Phần mềm cần thiết cho máy tính

I. Những ứng dụng phải có

Đúng ra thì sau khi cài xong hệ điều hành cho máy tính thì các bạn đã có thể sử dụng được một cách bình thường, nhưng vì trong suốt vòng đời của mình, đã có rất nhiều phần mềm từ các hãng khác nhau đưa ra những định dạng file khác nhau, những chuẩn mực khác với những gì đã được Windows cung cấp. Một số chuẩn mực thành công tới mức hiện tại gần như người dùng Windows nào cũng sử dụng nó và dần dần sự tiện dụng của những định dạng mới này tràn ngập trên các phương tiện chia sẻ khiến những người không sử dụng nó cảm thấy hụt hẫng với người xung quanh, vì vậy những phần mềm như thế có thể gọi là phải có cho máy tính mới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phần mềm cần thiết cho máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mềm cần thiết cho máy tính I. Những ứng dụng phải có Đúng ra thì sau khi cài xong hệ điều hành cho máy tính thì các bạn đã có thể sử dụng được một cách bình thường, nhưng vì trong suốt vòng đời của mình, đã có rất nhiều phần mềm từ các hãng khác nhau đưa ra những định dạng file khác nhau, những chuẩn mực khác với những gì đã được Windows cung cấp. Một số chuẩn mực thành công tới mức hiện tại gần như người dùng Windows nào cũng sử dụng nó và dần dần sự tiện dụng của những định dạng mới này tràn ngập trên các phương tiện chia sẻ khiến những người không sử dụng nó cảm thấy hụt hẫng với người xung quanh, vì vậy những phần mềm như thế có thể gọi là phải có cho máy tính mới. 1. Ứng dụng nén và giải nén Chỉ cách đây chừng hơn 10 năm, khi dung lượng ổ cứng còn phải tính toán tới từng MB, đĩa mềm có dung lượng 1.44MB vẫn rất phổ biến, thì phần mềm nén và giải nén là một thứ gì đó rất cần thiết, khi đó nén một tập tin văn bản từ 1,5 MB vào vừa 1 chiếc đĩa mềm 1,44MB là điều khá tuyệt vời. Ứng dụng nén dữ liệu này không phải không có kèm Windows, từ phiên bản Windows XP trở đi, Windows đã tích hợp sẵn Winzip để máy có thể nén và giải nén ra những file dạng .zip thế nhưng khả năng nén của phần mềm này không cao do đó người ta nhanh chóng tìm tới một giải pháp tốt hơn thời bấy giờ và đó chính là thời của WinRar. Lúc này WinRar có một định dạng riêng .rar và nó ngày càng phát triển mạnh đến mức khó thay thế như ngày nay. ​ Thế nhưng đến ngày nay khi mà dung lượng ổ cứng đã đạt tới mức hàng Terabyte, và các ổ lưu động như USB đã lên tới mức vài chục thậm chí hàng trăm GB thì có vẻ khả năng nén dữ liệu từ 5GB xuống còn 4,8GB không còn mấy hiệu quả nữa. Đáng lẽ ra những thứ gì không còn có tác dụng thì sẽ bị đào thải, nhưng ứng dụng nén thì chưa bị đào thải bởi người ta vẫn còn cần đến tác dụng phụ của chúng chính là đóng gói dữ liệu thành 1 file đơn lẻ hay cắt 1 file lớn ra nhiều phần. ​ Hiện tại cũng xuất hiện thêm một số ứng dụng nén và giải nén khác như 7-zip có khả năng nén tốt hơn WinRar nhưng có vẻ khả năng nén không còn thu hút được sự quan tâm của người dùng nữa và độ ổn định của 7-zip mới không thể bằng được với WinRar vốn đã ra đời từ rất lâu nên 7-zip cũng chỉ như một đợt sóng nhỏ gây xôn xao dư luận rồi nhanh chóng bị dập tắt. 2. Các ứng dụng hỗ trợ trình duyệt Ứng dụng có lẽ các