Là một quốc gia ven biển với chiều dài bờ biển trên 3.260 km và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán và quyền chủ quyền trên 1 triệu km2, các nguồn tài nguyên, thiên nhiên biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển ước tính đóng góp khoảng 48% GDP của cả nước trong đó các ngành kinh tế diễn ra trên biển, tức là sử dụng trực tiếp tài nguyên biển như dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch biển, chiếm tới 98%. Cụ thể, trong năm 2012, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đã sản xuất được 16,74 triệu tấn dầu thô và condensate và 9,34 tỉ m3 khí (cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các mỏ dầu khí đang hoạt động ở nước ta đều nằm trên biển). Trong năm 2012 Việt Nam đã đánh bắt được 1.796.400 tấn cá trên biển và hiện đang là một trong mười quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Đội tàu biển Việt Nam hiện có 1.793 chiếc với tổng trọng tải 6.9 triệu DWT. Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam hàng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới nước ta và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước.
14 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ với một số luật chuyên ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các nguyên tắc chung về gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển (Điều 35). Dự thảo Luật quy định chi tiết về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại trên biển và nhận chìm, đổ thải ở biển (Chương VI).
Luật Biển quy định về mặt nguyên tắc đối với việc cấp phép cho tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển của Việt Nam (Điều 36). Dự thảo Luật đưa ra những quy định cụ thể hơn về thẩm quyền cấp phép, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam (Mục 3, Chương III).
Luật Biển quy định về phát triển kinh tế biển (Chương IV) đặc biệt là quy hoạch phát triển kinh tế biển (Điều 44). Quy hoạch này có thể ảnh hưởng đến chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong Dự thảo Luật (Chương II) do đa phần các ngành kinh tế biển hiện nay đều là các hoạt động sử dụng tài nguyên biển.
2.2 Luật Thủy sản, 2003: Luật Thủy Sản, Luật số 17/2003/QH11 do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Luật này quy định về các hoạt động thủy sản trên đất liền, hải đảo và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Luật Thủy sản cũng quy định một cách gián tiếp là hoạt động thủy sản phải được quản lý thống nhất dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái. Cụ thể Điều 4 quy định hoạt động thủy sản bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Điều 7 quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
Điều 5 của Luật Thủy sản công nhận nguyên tắc phát triển bền vững trong phát triển thủy sản. Quy định này phù hợp với các quy định về việc thiết lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển trong Dự thảo Luật.
Các hành vi bị cấm trong Luật Thủy sản (Điều 6) và Dự thảo Luật (Điều 8) là tương đồng và bổ sung cho nhau.
Điều 9 quy định về quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, bảo tồn biển và đièu 15 quy định việc phân vùng biển, phân tuyến khai thác thủy sản. Các quy hoạch, phân vùng này có ảnh hưởng đến việc thiết lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo Luật (Mục 2, Chương IV).
Điều 14 quy định về điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản. Các kết quả điều tra, nghiên cứu có thể được sử dụng cho điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quy định trong Dự thảo Luật (Mục 1, Chương III).
2.3 Luật Dầu khí, 1993 Luật Dầu khí do Quốc Hội khóa IX thông qua ngày 6 tháng 7 năm 1993.
(sửa đổi năm 2008 Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí do Quốc Hội khóa XII thông qua ngày 3 tháng 6 năm 2008
): Luật này quy định về hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Điều 4 và Điều 5 quy định về nguyên tắc việc các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và thực thi các biện pháp phòng ngừa, loại trừ và khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường. Dự thảo Luật quy định chi tiết hơn về một số biện pháp phòng ngừa, loại trừ và khắc phục sự cố ô nhiễm trên biển (Mục 1 & 2, Chương VI).
Điều 38 quy định Nhà nước quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành công nghiệp dầu khí. Các chiến lược, quy hoạch phát triển dầu khí trên biển sẽ có ảnh hưởng tới chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo.
2.4 Bộ Luật Hàng Hải, 2005: Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam, số 40/2005/QH11 do Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Bộ Luật này quy định về hoạt động hàng hải diễn ra trên các vùng biển của Việt Nam
Điều 63 quy định về quy hoạch phát triển cảng biển. Quy định này có thể liên quan tới chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo Luật.
2.5 Luật Du lịch, 2005: Luật số 44/2005/QH11về Du lịch do Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch, bao gồm cả tài nguyên và hoạt động du lịch trong các vùng biển, đảo của Việt Nam.
Điều 13 định nghĩa và phân loại các loại tài nguyên du lịch. Theo định nghĩa này thì các vùng biển đảo của Việt Nam hoàn toàn có thể là tài nguyên du lịch.
Điều 14 quy định về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch. Các kết quả điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch biển có thể dùng cho điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Chương III quy định về quy hoạch phát triển du lịch. Các quy định này sẽ ảnh hưởng tới chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo.
2.6 Luật Đất Đai, 2003: Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 do Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Luật này quy định về chế độ quản lý và sử dụng đất đai, bao gồm cả đất đai trong các vùng bờ và hải đảo Việt Nam.
