Trong vài thập kỷ qua, tốc độ cơ giới hóa nhanh chóng, đặc biệt là sự bùng nổ sử dụng xe gắn
máy và các phương tiện cơ giới cá nhân khác, trong điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng, ý
thức người tham gia giao thông và quản lý giao thông là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng nghiêm trọng của tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam.
Hiện nay, tình trạng lạm dụng rượu, bia trong sinh hoạt đang trở thành vấn đề nóng, gây bức
xúc trong dư luận xã hội. Rượu, bia đặc biệt nguy hiểm đối với những người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông. Lái xe trong trạng thái thiếu tỉnh táo làm chủ hành vi không
chỉ đặt người lái xe vào nguy hiểm, mà nó còn đe dọa sức khỏe và tính mạng của hành khách
trên xe và tất cả những người tham gia giao thông khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
tác hại của rượu, bia liên quan đến tai nạn giao thông đặc biệt đáng báo động ở các nước đang
phát triển, nơi mà việc tiêu thụ rượu, bia tăng cao. Số liệu thống kê tại Việt Nam cho thấy
khoảng 40% các vụ tai nạn giao thông (trong đó có 11% bị tử vong) là có liên quan đến rượu
bia.
Bài báo giới thiệu phương thức tiếp cận nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và
hậu quả của hành vi sử dụng rượu bia của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp triệt để, đồng bộ để giải quyết hiệu quả thực trạng này.
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phân tích hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Tiếp cận bằng phương pháp phân tích nguyên nhân – kết quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phân tích hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông:
Tiếp cận bằng phương pháp phân tích nguyên nhân – kết quả
TS. Lê Thu Huyền
Bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT
Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt:
Trong vài thập kỷ qua, tốc độ cơ giới hóa nhanh chóng, đặc biệt là sự bùng nổ sử dụng xe gắn
máy và các phương tiện cơ giới cá nhân khác, trong điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng, ý
thức người tham gia giao thông và quản lý giao thông là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng nghiêm trọng của tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam.
Hiện nay, tình trạng lạm dụng rượu, bia trong sinh hoạt đang trở thành vấn đề nóng, gây bức
xúc trong dư luận xã hội. Rượu, bia đặc biệt nguy hiểm đối với những người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông. Lái xe trong trạng thái thiếu tỉnh táo làm chủ hành vi không
chỉ đặt người lái xe vào nguy hiểm, mà nó còn đe dọa sức khỏe và tính mạng của hành khách
trên xe và tất cả những người tham gia giao thông khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
tác hại của rượu, bia liên quan đến tai nạn giao thông đặc biệt đáng báo động ở các nước đang
phát triển, nơi mà việc tiêu thụ rượu, bia tăng cao. Số liệu thống kê tại Việt Nam cho thấy
khoảng 40% các vụ tai nạn giao thông (trong đó có 11% bị tử vong) là có liên quan đến rượu
bia.
Bài báo giới thiệu phương thức tiếp cận nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và
hậu quả của hành vi sử dụng rượu bia của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp triệt để, đồng bộ để giải quyết hiệu quả thực trạng này.
Abstract
In recent decades, the high speed of motorization in traffic, especially the boombing increasing of
motorcycles and other motorized vehicles, in the limited condition of infrastructure, along with
limitation of driver awareness and traffic management ability are the main causes leading to the
increasing in number and seriousness level of road traffic accident in Vietnam.
Currently, the situation of abusing alcohol drinking is becoming the hot topic, attracting the high
attention in the society. Alcohol drinking is seriously dangerous to drivers participating in the traffic
flow. Impaired driving not only puts the driver at risk -- it threatens the lives of passengers and all
others who share the road.Under the WHO’s report (2012), the accidents related to alcohol is in an
emergency case in developing countries with the high rate of alcohol drinking. Statistics data in
Vietnam shows that about 40% traffic accidents (with 11% fatalities) are involved with alcohol.
The paper introduces the approach of analyzing the relationship between causes and
consequences/effects of the behavior of alcohol drinking of traffic participants. From that, it can be
proposed comprehensive and consistent solutions for such situation.
