Đồng ý rằng con người mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định "sức khỏe"
của máy tính. Tuy nhiên với sự biến hóa ngày càng tinh vi của các phương thức lừa
đảo, dường như đôi khi cẩn thận đến mức nào cũng là không đủ. Virus máy tính
mới là 1 trong những mối đe dọa mà bạn phải đối mặt khi sử dụng PC, bên cạnh nó
còn những phương thức khác tinh vi và khó đề phòng hơn như Malware, Spyware.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phần mềm diệt virus, cần hay không cần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mềm diệt virus, cần
hay không cần
Trong phần này của bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu những lý do khiến các hãngsản xuất phần mềm diệt Virus vẫn còn chỗ đứng trên thị trường.
1. Đôi khi cẩn thận là không đủ
Đồng ý rằng con người mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định "sức khỏe"của máy tính. Tuy nhiên với sự biến hóa ngày càng tinh vi của các phương thức lừa
đảo, dường như đôi khi cẩn thận đến mức nào cũng là không đủ. Virus máy tínhmới là 1 trong những mối đe dọa mà bạn phải đối mặt khi sử dụng PC, bên cạnh nócòn những phương thức khác tinh vi và khó đề phòng hơn nhưMalware, Spyware.
Ai có thể ngờ được 1 AV trông rất đứng đắn như thế này kì thực lại là 1
Malware cực kỳ xảo quyệt?Hãy tạm lấy ví dụ vềMalware, nói nôm na, Malware là những phần mềm
được lập trình để thực thi những hành vi mà người dùng không biết. Chẳng hạnnhư 1 phần mềm nghe nhạc "kiêm" kẻ cắp dữ liệu hoặc 1 phần mềm xem phim cókiêm chức năng keylogger. Thoạt nhìn, các malware đều rất vô hại, một vàimalware còn có những tính năng hữu dụng tới mức chúng ta khó lòng ngờ nổirằng chúng lại là những tên trộm rất tinh vi.Bạn có thể tranh cãi rằng người hiểu biết sẽ không cài các phần mềm "lạ" vàomáy. Nhưng hãy thành thực với nhau một chút: với thói quen sử dụng phần mềmbẻ khóa vô tội vạ của người Việt Nam, nguy cơ "dính" các malware kiểu này caohơn nhiều lần so với những thị trường có thói quen dùng đồ bản quyền.Và khi nói đến Malware, các AV là 1 liều thuốc rất hữu hiệu. Ngoài cơ chếLive Scan có thể phát hiện các Malware trước khi chúng lây nhiễm, khả năng kiểmsoát dữ liệu ra vào máy thông qua tường lửa tích hợp của các AV cũng giúp ngườidùng nhanh chóng nhận ra những ứng dụng có các hành vi "mờ ám", trong trườnghợp các AV bỏ sót chúng ngay từ đầu.
Tính năng tường lửa giúp người dùng cảnh giác hơn với những ứng dụng
đáng ngờ.Bạn thấy đấy, không phải tự nhiên mà các hãng sản xuất AV đang sống, vàsống rất khỏe! Phần mềm diệt Virus thường xuyên chứng minh được hiệu quả củamình ngay cả đối với những người dùng nhiều kinh nghiệm.
2. Có những sai lầm không thể sửa chữa đượcTrong bài viết trước tôi nói rằng cài lại HĐH là 1 trong những "liều thuốc" rấthiệu quả dành cho căn bệnh virus máy tính. Điều này không sai. Tuy nhiên cài lạiHĐH chỉ đem lại cho bạn 1 khởi đầu hoàn toàn mới, sạch sẽ hơn, nhưng lại khônggiúp bạn khắc phục một vài hậu quả do Virus để lại.
Đơn cử như việc 1 số chủng virus thường có sở thích mã hóa dữ liệu các filevăn bản để người dùng không thểmở được nếu không có mật khẩu, hoặc tệ hơn làghi đè lên chúng những dữ liệu vô nghĩa, tự "đính" mình vào các file quan trọng để"phục kích" cho lần tấn công sau. Với những loại Virus thông minh, biết cách "đợithời" như thế, sau khi cài lại HĐH bạn vẫn có thể bị "dính" lại nếu bất cẩn.
Có những loại Virus không chỉ lây nhiễm khơi khơi mà còn phá hoại hoặc đánh
cắp dữ liệu nhạy cảm.Chưa kể đến việc những dữ liệu nhạy cảm của bạn nhưmật khẩu, tài liệuquan trọng có thể bị các malware đánh cắp và gửi về cho Hacker mà bạn không hềhay biết. Trong những trường hợp như thế này, 1 AntiVirus được cài từ trước cóthể sẽ cứu bạn những bàn thua trông thấy.
