Bài viết giới thiệu phần mềm quản lý Bộ chỉ thị PTBV Tây Nguyên, bao gồm
các chức năng quản lý dữ liệu, phi thứ nguyên hóa, truy vấn và vẽ biểu đồ được xây
dựng trên giao diện thân thiện với người sử dụng. Phần mềm được sử dụng như
công cụ đánh giá, giám sát quá trình phát triển hướng tới bền vững địa bàn Tây
Nguyên.
9 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phần mềm quản lý bộ chỉ thị đánh giá, giám sát quá trình phát triển bền vững Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỘ CHỈ THỊ
ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN
Ngô Đăng Trí, Trần Văn Ý – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu phần mềm quản lý Bộ chỉ thị PTBV Tây Nguyên, bao gồm
các chức năng quản lý dữ liệu, phi thứ nguyên hóa, truy vấn và vẽ biểu đồ được xây
dựng trên giao diện thân thiện với người sử dụng. Phần mềm được sử dụng như
công cụ đánh giá, giám sát quá trình phát triển hướng tới bền vững địa bàn Tây
Nguyên.
Từ khóa: Phát triển bền vững, Chỉ thị phát triển bền vững, Phần mềm chỉ thị phát triển bền
vững.
Abstact
This article introduces Tay Nguyen sustainable development indicator
management software. The software enables inputing data faster and accurater,
search, and filter and export data. More important, the application supports
evaluating and mornitoring process of development and making decision by many
forms of visual charts.
Keywords: Sustainable development, Sustainable development indicator, Sustainable
development indicator software.
Đặt vấn đề
Cho đến nay, các nghiên cứu xây dựng các bộ chỉ thị đánh giá, giám sát PTBV
ở nước ta đang dừng lại ở mức xác định danh sách các chỉ thị, thu thập và xây dựng
dữ liệu cho các chỉ thị đã xác định. Các công trình của Lê Anh Sơn, Nguyễn Công
Mỹ [2] và UNDP [6] đã chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành xây dựng một phần mềm
để giúp cho việc quản lý và phân tích dữ liệu về các chỉ thị PTBV, trợ giúp cho việc
đánh giá quá trình phát triển hướng tới bền vững của một lãnh thổ. Xây dựng dữ
liệu là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Tuy nhiên, nếu
không có một phần mềm phù hợp cho việc quản lý, khai thác các dữ liệu thì hiệu
quả sử dụng chúng lại thấp, lãng phí và kém hiệu quả.
Bộ chỉ thị của Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững các
lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên” bao gồm: 1) Danh sách
và dữ liệu các chỉ thị PTBV; 2) Phần mềm quản lý Bộ chỉ thị hỗ trợ cho việc giám
sát, đánh giá quá trình phát triển và đề xuất các giải pháp PTBV cho địa bàn Tây
Nguyên. Danh sách và dữ liệu các chỉ thị PTBV đã được trình bày trong các bài báo
[1, 3, 4]. Bài báo này giới thiệu phần mềm quản lý bộ chỉ thị là một trong những sản
phẩm của Đề tài.
Phần mềm được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ quản lý (cập nhật danh sách và
dữ liệu bộ chỉ thị), tính toán (chuẩn hóa giá trị thực tế theo giá trị mục tiêu (phải
hướng tới) để biết khoảng cách giữa thực trạng và giá trị bền vững) và khai thác
CSDL chỉ thị PTBV (cho phép tìm kiếm, vẽ biểu đồ so sánh...). Cụ thể, phần mềm
hỗ trợ (1) người quản lý CSDL thực hiện (a) Thêm, bớt, thay đổi khu vực nghiên
cứu, các chỉ thị về số lượng và nội dung; (b) Tăng độ chính xác và tốc độ nhập liệu;
(c) Tính toán, phi thứ nguyên hóa dữ liệu và (2) các nhà hoạch định chính sách dễ
dàng (a) Đánh giá thực trạng PTBV của địa phương thông qua các chỉ thị và xu thế
biến thiên giá trị từng chỉ thị theo thời gian; (b) Nhìn nhận những vấn đề gặp phải
của từng khu vực thông qua biểu đồ và so sánh với các khu vực khác một cách
khánh quan; (c) từ đó đưa ra các giải pháp mang tính định hướng hướng tới PTBV
lãnh thổ.
1. Cấu trúc hệ thống của phần mềm
Phần mềm quản lý bộ chỉ thị, là một thành phần cơ bản cấu thành bộ chỉ thị
PTBV, bao gồm các modul Quản lý dữ liệu, Phi thứ nguyên hóa, Truy vấn, Vẽ biểu
đồ và Xuất dữ liệu (Hình 1).