1. Tổng quan về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2010) thì ở hầu hết các nước có mức thu nhập cao,
khoảng 20% lái xe bị thương tích dẫn đến tử vong có lượng cồn trong máu vượt quá giới hạn
2
hợp pháp; ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình thì từ 33% - 69% lái xe bị thương
tích tử vong, 8% - 29% lái xe bị các chấn thương không tử vong có sử dụng rượu, bia trước
khi xảy ra TNGT. Đặc biệt đối với những lái xe chuyên nghiệp thì mức độ tác hại gây ra khi
sử dụng rượu bia trong quá trình điều khiển phương tiện sẽ không chỉ có thể xảy ra đối với
riêng bản thân người lái xe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, tài sản của nhiều
người khác. Một số ví dụ trên thế giới như: Tại Bangalore, Ấn Độ, 28% số vụ tai nạn giao
thông xảy ra ở nam giới từ 15 tuổi trở lên có sử dụng rượu, bia. Ở Thái Lan, gần 44% nạn
nhân thương tích giao thông điều tra tại bệnh viện công có mức BAC là 0,1g/100ml hoặc cao
hơn. Tại Mỹ, nửa triệu người bị thương và 17.000 người bị chết mỗi năm do các vụ va chạm
giao thông liên quan đến sử dụng chất có cồn khi lái xe. Hầu hết 40% trong tổng số trường
hợp thanh niên tử vong do giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ chất
có cồn.
Một số nghiên cứu TNGT ở bệnh viện Việt Đức và Saint Paul gần đây cho thấy nạn nhân bị
TNGT có nồng độ cồn trong máu chiếm tỷ lệ 62%. Viện Pháp y Quốc gia xét nghiệm 500
nạn nhân tử vong thì có 34% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép. Nhiều
chuyên gia ước tính nguyên nhân TNGT do uống rượu, bia phải trên 40%, bao gồm cả
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.
Tai nạn giao thông đường bộ cũng là gánh nặng kinh tế cho gia đình và cộng đồng. Trên cơ
sở đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2014), các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại cho Việt
nam khoảng 885triệu USD mỗi năm, trong khi chi phí y tế của chính phủ là khoảng 3 tỷ đô.
Chi phí cơ hội của các gia đình còn lớn hơn do khả năng suy giảm sức lao động của người bị
tai nạn, dẫn đến giảm thu nhập hộ gia đình. Một nghiên cứu (số liệu của bệnh viện Việt Đức,
2015) đã chỉ ra rằng 60% nạn nhân tai nạn giao thông bị tổn thương não không thể thực hiện
được các hoạt động hàng ngày và không thể quay lại làm việc sau tai nạn.
Trên thế giới, mỗi năm chi phí cho va chạm giao thông đường bộ là 518 tỉ đô la Mỹ. Thiệt hại
do va chạm giao thông đường bộ chiếm 1-5% tổng sản phẩm quốc nội ở các nước thu nhập
cao có thể dẫn chứng như:
+ Tại Mỹ, thiệt hại kinh tế do các vụ va chạm giao thông liên quan đến rượu, bia là 51,1 tỉ
USD mỗi năm
+ Tại Nam Phi, tổng chi phí trung bình hàng năm cho hệ thống y tế của nước này là 46,4
triệu USD, riêng chi phí cho tai nạn giao thông do rượu, bia lên đến 14 triệu USD.
+ Tại Thái Lan, 30% số vụ tai nạn giao thông có liên quan đến sử dụng rượu, bia. Điều đó
có nghĩa là tổng chi phí cho tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia là 1 tỉ USD/năm
(trong tổng chi phí do tai nạn giao thông là 3 tỉ USD).
Nghiên cứu của Quỹ An toàn giao thông đường bộ (Safe Roads for youth, a research action
project in emerging countries) (2014) cũng xác định hiện trạng lạm dụng rượu bia tại Việt
nam. Trong đó, sử dụng rượu bia đứng thứ hai trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các
tai nạn giao thông đường bộ gây thương tật suốt đời. Cũng theo báo cáo này, số liệu thống kê
tại các bệnh viện miền Trung cho thấy 60% các nam thanh niên điều trị tại Khoa cấp cứu do
tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá ngưỡng cho phép.