3. AntiVirus cũng cần "đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng"Nhiều người than phiền với tôi rằng họ sử dụng phần mềm diệt Virus vàkhông cảm thấy hiệu quả lại nặng máy. Sự thực là sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra rằnghầu hết đều chưa biết cách sử dụng phần mềm diệt Virus đúng cách. Thứ nhất, cácAV không phải "thuốc chữa bệnh" mà là "thuốc phòng bệnh". Nhiều người sau khimáy có dấu hiệu bị nhiễm Virus mới vội vàng cài phần mềm vào và tìm cách "chữatrị" cho máy tính của mình. Nhiều Virus có cơ chế... Anti-AV "chuyên trị" các phầnmềm diệt Virus.Cơ chế này có thể hoạt động theo nhiều cách, hoặc là ghi đè các file hệ thốngcủa AV khiến chúng không thể hoạt động được hoặc ngăn không cho cơ chế LiveScan hoạt động. Sự "giằng co" này giữa Virus với AV có thể khiến các AV bị crashhoặc tệ hơn, là hoạt động rất "rề rà" và khiến người sử dụng có ấn tượng sau khicài phần mềm AV vào, máy tự nhiên hoạt động với tốc độ rùa bò và chẳng diệt
được con Virus nào. Điều này khiến ấn tượng của họ về các AV là những phần mềmnặng nề, chậm chạp và vô dụng.
Từ lâu các AV đã không còn là "sát thủ cấu hình" dù vẫn chiếm dụng khá nhiều
tài nguyên.Không phủ nhận rằng phần mềm diệt virus là 1 trong những ứng dụng chiếmdụng nhiều tài nguyên nhất trong hệ thống. Tuy nhiên hãy thử 1 lần cài đặt AV trên1 bản Windows "sạch" và quét kĩ lưỡng máy ở chế độ full scan ít nhất 1 lần, có thểbạn sẽ cảm thấy các AV cũng không đến nỗi nặng nề và vô dụng nhưmình tưởng.
4. Của rẻ không hề ôiNếu cần phải tìm 1 lĩnh vực chứng minh sự sai lầm của câu nói "của rẻ là củaôi", có lẽ không thứ gì qua mặt được các Antivirus. Dạo qua 1 vài bảng xếp hạngAntivirus bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các AV miễn phí cũng có hiệu năng không hềkém cạnh so với các phần mềm phải trả phí. avast!, Avira, Panda Cloud, AVG... đềucó các phiên bản miễn phí dành cho người dùng phổ thông, và các phiên bản miễnphí này đều thực hiện nhiệm vụ của mình rất tốt. Tất nhiên nâng cấp lên các phiênbản trả phí sẽ giúp bạn có thêm được đôi chút lợi thế như tường lửa tích hợp hoặccơ chế heuristic thông minh hơn, khả năng quét email, file nén và thậm chí là cácfile tải qua torrent...
Các phần mềm miễn phí đôi khi vẫn rất "ngon, bổ, rẻ".Vì vậy kể cả khi bạn không muốn dành ngân sách cho trình duyệt Virus, bạnvẫn có thể tìm được những sản phẩm miễn phí "chất lượng cao".
5. Gần gũi với người Việt Nam1 bộ Kaspersky 2010 chỉ đòi bạn phải móc túi có 150 ngàn đồng một năm.
Đây không phải là số tiền lớn, kể cả với ngân sách của những đối tượng thu nhậpthấp như sinh viên. Nếu so sánh với bản quyền Windows XP Pro có giá khoảng175$ (3 triệu rưỡi), đầu tư ban đầu của 1 AV hoàn toàn không phải là đắt.
Kaspersky đã thâm nhập thị trường Việt Nam được vài năm, đem 1 AV quốc tế
đến gần người Việt Nam hơn.Hơn nữa cách tiếp cận thị trường Việt Nam của các AV quốc tế nhưKaspersky, BitDefender cũng rất "được lòng" người sử dụng bằng việc thường
xuyên là sản phẩm tặng kèm các chương trình khuyến mại. Đại lý phân phốiKaspersky hoặc BitDefender nhìn chung là phổ biến. Chính 2 yếu tố này đã khiếnnhững phần mềm AV quốc tế có giá địa phương như Kaspersky, BitDefender trởthành những phần mềm mà người sử dụng Việt Nam dễ tiếp cận với sản phẩm cóbản quyền nhất.Nếu bạn còn có ấn tượng rằng các AV là những sản phẩm đắt "cắt cổ" và quáxa vời, xin hãy suy nghĩ lại.
