ÔN TẬP THỰC VẬT DƢỢC
Phần 1: Hình thái- Giải phẫu thực vật
CHƢƠNG I: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Vách tế bào.
Là lớp vỏ cứng bao hoàn toàn màng sinh chất của tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau hoặc
với môi trường bên ngoài.
Vách tế bào:
- Mỗi tế bào có một vách riêng
- Không có tính chất bán thấm.
- Trên vách tế bào có nhiều lỗ.
- Độ dày biến thiên tùy tuổi và loại tế bào.
Vách tế bào gồm: phiến giữa, vách sơ cấp và vách thứ cấp (Các tế nào mô mềm của thực vật
chỉ có phiến giữa và vách thứ cấp).
Phiến giữa được hình thành khi phân bào để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Thành
phần chính của phiến giữa là pectat calci (pectin + calci)
Nếu phiến giữa phân hủy hoàn toàn thì tế bào bị tách rời nhau
Nếu phiến giữa phân hủy ở góc thì tạo nên khoảng gian bào (đạo)
21 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ôn tập thực vật dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau tạo thành
thân giả hình trụ đứng (cây Chuối)
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
14
Các thứ gân lá, các kiểu lá xem tr.91 =))
Để thích nghi môi trường sống, lá có thể biến đổi thành vẩy, gai, tua cuốn, lá bắc. [tr.94]
Cách sắp xếp của lá trên cành và tiền khai lá [tr.95] =))))
2. CẤU TẠO GIẢI PHẪU
Cây lớp Ngọc Lan.
Cuống lá:
Biểu bì nối tiếp biểu bì thân, cấu tạo = 1 lớp tế bào sống, ±lông che chở, lông tiết
Mô dày: nằm dưới chỗ lồi của biểu bì
Mô mềm vỏ: nhiều lớp tế bào có diệp lục, ±khuyết, ống tiết, tế bào mô cứng
Hệ thống dẫn: càng về phiến lá, cấu tạo bó càng đơn giản dần. Bó xếp hình vòng cung,
tròn nhưng luôn có đối xứng, bó to dưới, bó nhỏ trên.
Khi bó tạo 1vòng liên tục, cấu tạo tương thự thân: nội bì, trụ bì, libe, gỗ, tủy.
Khi bó chia thành bó rời thì 1→n bó phía dưới với libe ở dưới, 1→ bó ở phía trên với
libe ở phía trên.
Khi bó tạo hình vòng cung hướng về mặt dưới: libe ở ngoài, gỗ ở trong, nội bì, trụ bì chỉ
có ở mặt lưng, mô mềm gỗ và biểu bì trên tương ứng với tủy và mô mềm vỏ, có thể gặp
những cụm mô cứng.
Ở cuống lá, tượng tầng thường không hoặc rất hoạt động nên libe 2, gỗ 2 rất ít phát triển.
Phiến lá: Đặc điểm của cây lớp Ngọc Lan là có gân quy tụ (không song song) → vi phẫu có
gân giữa lồi hẳn và phiến chính thức 2 bên
Cấu tạo gân giữa: lồi 2 mặt hoặc chỉ lồi mặt dưới, mặt trên lõm hoặc phẳng. Từ gân giữa
phân ra các gân cấp 2, cấp 3. Bó dẫn nối dài ra phiến nhưng đơn giản dần về chót lá
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
15
Ngoài cùng là biểu bì trên, biểu bì dưới.
Dưới biểu bì là lớp mô dày nâng đỡ.
Các bó libe gỗ xếp tròn hay tròn, libe ngoài gỗ trong. Xung quanh libe có thể có nội bì,
trụ bì khác rõ hoặc có mô cứng.
Cấu tạo phiến lá chính thức
Biểu bì trên, biểu bì dưới, ± lông che chở, lông tiết, đặc biệt rất nhiều lỗ khí (xem lại
trang 4 của tài liệu này )
Thịt lá: Mô mềm giữa 2 biểu bì, lục lạp đồng hóa (quang hợp)
Có 2 loại mô mềm: Mô mềm giậu (nhiều lục lạp) và mô mềm khuyết (ít lục lạp)
Có 2 kiểu mô mêm: Cấu tạo đồng thể (1 loại mô mềm), cấu tạo dị thể (2 loại mô mềm);
cấu tạo dị thể chia ra 2 loại là dị thể đối xứng và bất đối xứng.
Bẹ lá: tương tự phiến lá, biểu bì 2 mặt, giữa là MM, diệp lục, có các bó libe gỗ xếp thành
hình vòng cung.
Cây lớp Hành
Có cấu tạo chung là có biểu bì trên, dưới, phiến lá chính thức, đều có cấu tạo cấp 1, gỗ trên,
libe dưới. Thường không có cuống. Có những đặc điểm sau:
Rất nhiều bó libe gỗ xếp đều thành 1 hàng trong phiến lá, số lượng mạch gỗ trong mỗi bó
thường giảm nhưng kích thước khá to.
2 lớp tế bào đều có lỗ khí
Thịt lá thường cầu tạo bằng một loại mô mềm đồng hóa, không phân hóa thành 2 thức mô
khác nhau (có thế có màng xếp nếp như ở lá Tre)
Không có mô dày nên mô cứng thường phát triển nhiều tạo những cột nâng đỡ nối liền bó
libe gỗ với biểu bì hoặc tạo thành một bao xung quanh bó mạch.