3
2. Quan hệ nguyên nhân-kết quả trong hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia GT
Hàh vi tham gia giao thông là thuật ngữ đã được đơn giản hóa, sử dụng trong kỹ thuật giao
thông nhằm mô tả các hành động và xu hướng thay đổi của người lái xe khi tham gia giao
thông trong các tình huống khác nhau. Trong quá trình tham gia giao thông, hành vi là kết
quả (biến phụ thuộc) của một tổ hợp phức tạp các yếu tố (đầu vào) môi trường giao thông (cơ
sở hạ tầng, phương tiện, dòng giao thông,) và các yếu tố cá nhân (nhận thức, hiểu biết, kỹ
năng,). Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông không chỉ hướng tới hành vi của người
điều khiển phương tiện cơ giới cá nhân mà còn đề cập tới người đi bộ, người đi xe đạp, và
người điều khiển các phương tiện khác như xe buýt, xe tải, taxi, xe công (cứu hoả, cảnh sát,..)
Để hỗ trợ có hiệu quả các chính sách đảm bảo an toàn giao thông, việc phân tích an toàn giao
thông là hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp hiểu rõ những vấn đề chủ yếu xảy ra trong một
tai nạn giao thông mà còn cung cấp những thông tin toàn diện giúp cho việc lựa chọn hoặc
đưa ra những biện pháp đảm bảo an toàn. Việc xác định đặc điểm của hành vi tham gia giao
thông trước và/hoặc trong các tình huống xung đột có thể cung cấp những thông tin hữu ích
về đặc điểm của người sử dụng đường.
Lý thuyết về hành vi có chủ đích (Theory of planned behaviours - TPB) đã được sử dụng
làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu về an toàn giao thông đường bộ. Lý thuyết hành vi nhằm
mục đích giải thích những hành động xuất phát từ ý thức, áp dụng để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa niềm tin, nhận thức, ý thức, ý định hành động và hành động thực tế trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, trong đó có an toàn giao thông, đặc biệt là hành vi người lái. Về cơ bản,
lý thuyết TPB cho rằng hành vi của con người xuất phát từ những niềm tin cố định. Niềm tin
ấy ảnh hưởng đến ý thức và quan điểm chủ quan, hai yếu tố này quyết định dự tính hành
động, và từ đó dẫn đến hành vi thực tế. Lý thuyết TPB đưa ra một nhân tố thứ ba, nhân tố
điều khiển hành vi thường trực (Permanent Belief Control - PBC). PBC cũng xuất phát từ
niềm tin và tính đến các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của người điều khiển phương tiện.
Ứng dụng lý thuyết hành vi trong phân tích hành vi người tham gia giao thông sau khi sử
dụng rượu bia xác định các hành vi lái xe có kiểm soát/không có kiểm soát.
Nguồn: Hiệu chỉnh từ Lý thuyết hành vi có chủ đích (Icek Ajzen, 1985, ver. 2006)
Hình 1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi tham gia giao thông sau khi uống rượu/bia
Niềm tin Ý thức
hành vi
Văn hóa/
xã hội
Ý thức dài
hạn
Nhận
thức
Nhận thức
hành vi
Ý định
Hành vi
tham gia GT
sau khi uống
Nhân tố điều
khiển hành vi
Sự tác động của rượu, bia sau khi sử dụng tùy thuộc vào thể chất của từng người, tùy thuộc
vào sức khỏe, cân nặng, giới tính (nam giới có xu hướng xử lý rượu nhanh hơn so với phụ
nữ), sự trao đổi chất của cơ thể, lần ăn gần nhất, tuổi (người trẻ tuổi có xu hướng xử lý rượu
chậm hơn). Các nghiên cứu về tác động của rượu, bia đối với sức khỏe con người cho thấy sự
tác động đầu tiên, rõ ràng nhất là tác động tới hệ thần kinh trung ương, kích thích tâm lý và
gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Trong khi đó, điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đòi hỏi tập trung cao độ, phản xạ, thao tác xử lý tình huống tốt. Các cuộc nghiên cứu và thống
kê chứng minh rằng những người lái xe dưới ảnh hưởng của rượu/bia có nhiều nguy cơ gây
tai nạn xe hơn. Bởi vì rượu/bia có thể khiến cho thời gian phản ứng của người điều khiển
phương tiện chậm lại, làm quá trình suy nghĩ của người điều khiển phương tiện thiếu sáng
suốt, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ một lúc, làm giảm khả năng tập
trung, gây tác dụng phụ ngắn hạn như ảnh hưởng đến các giác quan (mờ mắt, nặng tai). Từ
đó, dẫn đến giảm khả năng điều khiển phương tiện một cách an toàn và giảm khả năng xác
định, ứng phó với các nguy hiểm khi điều khiển phương tiện.