bạn vẫn thường phải tìm và cài đặt nhất có lẽ chính là Flash Player, một trong những ứng dụng chạy những định dạng video và hình động phổ biến nhất hiện nay trên Internet, tuy HTML5 đang cố gắng xoá sổ vị trí của Flash nhưng có lẽ tương lai đó vẫn còn quá xa. Ngoài Flash Player các bạn cùng cần cài thêm một số ứng dụng khác nữa để phục vụ một số tác vụ nền Web hiện đang có. Nói tóm lại để một máy mới có thể chạy hầu hết mọi loại ứng dụng nền Web thì các bạn cần cài những ứng dụng sau: Flash Player, Shockwave Player, Java, .Net Framework là đã gần như hoạt động trơn tru trên hầu hết Website rồi. ​ 3. Bộ codec cho các file media Với ứng dụng nghe nhạc xem phim có sẵn trên Windows là Windows Media Player thì các bạn sẽ chỉ có thể thưởng thức được một số định dạng nhạc, phim cơ bản mà Microsoft có tích hợp vào Windows. Thế nhưng hiện nay có hàng tá định dạng media phổ biến được phát triển từ một hãng phần mềm bên ngoài và cũng trở nên quá phổ biến điển hình như định dạng .flv một trong những định dạng phổ biến nhất trên Youtube và tất nhiên là Windows Media Player không chạy được định dạng này. Ngoài ra còn một số định dạng khác như .mkv dành cho những bạn thường xuyên xem HD cũng có thể coi là một phần không thể thiếu. Vì thế một bộ codec bổ sung giúp 1 ứng dụng có thể xem gần như tất cả các định dạng media hiện có là một điều cần thiết ngay sau khi cài mới máy tính. Và về phần này có lẽ không có mấy ứng dụng có thể vượt qua được bộ K-lite codec huyền thoại đi kèm với phần mềm Media Player Classic đơn giản mà đầy sức mạnh. ​ II. Những phần mềm nên cài 1.Trình duyệt để thay thế Internet Explorer Internet Explorer đã cập nhật lên phiên bản thứ 11 cùng với Windows 8.1 nhưng dù cho kết quả thử nghiệm tốc độ khá cao thậm chí vượt cả những trình duyệt khác như Chrome và Firefox thì các bạn vẫn cần đến một trình duyệt khác. Nguyên nhân có lẽ tất cả cũng chỉ tại Firefox cách đây vài năm đay tạo nên một xu thế mới về trình duyệt đó là các ứng dụng phụ đi theo trình duyệt mà Mozilla gọi là Add-ons. Chính điều này đã khiến người dùng dần bị nghiện với việc cài thêm nhiều tiện ích phụ trợ để việc duyệt Web trở nên thoải mái hơn. Khi đó dù IE có cải tiến tốc độ tốt đến đâu nhưng không đầu tư vào mảng tiện ích hỗ trợ thì cũng khó có thể dành được sự quan tâm của người dùng. Và đó là lý do tại sao các bạn nên cài đặt thêm một phần mềm duyệt Web khác ngoài IE. ​ 2. Phần mềm chat chit Khi mà Internet nở rộ thì có lẽ chat chit là một phần khó có thể thiếu đối với các bạn trẻ sử dụng máy tính thường xuyên, nó khiến những người ở rất xa nhau có thể trò chuyện với nhau dễ dàng hơn, và không cần nói có lẽ các bạn cũng biết những ứng dụng Instant Messenger gần như là không thể không có trên một máy tính chạy Windows nào (hiện nay thì thậm chí là cả iOS hay Android cũng vẫn rất phổ biến) đó chính là lý do mà các bạn nên cài thêm một ứng dụng chat chit mà các bạn thường sử dụng ngay sau khi cài đặt cho máy tính. 3. Ứng dụng đọc file PDF Đây là một định dạng tài liệu được Adobe phát triển từ rất lâu và giờ nó trở thành chuẩn mực cho tài liệu điện tử, khó có thể tìm thấy những người chưa bao giờ tiếp