu vào mặc cảm chia lìa với cảm giác lo âu, hoài nghi của một thân phận đầy bi kịchMột cái tôi thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống và con người luôn ghi tạc trong tâm hồn bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế, về Vĩ DạMột hồn thơ độc đáo khi sáng tạo nên những vần thơ nhiều tha thiết, lắm băn khoăn, hình ảnh thơ đầy sáng tạo, đa nghĩa, có sự hòa quyện giữa thực và ảoTỪ ẤYMột cái tôi sung sướng, say sưa mãnh liệt trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sảnMột cái tôi có những chuyển biến tích cực về nhận thức và tình cảm dưới ánh sáng kì diệu của lí tưởng Một phong cách trữ tình công dân với hồn thơ rộng mở cùng nhiều hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm; giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hởĐọc thơ tượng trưngThơ tượng trưng là một trường phái ra đời vào cuối thế kỉ XIX ở Pháp. Lúc đầu nó bị công kích, lên án dữ dội, về sau được chấp nhận và có ảnh hưởng lan rộng khắp thế giới Với lối thơ này, các tác giả vận dụng những biểu tượng và phát huy cao độ nhạc tính để thể hiện cảm xúc, tình cảm Đặc điểm :Xoá bỏ cảm xúc của cái tôi cá nhân để chuyển thành cái tôi đa ngãXóa bỏ những kết hợp ngữ pháp theo quy tắc thông thường để tạo nên những kết hợp ngẫu nhiên, bất ngờXây dựng bài thơ dựa trên một loạt những hình ảnh tượng trưng ẩn dụ và người đọc muốn hiểu tác phẩm phải cắt nghĩa cho được những biểu tượng ấy  Đây là xương sống của thơ tượng trưngChủ trương xây dựng những mối tương quan độc đáo, khác lạ (giữa âm nhạc và màu sắc, giữa cảm xúc với nhau) – sử dụng đa dạng các hình thức ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)Rất xem trọng việc phát huy tính nhạc trong thơ, tính nhạc được tạo thành từ cách phối thanh, cách hình tượng âm nhạc hoặc các hình thức điệp độc đáoVề cụm từ “li-la li-la li-la” trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca Là một chuỗi âm thanh mô phỏng tiếng đàn ghi ta để mở đầu và khép lại cho bản nhạc - thơ về số phận người nghệ sĩ Tây Ban NhaGợi nhắc đến hình ảnh một loài hoa tượng trưng cho tâm hồn lãng mạn, số phận buồn thương của người nghệ sĩ cũng như tấm lòng chung thủy với con đường lí tưởng đã lựa chọn Cùng những yếu tố khác góp phần làm nên màu sắc văn hóa Tây Ban Nha cũng như tính nhạc cho bài thơ tự do mang âm hưởng tượng trưng siêu thực này2.2 Đọc tác phẩm tự sự theo các thể - dạng thức khác nhau Đọc tác phẩm tự sự dân gianĐọc tác phẩm tự sự cổ điển (trung đại)Đọc tác phẩm tự sự hiện đại Đọc tác phẩm tự sự dân gianVí dụ: Đọc truyền thuyết theo hướng tiếp cận lịch sửĐọc truyện cổ tích theo tif và motif Đọc truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” Gốc gác của Thục Phán Đôi nét về thành Cổ Loa Sự thật về nỏ thần Nguyên nhân mất nướcGốc gác của Thục PhánNăm 1963 khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện truyền thuyết “Cẩu chủa cheng Vùa”, (Chín chúa tranh vua) là câu truyện cổ rất phổ biến trong vùng đồng bào Tày, Cao Bằng. Truyền thuyết này còn được minh chứng bằng các di tích, di vật và địa danh cụ thể tại Cao Bằng → trong ký ức dân gian, An Dương Vương – Thục Phán luôn luôn là một người có công dựng nước, giữ nước, như một vị anh hùng được tôn kính. Gà trắng và Rùa vàng trong ý thức của dân tộc TàyHiện