Khi người tham gia giao thông thực hiện nhiệm vụ lái xe trong điều kiện suy giảm (tạm thời)
khả năng điều khiển phương tiện, đối mặt với những tình huống nguy hiểm, sẽ khiến nguy
cơ/rủi ro gặp sự cố/tai nạn giao thông tăng lên.
Hình vẽ dưới đây mô tả mối quan hệ giữa hành vi tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu
bia và tai nạn giao thông.
Hình 2. Mối quan hệ giữa hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và tai nạn
Trên cơ sở lý thuyết hành vi có chủ đích, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra quy mô nhỏ
(200 phiếu phỏng vấn ngắn trên địa bàn Hà nội) để xác định các nguyên nhân về tâm lý, nhận
thức và ý thức đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông. Một số các nguyên
nhân về tâm lý dẫn tới hành vi này bao gồm các quan niệm như:
- Uống rượu/bia là một nét văn hóa
- Uống rượu/bia là một việc không thể thiếu trong các dịp lễ tết
- Uống rượu/bia là một hình thức giao tiếp xã hội
- Uống rượu/bia là cách thể hiện nam tính
- Uống rượu/bia là một hình thức giải trí, giảm căng thẳng, mệt mỏi
5
- Uống rượu/bia có thể giúp kết giao bạn bè
- Uống rượu/bia góp phần giải quyết công việc tốt hơn
Các nguyên nhân về nhận thức có thể xác định như sau:
- Uống rượu/bia không làm ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe
- Uống rượu/bia nhiều mới thực sự nguy hiểm
Khảo sát cho thấy nhận thức về lượng bia/rượu có thể sử dụng (an toàn/không vi phạm pháp
luật) không thực sự đúng đắn trong nhóm các đối tượng được phỏng vấn. Đa phần những
người trả lời phỏng vấn (trên 50%) không biết chính xác quy định pháp luật về lượng chất
uống có cồn được sử dụng. Hình 3 mô tả tỷ lệ câu trả lời cho câu hỏi “số ly (40ml) rượu 400
hoặc cốc (330ml) bia 5% được phép uống trong vòng 1h trước khi lái xe”. Gần 2/3 số sinh
viên cao đẳng/đại học trả lời con số này là từ 5 cốc trở lên.
Hình 3. Tỷ lệ trả lời về số lượng rượu bia được phép sử dụng
3. Đề xuất giải pháp điều chỉnh hành vi tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia
Kết hợp lý thuyết phân tích nguyên nhân và hậu quả của hành vi tham gia giao thông sau khi
sử dụng rượu bia xác định ý thức tuân thủ luật giao thông và nhận thức tình huống trước hành
vi tham gia giao thông là đối tượng cần tác động của các giải pháp kỹ thuật nhằm mục tiêu
nâng cao ý thức (lâu dài) và phòng chống, cưỡng chế các hành vi tiêu cực (tức thời).
