Phân loại các phương pháp tránh thai

Ngày nay, các cặp đôi có thể có rất nhiều lựa chọn khi phải

tìm đến một biện pháp tránh thai hiệu quả và ít hại sức

khỏe. Để bổ sung thêm một cách nhìn mới, đầy đủ hơn,

khoa học hơn về các phương pháp giúp bạn tránh được tình

trạng mang thai ngoài ý muốn, chúng tôi xin đưa ra những

hướng dẫn cụ thể dưới đây

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phân loại các phương pháp tránh thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân loại các phương pháp tránh thai Ngày nay, các cặp đôi có thể có rất nhiều lựa chọn khi phải tìm đến một biện pháp tránh thai hiệu quả và ít hại sức khỏe. Để bổ sung thêm một cách nhìn mới, đầy đủ hơn, khoa học hơn về các phương pháp giúp bạn tránh được tình trạng mang thai ngoài ý muốn, chúng tôi xin đưa ra những hướng dẫn cụ thể dưới đây. Có rất nhiều lựa chọn khi phải tìm đến một biện pháp tránh thai hiệu quả (google image) 1. Phương pháp hoóc môn - Sử dụng viên uống tránh thai cho từng trường hợp cụ thể: thuốc tránh thai thông thường (2 hoóc môn) phải được dùng hàng ngày theo đúng chu kỳ, với thành phần là các hoóc môn oestrogen và progesteron giúp ngăn việc rụng trứng, có thể đạt hiệu quả tới 99%; thuốc tránh thai loại 1 hoóc môn thích hợp với người cho con bú nhưng hiệu quả thấp hơn, khoảng 88% và thuốc tránh thai khẩn cấp dùng cho những trường hợp giao hợp “không dự phòng” tránh thai, nếu uống đúng lúc, đúng cách cũng đem lại hiệu quả đáng kể, khoảng 75%. - Thuốc tiêm tránh thai: thường được đề nghị cho những người không hợp với thuốc viên. Thuốc hiện chưa được bán rộng rãi trên cả nước. Trong thuốc có thành phần là hoóc môn progesteron, được tiêm một lần vào bắp, cơ (thường vào mông). Lúc này, progesteron sẽ tiết dần vào cơ thể, giúp bạn gái tránh thai trong một thời gian nhất định (1 tháng hoặc 3 tháng). Hiệu quả của thuốc tiêm tránh thai rất cao, lên tới gần 100%, song nó có thể dẫn tới một số tác dụng phụ, điển hình là kinh nguyệt không đều. - Cấy mô: cấy vào cánh tay sau khi gây tê tại chỗ, một lần cấy mô kéo dài 3 năm. Mô cấy có hình que diêm và tiết ra một lượng progesteron trong cơ thể. Hiệu quả và tác dụng phụ của biện pháp này cũng giống như khi sử dụng thuốc tránh thai. - Miếng dán: trông giống con tem, tiết hoóc môn qua da bạn nhưng phải được thay hàng tuần và cứ sử dụng 3 tuần thì nghỉ 1 tuần. Suốt thời gian dùng miếng dán tránh thai, bạn sẽ có kinh nguyệt. Tác dụng phụ của nó tương tự thuốc, song da bạn cũng có thể bị rát đỏ ở khu vực đặt miếng dán. - Vòng âm đạo: còn gọi là NuvaRing, dụng cụ này dễ dàng đưa vào âm đạo, liên tục tiết ra oestrogen và progesteron trong thời gian 3 tuần. Sau khi lấy ra khoảng 1 tuần, bạn sẽ có kinh. Tuy nhiên, do hiệu quả của nó không cao bằng nhiều biện pháp khác nên hiện vẫn còn "xa lạ" với chúng ta. 2. Phương pháp ngăn chặn - Bao cao su cho nam giới: vừa là cách tránh thai hữu ích (hiệu quả khoảng 97%), vừa là công cụ chống nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Nếu xác định “đi ủng” để đem lại an toàn cho bạn tình và cho cả bản thân thì hãy nhớ phải sử dụng đúng lúc, đúng cách và chỉ dùng duy nhất 1 lần/bao. - Bao cao su nữ: có ưu điểm giống như bao cao su nam nhưng ở Việt Nam, tần suất sử dụng của nó có vẻ khá “khiêm tốn”. Loại này được đặt vào âm đạo và lý tưởng cho những người dị ứng với cao su latex. Tác dụng tránh thai của nó vào khoảng 95%. - Màng ngăn âm đạo: “mái vòm” bằng latex này được đưa vào trước khi giao hợp và được sử dụng với chất diệt tinh trùng như bọt, gel, kem hay miếng xốp. Đây là một lựa chọn tốt cho người phụ nữ không thích bao cao su, hoặc những người không thể uống thuốc tránh thai vì những lý do khác nhau hoặc những người không thể đặt vòng tránh thai. Nó cũng phổ biến với phụ nữ lớn tuổi khi khả năng sinh sản giảm. Màng ngăn bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như lậu, nhiễm trùng ống dẫn tiểu chlamydia, độ tin cậy của nó là 92%. - Bao cổ tử cung: nhỏ hơn màng ngăn, trông giống như một cái vòng lớn, cho thuốc diệt tinh trùng vào đầy 1/3 thì nó sẽ vừa cổ tử cung. Không nên dùng nếu bạn đã từng mắc Hội chứng sốc chất độc (Toxic shock syndrome -TSS). 