Trong quá trình phát triển nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, việc nghiên cứu các tư tưởng, các học thuyết kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng. Gắn liền với mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ là các quan niệm khác nhau về các quy luật chi phối nền kinh tế trong quan hệ phân phối, trao đổi hay tiêu dùng và sử dụng giá trị – phạm trù kinh tế học cơ bản trong mọi thời đại, cũng như quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình tái sản xuất giá trị, tái sản xuất của cải xã hội loài người. Để hiểu một cách đầy đủ phạm trù giá trị chúng ta phải đi vào nghiên cứu sâu quá trình sản xuất và tái sản xuất hàng hoá. Trước Mác các nhà kinh tế học đã bắt đầu đi vào nghiên cứu phạm trù giá trị hàng hóa, đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu vấn đề này nhưng vẫn chưa phát hiện được tính hai mặt của lao động sản xuát hàng hoá, vẫn coi lao động là hàng hoá và là nhân tấ tạo ra giá trị , đây là một hạn chế mà đã được Mác khắc phục, kế thừa và phát triển sau này. Chính Mác là người đã có công đầu trong việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động, ông đi vào nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ hàng hoá và quá trình sản xuất hàng hoá giản đơn. Trong tác phẩm của mình ông viết “ tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này”. Đây là một phạm trù kinh tế mà chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ để hiểu rõ các học thuyết kinh tế của Mác, từ đó có những luận chứng, quan điểm riêng trong phương pháp tiếp cận các quan điểm kinh tế của ông. Mác đã chỉ ra trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m). Và toàn bộ giá trị hàng hoá bao gồm (c + v + m). Điều mà các nhà kinh tế học trước Mác chưa làm được. Được sự giúp đỡ và hướng tận tình của thầy giáo TS. Đặng Thắng nên tôi đã chọn và đi sâu vào nghiên cứu, phân tích quan điểm trên của Mác.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phân tích quan điểm của mác: "tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích quan điểm của mác: "tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này"
Lời nói đầu
Trong quá trình phát triển nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, việc nghiên cứu các tư tưởng, các học thuyết kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng. Gắn liền với mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ là các quan niệm khác nhau về các quy luật chi phối nền kinh tế trong quan hệ phân phối, trao đổi hay tiêu dùng và sử dụng giá trị – phạm trù kinh tế học cơ bản trong mọi thời đại, cũng như quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình tái sản xuất giá trị, tái sản xuất của cải xã hội loài người. Để hiểu một cách đầy đủ phạm trù giá trị chúng ta phải đi vào nghiên cứu sâu quá trình sản xuất và tái sản xuất hàng hoá. Trước Mác các nhà kinh tế học đã bắt đầu đi vào nghiên cứu phạm trù giá trị hàng hóa, đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu vấn đề này nhưng vẫn chưa phát hiện được tính hai mặt của lao động sản xuát hàng hoá, vẫn coi lao động là hàng hoá và là nhân tấ tạo ra giá trị , đây là một hạn chế mà đã được Mác khắc phục, kế thừa và phát triển sau này. Chính Mác là người đã có công đầu trong việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động, ông đi vào nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ hàng hoá và quá trình sản xuất hàng hoá giản đơn. Trong tác phẩm của mình ông viết “ tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này”. Đây là một phạm trù kinh tế mà chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ để hiểu rõ các học thuyết kinh tế của Mác, từ đó có những luận chứng, quan điểm riêng trong phương pháp tiếp cận các quan điểm kinh tế của ông. Mác đã chỉ ra trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m). Và toàn bộ giá trị hàng hoá bao gồm (c + v + m). Điều mà các nhà kinh tế học trước Mác chưa làm được. Được sự giúp đỡ và hướng tận tình của thầy giáo TS. Đặng Thắng nên tôi đã chọn và đi sâu vào nghiên cứu, phân tích quan điểm trên của Mác.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn và kiến thức còn ít ỏi nên bài viết này sẽ không tránh khỏi nhưng sai sót, hạn chế mong được sự thông cảm của thầy giáo và toàn thể các bạn học viên. Rất mong được sự đóng góp giúp đỡ để bài viết này được hoàn thiện hơn. Ngoài phần mở đàu và phần kết luận bài viết gồm các nội dung sau:
Phần I : Lý luận về giá trị lao động của các nhà kinh tế học truớc Mác..
