Vấn đề lấy ý kiến phản hồi từ người học đã và đang được nhiều trường đại học thực hiện, trong đó
có các trường Đại học sư phạm. Kết quả phản hồi từ người học tạo thêm kênh thông tin giúp giảng
viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; góp phần tăng cường tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối
với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để sinh viên được phản ánh
tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên, đề xuất
mong muốn, nguyện vọng và những yêu cầu đối với nhà trường cũng như đối với từng giảng viên
để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập. Bài viết đề cập tới một khía cạnh khác của vấn đề đó là: hiệu
quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề
nghiệp của giảng viên thông qua kết quả nghiên cứu trên 317 giảng viên các khoa và 80 sinh viên
của trường Đại học Sư phạm-ĐHTN và khối sư phạm trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ
5 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Phương Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 95 - 99
95
PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN VỚI CÔNG TÁC TỰ BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM
Lê Thị Phương Hoa*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vấn đề lấy ý kiến phản hồi từ người học đã và đang được nhiều trường đại học thực hiện, trong đó
có các trường Đại học sư phạm. Kết quả phản hồi từ người học tạo thêm kênh thông tin giúp giảng
viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; góp phần tăng cường tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối
với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để sinh viên được phản ánh
tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên, đề xuất
mong muốn, nguyện vọng và những yêu cầu đối với nhà trường cũng như đối với từng giảng viên
để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập. Bài viết đề cập tới một khía cạnh khác của vấn đề đó là: hiệu
quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề
nghiệp của giảng viên thông qua kết quả nghiên cứu trên 317 giảng viên các khoa và 80 sinh viên
của trường Đại học Sư phạm-ĐHTN và khối sư phạm trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ.
Từ khóa: Năng lực, năng lực nghề nghiệp, phát triển năng lực nghề nghiệp, đánh giá, giảng viên.
Thực trạng của việc lấy ý kiến phản hồi từ
sinh viên
*
Chủ trương lấy ý kiến phản hồi từ người học
về hoạt động giảng dạy của giảng viên được
Bộ Giáo dục- Đào tạọ chỉ đạo từ năm học
2009- 2010 trên cơ sở kết quả triển khai thí
điểm tại một số trường đại học từ năm học
2008- 2009. Mục đích của hoạt động này
được Bộ Giáo dục- Đào tạo xác định là:1/
Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ
sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng
viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương
pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện
đại; 2/ Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng
viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng
cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên
trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ
sở giáo dục đại học; 3/ Tăng cường tinh thần
trách nhiệm của người học với quyền lợi,
nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo
điều kiện để người học được phản ánh tâm tư,
nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về
hoạt động giảng dạy của giảng viên; 4/ Nhà
quản lí có kế hoạch cải tiến nâng cao chất
lượng Đào tạo và chất lượng đội ngũ giáo
viên. [2].
*
Tel: 0986 167716
Phương thức đào tạo theo tín chỉ đã đặt ra cho
người giảng viên ĐHSP những yêu cầu mới
cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm. Để giúp giảng viên có thể nhìn nhận về
năng lực của bản thân một cách rõ ràng, các
trưường sư phạm đã áp dụng nhiều “kênh”
khác nhau trong đánh giá năng lực giảng viên,
trong đó có một “kênh” được nhiều giảng
viên quan tâm: Đánh giá năng lực giảng viên
thông qua phiếu phản hồi của sinh viên.
Cách thức tiến hành việc lấy ý kiến phản hồi
của sinh viên
Việc tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ sinh
viên cần phải có lộ trình. Những ý kiến phản
hồi của sinh viên sẽ là kênh tham khảo cần
thiết, góp phần giúp giảng viên nâng cao chất
lượng giảng dạy, đồng thời giúp sinh viên
phát huy tính dân chủ, tự chủ. Phiếu đánh giá
được xây dựng một cách khoa học,với các
tiêu chí rõ ràng. Nội dung đánh giá chú trọng
vào kiến thức, phương thức truyền giảng và
đạo đức giảng viên trong quan hệ thày – trò.
Nhà trường gửi bản câu hỏi đến sinh viên
trong đó ghi rõ tên giảng viên được sinh viên
đánh giá, sinh viên điền ý kiến của mình vào
phiếu theo các nội dung phiếu yêu cầu. Số
phiếu sau khi đã được sinh viên điền ý kiến sẽ
được nhà trường tổng hợp và xử lí số liệu.