xúc với loại định dạng này. Dù phổ biến đến vậy nhưng Windows vốn không có phần mềm có thể đọc được định dạng này nên người dùng thường phải cài thêm một phần mềm khác để xử lý loại file này. Nếu là người thường xuyên tiếp xúc với dạng tài liệu này và cần một giao diện dễ chịu tương tác tốt đơn giản thì Acrobat Reader là sự lựa chọn số 1, tuy nhiên ứng dụng này gần đây được Adobe nhồi nhét quá nhiều về giao diện và tính năng không cần thiết khiến nó ngày càng ỳ ạch hơn và kết quả là những máy yếu mở Acrobat Reader rất vất vả. Trong trường hợp máy tính của các bạn khá yếu hoặc các bạn không cần đến những tính năng rườm rà kia mà chỉ cần có 1 cái gì đó hiển thị nội dung file PDF để các bạn đọc thì những phần mềm siêu nhỏ siêu nhẹ như Sumatra PDF là sự lựa chọn tối ưu. ​ Tất nhiên ngoài PDF thì ứng dụng văn phòng cũng rất phổ biến nhưng vì nó là phần mềm trả phí nên chúng tôi xin phép không nhắc tới ở đây. 4. Ứng dụng bảo vệ máy tính Sở dĩ tôi xếp loại ứng dụng mà nhiều người cho nó là quan trọng bắt buộc phải có này vào phần nên có là vì dù ứng dụng bảo vệ có mạnh tới đâu mà người dùng máy tính chưa biết cách tự bảo vệ mình thì việc dính "chưởng" là điều chẳng mấy khó khăn, đôi điều về loại phần mềm này tôi xin phép được bàn ở bên dưới, trước tiên hãy quay lại cách làm thế nào để cài đặt tất cả những ứng dụng trên một cách đơn giản nhất đã. III. Cách cài đặt nhanh và đơn giản Quả thực là trước đây khi mới tiếp xúc với máy tính và Internet tôi vẫn thường phải lưu trữ những ứng dụng kể trên vào ổ cứng và sau này khi cài lại cứ vào ổ cứng lấy từng cái ra để cài đặt hoặc thảm hại hơn là vào trang chủ của từng ứng dụng để tải về và cài đặt. Công việc này thường chiếm mất 2 đến 3 tiếng đồng hồ sau khi cài hệ điều hành cho máy xong mà thời gian phần lớn các bạn phải mất lại là rơi vào thời gian chờ tải và cài đặt. ​ Ngày nay, khi công nghệ đã phát triển hơn, đường truyền cũng mạnh mẽ hơn trước rất nhiều, đường truyền Internet trả theo lưu lượng cũng dần không còn nữa thì việc cài đặt các ứng dụng thiết yếu kể trên đã được đơn giản hóa đến mức khó tin. Và thứ mà tôi rất thích sử dụng để làm cái việc mà trước đây phải ngồi ngủ gật mất 2-3 tiếng đồng hồ chính là trang web hỗ trợ cài đặt những phần mềm thiết yếu này một cách tự động có tên www.ninite.com ​ Tại trang này các bạn chỉ việc tích chọn một loạt ứng dụng cần thiết mà các bạn muốn cài đặt sau đó nhấn nút Get Installer ở cuối trang và tải về 1 file exe. Chỉ cần chạy file exe này là tất cả các ứng dụng thiết yếu mà bạn đã chọn sẽ lần lượt được tải từ server của ninie về máy và cài đặt một cách tự động cho tới khi xong hoàn toàn. Sẽ không còn những bước tìm tải rồi cài đặt mệt mỏi vì chờ đợi kia nữa, những bạn không quen với việc cài đặt phần mềm trên Windows cũng sẽ dễ dàng xử lý mớ hỗn độn này hơn. ​ Trở lại vấn đề với phần mềm bảo vệ phòng tránh Virus trên máy tính, cũng giống như bệnh tật trên con người, họ vẫn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh thì trên máy tính cũng vậy. Phần mềm Antivirus thực chất cũng chỉ là một dạng thuốc phòng bệnh, nếu để máy tính bị nhiễm bệnh rồi mới dùng thì có lẽ có trị sạch Virus