‘Phân tích những mối liên kết môi trường – nghèo đói còn rất yếu…’ 1 Quá trình PRSP và Môi trường – trường hợp của Việt Nam

Giai đoạn xây dựng tài liệu Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo (PRSP) của Việt Nam:

Do sức ép vềmặt thời gian trong quá trình đàm phán với QuỹTiền tệQuốc tếvà Ngân

hàng Thếgiới, Chính phủViệt Nam đã soạn thảo Tài liệu Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo

tạm thời (I-PRSP). Tài liệu này gắn kết chặt chẽvới Chiến lược Phát triển Kinh tế- Xã

hội, giai đoạn 2001-2010 và các chính sách quan trọng khác của Chính phủViệt Nam.

Chiến lược Toàn diện vềTăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam đã

được xây dựng ngay sau khi Tài liệu I-PRSP được thông qua. Xét vềhệthống cấp bậc

các chính sách của Chính phủ, CPRGS có cấp độtương quan thấp hơn so với Chiến lược

Phát triển dài hạn và Kếhoạch 5 năm.

Song song với quá trình lập kếhoạch quốc gia, BộKhoa học, Công nghệvà Môi trường

(trước đây) cũng chuẩn bị“Chiến lược Bảo vệMôi trường Quốc gia của Việt Nam” cho

giai đoạn 2001-2010. Chiến lược này đã hình thành lên một khung phối hợp và thực hiện

các chương trình bảo vệmôi trường và sửdụng bền vững các nguồn tài nguyên.

Mối liên kết giữa môi trường và đói nghèo trong CPRGS: Ban đầu các vấn đềmôi

trường đã không được nhắc đến trong Tài liệu I-PRSP. Sau đó chúng đã được đưa vào

Tài liệu CPRGS, tuy rằng việc phân tích các mối liên kết giữa môi trường và tình trạng đói

nghèo vẫn còn yếu. Phần đềcập tới môi trường (gồm hai trang) chủyếu phản ánh cách

tiếp cận “đơn ngành”. Hầu hết các bên liên quan đều nhất trí rằng chưa có nỗlực mang

tính hệthống nhằm lồng ghép các nguyên tắc môi trường bền vững vào các chương trình

trọng điểm của CPRGS. Ngoại trừphần đềcập đến các ‘cơsởhạtầng lớn’ được bổsung

vào một năm sau đó, các vấn đềmôi trường chưa được lồng ghép vào trong các chính

sách ngành và trong các mục tiêu mà CPRGS đềra.

Vấn đềmôi trường và đói nghèo, và CPRGS: CPRGS đã nhìn nhận tăng trưởng kinh tế

nhanh là chìa khoá đểgiải quyết vấn đềgiảm nghèo, và trong giai đoạn dài hơn là giải

quyết cảtính bền vững vềmặt môi trường. Theo quan điểm này, tăng trưởng kinh tế

nhanh (và giảm nghèo là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế) cần được ưu tiên hàng đầu,

ngay cảkhi tăng trưởng này có thểtrước mắt sẽgây những ảnh hưởng tiêu cực tới môi

trường. “Những quan điểm/lập luận khác”, không được nhắc đến trong CPRGS, nhưng

nghe được từnhững bên liên quan của phía Việt Nam, đã đềcập tới những sáng kiến có

sựtham gia của cộng đồng và những công nghệ được vận dụng phù hợp với điều kiện địa

phương, được hỗtrợbởi các phương tiện thông tin đại chúng, và những đóng góp tương

ứng của chúng đã giúp lồng ghép tốt hơn giữa phát triển kinh tếvới xoá đói giảm nghèo

và bảo vệmôi trường.

pdf79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu ‘Phân tích những mối liên kết môi trường – nghèo đói còn rất yếu…’ 1 Quá trình PRSP và Môi trường – trường hợp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfprsp_vietnam_country_review_vt.pdf