Các quy định trong Luật Đất đai có hiệu lực đối với vùng bờ và các hải đảo. Về cơ bản, các quy định liên quan trong Dự thảo Luật là phù hợp với các quy định của Luật Đất Đai. Tuy nhiên, các quy định về quy hoạch, sử dụng đất (mục 2, chương II) có thể có ảnh hướng tới chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo.
2.7 Luật Bảo vệ môi trường, 2005: Luật Bảo vệ môi trường số 52/QH 11 do Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường, trong đó có cả môi trường biển.
Nhiều quy định về bảo vệ môi trường nói chung như những quy định chung (Chương I), tiêu chuẩn môi trường (Chương II), bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (Chương IV), bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Điều 47), có thể áp dụng mutatis mutandis cho công tác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Mục 1 Chương VII của Luật Bảo vệ môi trường đưa ra một số nguyên tắc chung về bảo vệ môi trường biển và bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển, tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển. Mục này có nhiều khả năng sẽ trùng với Chương VI Bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong Dự thảo Luật. Tuy nhiên, các quy định trong Chương VI của Dự thảo Luật cụ thể hơn trong Luật bảo vệ môi trường biển. Điều 55(4) của Mục này cũng khẳng định “bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững”.
Các điều 94, 95, 97 của Luật Bảo vệ môi trường quy định về quan trắc môi trường, điều 99 quy định về báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, điều 101 quy định về báo cáo môi trường quốc gia. Các thông tin thu thập được từ hoạt động quan trắc môi trường cũng như báo cáo môi trường quốc gia đều có thể sử dụng trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Một số kiến nghị
Từ các phân tích nói trên, thay cho kết luận, tác giả xin đề xuất một số ý tưởng nhằm bổ sung, chỉnh sửa Dự thảo Luật để cơ quan chủ trì soạn thảo Dự thảo Luật cân nhắc, xem xét:
- Về phạm vi địa lý của Dự thảo Luật, cần tính đến việc một số khu vực biển, hải đảo của nước ta còn đang có tranh chấp, chưa được phân định và bị nước ngoài chiếm đóng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để từ đó cân nhắc, xem xét có những quy định phù hợp.
- Trong tình hình đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay, việc thiết lập thêm những cơ chế liên ngành như Ban hay Ủy ban mới là không phù hợp với chủ trương, chính sách tinh giản bộ máy hành chính của Nhà nước ta. Vì vậy việc thiết lập một Ủy ban quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là không nên mà nên sử dụng trên cơ sở củng cố, gia tăng vai trò các cơ chế hiện có, đặc biệt là Ủy ban Nhà nước về Biển Đông-Hải đảo, cũng như là một cơ chế quản lý đa ngành tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo.
- Để thực hiện thành công phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất, việc xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương hiệu quả, xuyên suốt là rất quan trọng. Đặc biệt đây còn có thể là một cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết các bất đồng, tranh chấp về quan điểm, thẩm quyền, phương thức thực hiện có thể xảy ra giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật chỉ nhắc đến cơ chế này mà không có bất cứ quy định nào về mặt nội dung. Theo đó, các quy định chi tiết cụ thể về cơ chế này sẽ do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế này, xin kiến nghị bổ sung các quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ chế này, ít nhất là về mặt nguyên tắc, trong dự thảo Luật.
- Một số điều khoản trong Dự thảo Luật có trùng lặp với các Luật chuyên ngành khác. Mặc dù về nội dung cụ thể thì không bị “vênh” nhau nhưng về mặt tổ chức thì rõ ràng là có sự trồng chéo. Do đó, đối với các nội dung như hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về biển và hải đảo, quản lý các hải đảo, bảo vệ môi trường biển đề nghị cân nhắc đưa về chỉ quy định thống nhất trong một Luật và các văn bản khác chỉ dẫn chiếu đến khi cần thiết. Với những gì đã quy định về nguyên tắc trong Luật khác, nên xem xét quy định chi tiết hơn trong các văn bản dưới Luật thay vì nói đến trong Dự thảo Luật.
- Các quy định về chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ sẽ có liên quan đến rất nhiều quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển và vùng bờ được quy định trong các Luật khác như quy hoạch phát triển kinh tế biển (quy định trong Luật biển); quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, bảo tồn biển và phân vùng biển, phân tuyến khai thác thủy sản (Luật Thủy sản); chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành công nghiệp dầu khí (Luật Dầu khí); quy hoạch phát triển cảng biển (Bộ Luật Hàng hải) quy hoạch phát triển du lịch (Luật Du lịch); hay quy hoạch, sử dụng đất (Luật đất đai). Trên thực tế có thể sẽ xảy ra trường hợp các quy hoạch ngành có sự chồng chéo, bất đồng chẳng hạn như một khu vực vừa có thể được quy hoạch thành khu vực khai thác dầu khí song lại vừa có thể được quy hoạch thành khu vực khai thác thủy sản. Do vậy, đề nghị cân nhắc có thể bổ sung thêm vai trò cho chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ như một công cụ giúp rà soát, kiểm tra và thậm chí là giải quyết những chồng chéo, bất đồng này.
---------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- d_tho_lut_tai_nguyen_moi_trng_bin_3973.docx