Có thể khẳng định hành vi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất an toàn (thể hiện bằng số lượng xung đột và xung đột
tiềm tàng) của dòng giao thông hỗn hợp nhiều xe máy hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất
các giải pháp điều chỉnh, tác động các hành vi nguy hiểm, không an toàn. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là: các giải pháp đưa ra có thực sự điều chỉnh lâu dài và toàn diện các hành vi đó hay
không? Tác động lâu dài và bền vững chỉ có thể đạt được khi phân tích các yếu tố cấu thành
hành vi tham gia giao thông. Các giải pháp điều chỉnh hành vi sẽ được đề xuất trên cơ sở tác
động giải quyết các yếu tố đó.
87.8%
25.7%
79.2% 69.2%
5.5%
8.9%
10.3% 14.2%1.4%
1.8%
2.6% 7.7%5.3% 63.6%
7.9% 8.9%
0.0%20.0%
40.0%60.0%
80.0%100.0%
120.0%
Học sinh Sinh viên Thanh niên (18-
25 tuổi)
Lái xe (chuyên
nghiệp)
=5 cốc
Hình 4. Xu hướng tác động của các giải pháp
Trên cơ sở phân tích chuỗi nguyên nhân kết quả của hành vi, từ bài học kinh nghiệm của các
nước trên thế giới, có thể đề xuất một số giải pháp điều chỉnh hành vi tham gia giao thông sau
khi sử dụng rượu bia như sau. Các giải pháp điều chỉnh cần có sự phối hợp đồng bộ mới có
thể xác định hiệu quả lâu dài, có ý nghĩa.
(1) Bộ giải pháp cưỡng chế: xác định giải pháp cưỡng chế có tác dụng điều chỉnh nhận thức
tình huống, mang tính tức thời và ngắn hạn. Cụ thể, có một số giải pháp có thể triển khai
trong thời gian ngắn như :
- Tăng cường lực lượng Cảnh sát giao thông và tăng cường kiểm tra nồng độ cồn và tập
trung vào các nơi mà xác suất xảy ra tai nạn giao thông cao. Cho phép kiểm tra ngẫu
nhiên đối với các xe đang lưu thông. Khi kiểm tra phát hiện các trường hợp nghi vi phạm
uống rượu, bia vượt mức cho phép mà lái xe không chịu hợp tác kiểm tra, lái xe sẽ chịu
phạt như đối với những người vi phạm (từ kinh nghiệm của Anh, Mỹ). Quy định Cảnh sát
giao thông có quyền kiểm tra nồng độ cồn ngay cả đối với những trường hợp không vi
phạm luật giao thông đường bộ (kinh nghiệm của Úc).
- Tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính kể cả mức xử phạt và hình thức xử phạt. Đề xuất
trong tất cả các trường hợp người điều khiển ô tô và môtô có nồng độ cồn trong hơi thở
hoặc trong máu vượt quá mức cho phép gây ra tai nạn giao thông đều bị tước giấy phép
lái xe vĩnh viễn. (kinh nghiệm của Pháp và Trung Quốc đều áp dụng 2 hình thức: phạt
hành chính và tước bằng lái tùy theo mức độ vi phạm. Ở Anh, mức phạt còn lên tới 5,000
bảng Anh và không lái xe trong vòng 12 tháng).
- Nghiên cứu xử phạt cả người ngồi trên xe mà người điều khiển sử dụng rượu bia. (Kinh
nghiệm của Nhật). Nghiên cứu xử phạt nặng đối với các đối tượng tái phạm.
7
Xác định giải pháp cưỡng chế nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông cần phối hợp
với các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và các giải pháp hỗ trợ mang tính kỹ thuật.
(2) Bộ giải pháp về tuyền truyền giáo dục: các giải pháp này tác động vào ý thức tuân thủ
luật của người tham gia giao thông nên có ý nghĩa lâu dài và bền vững hơn. Tuy nhiên, cần có
các giải pháp hỗ trợ mang tính kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhu cầu đi lại,
trong bối cảnh phù hợp với văn hóa Việt nam. Một số các giải pháp có thể xác định như :
- Tăng cường giáo dục chuyển đổi hành vi với hình thức tuyên truyền đa dạng, hấp dẫn, ví
dụ tuyên truyền rộng rãi các quy định về nồng độ rượu bia khi tham gia điều khiển phương
tiện giao thông theo luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản Quy phạm pháp luật
khác (Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ).