nay nhân dân vẫn coi Rùa vàng là thần rùa giúp sức, phù trợ nhân dân làm những việc tốt đẹp, ân nghĩa, chống lại ma quỷ, kẻ thùTrong dân tộc Tày, con Rùa được nhân dân quý trọng tôn thờ. Biểu tượng gà là “vật kí thác linh hồn”, gà gắn liền với bóng đêm và sự chết chóc; trong đồng bào Tày vẫn coi “Ma gà” (Phi Cáy) là hiện tượng đáng sợ, vì nó gây tai hoạ cho con người khi bị “Ma gà” nhập. Hiện nay người Tày vẫn coi gà trắng là “Cáy khoăn”, tức là gà gọi hồn. Đồng bào Tày kiêng nuôi gà trắng, kiêng thịt gà trắng trong những dịp lễ vui mừng. Như vậy là gà trắng đã thành tinh nó bị coi là con vật mang tai hoạ đến con người. Mỵ Châu - Áo lông ngỗngMỵ Châu cũng chính là biến âm của tiếng Tày “Mẻ Chủa” hay “Mẻ Chẩu” đều là Bà chúa, Bà chủ. Không chỉ như vậy mà những năm 1960 của thế kỷ trước ở Cao Bằng còn lưu truyền “Slửa Nộc Soa” (tức áo lông chim trĩ ) và “Slửa Nộc Cốt” (tức áo lông chim bìm bịp) và một loại sang hơn là “Slửa Cáy Nhùng” tức áo gà công. Đó là những chiếc áo gần với chiếc “áo lông ngỗng” của Mỵ Châu KẾT LUẬNGS. Đào Duy Anh : “Sự phát hiện truyền thuyết của người Tày trên kia đã khiến chúng tôi thay đổi ít nhiều ý kiến tranh cãi ức thuyết về sự thành lập nước Âu Lạc mà chúng tôi đã trình bày trong sách lịch sử cổ đại Việt Nam”. Từ thành Bản Phủ đến thành Cổ LoaHiện nay kinh đô xưa của nước Nam Cương vẫn còn dấu tích khá rõ nét, kinh đô Nam Bình lúc đó gồm hai vòng thành Vòng ngoài có chu vi khoảng 5km bao gồm cả một khu đồi thấp, phía Tây chạy song song với bờ Sông Bằng khoảng trên 1km.Thành Bản Phủ đến nay vẫn còn dấu tích khá rõ nét, thành được xây dựng ở một vị trí rất đẹp và quay mặt sang hướng Đông nam, thành có hình chữ nhật, chiều dài hơn hơn 100m, chiều rộng khoảng 70m. Đôi nét về thành Cổ LoaSơ đồ thành Cổ LoaMặt cắt của tường thành6 – 12 m5 – 12 m 20 – 30 m10 – 30 mChu vi:Vòng ngoài 8 kmVòng giữa 6,5 kmVòng trong 1,6 kmDiện tích trung tâm lên tới 2 km²Vấn đề nỏ thầnNgười dân sống gần di chỉ thành Cổ Loa khi làm ruộng đã đào được ở chân thành khu vực chợ Sa một ống đồng dài chừng nửa mét, hai đầu bịt kín, dọc thân trổ lỗ như cây sáo. Đây được đoán là bộ phận cài tên của chiếc nỏ (PGS Lê Đình Sỹ, nguyên Viện phó Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)Hàng vạn mũi tên đồng cũng đã đào được ở Cầu Vực, sát chân thành ngoại Cổ Loa. Đây là loại mũi tên ba cạnh, ba cánh đều nhau, chiều dài trung bình 6 cm. Bên cạnh đó có một số mũi tên dài 11 cm → MŨI LAO CHỨ KHÔNG PHẢI MŨI TÊN (Báo cáo của Vụ bảo tồn bảo tàng)Vũ khí đặc trưng của quân đội Âu Lạc phân biệt bằng kích thước:Giáo (13 – trên 15 cm)Lao (7 – dưới 13 cm)Tên (< 7 cm)(Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 1, tr.228)Sự thực về nỏ thầnMáy phóng lao với tiếng rít xé gió và tiếng trống đồngNỏ liên châu (liên cơ) được chế tạo công phuCách bố trí đội hình cung thủ (Cung thủ biên chế thành đội, mỗi đội chia thành năm hàng. Mỗi người trong hàng cách nhau 2m; hai hàng cách nhau 1m; tất cả hàng chẵn bước sang trái hoặc phải 1m; thứ tự bắn luân phiên; nếu tập thành thạo thì khoảng cách thời gian cho mỗi hàng bắn tên và nạp lại để bắn hết cơ số chỉ độ vài giây)(Phác họa lịch sử từ Hùng Vương đến Thục Phán – An Dương Vương, Phạm Đức Quý, tr.228 – 229)Nguyên nhân mất nướcTần Thủy Hoàng dùng cách gì để thâu tóm 6 nước còn lại?Trưởng thành từ nền văn hóa nhà Tần, Triệu Đà đã ứng xử như thế nào với Âu Lạc?Mất Âu Lạc do ai?