I, Sự phát triển lý luận giá trị – lao động của trường phái cổ điển Anh (W.Petty, A. Smit, D.Recado)
II, Những đóng góp và hạn chế của trừơng phái cổ điển Anh về lý luận giá trị – lao động.
Phần II : Sự kế thừa, phát triển và phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của Mác
Phần I Lý luận về giá trị lao động của các nhà kinh tế học truớc Mác
I, Sự phát triển lý luận giá trị lao động của trường phái cổ điển Anh (W.Petty, A. Smit, D.Recado)
1. Lý thuyết giá trị - lao động của W. Petty
W. Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị - lao động. Ông đã đưa ra ba phạm trù về giá cả hàng hoá trong tác phẩm “ Bàn về thuế khoá và lệ phí “ là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị.
Ông cho rằng giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá. Nó do lao động của người sản xuất tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.
Nếu như giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá, thì giá cả nhân tạolà giá cả thị trường của hàng hoá. Ông viết “ Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên “. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường.
Về giá cả chính trị, W.Petty cho rằng, nó là một loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, nhưng trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường.
Đối với W.Petty, người đương thời của cách mạng tư sản và chiến tranh vệ quốc, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là chi phí lao động trong điều kiện bình thường, với giá cả chính trị, là lao động chi phí trong điều kiện chính trị không thuận lợi là điều có ý nghĩa to lớn.
W.Petty đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong một thời gian dài, lấy năng suất lao động trung bình trong nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên.
Từ đó có thể khẳng định W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết giá trị - lao động.
Tuy nhiên, lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Mặt khác, ông có luận điểm nổi tiếng là: “ Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải “. Về phương diện của cải vật chất, đó là công lao to lớn của ông. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị - lao động khi kết luận “ Lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Điều này là mầm mống của lý thuyết các nhân tố sản xuất tạo ra giá trị sau này.
2. Lý thuyết giá trị-lao động của A. Smith
So với W. Petty và trường phái trọng nông, lý thuyết giá trị - lao động của A. Smith có bước tiến đáng kể.
Trước hết, ông chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản suất đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị.
Ông phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định, giá trị sử dụng không khẳng định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm ích lợi quyết định giá trị trao đổi mà A.R.J.Turgot ủng hộ.
Khi phân tích giá trị hàng hoá, ông còn cho rằng, giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hoá, trong quan hệ số lượng với hàng hoá khác, còn trong nền sản suất hàng hoá phát triển, nó được biều hiện ở tiền.
Ông chỉ ra lượng hàng hoá là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định. Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị hàng hoá. Trong cùng một thời gian, lao động chuyên môn, phức tạp sẽ tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn lao động không có chuyên môn hay lao động giản đơn.
A. Smith đưa ra hai định nghĩa về giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Ông viết: “ Nếu giá cả của một loại hàng hoá nào đó phù hợp với những gì cần thiết cho thanh toán về địa tô, trả lương cho công nhân và lợi nhuận cho tư bản được chi phí cho khai thác, chế biến và đưa ra thị trường, thì có thể nói hàng hoá đó được bán theo giá cả tự nhiên. Nó có thể cao hơn, thấp hơn hay trùng hợp với giá cả tự nhiên. Theo ông, giá cả tự nhiên có tính chất khách quan, còn giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngoài giá cả tự nhiên, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các loại độc quyền khác.
Tuy nhiên, lý thuyết giá trị - lao động của A.Smith còn nhiều hạn chế. Ông nêu lên hai định nghĩa:
Thứ nhất, giá trị do lao động hao phí để sản suất hàng hoá quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Với định nghĩa này, ông là người đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động.