6. Liều thuốc tinh thần hiệu quảTôi từng nghe người ta kể, trong y học có 1 liệu pháp điều trị gọi là Placebo -Thuốc Vờ. Gọi là "thuốc vờ" vì đối với 1 vài trường hợp, khi bác sĩ cho 1 bệnh nhânuống thuốc không có tác dụng trị bệnh mà lại nói với bệnh nhân rằng họ đang sửdụng 1 loại thuốc đặc trị thì người bệnh sẽ có được niềm tin rằng mình đang thựcsự dùng thuốc chữa bệnh.Và điều đáng ngạc nhiên là ở rất nhiều trường hợp người ta thấy sự biếnchuyển theo chiều hướng tốt, thậm chí còn hơn cả khi sử dụng thuốc thật. Placebo
được gọi là liệu pháp tâm lý trong y học. Placebo chứng tỏ hiệu quả đặc biệt tốttrong những trường hợp bị liệt vào dạng "tâm bệnh", không có bệnh nhưng cứkhăng khăng rằng mình... sắp chết. Với những trường hợp như thế, khi "y học đãbó tay", người ta thường sử dụng đến Placebo như 1 phương pháp để trấn an tinhthần của người bệnh.
Đối với người sử dụng máy tính, đôi khi tác dụng của AntiVirus cũng giốngnhư 1 loại Placebo. Tôi từng biết rất nhiều người, đặc biệt là những người có ítkinh nghiệm về việc sử dụng máy tính, thường xuyên tỏ ra lo lắng thái quá về việcchiếc PC của họ sẽ bị nhiễm virus và máy tính bị virus "ăn" mất. Nếu bạn từng đóngvai "bác sĩ" đến khám cho máy tính của những người thuộc loại này, một trongnhững yêu cầu gắt gao nhất của họ là việc bạn phải cài 1 phần mềm diệt Virus vàomáy. Và nếu những người đã ở tình trạng này, hành động hợp lý và khôn ngoannhất sẽ là việc bạn... cài béng cho họ 1 AV nào đó. Ngoài tác dụng trấn an, các phầnmềm AntiVirus sẽ là những trợ thủ đắc lực cho những người sử dụng ít kinh
nghiệm khi phải đối phó với các mối hiểm họa từ Internet hoặc sự giao lưu dữ liệugiữa các máy tính.
KếtNhìn chung, không phải vô cớmà ngành an ninh thông tin lại là 1 trongnhững ngành học quan trọng nhất trong khoa học máy tính. Yêu cầu nhân lực củangành này không nhiều, nhưng mức lương thưởng cho các kĩ sư thuộc ngành anninh thường cao hơn nhiều so với những ngành khác cùng thuộc mảng công nghệmạng máy tính. Điều này phần nào nói lên tầm quan trọng của việc bảo mật đối vớicông nghệ thông tin.
Đối với người dùng cá nhân, có lẽ vấn đề an ninh thông tin không được đặtra ởmức sống còn như đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên Virus,Malware, Spyware... là những mối đe dọa rất phổ biến và rất thường trực. Chúngcó thể đem lại những thiệt hại rất rõ ràng cho người dùng, nhẹ thì bực mình, tốn
đôi chút thời gian, nặng thì mất tiền, thậm chí là rất rất nhiều tiền.Sử dụng AV hay không là sự lựa chọn của bạn, trong 2 bài viết vừa rồi, chúngtôi chỉ đơn giản là tổng hợp những lý do mà bạn nên hoặc không nên sử dụng AV.
Nếu bạn cảm thấy việc mất đôi chút hiệu năng, vài ba trăm mb ổ cứng, chút đầu tưvề tiền bạc không phải là vấn đề gì quá lớn, có lẽ bạn nên sử dụng AV, dù là ngườisử dụng có kinh nghiệm hay không. Còn nếu đối với bạn chỉ 1% tài nguyên máytính cũng không thể phí phạm được, thì AV có thể sẽ trở thành "kẻ thù không độitrời chung" của bạn.Dù bạn chọn cách nào, tôi khuyên bạn cũng nên thử cách còn lại, ít nhất là 1lần để thấy rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn, hoặc không.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_mem_diet_virus_.PDF