Đọc truyện cổ tích “Tấm Cám” Tif truyện của TẤM CÁM:Thuộc tif truyện riêng được đánh số 51 trong hệ thống A – T Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương tây có tên là cô Tro Bếp (Cendrillon ở Pháp, Cinderella ở Anh, Cenerentola ở Ý, Cenusotca ở Rumani, Cernuska hay Doluska ở Nga...), vì vậy kiểu truyện này có tên là kiểu truyện cô Tro Bếp. Ở nước ngoài: Nàng Vaxilia xinh đẹp (Nga), Cô bé Lọ Lem (Đức, Pháp), Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), Cô Tro Bếp (Hy Lạp, Đức, Serbie, Pháp), Con cá vàng (Thái Lan), Truyện con rùa (Myanmar), Nêang-Cantóc (Campuchia), Onion và Garlic (Indonesia),.v.v.. Trong nước: Inh và Ính (dân tộc Pu péo), Pơ Ria Pơ Ró (dân tộc Chăm – H’roi), Ca-dong và Ha-lớc (Chăm-pa), Nàng Can-tóc và nàng Song Ang-cát (Khơ me),  Tua Gia Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý Noọng (dân tộc Thái), Gầu Nà Gầu Rềnh (người Mèo), Gơ-liu Gơ-lát (người Xrê - Tây Nguyên), Đôi giày vàng (Chăm), Ú và Cao (H’rê),.v.v..Hệ thống các motif cấu thành truyệnMotif mẹ ghẻ - con chồngMotif thử tháchMotif chiếc giày nhân duyên (motif “cái duy nhất”) Motif đánh tráo Motif trầm luân (tái sinh qua nhiều kiếp)Motif miếng trầu tái hồi (motif “cái duy nhất”) Motif trừng phạt (motif “nhận ra nhau và vạch mặt kẻ thù”) Motif dội nước sôi để rồi tái sinh – motif bắt chước không thành côngMotif mụ dì ghẻ - phù thủy ăn nhầm thịt conTẤM CÁM có phải là một phiên bản của LỌ LEM? Màu sắc đạo Phật Nhân vật thần kì đặc trưng: BUDDHA → BUD → ông BỤT Motif TRẦM LUÂNTấm (bị đẵn gốc cây, chết) → Chim vàng anh (bị giết) → Cây xoan đào (bị chặt) → Khung cửi (bị đốt) → Cây thị → Trái thị → Tấm.Can-tóc (bị dội nước sôi, chết) → Cây chuối (bị chặt) → Cây tre → Can-tóc (dân tộc Khơ-me)Tục ĂN TRẦU“Hoàng tử đi săn về, đến nhà bà lão, cầm miếng trầu têm rất khéo, chàng nhớ Pơ Ria rơi nước mắt Pơ Ria thương chồng chạy ra ôm chồng” (Pơ Ria Pơ Ró – dân tộc Chăm)“Vua ăn trầu lại thấy giống hệt của Ca-dong têm. Ca-dong trong buồng thở dài. Nghe tiếng, vua chạy vào thì gặp vợ” (Ca-dong và Ha-lớc – người Khơ - me)“Bà cụ đi qua, nghe có tiếng gọi, một hộp trầu tự nhiên rơi vào tay bà, có tiếng gọi bảo bà đưa đến cho hoàng tử Hoàng tử theo bà cụ đến bên cây thị, quả thị rơi xuống như lời khấn của bà cụ, rồi hóa thành Gơ-liu” (Gơ-liu Gơ-lát – người Xrê, Tây Nguyên)TẤM giết CÁM như vậy có quá độc ác? Chuyện dội nước sôi: trong hệ thống các nghi lễ trưởng thành của xã hội thị tộc có nghi thức “thử thách qua lửa đỏ - nước nóng để trưởng thành”Ở vùng Ghinê thượngỞ vùng đảo Victoria Ở Melanedi Chuyện dội nước sôi: trong hệ thống các truyện chủ đề xung đột anh em, chị em thường có sự xuất hiện của motif bắt chước không thành côngCây khế, Núi vàng núi bạc của người ViệtNgười tham vỡ bụng của người H'môngChàng trồng bí của người NùngAlan và Aly của người CatuCađốp và Cađéc của người ChămHai đứa mồ côi của người Katchin ở Miến ĐiệnChuyện làm mắm và cái chết của bà dì ghẻ: Sự thay thế chế độ nội tộc hôn của xã hội thị tộc mẫu hệ bằng chế độ hôn nhân của gia đình phụ hệ cho phép người đàn ông có nhiều vợ, làm nảy sinh ra cách nhìn người vợ sau (mẹ kế) như một