Lê Thị Phương Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 95 - 99
96
Các ý kiến sinh viên nhận xét, đóng góp sẽ
được tổng hợp lại, đề rõ số ý kiến và số liệu
% theo các tiêu chí và lấy thang đánh giá là
các mức Tốt- Khá- Trung bình và Yếu sau đó
gửi về khoa cho mỗi giảng viên (phiếu được
để trong từng phong bì và dán kín). Giảng
viên có thể xem đó như một kênh thông tin để
tự bồi dưỡng, hoàn thiện mình. Với nhà
trường, đây cũng là một kênh tham khảo
trong việc xem xét, đánh giá giảng viên. Sau
mỗi đợt phản hồi ý kiến của sinh viên về
giảng viên, Trường yêu cầu thủ trưởng đơn vị
cần báo cáo kế hoạch khắc phục những tồn tại
về kết quả phản hồi của sinh viên với Ban
Giám hiệu, Ban giám hiệu có kế hoạch theo
dõi từng cá nhân và tập thể.
Như vậy, có thể thấy xét về qui trình, phương
pháp này hoàn toàn đảm bảo tính khách quan
và khoa học. Sinh viên cảm thấy bản thân họ
được tôn trọng và được dịp thẳng thắn bày tỏ
quan điểm của mình. Qua trò chuyện, chúng
tôi nhận thấy đa số sinh viên đều ủng hộ việc
làm này, họ cùng có chung quan điểm: Phiếu
không yêu cầu điền tên nên họ không thấy bị áp
lực khi đưa ra nhận xét về thầy cô (76%). Do
đó, họ dám nói thật hơn dù sẽ có những lời nhận
xét thật sẽ làm một số thầy cô không vui.
Cũng tìm hiểu về vấn đề này, qua khảo sát ý
kiến của giảng viên với câu hỏi: “Theo thầy/
cô việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên có
đảm bảo được tính khách quan trong đánh giá
năng lực giảng viên không? Thầy cô có ủng
hộ việc làm này không”, kết quả thu được như
sau: 42% số ý kiến cho rằng việc lấy ý kiến
của sinh viên là khách quan và ủng hộ, 45%
số ý kiến cho là không hoàn toàn khách quan
và 13% số ý kiến cho rằng việc làm này
không khách quan và hoàn toàn phản đối. Lí
do các giảng viên đưa ra là: Việc sinh viên
đánh giá giảng viên là không phù hợp với
truyền thống tôn sư trọng đạo của Việt Nam
(28,7%); Việc làm này có thể là cái cớ để
những hiện tượng tiêu cực, những thái độ bất
kính của sinh viên với thày sẽ có dịp được cổ
súy và lây lan (42,1%); Đây có thể là dịp để
những sinh viên học hành chưa tốt, bị điểm
kém, bị phê bình, sẽ có cơ hội nói xấu, đổ lỗi
cho thày cô nghiêm khắc (51,8%); Một số
sinh viên không quan tâm tới việc đánh giá
nhận xét giảng viên do đó có thể họ sẽ coi việc
đánh dấu vào phiếu phản hồi là việc”làm cho
xong”, không cần biết đúng hay sai (18%).
Sự băn khoăn của các giảng viên không phải
là không có căn cứ bởi có một số giảng viên
cho rằng họ nhận được những ý kiến (có thể
chỉ là 1 hoặc 2 ý kiến) nhận xét về những điều
hoàn toàn không đúng. Để giúp các giảng
viên giải tỏa những băn khoăn này nhà trường
cũng đã đưa ra cách để đánh giá từng vấn đề
theo số ý kiến như: Vấn đề nào chiếm từ 20 ý
kiến đánh giá của sinh viên trở lên sẽ được
coi là một hiện tượng cần lưu tâm.. Để việc
lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên có chất lượng
và khách quan, Ban chỉ đạo lấy ý kiến sinh
viên đã định hướng cho các lớp và quán triệt
các em quan điểm của trường: Việc lấy ý kiến
sinh viên chứng tỏ sự tôn trọng của nhà
trường đối với mong muốn và đánh giá của
các em; Việc đóng góp ý kiến về giảng viên
thực chất là văn hóa phê bình và tự phê bình,
tất cả đều hướng tới một môi trường học tập
văn hóa và dân chủ, sinh viên có thể khen
ngợi và góp ý với thày cô một cách đúng mực
và theo phương thức phù hợp. Nhà trường
cũng lưu ý tác động đến nhận thức, trách
nhiệm cũng như ý thức của người đánh giá
(SV), tránh sự tác động của những yếu tố
không tích cực bởi trong quá trình giảng dạy
những giảng viên nghiêm khắc có thể không
nhận được những đánh giá tích cực; tình trạng
sinh viên thiếu trách nhiệm khi đưa ra nhận
xét, coi đó như một việc “làm cho xong”.
