Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán hạn
chế rủi ro là quy ền chọn (options)
Hơn chục phiên giao dịch vừa qua, nhiều nhà đầu tư chứng
khoán cảm thấy "choáng" khi giá cổ phiếu trên sàn giảm bất
ngờ, chỉ số VN-Index trồi sụt liên tục. Vậy giải pháp nào để
bảo vệ nhà đầu tư, tránh rủi ro từ những đợt "sóng thần"
trên thị trường.?
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Options chứng khoán, tại sao không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Options chứng khoán, tại
sao không?
Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán hạn
chế rủi ro là quyền chọn (options)
Hơn chục phiên giao dịch vừa qua, nhiều nhà đầu tư chứng
khoán cảm thấy "choáng" khi giá cổ phiếu trên sàn giảm bất
ngờ, chỉ số VN-Index trồi sụt liên tục. Vậy giải pháp nào để
bảo vệ nhà đầu tư, tránh rủi ro từ những đợt "sóng thần"
trên thị trường...?
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Trưởng
khoa Ngân hàng (Đại học Kinh tế Tp.HCM), Giám đốc Trung tâm
Đào tạo và Tư vấn ngân hàng - chứng khoán - nói:
- Thị trường tài chính luôn cần có những công cụ tự bảo vệ giống
như người chạy xe máy trên xa lộ buộc phải đội mũ bảo hiểm.
Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán hạn chế
rủi ro là quyền chọn (options).
Trên thế giới, người ta kinh doanh options hàng trăm năm nay.
Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn đã phát triển rất mạnh kể từ
khi Sở Giao dịch Option Chicago CBOE ở Mỹ thành lập tháng
4/1973.
Tại Việt Nam, options mới bắt đầu tại Eximbank tháng 2/2003,
nhưng đó chỉ là options ngoại tệ với ngoại tệ. Sau đó, nhiều đơn
vị triển khai options vàng, nông sản... Riêng options chứng khoán
là vấn đề hoàn toàn mới, dù thị trường chứng khoán đã hoạt
động gần 7 năm qua.
Thưa ông, liệu thị trường đã đủ lớn để phát triển options?
Đây là thời điểm chín muồi để triển khai options chứng khoán vì
tốc độ phát triển vừa qua khá nhanh, giá tăng - giảm đột biến, do
đó nhu cầu về options càng trở nên cấp bách. Nếu có công cụ
options, nhà đầu tư không bị hoảng loạn vì gần như họ đã mua
"bảo hiểm" về giá.
Kể cả nhà đầu tư ít vốn cũng có thể mua options, thay vì phải bỏ
ra khoản tiền lớn để đầu tư cổ phiếu, sau đó đợi giá cổ phiếu
tăng cao thì bán để hưởng chênh lệch. Mấy năm trước, tôi đã
từng nghiên cứu, tiến hành định giá options chứng khoán, tính ra
mức phí... thấy tính khả thi rất cao.
Phải chăng, chúng ta chậm chân trong lĩnh vực này? Ai được kinh
doanh options chứng khoán và đã có công ty nào chuẩn bị "đón
gió" chưa?
Tôi được biết, các nhà quản lý và một số công ty chứng khoán đã
tìm hiểu, lặng lẽ chuẩn bị về options. Tuy nhiên, nhân lực am hiểu
về lĩnh vực này hiện nay quá ít; vả lại, nhiều doanh nghiệp đang
"say sưa" kiếm lợi nhuận từ việc làm môi giới, bảo lãnh phát hành
hay tự doanh... nên họ chưa mấy quan tâm đến options.
Theo tôi, Nhà nước nên sớm có quy định, hướng dẫn về options
chứng khoán vì đây là loại chứng khoán phái sinh mà thế giới đã
phát triển mạnh rồi, chúng ta có thể học hỏi để triển khai thuận
lợi.
Đấy cũng là cơ hội kinh doanh mới rất thú vị của nhiều công ty
chứng khoán hay công ty chuyên về options vì chính nhà đầu tư
cũng cần mua "bảo hiểm" để tự phòng thủ rủi ro, biến động mạnh
của thị trường. Khi có công cụ options, chắc chắn giá chứng
khoán sẽ không có những đợt "sóng thần".