người xa lạ, ghẻ lạnh và thù địch với người vợ trước và con đẻ của người vợ trước. Sự lạc bước và yếu dần đi của motif “Phù thủy ăn nhầm thịt con” TẤM MẸ CON CÁMỞ NHÀThường xuyên bị bóc lột, bị chà đạpLao độngChuyên bóc lộtHưởng thụMÂU THUẪN MANG TÍNH HUYẾT THỐNG → KHÓ GIẢI QUYẾTCUNG VUAChếtHóa thân để tồn tại Muốn trở về phải hành độngBỊ TRỊ - TÍCH CỰCGiết - Đánh tráoTrừ diệt tận cùngMuốn sung sướng phải hãm hạiTHỐNG TRỊ - TIÊU CỰCMÂU THUẪN MANG TÍNH Xà HỘI GIAI CẤP → GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂĐọc tác phẩm tự sự cổ điển (trung đại)Kiểu nhân vật có ngoại hình được khái quát cao với những tín hiệu thẩm mĩ đặc trưng; miêu tả thiên về hành động, nhấn mạnh hành động để tô đậm tính cách; là nhân vật của những xung đột.Phân loại :TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒITRUYỆN TRUYỀN KÌKhông gian hoành tráng với những trận thư hùng ác liệtThời gian chủ yếu theo lối biên niênBút pháp chủ yếu là lí tưởng hóa để tô đậm nhân vật anh hùngKhông gian vô định hướng Thời gian phi tuyến tínhNhân vật được cá nhân hóa cao với đời sống phức tạp, có số phận riêng, chịu trách nhiệm với những gì mình làmHỒI TRỐNG CỔ THÀNHĐANG LÚC CHƯA GIẢI QUYẾT HIỂU LẦM THÌ SÁI DƯƠNG DẪN QUÂN ĐẾNTRƯƠNG PHIQUAN VŨCàng lúc càng tức giận nghi ngờ hơn: “Không phải quân mã là gì kia?”Đưa ra thử thách: “Ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tướng ấy” ; và “thẳng cánh đánh trống”Giải quyết nghi ngờ : “nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”Lời nói: “Xem ta chém tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta.” Hành động: “Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”Nhận xét về hai nhân vậtTRƯƠNG PHIQUAN VŨTrương Phi là con người "thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi" trực tính không thích quanh co, mọi sự phải trắng đen rõ ràng. Nóng nảy, ngay thẳng (cương trực), thận trọng, trung nghĩa và biết nhậ lỗi.Tính cách của Trương Phi có mặt tốt là sự thẳng thắn; nhưng nó cũng dễ dẫn đến hành động lỗ mãng, thô bạo.Độ lượng, từ tốn và trung dũng giàu nghĩa khí.Khái niệm “trung nghĩa” của Quan Vũ còn nmơ hồ, mang tính ân oán cá nhân, nhập nhằng, dễ bị lợi dụng. Ý nghĩa của hồi trống Cổ ThànhTạo ra không khí chiến trận cho đoạn tríchCa ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa - cao đẹp, kết nghĩa vì lí tưởng chung, không phải vì quyền lợi riêng tư, là một hình thức tương thân tương ái chống lại các thế lực phi nghĩa.Đây là cửa quan thứ sáu, một cửa quan đặc biệt mà Quan Vũ phải trải qua; đầy kịch tính, bắt buộc ông phải chứng tỏ cả tài năng và cả tấm lòng trung nghĩa trước sau như một của mình Đọc tác phẩm tự sự hiện đại NHỮNG KHÁI NIỆM CỦA TỰ SỰ HỌCKẾT CẤU TRẦN THUẬT : “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn chương”. (Nhữ Bá Sĩ – TK XVIII)Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT: “Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, đánh giá các nhân vật và sự kiện.” Lí luận văn học (tập 2 : Tác phẩm và thể loại văn học) “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác là điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” (V.E.Khalizep) “Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật có thể giúp ta giải phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân tích cách cảm thụ, miêu tả và thái độ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.” (Trần Đình Sử) Muốn miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn điểm nhìn hợp lí. Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng. Thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể. Có thể gặp trong tác phẩm người trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình và người trần thuật lộ diện theo ngôi thứ nhất, đồng thời là nhân vật. Sự phân chia này hoàn toàn tương đối và thuần túy mang tính nghệ thuật, vì nhà văn phải chọn cách nào có hiệu quả hơn so với ý đồ nghệ thuật của mình.GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh”. (Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, M.B. Khravchenko) “Cái quan trọng trong tài năng văn học, và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì một tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Vâng, điều quan trọng là tiếng nói riêng của mình, những nốt đặc biệt của mình, những nốt không dễ tìm thấy ở trong cổ họng của bất kì một người nào khác Đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo” (Turghenev)→ Giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố tạo thành tính chỉnh thể của văn bản văn học. TIẾNG CHỬI CỦA CHÍ PHÈO “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?...”“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?...”“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?...”GIỌNG VĂN CỦA HAI ĐỨA TRẺ“Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.”“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”“Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”.“Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.”3. Đọc những tác phẩm có hiện tượng tương tác thể loại cần chú ý điều gì ?3.1 Đôi nét về sự tương tác thể loạiLịch sử văn học theo M.Bakhtin, “trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại”Khi nghiên cứu về tiểu thuyết, M.Bakhtin cũng đưa ra nhận xét : “Một vấn đề rất quan trọng và lý thú nữa là sự tác động qua lại giữa các thể loại trong tổng thể thống nhất của văn học từng thời kỳ”3.1 Đôi nét về sự tương tác thể loạiTheo ông, hiện nay chúng ta đang sống trong “thời của tiểu thuyết” nên “tất cả các thể loại bắt đầu âm vang một cách khác” Ông cho rằng tiểu thuyết là thể loại uyển chuyển, mềm dẻo hàng đầu; tiểu thuyết là thể loại không quy phạm, do đó, tiểu thuyết có thể "phá rào, bước qua mọi ranh giới đặc trưng của văn học - nghệ thuật" .TRỮ TÌNHKỊCH (SÂN KHẤU)VĂN CHÍNH LUẬNTRÀO PHÚNGTRUYỆN DU KÍTRUYỆN THƠ,TRƯỜNG CA HIỆN ĐẠITIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀTRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNGTIỂU THUYẾTKỊCH TỰ SỰVĂN TƯ LIỆU, GHI CHÉPVĂN KHOA HỌCTIỂU THUYẾT HOẠT KÊTHƠKỊCH TIỂU THUYẾT HÓATRỮ TÌNH HÓASỬ THI HÓATRUYỆN NGẮNKỊCH HÓATIỂU THUYẾTSỬ THI, TRUYỆN LỊCH SỬVĂN CHÍNH LUẬNKỊCH THƠ TỰ SỰTHƠ TRIẾT LUẬNTRƯỜNG CA HIỆN ĐẠITHƠKỊCH THƠ ?TỰ SỰSỬ THI, TRUYỆN LỊCH SỬ3.2 Những tác phẩm có hiện tượng tương tác thể loạiHai đứa trẻ – truyện ngắn trữ tình hóaChí Phèo – truyện ngắn tiểu thuyết hóaChữ người tử tù – truyện ngắn kịch hóaRừng xà nu – truyện ngắn sử thi hóaMột người Hà Nội – truyện ngắn kí hóa3.2 Những tác phẩm có hiện tượng tương tác thể loạiVội vàng – thơ triết luận (nghị