Thứ hai, ông cho rằng, giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá quyết định. Từ định nghĩa này, ông suy ra giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế giản đơn. Còn trong nền kinh tế TBCN, giá trị do các nguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền lương cộng với lợi nhuận và địa tô. Ông viết: “ Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi nào “. Tư tưởng này xa rời lý thuyết giá trị - lao động.
3. Lý thuyết giá trị-lao động của D.Ricardo
Trong lý thuyết giá trị - lao động cũng như các lý thuyết khác, D.Ricardo dựa vào lý thuyết của A.Smith, kế thừa và phát triển tư tưởng của A.Smith.
Ông phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không phải là thước đo của nó. Trừ một số ít hàng hoá khan hiếm, thì giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi, còn đại đa số hàng hoá khác, giá trị do lao động quyết định.
Vì giá trị trao đổi là giá trị tương đối được biểu hiện ở một số lượng nhất định của hàng hoá khác (hay tiền tệ) nên D.Ricardo đặt vấn đề là bên cạnh giá trị tương đối, còn tồn tại giá trị tuyệt đối. Đó là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết tinh. Giá trị trao đổi là hình thức cần thiết và có khả năng duy nhất để biểu hiện giá trị tuyệt đối.
D.Ricardo soát xét lại giá trị của A.Smith, gạt bỏ những chỗ thừa và mâu thuẫn trong lý thuyết kinh tế của A.Smith. chẳng hạn, trong hai định nghĩa về giá trị của A.Smith, D.Ricardo chỉ ra định nghĩa “ Giá trị do lao động hao phí quyết định “ là đúng, còn định nghĩa “ Giá trị lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định “ là không đúng. Theo D. Ricardo, không phải chỉ trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, mà ngay cả trong nền sản xuất lớn TBCN, giá trị vẫn do lao động quyết định. Ông chỉ ra rằng, trong cơ cấu giá trị hàng hoá phải bao gồm ba bộ phận là C + V + M, chứ không thể loại C ra khỏi giá trị sản phẩm như A.Smith đã làm. Tuy nhiên ông chưa phân tích được sự chuyển dịch C vào sản phẩm mới diễn ra như thế nào. Ông có ý định phân tích lao động giản đơn và lao động phức tạp, quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Ông nói rằng, lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị hàng hoá, song lại cho rằng, lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
Phương pháp nghiên cứu giá trị hàng hoá của ông còn có tính siêu hình. Ông coi giá trị phạm trù là vĩnh viễn, đó là thuộc tính của mọi vật. Ông không thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, vì chưa có được lý thuyết tính hai mặt của lao động, ông chịu ảnh hưởng của tính khan hiếm quyết định giá trị, ông chưa phân biệt được tính giá trị hàng hoá với giá cả sản xuất, mặc dù ông có nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận.
II. Những đóng góp và hạn chế của trừơng phái cổ điển Anh về lý luận giá trị lao động.
1, Đóng góp
Có thể nói trường phái cổ điển Anh đã có công lao đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu ra các phạm trù, quy lật kinh tế đặc biệt là phạ trù giá trị lao động nó đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và phát minh mới cho các nhà khoa học kinh tế sau này trong đó có Mác. Trường phái cổ điển Anh bắt đầu từ W.Petty là người đầu tiên đặt nề móng cho lý thuyết giá trị lao động và kết thúc ở D.Recardo, các nhà kinh tế giai đoạn này đã đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp, đã nêu ra các phạm trù giá trị, giá cả tự nhiên và giá cả thị trường của hàng hoá, phân biệt rõ hai thuộc tính của hang hoá là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
2, Hạn chế
Ngoài những đóng góp trên, trường phái cổ điển Anh còn tồn tại trong học thuyết của mình nhiều hạn chế đó là :
W.Petty chỉ thừa nhận khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc và đồng thời ông còn cho rằng cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Còn A.Smith đề cao vai trò của lao động và cho rằng trong nền kinh tế giản đơn lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị, trong nề kinh tế TBCN giá trị do các nguồn thu nhập tạo thàn, nó bằng tiền lương cộng với lợi nhuận và địa tô. Đến D.Ricardo vẫn cho rằng giá trị do lao động quyết định, chưa thấy được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng, chưa phân biệt được giá trị hàng hoá với giá cả sản xuất.