thì di chứng mà máy tính phải mang cũng luôn thúc đẩy bạn phải cài lại hệ điều hành ngay lập tức. Nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng Virus giống như hạt sạn lẫn trong gạo, chỉ cần dùng công cụ sàng sạch sạn là máy sẽ hoạt động bình thường như chưa có gì xảy ra. Minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này chính là hiện tại rất nhiều bạn đánh giá phần mềm diệt virus này tốt hay không tốt phụ thuộc vào số mã độc mà phần mềm đó phát hiện. Lâu lâu họ lại thử quét virus một cái và nếu không thấy phát hiện ra "con virus" nào thì cho rằng phần mềm này không tốt, không mạnh cần tìm cái khác "khủng" hơn nữa. ​ Vì phần mềm Antivirus cũng giống như thuốc, nếu dùng nhiều loại khác nhau thuốc sẽ công lẫn nhau dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và máy của những người có quan niệm như trên nhanh chóng rơi vào trạng thái bất ổn, thường xuyên treo cứng và họ vẫn đinh ninh là do máy mình bị nhiễm Virus nên mới trở nên như vậy, rồi vòng luẩn quẩn đi tìm phần mềm mạnh hơn lại tiếp tục. ​ Về cơ bản, hiện nay phần mềm bảo vệ có 2 dạng chính là Anti virus và Internet Security. Trong đó bản Anti Virus chỉ có tác dụng bảo vệ nội bộ bên trong máy tính của bạn, nó chỉ hoạt động với những file chứa mã độc đã nằm chình ình trên máy tính của bạn. Còn Internet Security có tác dụng bảo vệ từ bên ngoài, loại này bổ sung thêm một tường lửa so với bản Anti Virus. Tường lửa này có tác dụng phân tích và chặn mã độc hại ngay khi có yêu cầu xin được tải file về máy tính, nên có vẻ cái này có tác dụng tốt hơn. ​ Thế nhưng không phải cứ có tường lửa có nghĩa là các bạn sẽ được bảo vệ tuyệt đối mà tường lửa cũng chỉ như cánh cổng, các ứng dụng yêu cầu truy cập vào máy sẽ hỏi han bạn trước khi truy cập và các bạn thường phải trả lời có cho phép hay không cho phép ứng dụng này vào máy. Và khi chạy những ứng dụng thường dùng như trình duyệt, chat chit, game online hay nói chung là những phần mềm cần đến mạng thì tường lửa đều hỏi bạn có cho phép phần mềm này chạy qua không, chúng ta sẽ thường phải trả lời đến phát chán và dần trở thành thói quen cứ có cái bảng đó hiện lên hỏi là bấm cho phép, rồi đến một hôm có một phần mềm lạ yêu cầu được kết nối với máy thì cái thói quen này sẽ hại các bạn. Vậy thì những tài nguyên hệ thống hao phí do chạy thường trực những phần mềm to nặng cồng kềnh này để làm gì khi mà các bạn vẫn cứ dễ dàng bị nhiễm virus nếu không để ý? Do đó phần mềm bảo vệ có lẽ sẽ cần thiết nhưng không nên dùng những phần mềm quá nặng quá phiền phức, liên tục hỏi han những ứng dụng mà trước đó các bạn đã cho phép không biết bao nhiêu lần rồi cái này có thể thấy rõ nhất ở BKAV Pro. Và cũng chả cần đến những ứng dụng có cơ sở dữ liệu lớn đến ỳ ạch cả máy như Kaspersky để làm gì cả. Có lẽ chỉ cần một phần mềm đơn giản gọn nhẹ miễn phí như Microsoft Security Essential do chính Microsoft phát triển, tương thích tuyệt đối với Microsoft và ghi nhớ một số kinh nghiệm là đủ nhưng những kinh nghiệm này chúng ta sẽ bàn tiếp trong kỳ sau của chuyên đề kinh nghiệm sử dụng máy tính này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_mem_can_thiet_cho_may_tinh.doc