Options là công cụ chống lại rủi ro cho nhà đầu tư, vậy rủi ro đó
sẽ chuyển cho ai?
Về lý thuyết, doanh nghiệp kinh doanh options sẽ gánh rủi ro đó.
Trong thực tế, công ty kinh doanh options chứng khoán cũng
giống như kinh doanh bảo hiểm, có nghĩa là nó được cộng đồng
rủi ro, có thể cái này lời, cái kia lỗ nhưng xét trên bình diện chung
nếu có thiệt hại thì cũng không lớn.
Các công ty kinh doanh options đều có chiến lược phòng thủ rủi
ro bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, bán sản phẩm cho nhiều
người, nhiều đối tượng khác nhau và thu được một khoản phí.
Thông qua công cụ options, liệu có phát sinh trường hợp "làm
giá" hay giao dịch nội gián gây biến động thị trường?
Điều đó rất khó xảy ra vì nhà đầu tư bỏ ra một khoản phí để "bảo
hiểm" giá cho cổ phiếu của mình. Nếu có ai đó cố tình kích giá cổ
phiếu lên hay dìm giá xuống sẽ không ảnh hưởng đến các nhà
đầu tư đã mua options.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa nhận thức đầy đủ đâu
là đầu tư và đầu cơ, nên có khi họ bán tống bán tháo vì sợ rủi ro
về giá. Hơn nữa, do chưa có công cụ nào "bảo hiểm" nên mỗi khi
giá cổ phiếu rớt ào ào, nhà đầu tư hoảng hốt bán ra khiến thị
trường suy sụp.
Trong trường hợp tranh chấp, ví dụ công ty options thấy giá cổ
phiếu lên quá cao, họ không chịu bán cho người đã mua "call
options" thì sao?
Khi bán quyền chọn, người ta ghi rõ anh mua "call options" đó sẽ
được quyền gì như: Mua giá bao nhiêu? Thời hạn bao lâu? Điều
này luật pháp đã chuẩn mực rồi, cũng giống như mua bảo hiểm,
mức bồi thường rủi ro bao nhiêu đều đã được thoả thuận giữa
hai bên và ghi cụ thể trong hợp đồng chứ không thể từ chối với
khách hàng.
* Options - nghiệp vụ quyền chọn
Options có 2 loại gồm call option (quyền chọn mua) và put option
(quyền chọn bán). Người mua call option phải trả cho người bán
một khoản phí quyền chọn mua để có quyền được mua một
lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá...) theo
mức giá đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong
tương lai (theo kiểu Châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó
(theo kiểu Mỹ).
Đối với quyền chọn bán (put option) cũng tương tự, người bán
phải trả cho người mua một khoản phí để có quyền được bán một
lượng tài sản nhất định với một mức giá đã được thoả thuận sẵn
tại một thời điểm đã xác định trong tương lai.
Ví dụ, ông A đang sở hữu cổ phiếu REE, thị giá là 280.000
đồng/cổ phiếu, nhưng ông A không bán vì nghĩ rằng giá sẽ còn
lên cao. Nhưng đề phòng trường hợp giá giảm xuống, ông A mua
quyền chọn bán giá 280.000 đồng/cổ phiếu với mức phí 5.000
đồng.
Sau đó, nếu giá bất ngờ xuống còn 260.000 đồng/cổ phiếu, ông A
không phải bán tháo vì đã mua được quyền chọn bán với giá
280.000 đồng/cổ phiếu rồi. Tính ra ông A vẫn được lợi 15.000
đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, ông A cũng có thể dự đoán giá cổ phiếu REE sẽ tăng
cao trên 280.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian tới. Vậy thay vì bỏ
khoản tiền lớn để mua thêm cổ phiếu, ông A chỉ bỏ ra một ít phí
để mua quyền được mua với giá 280.000 đồng/cổ phiếu.
Đến khi giá cổ phiếu REE vọt lên 320.000 đồng/cổ phiếu, ông A
sẽ được hưởng quyền được mua với giá chỉ 280.000 đồng/cổ
phiếu. Khi đó, ông A sẽ thu được lợi nhuận là khoảng chênh lệch
giữa cái giá từ quyền được mua và giá thực tế là 35.000 đồng/cổ
phiếu (đã trừ 5.000 đồng phí mua call option).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- options_chung_khoan.pdf