- Khuyến cáo người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện về định lượng, thời gian
sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, tiến tới nghiên cứu quy định về độ tuổi được sử
dụng rượu bia (Kinh nghiệm của Mỹ - 21 tuổi hoặc các nước châu Âu – 18 tuổi).
- Xây dựng và nhân rộng tuyên truyền trong cộng đồng, tạo dư luận hình thành chuẩn mực
xã hội không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện (Ví dụ. Chiến dịch tuyên truyền
lồng ghép tại Anh với tên gọi BOB ‘Cùng suy nghĩ’, ‘Va chạm giao thông’, ‘Hãy nói
không’ bắt đầu từ 2004. Chiến dịch BOB đã trở thành biểu tượng trong đấu tranh chống sử
dụng chất có cồn khi lái xe. Hiện 80% dân số, nhờ BOB, coi việc sử dụng chất có cồn và
lái xe là không thể chấp nhận được; 34% lái xe của Đức đã trở thành lái xe kiểu mẫu).
(3) Bộ giải pháp bổ trợ : Một số giải pháp bổ trợ về kỹ thuật có thể xác định dưới đây.
- Nghiên cứu tăng thuế đối với các loại đồ uống có cồn. Trích một phần thu được từ khoản
thu từ thuế này để phục vụ công tác tuyên truyền phòng chống rượu bia và lái xe.
- Nghiên cứu ban hành quy định cấm bán rượu bia tại các điểm bến xe, trạm dừng nghỉ, các
điểm vui chơi cho trẻ em. Hạn chế mở địa điểm bán rượu bia, quy định các khoảng cách,
mật độ các điểm bán chặt chẽ. Hạn chế ngày, giờ được bán rượu, bia (Ví dụ tại Bangkok,
Thái lan, sau 17h chiều các cửa hàng mới được phép bán rượu).
- Nghiên cứu cấm quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấm quảng
cáo gần bệnh viện, trường học. Nghiên cứu quy định những cơ sở sản xuất rượu, bia và
các nhà hàng sử dụng, tiêu thụ rượu bia phải đưa và khuyến cáo trên các chai rượu bia,
nơi uống bia các khuyến cáo chống lạm dụng rượu bia .
- Nghiên cứu quy định mức BAC thấp hơn cho lái xe trẻ, lái xe buýt, xe taxi, xe chở hàng
hóa nguy hiểm, xe container,
4. Kết luận và kiến nghị
Ở Việt nam, trong hai thập kỷ qua, tốc độ cơ giới hóa nhanh chóng trong giao thông vận tải,
đặc biệt là sự bùng nổ sử dụng xe gắn máy và các phương tiện cơ giới cá nhân khác, trong
điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng và đặc biệt là sự hạn chế trong ý thức của người điều khiển
phương tiện và trình độ quản lý giao thông là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia
tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm của tai nạn giao thông đường bộ.
8
Hầu hết các báo cáo của các cơ quan quản lý và các nghiên cứu khoa học đều cho rằng những
hành vi gây mất an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện là nguyên nhân chính
của 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về hành vi gây mất an toàn giao thông ở Việt Nam
đều chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê từ phân tích hồ sơ tai nạn của cảnh
sát giao thông trong khi những hồ sơ gốc của các số liệu này thường rất khó tiếp cận vì những
quy định về an ninh và tố tụng. Hơn nữa, những kết quả phân tích hồ sơ tai nạn thường phụ
thuộc vào đánh giá định tính và chủ quan của nhân viên khám nghiệm hiện trường, các nhà
nghiên cứu chuyên môn về giao thông thường không thể can thiệp vào quá trình đánh giá mà
chỉ đơn thuần sử dụng lại kết quả đánh giá. Trong khi đó, trong hoạt động tham gia giao
thông hàng ngày trên đường và tại nút giao, những hành vi gây mất an toàn giao thông vẫn
thường xuyên xảy ra tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông đồng thời trực tiếp làm giảm tốc
độ và lưu lượng dòng giao thông.