Thày và trò là 2 chủ thể trong quá trình dạy
và học. Ở bậc ĐH sinh viên tự giác cao trong
quá trình học, người thầy thường xuyên tổ
chức thi, kiểm tra, đánh giá trò. Sinh viên có
vai trò phản hồi nên thầy phải biết được đánh
giá của trò về quá trình dạy, phong thái sư
phạm... để nhìn nhận lại quá trình giảng dạy
của mình, và có những điều chỉnh (nếu cần)
nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Mặc dù
Lê Thị Phương Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 95 - 99
97
chỉ là một kênh để tham khảo song nếu 70%
sinh viên đánh giá không tốt về giảng viên thì
bản thân giảng viên cần phải xem xét lại mình.
Các nội dung được sinh viên đánh giá
Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên chủ
yếu xoay quanh các vấn đề :1/Nội dung và
phương pháp giảng dạy của giảng viên; 2/Tài
liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử
dụng phương tiện dạy học của giảng viên; 3/
Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối
với người học và thời gian giảng dạy của
giảng viên; 4/Khả năng của giảng viên trong
việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập
của người học trong quá trình học tập; 5/Sự
công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh
giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của người học; 6/Năng lực của giảng viên
trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động
học cho người học; 7/Tác phong sư phạm của
giảng viên [1].
Đánh giá của giảng viên và sinh viên về hiệu
quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên
Năng lực nghề nghiệp của người giảng viên
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Người giảng viên có năng lực là người biết
tạo ra uy tín đối với sinh viên. Do đó họ phải
là người có phẩm chất chính trị - đạo đức
trong sáng; có xu hướng nghề nghiệp sư
phạm ổn định, bền vững; có kiến thức toàn
diện; có năng lực sư phạm và trình độ chuyên
môn nghiệp vụnhờ đó có sức mạnh cảm
hoá lớn, thu hút, lôi kéo, định hướng và điều
khiển hoạt động học của sinh viên. Trong
những năm gần đây, đại bộ phận đội ngũ
giảng viên các trường đại học có uy tín cao,
tạo được niềm tin đối với các thế hệ sinh viên.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số ít giảng viên
chưa tạo được niềm tin, thậm chí làm mất
lòng tin đối với sinh viên. Có giảng viên chưa
mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử; có giảng
viên vi phạm quy chế giáo dục - đào tạo; có
giảng viên vi phạm luật pháp của Nhà nước;
có giảng viên năng lực, trình độ hạn chế Do
đó, việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên dù
chỉ với mục đích để tham khảo trong xem xét
đánh giá năng lực giảng viên song không thể
phủ nhận là việc làm này cũng đã mang lại
những hiệu quả nhất định, giúp giảng viên có
căn cứ để tham khảo, tự nhìn nhận lại bản
thân để có kế hoạch tự bồi dưỡng hoàn thiện
mình. So với thời điểm trước năm học 2008-
2009 - thời điểm các trường bắt đầu thực hiện
việc lấy ý kiến sinh viên, nhiều lĩnh vực đã
được cải thiện đáng kể. Qua đánh giá kết quả
thu được như sau:
Qua trò chuyện, một số giảng viên trẻ đều có
chung ý kiến: Mặc dù là người trực tiếp giảng
dạy, khi "bị" sinh viên nhìn nhận không tốt,
ban đầu cũng hơi khó chịu và buồn. Song
phiếu góp ý của sinh viên sẽ giúp giảng viên
trẻ có điều kiện nhìn lại mình và hoàn thiện
để trở thành một giảng viên tốt, chuyên môn
vững vàng. Nhờ ý kiến của học sinh và đồng
nghiệp, các giảng viên đã khắc phục được
tính không mạnh dạn, nói không hết ý từng
mắc phải khi mới ra trường.
Bảng 1: Hiệu quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên
STT Hiệu quả Số ý kiến %
1 Giảng viên thực hiện giờ lên lớp nghiêm túc hơn 205 64,7
2 Giảng viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học 182 57,4
3 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 157 49,5
4 Công bằng và khách quan và thận trọng hơn trong kiểm tra đánh giá 174 54,9
5 Tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
do nhà trường tổ chức
95 29,9
6 Không có thay đổi gì 2 0,6
Lê Thị Phương Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 95 - 99
98
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về việc lấy ý kiến phản hồi
STT Ý kiến của sinh viên SYK
n= 80
%
1 Họ thấy được tôn trọng 46 57,5
2 Họ thấy vai trò của người học được nâng lên 40 50
3 Sinh viên luôn mong muốn sự công bằng và việc làm này giúp họ thỏa
mãn điều đó
47 58,8
4 Đây là cơ hội để sinh viên bày tỏ mong muốn của mình một cách
thẳng thắn nhất mà không bị áp lực.