Theo thiết kế, các dữ liệu đầu vào sẽ được nhập vào CSDL của hệ thống thông
qua modul quản lý và nhập liệu. Sau đó các modul phi thứ nguyên hóa sẽ thực hiện
chuẩn hóa giá trị chỉ thị theo thang đo 0 – 1 để hoàn chỉnh CSDL. Từ CSDL, người
dùng sử dụng modul truy vấn để trích lọc dữ liệu theo các tiêu chí và xây dựng biểu
đồ nhờ modul vẽ biểu đồ. Cuối cùng, các bảng dữ liệu đã trích lọc và các biểu đồ đã
xây dựng có thể được xuất sang dạng bảng excel hoặc các ảnh biểu đồ phục vụ lập
báo cáo và các phân tích khác nếu cần.
2. Các chức năng chính của phần mềm
Như đã mô tả, phần mềm được cấu thành bởi 5 modul. Các modul có chức
năng riêng và kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các mục đích yêu cầu của
phần mềm.
2.1. Chức năng Quản lý bộ chỉ thị (modul quản lý và nhập liệu): Theo thời gian,
danh sách chỉ thị sẽ cần được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích khác
nhau. Vì vậy phần mềm được xây dựng theo cấu trúc mở, cho phép thêm các chỉ thị
cần thiết, bỏ đi những chỉ thị không phù hợp hay thay đổi nội dung các chỉ thị đã có
trong CSDL (Hình 2).
Hình 1. Các modul hợp phần phần mềm quản lý chỉ thị trong Sơ đồ cấu trúc hệ thống
bộ chỉ thị phát triển
Cơ sở dữ liệu
- Thông tin mô tả chỉ thị
- Giá trị chỉ thị và giá trị đã phi thứ nguyên hóa
- Các thông tin liên quan: nguồn tài liệu, phương pháp tính ...
Đầu vào:
- Danh sách bộ chỉ thị
- Giá trị chỉ thị và các bản đồ thể hiện giá trị
chỉ thị
1) Modul quản lý và nhập liệu
- Cập nhật danh sách chỉ thị
- Cập nhật giá trị chỉ thị và các thông tin đính kèm
2) Modul phi thứ nguyên
hóa
Tự động chuẩn hóa giá trị
chỉ thị theo thang đo 0 - 1
3) Modul Truy vấn
dữ liệu
4) Modul vẽ biểu đồ
- Biểu đồ theo các dạng điểm, đường, cột và hoa gió.
- Biểu đồ được vẽ dựa trên các tỉnh, năm và chỉ thị lựa chọn.
- Biểu đồ được vẽ để so sánh theo tỉnh hoặc theo năm. Có thể thay đổi trục so sánh.
5) Modul Xuất dữ liệu
Đầu ra
- Bảng excel
- Các biểu đồ
Hình 2. Giao diện Quản lý bộ chỉ thị cho phép thêm sửa xóa các chỉ thị
2.2. Hỗ trợ Chuẩn dữ liệu (modul quản lý và nhập liệu): Phần mềm được thiết kế hỗ
trợ nhập dữ liệu nhanh và chính xác hơn. Cụ thể, khi nhập các dữ liệu dạng text,
phần mềm sẽ đưa ra các cụm từ gợi ý để tăng tốc độ và độ chính xác trong nhập
liệu. Chẳng hạn khi nhập nguồn tài liệu cho chỉ thị Tỷ lệ hộ nghèo, người nhập liệu
gõ “S” thì phần mềm sẽ đưa ra lựa chọn các cụm từ “Sở Lao động”, “Sở Tài
Nguyên & Môi trường”... để lựa chọn (Hình 3).
Hình 3. Giao diện nhập dữ liệu, nhập liệu theo từ gợi ý
Để giảm sai sót trong quá trình nhập liệu, phần mềm chỉ cho phép nhập các
giá trị số nguyên dương cho các chỉ thị về dân số, số hộ...; các giá trị số thực dương
cho các chỉ thị diện tích, GDP..., và đối với các chỉ thị có đơn vị phần trăm như tỷ lệ
hoàn thành cấp học, tỷ suất tăng dân số... thì phần mềm chỉ cho phép nhập các giá
trị dương và <=100.
2.3. Dựa trên modul truy vấn dữ liệu, phần mềm cho phép tìm và trích lọc dữ liệu
theo 2 phương thức: a) Lựa chọn dữ liệu theo nhiều tiêu chí: theo năm, theo tỉnh,
theo các chỉ thị quan tâm (Hình 4) hoặc b) tìm lọc dữ liệu thỏa mãn các điều kiện
(Hình 6).
Hình 4. Lựa chọn dữ liệu theo các tiêu chí (Chọn địa phương, chọn chỉ thị và chọn
năm)
Hình 5. Dữ liệu thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn sẽ thể hiện trên một bảng danh sách
Hình 6. Tìm lọc dữ liệu thỏa mãn các điều kiện
2.4. Chức năng Xây dựng biểu đồ tự động là chức năng quan trọng nhất của phần
mềm. Chức năng này được thực hiện bởi modul xây dựng biểu đồ, có khả năng vẽ
biểu đồ theo nhiều dạng khác nhau: Dạng điểm, dạng cột, hay hoa gió; theo các
trục vecto dữ liệu khác nhau: tỉnh hoặc năm phục vụ so sánh theo địa phương hay
theo năm và dễ dàng thay đổi các trục vecto dữ liệu này (Hình 7, Hình 8, Hình 9).