Nghiên cứu về lý thuyết hành vi và khảo sát thực tế các hành vi tham gia giao thông sau khi
sử dụng rượu bia có thể xác định một số kết luận như sau:
Phương pháp phân tích rủi ro thực tế và có thể ứng dụng trong phân tích DD và DUI
Phương thức phân tích chuỗi nguyên nhân – kết quả thực hiện hiệu quả trong phân tích
các hành vi.
Xác định được mối quan hệ trực tiếp giữa các hành vi DD và DUI/DWI, mối quan hệ
giữa ý thức và nhận thức của lái xe với các hành vi nguy hiểm
Ưu điểm của phương pháp là phát huy tác dụng ngay cả trong điều kiện thiếu dữ liệu.
Đồng thời, có khả năng nâng cấp và mở rộng khi có thêm hiểu biết và dữ liệu.
Có thể triển khai để xây dựng mô hình định lượng đánh giá tác động của các biện pháp,
chiến lược, chính sách an toàn giao thông trước khi triển khai thực tế
Nghiên cứu các hành vi mất an toàn/nguy hiểm liên quan đến nồng độ cồn có thể thực hiện
nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
Mô hình hóa và/hoặc mô phỏng các xung đột và xung đột tiềm tàng.
Xác định các hành vi nguy hiểm/mất an toàn của các loại phương tiện khác nhau (xe máy,
ô tô, buýt, xe tải, phi cơ giới, người đi bộ) trong dòng xe
Xác định nguyên nhân của các hành vi nguy hiểm liên quan đến nồng độ cồn
Đề xuất và đánh giá hiệu quả các giải pháp điều chỉnh hành vi trong dòng giao thông hỗn
hợp nhiều xe máy.
Tài liệu tham khảo
Bald, J. St.: Grundlagen für die Anwendung von Risikoanalysen im Straßenwesen. (Basics for Using
Risk Analysis in Road Engineering). Dissertation, Darmstadt 1991.
Durth, W.; Bald, J. St.: Risikoanalysen im Straßenwesen (Risk Analysis in Road Engineering).
Darmstadt 1987. Forschung Straßenbau und Straßenverkehrstechnik 531. BMVBW, Bonn 1988
Hsu et al.: Phát triển giao thông phụ thuộc xe máy tại các quốc gia Châu Á – Nghiên cứu trường hợp
Đài Loan, Malaysia và Việt Nam, báo cáo nghiên cứu, 2003
9
Khuất Việt Hùng, Lê Thu Huyền: Education influence in traffic safety: A case study in Vietnam,
IATSS Research 34 (2011) (p. 87–93)
Khuất Việt Hùng: Quản lý giao thông trong các đô thị phụ thuộc xe máy, Luận án tiến sỹ, TU
Darmstadt (Đại học Kỹ thuật Darmstadt), Đức, 2006
Lê Thu Huyền, Nguyễn Thị Thanh Hoa: Motorbike and Road Safety in Vietnam, Vietnam
Development Forum, 2006.
Lê Thu Huyền: Risk Analysis, Driver Behaviour and Traffic Safety at Intersections in Motorcycle-
dominated Traffic Flow, Luận án tiến sỹ, TU Darmstadt (Đại học Kỹ thuật Darmstadt), Đức, 2009
Lê Thu Huyền: Ứng dụng lý thuyết phân tích hành vi vi phạm luật giao thông trong dòng giao thông
hỗn hợp nhiều xe máy, Tạp chí Giao thông Vận tải, số chuyên đề năm 2013
Safe Roads for Youth: A Research-action project in emerging countries, 2014
TRAHUD: Dự án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ATGT giai đoạn 2011-2015, báo cáo nghiên
cứu, 2009
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia: Quy hoạch Tổng thể ATGT Đường bộ Việt nam đến năm
2020 (2009)
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia: Hội nghị ATGT quốc gia 2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 151027_le_thu_huyen_bai_bao_3055.pdf