50 100
Như vậy, đa số giảng viên đều cho rằng dù
ủng hộ hay không ủng hộ việc lấy ý kiến phản
hồi từ sinh viên, các giảng viên đều nhìn thấy
một sự thay đổi từ sau khi nhà trường thực
hiện việc này: Giảng viên thực hiện thời gian
lên lớp nghiêm túc hơn, giảng viên tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt
là việc kiểm tra đánh giá sinh viên được thực
hiện đảm bảo tính công bằng và khách quan
hơn như: Giảng viên phải trả bài kiểm tra
trước khi kết thúc môn học một tuần để sinh
viên có thể phản hồi nếu thấy việc đánh giá
không đúng, giảng viên phải cung cấp chương
trình môn học ngay từ buổi học đầu tiên để
sinh viên có thể tự theo dõi tiến trình môn
học... Tuy nhiên vẫn có 0,6% giảng viên cho
rằng việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên
không có ảnh hưởng gì đến giảng viên, con số
này chiếm tỉ lệ rất nhỏ song đây cũng là một
căn cứ để xem xét trong công tác tổ chức lấy
ý kiến phản hồi của sinh viên và trong nhìn
nhận, đánh giá giảng viên.
Tìm hiểu sinh viên về việc có ủng hộ việc lấy
ý kiến phản hồi của sinh viên hay không,
100% sinh viên cho rằng họ ủng hộ việc làm
này. Lí do họ đưa ra là:
Khi được hỏi về việc: Liệu việc làm này có
thể trở thành dịp để sinh viên đưa ra những
nhận xét thiếu thiện chí đối với các giảng viên
mà họ không thích không? Liệu sinh viên có
bị giảng viên “trù dập” không? Đa số sinh
viên đều cho rằng điều này có thể có song con
số này rất ít bởi nếu sự nghiêm khắc của
giảng viên là đúng, sự đánh giá của giảng
viên là công bằng, công khai thì sinh viên vẫn
sẽ “tâm phục khẩu phục”. Việc” trù dập” sinh
viên hoàn toàn không có vì việc lấy ý kiến
phản hồi chỉ được triển khai với những môn
học đã hoàn thành, đã tổ chức thi xong và đã
công bố điểm.
Kết luận
Lấy ý kiến sinh viên về giảng viên là bước
đầu tiên của quy trình đánh giá chất lượng
đào tạo trong các trường đại học. Mặc dù chỉ
là một cách để tham khảo trong công tác đánh
giá năng lực nghề nghiệp giảng viên song
không thể phủ nhận hiệu quả mà việc làm này
đã mang lại đối với những thay đổi tích cực ở
giảng viên. Thiết nghĩ hoạt động này nếu duy
trì thường xuyên, quá trình xử lý kết quả đảm
bảo tính khách quan, đúng mực sẽ giúp nhà
trường có thêm thông tin tham khảo để đánh
giá chính xác hơn chất lượng đào tạo của
mình, có kế hoạch cải tiến nâng cao chất
lượng Đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng
viên, củng cố thương hiệu để đáp ứng tốt hơn
yêu cầu ngày càng tăng cao của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tổ chức lấy ý
kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên
(
Default.aspx
2. Nguyễn Bằng. Sinh viên đánh giá giảng viên:
Đừng hiểu sai!
(
vien-danh-gia-giang-vien-Dung- hieu-sai-
886914/)
3. Trần Văn Tùng, (2012) “Chất lượng giảng viên
và chất lượng đào tạo đại học Việt Nam”, tạp chí
KHGD, số 83 tháng 8.
Lê Thị Phương Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 95 - 99
99
SUMMARY
FEEDBACK FROM STUDENTS WITH THE SELF TRAINING DEVELOPMENT
PROFESSIONAL COMPENTENCY OF PEDAGOGICAL TEACHERS
Le Phuong Hoa
*
College of Education - TNU
Getting feedback idea from students has been done many universities, including the University of
Pedagogy. Results of getting feedback from learners create communication channels to help
teachers adjust teaching, enhance the sense of responsibility of myself in implementing the
training objectives of the school; contribute to strengthening the sense of responsibility of the
student to the rights and obligations of learning, training of itself; create conditions for students to
reflect the aspirations, political opinions expressed on teaching activities of the faculty, the
proposed wishes, aspirations and requirements for schools as well as for each lecture members to
better meet the learning needs. Article mentions another aspect: effecting of taking feedback from
students with self and fostering development of professional competency of teachers through
research results on 317 teachers and 80 students of Thái Nguyên university of education and the
pedagogical faculty of Hung Vuong university, Phu Tho province.
Key words: Compentency, professional compentency, developing professional competence,
assessment, teacher.
Ngày nhận bài:12/11/2014; Ngày phản biện:27/11/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
*
Tel: 0986 167716
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_hoi_tu_sinh_vien_voi_cong_tac_tu_boi_duong_phat_trien_n.pdf