Hình 7. Biều đồ dạng cột so sánh các năm địa phương
và biểu đồ đảo vector trục (so sánh các địa phương theo năm)
Hình 8. Biểu đồ hoa gió so sánh chỉ thị Năng suất lao động xã hội giữa 2 tỉnh Kon
Tum và Đắk Nông theo thời gian
Hình 9. Biểu đồ hoa gió so sánh các chỉ thị thuộc lĩnh vực xã hội giữa Kon Tum và
Lâm Đồng (năm 2009)
Biểu đồ sẽ được vẽ dựa trên tập dữ liệu đã được lựa chọn theo các tiêu chí của
người dùng: chọn một số chỉ thị, một số tỉnh, hoặc một số năm quan tâm để vẽ biểu
đồ. Dựa trên một giao diện đơn giản, thân thiện và dễ dùng, người dùng sẽ xây dựng
được các biểu đồ thể hiện được vấn đề cần quan tâm một cách nhanh nhất.
2.5. Chức năng xuất dữ liệu là chức năng không thể thiếu ở mọi phần mềm ứng
dụng người dùng. Dữ liệu sau khi được tìm kiếm và trích lọc bởi modul truy vấn sẽ
được xuất thành bảng dữ liệu excel. Các biểu đồ sau khi được xây dựng có thể được
in trực tiếp hoặc xuất ra các dạng ảnh (Tif, Jpg, png...) hay file pdf.
Kết luận
Phần mềm đã được Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững
các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên” sử dụng để nhập
dữ liệu cho 5 tỉnh, 2 huyện và vùng Tây Nguyên. Đề tài cũng đã sử dụng phần mềm
cho quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng, xu thế phát triển vùng nghiên cứu.
Phần mềm có giao diện rất đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng. Phù hợp cho
người dùng máy tính ở cấp độ sơ cấp (Giao diện phần mềm được xây dựng dựa trên
các đối tượng quen thuộc trên windows như các nút lệnh, các Tab, combobox)
Phần mềm cho phép tạo biểu đồ tự động qua thao tác nhanh, đơn giản, rất có ích
giúp:
- Chuyên gia có cái nhìn tổng quát, trực quan, định hướng cho việc phân tích dữ
liệu và đánh giá phân nhóm thị và phục vụ cho các phân tích, đánh giá sâu hơn.
- Các nhà quản lý có thể thông qua giá trị của các chỉ thị và xu thế biến thiên của
chúng theo thời gian để có thể hoạch định các chính sách phát triển hướng tới
bền vững phù hợp với địa phương mình quản lý, cũng như so sánh với các địa
phương khác.
Tuy nhiên, thời gian chạy thử còn ngắn, chắc chắn phần mềm không thể tránh
được các lỗi logic lập trình trên phiên bản đầu tiên này. Do vậy, các tác giả rất vui
nếu được người dùng thông báo các lỗi logic cũng như đóng góp ý kiến để hoàn
thiện phần mềm trong những phiên bản sau.
Phần mềm được thiết kế mở và linh động, cho phép thay đổi, cập nhật danh sách
chỉ thị, danh sách địa phương nên có thể ứng dụng cho việc quản lý các bộ chỉ thị
PTBV của các địa phương khác.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thạc Cán và nnk, 2013. Kết quả bước đầu của Đề tài “Nghiên cứu xây
dựng bộ chỉ thị PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây
Nguyên”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. Số 14, 2013, Tr. 61-64.
2. Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ. Xác định Bộ chỉ thị phát triển bền vững
và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam. Internet.
3. Trần Văn Ý và nnk, 2012. Bộ chỉ thị phát triển bền vững về các lĩnh vực
kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên. Việt nam học (Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ tư: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững), Tập IV,
Tr 386-400.
4. Trần Văn Ý và nnk, 2014. Xây dựng khung các chỉ thị phát triển bền vững
về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên. Việt nam học.
Tạp chí các Khoa học Trái đất (đang lấy ý kiến phản biện).
5. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Bộ chỉ thị giám sát, đánh giá phát triển bền
vững địa phương giai đoạn 2013-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
2157/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).
6. UNDP và MPI, 2005. Identification of a sustainable development
indicators set and mechanism for building a sustainable development database in
Vietnam (Project VIE/01/021 “Implementation of Vietnam Agenda 21”)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_mem_quan_ly_bo_chi_thi_danh_gia_giam_sat_qua_trinh_phat.pdf