Tóm lại trường phái cổ điển Anh chủ yếu nghiên cứu quá trình sản xuất và tái sản uất hàng hoá trong nề kinh tế giản đơn cho nên chưa thấy được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, không phân biệt được lao động giản đơn và lao động phức tạp. Chưa nêu lên được bản chất của giá trị hàng hoá là do hao phí sức lao động tạo ra chứ không phải do lao động thuần tuý tạo ra.
Phần II
Sự kế thừa, phát triển và phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của Mác
Kế thừa những bậc tiền bối đi trước, trong đó có trường phái cổ diiển Anh Mác và Anghen đã nghiên cứu và có những đóng góp to lớn về lý luận kinh tế. Đặc biệt là việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, lĩnh vực mà các nhà kinh tế học tiền bối chưa làm được. Để thấy được vai trò tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa với việc hình thành một hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị chúng ta đi vào nghiên cứu một số lĩnh vực sau :
Trước hết: có thể khẳng định Mác là người đầu tiên trong lịch sử các học thuyết kinh tế phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Ông khẳng định “ Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt ấy của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị học xoay quanh quan điểm này ”. Nội dung tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có thể khái quát như sau.
Một quá trình lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt. Một mặt nó là quát trình lao động cụ thể, lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, có đối tượng riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ ( C) và trong giá trị của sản phẩm mới. Mặt khác, nó là quá trình lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lực của con người nói chung, không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào. Lao động trừu tượng sáng tạo ra giá trị mới (V+m). Toàn bộ giá trị hàng hoá do lao động làm ra trong quá trình lao động là ( C+V+m). Việc Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã giúp ông hoàn thiện lý luận về giá trị - lao động mà các tác giả trước đó không làm được. Lý luận giá trị lao động mà Mác là người hoàn thiện, với nội dung là : giá trị hàng hoá là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Lượng giá trị của hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra nó. Trên thị trường, lượng giá trị của hàng hoá được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết trong điều kiện trung bình. Như vậy muốn được lợi người sản xuất hàng hoá phải quan tâm làm sao cho hao phí thời gian lao động cá biệt của mình thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. Rõ ràng nhờ phân biệt được tính hai mặt của lao động mà đã có cơ sở để hoàn thiện lý luận giá trị lao động và khẳng định chính lao động trừu tượng là nguồn gốc của giá trị, nó tạo nên giá trị
Hai là: Cũng nhờ việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động trong sản xuất đã giúp Mác tìm ra chiếc chìa khoá để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Khi xem xét nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận tư bản được sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất, có bộ phận được sử dụng vào sản xuất lại bị tiêu hao toàn bộ và chuyển biến giá trị của nó vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được Mác gọi là tư bản bất biến và ký hiệu là (C). Một bộ phần tư bản dùng để mua sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, Mác gọi đó là tư bản khả biến và ký hiệu là (V). Rõ ràng là từ chỗ phân biệt được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã dẫn tới việc phân chia tư bản thành hai bộ phận là tư bản bất biết và tư bản khả biến là cơ sở cho việc khẳng định chỉ có lao động của người công nhân mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Ba là: Nhờ vào việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá dẫn tới việc hoàn thiện được lý luận giá trị - lao động và từ đó dựa vào lý luận này có thể phân tích một cách khoa học các lý luận kinh tế khác trong đó phải nói tới lý luận giá trị thặng dư. Lý luận này đã vạch rõ được nguồn gốc giá trị thặng dư, từ đó phân tích một cách sâu sác bản chất bóc lột tinh vi của chủ nghĩa tư bản, đó là bóc lột lao động không công của người công nhân làm thuê. Lý luận giá trị thăng dư được coi là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế chính trị của Mác, từ lý luận này đã đưa tới hàng loạt những khái niệm, những phạm trù của kinh tế chính trị học của Mác.