luận) Đất Nước (NKĐ) – thơ chính luận Hạnh phúc của một tang gia – tiểu thuyết kịch hóa, phóng sự hóaVội vàng – thơ triết luậnVội vàng là gì? → GIẢI THÍCH Vì sao phải vội vàng? → CHỨNG MINHBiểu hiện cụ thể của vội vàng? → BÌNH LUẬNVì sao phải vội vàng?Vì tình yêu trần thế tha thiết và cuộc đời này thật tươi đẹp, căng tràn sức sốngVì nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.Biểu hiện cụ thể của vội vàng?Chạy đua với thời gian, gấp gáp hơn để sống mạnh mẽ, đủ đầy; thậm chí đón đầu, chặn bước thời gian, đoạt quyền tạo hóa, khống chế qui luật tự nhiên bằng tất cả khát vọng của cái tôi cá nhân mạnh mẽNhanh chóng, cuống quýt mở rộng các giác quan để tận hưởng cho thỏa những giây phút tuổi xuân hữu hạn của mình giữa mùa xuân vô hạn đẹp tươi của cuộc đờiVội vàng là gì?Trân trọng cái hiện thế (đối lập với quan niệm cũ thường “hoài cổ thương kim”)Xuất phát từ việc cảm nhận thời gian đầy tính mất mát nên phải sống gấp, sống tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình, tận hưởng những gì tươi đẹp mà cuộc đời ban tặng cho mìnhRừng xà nu – truyện ngắn sử thi hóaĐề tài - chủ đề : tái hiện lại số phận và con đường giải phóng của người Strá làng Xô Man, cũng là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộcNhân vật : được tái hiện chủ yếu bằng bút pháp lí tưởng hóa, được khai thác và xây dựng với những tính cách và phẩm chất kỳ vĩ, mạnh mẽ, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng, tiêu biểu cho cộng đồng, sống chết vì cộng đồng, dân tộcXây dựng hình tượng rừng xà nu với vẻ đẹp kì vĩ, vừa hiện thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng, được soi ngắm từ cuộc chiến đấu của dân tộc với mục đích làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc chiến ấyNgôn ngữ - giọng điệu trần thuật: phối hợp đa dạng những biện pháp tu từ đặc trưng cho sử thi (ẩn dụ, so sánh, trùng điệp, phóng đại, khoa trương), ngôn ngữ trang nhã, giàu cảm xúc kết hợp với giọng điệu trầm hùng, nhiều âm vang Nghệ thuật trần thuật: mang đậm tính sử thi (cuộc đời người anh hùng và cuộc chiến đấu mang màu sắc huyền thoại của dân làng được già làng kể trang trọng bên bếp lửa trong nhà ưng như muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những trang lịch sử hào hùng của cộng đồng - gợi nhớ tới lối kể “khan” ở các dân tộc thiểu số Tây Nguyên), rất thích hợp với nội dung tác phẩm và không gian văn hóa đậm chất Tây NguyênV. CHỈ RA ĐIỂM ĐẶC SẮCYêu cầuPhải tiến hành bước này để tổng kết lại về giá trị nội dung – nghệ thuật của tác phẩmChỉ có thể thực hiện bước này khi đã hoàn thành TỐT các bước trên, nhất là bước tổng hợp – so sánhPhải gọi tên được nét đặc sắc ấy, không nói chung chungPhải nhớ: “TÁC PHẨM NÀO CŨNG CÓ NÉT ĐẶC SẮC, NHƯNG CẦN CHỈ RA NÉT ĐỘC ĐÁO, RIÊNG BIỆT, ẤN TƯỢNG NHẤT”Vẻ đẹp bi tráng của bài thơ Tây Tiến Biểu hiện:Sự đan xen giữa những mất mát, đau thương và tinh thần hào hùng mạnh mẽBi: hoàn cảnh chiến đấu khốc liệt gian lao, những hi sinh mất mátTráng: tinh thần hiên ngang bất khuất, lí tưởng chiến đấu sáng ngời, tâm hồn hào hoa lãng mạnNhận xét:Vẻ đẹp này đã được thể hiện qua giọng điệu trang nghiêm; âm hưởng trầm hùng; ngôn ngữ giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphan_tich_tac_pham_van_chuong_1_1526.ppt
Tài liệu liên quan