3. Phương pháp cơ học - Vòng tránh thai (IUD): có nhiều hình dạng nhưng phổ biến là hình chữ T có quấn đồng, dành cho phụ nữ từng có một con vì cổ tử cung đã mở rộng, đưa vào sẽ ít đau. Vòng giúp ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cản trở cuộc "giao duyên" giữa trứng và tinh trùng. Hiệu quả lý tưởng là 98%. - Vòng IUS (Intra-uterine system): giống như vòng tránh thai, IUS là một dụng cụ được đưa vào tử cung vài năm. Điểm khác biệt chủ yếu là nó chứa hoóc môn progesteron được tiết ra đều đặn trong tử cung mỗi ngày, giúp làm giảm chảy máu kinh, vì thế kỳ kinh nhẹ nhàng, ngắn hơn và không đau. Tác dụng phụ có thể xảy ra là mụn trứng cá, nhức đầu và ngực mềm. Cách tính vòng kinh chỉ phù hợp với người có vòng kinh ổn định (google image) 4. Phương pháp tự nhiên Dù ai cũng có thể dùng các phương pháp này nhưng nên biết rằng hiệu quả của chúng không cao, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng. - Kiêng giao hợp âm đạo: nghĩa là không đưa dương vật của người đàn ông vào âm đạo của bạn tình. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp nói trên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi lần sử dụng, hiệu quả sẽ khác nhau và về lâu về dài thì rất khó duy trì, đoán định được. - Xuất tinh ra ngoài: hành động này được thực hiện khi lên đến cao trào, người đàn ông rút “cậu nhỏ” ra khỏi âm đạo của “đối tác”, song, hiệu quả của nó cũng chỉ đạt 60 – 70% bởi bản thân dịch tiết ra từ dương vật trước đó đã có thể mang tình trùng. - Tính vòng kinh: đây là biện pháp tránh thai tự nhiên dựa trên việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ để tính ra những ngày an toàn, không có khả năng thụ thai và những ngày không an toàn, cần tránh giao hợp “không dự phòng” nếu chưa sẵn sàng có em bé. Cách tính vòng kinh chỉ phù hợp với người có vòng kinh ổn định nhưng xét cho cùng, hiệu quả cũng không cao bằng một số biện pháp khác. - Cho con bú: bạn mới sinh con chưa đầy 6 tháng, chưa có kinh trở lại và đang cho bé bú hoàn toàn thì có thể nghĩ đến việc tránh thai bằng cách cho con bú. Nếu đảm bảo các điều kiện đó, hiệu quả tránh thai mà bạn đạt được sẽ lên tới 98%. Thật ấn tượng phải không các bạn? Nhưng nên nhớ chỉ một trong 3 điều kiện thay đổi, hãy tìm kiếm một “cứu cánh” an toàn hơn nhé! 5. Phương pháp giải phẫu Hãy chú ý, bạn chỉ nên sử dụng phương pháp giải phẫu nếu đã chắc chắn không muốn có con nữa bởi một khi đã triệt sản, khả năng “hồi phục chức năng” ấy hầu như sẽ không còn. - Triệt sản nữ: còn gọi là phương pháp cắt và thắt ống dẫn trứng thông qua việc chặn hai ống dẫn trứng, làm cho trứng không đến được tử cung. - Triệt sản nam: thường được biết là phương pháp cắt và thắt hai ống dẫn tinh, phương pháp phẫu thuật này là chặn các ống dẫn tinh, làm cho tinh trùng không đến được tử cung. Trên đây là một “list” các phương pháp tránh thai nhìn từ góc độ phân loại khác của nó. Khi muốn lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp, bạn cần “soi” thật kỹ xem nó có phù hợp với thể trạng, sức khỏe, điều kiện, hoàn cảnh… của mình không. Nên nhớ yếu tố tâm lý cũng góp phần hết sức quan trọng trong việc lựa chọn “bí kíp” và quyết định hiệu quả tránh thai đấy bạn ạ! Theo Parentslink

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf84_3733.pdf