+ Lý luận giá trị thặng dư với các phạm trù như :
- Giá trị thặng dư (m) là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không;
-Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ số tính theo (%) giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó m’ = m/V* 100 (%);
- Khối lượng giá trị thặng dư (M) là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến (V) đã được sử dụng M = m’*V
+ Giá trị thặng dư được phân chia giữa các nhà tư bản, nó biểu hiện thành lợi nhuận (P) của các doanh nghiêp, lợi tức (Z) của tư bản cho vay và địa tô của chủ đất.
Như vậy các phạm trù lợi nhuận; lợi tức của tư bản cho vay; địa tô của chủ đất thực chất đều là giá trị thặng dư do người công nhân làm thuê tạo ra trong quá trình lao động sản xuất
+ Từ lý luận giá trị thặng dư Mác đã vạch ra được cơ chế chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuân (P); lợi nhuận bình quân (P); giá trị hàng hoá (C+V+m) thành giá cả sản xuât ( K+P) trong điều kiện tự do canh tranh, từ đó làm cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề như : địa tô tuyệt đối; địa tô chênh lệch mà các nhà lý luận trước đó không giải quyết được.
Bốn là: Từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá dẫn tới việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, Mác đã nghiên cứu quá trình tích luỹ tư bản, xem xét cấu tạo kỹ thuật và giá trị của tư bản xem xét mối quan hệ giữa chúng, từ đó đưa ra được cấu tạo hữu cơ của tư bản(C/V). Cấu tạo hưu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuận của tư bản quyết định, và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.
Năm là: Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động: lao động cụ thể và lao động trừ tượng, từ đó phát hiện ra phạm trù sức lao động. Sức lao động là toàn bộ sức lực tồn tại trong cơ thể của người lao động, nó là tiềm năng và sẽ được sử dụng để tạo ra hàng hoá trong quá trình sản xuất. Trong điều kiện không còn tư liệu sản xuất và được tư do về thân thể thì muốn tồn tại, thì người có sức lao động sẽ phải bán sức lao động cho nhà tư bản lúc này xuất hiện khái niệm hàng hoá sức lao động. Việc bán sức lao động cho nhà tư bản nghĩa là làm thuê cho nhà tư bản và nhận được một khoản thu nhập do bán sức lao động đó chính là tiền lương...
Tóm lại: Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng, chính là cốt lõi, là cơ sở để hoàn thiện lý luận giá trị - lao động, để xây dựng lý luận giá trị thặng dư, và từ đó góp phần hình thành nên các phạm trù của kinh tế chính trị.
kết luận
Như vậy, qua nghiên cứu phạm trù giá trị – lao động của các nhà kinh tế học trước Mác chúng ta đã thấy được những mặt hạn chế và đóng góp của họ, họ chính là những người đã tiên phong trong việc nêu ra phạm trù giá trị-lao động. Trên cơ sở phê phán các quan điểm của W.Petty, A.Smith, D.Ricardo Mác đã kế thừa và phát triển các quan điểm về lý luận giá trị lao động đó. Lần đầu tiên, giá trị được xem xét như là quan hệ sản xuất xã hội của những người sản xuất hàng hoá, còn hàng hoá là nhân tố tế bào của xã hội tư sản. Mác phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trừu tượng, lao động tư nhân và lao động xã hội. Chỉ rõ lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá và giá trị là phạm trù lịch sử. Mác định nghĩa lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết; chỉ ra ảnh hưởng khác nhau tới lượng gía trị hàng hoá của lao động giả đơn và lao động phức tạp.
Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở của phát hiện này , Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa kinh tế chính trị. Nhờ phát hiện này, lần đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh tế, Mác đã xây dựng học thuyết giá trị – lao động một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Đồng thời, dựa vào phát hiện này Mác đã trình bày một cách khoa học hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa mà trước đó, chưa một ai có thể làm được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K4645.DOC