Lá cây Hạt trần
Khác:
Hình vẩy, hình kim
Không cuống, không lá kèm, 1 gân
Lớp cutin rất dày
Lỗ khí nằm ở đáy giếng
MM đồng hóa có màng xếp nếp
Có ống tiết (chứa tinh dầu,)
Có thể có mô truyền (thuộc loại mô mềm)
Có cấu tạo cấp 2
Gỗ 2 có mạch ngăn chấm hình đồng tiền (cây Thông)
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
16
CHƢƠNG 4: SỰ SINH SẢN VÀ CQSS CỦA THỰC VẬT BẬC CAO
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Sinh sản sinh dƣỡng
Tự nhiên:
Thân rễ (cỏ tranh)
Thân hành (Tỏi)
Thân củ, rễ củ (Khoai tây)
Thân bò (rau má)
Chồi phụ (Trường sinh)
Nhân tạo:
Giâm
Chiết
Ghép
Sinh sản vô tính: nhờ bào tử
Sinh sản hữu tính:
Đẳng giao: đực cái đều di động, giống nhau về hình dạng, kích thước (TV bậc thấp)
Dị giao: đực cái đều di động, khác nhau về hình dạng, kích thước, ♂ nhỏ, nhanh, ♀
chậm, ít di động.
Noãn giao: ♂ nhỏ, di động gọi là tinh trùng, ♀ lớn, bất động gọi là noãn cầu nằm trong
noãn cơ
Giao tử phôi: 2 giao tử không được phóng thích
Đồng giao tử: 2 túi giao tử giống nhau
Dị giao tử: 2 túi giao tử khác nhau.
CƠ QUAN SINH SẢN
A. HOA
Định nghĩa: Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây Hạt kín, cấu tạo bởi những lá biến đổi
đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản.
Hoa tự: (cách sắp xếp hoa trên cành)
Hoa riêng lẻ: hoa mọc riêng lẻ trên một cuống không phân nhánh, ở ngọn cành hay ở nách
một lá gọi là lá bắc.
Cụm hoa: nhiều hoa tập trung lại trên một cành phân nhánh tạo thành những cụm hoa đơn,
kép hay hỗn hợp.
Cụm hoa đơn không hạn: trục chính sinh trưởng không giới hạn
Cụm hoa đơn có hạn: trục chính bị hạn chế, đâm nhánh phía dưới
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
17
Cái này xem sách TVD trang 107, tại toàn là định nghĩa =))
Cấu tạo của hoa [tr.109]
Đài hoa – Tràng hoa --- Bộ nhị - Bộ nhụy
Hoa mẫu 3 phổ biến cho lớp Hành
Hoa mẫu 4 hay đặc biệt là mẫu 5 phổ biến cho Ngọc Lan
Phân loại theo thành phần:
-Hoa đủ
-Hoa có bao hoa (có đài và có tràng)
-Hoa vô cánh (có đài, không có tràng)
-Hoa trần (không đài, không tràng)
Phân loại theo cách sắp xếp:
-Kiểu xoắn
-Kiểu vòng
-Kiểu vòng xoắn
Các phần của hoa
Phần phụ của hoa: Cuống hoa, Đế hoa, Lá bắc
Cuống hoa: là cành mang hoa, kích thước thay đổi, mọc ra từ kẽ lá bắc. Trường hợp
hoa không có cuống thì gọi là Hoa không cuống =))
Hoa lớp Hành nếu có thì có 1 lá bắc con đối diện với lá bắc
Hoa lớp Ngọc lan nếu có thì có 2 lá bắc con 2 bên cuống hoa.
Đế hoa: là phần thường phù ra của cuống hoa để mang các bộ phận của hoa, thành
phần và hình dạng thay đổi. Đế hoa có thể kéo dài tạo thành cuống nhụy, cuống nhị
nhụy, cuống tràng hoa. Có 3 kiểu đế hoa thường gặp: đế hoa lồi, đế hoa có mang đĩa
mật, đế hoa lõm hình chén.
Phần chính của hoa: Đài hoa, tràng hoa, nhị, nhụy
Đài hoa: có nhiệm vụ bảo vệ. Các lá đài màu xanh lục, nếu đài không có màu xanh lục
gọi là đài dạng cánh [tr.111]
Tràng hoa: là các cánh hoa có màu sặc sỡ [tr.112]
Bộ nhị: là bộ phận sinh sản đực, nằm phía trong tràng hoa. Nhị= chỉ nhị + bao phấn
Sự sắp xếp của nhị: có thể dính ở bao phấn, chỉ nhị hoặc cả bao phấn lẫn chỉ nhị.
Trường hợp dính ở chỉ nhị chia ra: bộ nhị 1 bó (đơn thể), bộ nhị 2 bó (lưỡng thể), bộ
nhị nhiều bó (đa thể).
Liên hệ giữa nhị và các vòng khác: xen kẽ hoặc đối diện.
hoa bình thƣờng thì 2 vòng liên tiếp xếp xen kẽ nhau.
Hoa có 1 vòng nhị (bộ nhị 1vòng) các nhị thường xen kẽ với cánh hoa, số lượng nhị
bằng số lượng các các bộ phận bên ngoài
Phân loại theo tính đối xứng: Hoa đều và
hoa không đều
Phân loại theo phái tính: Hoa lưỡng tính,
hoa đực, hoa cái hoặc cây tạp tính (có cả
3 loại hoa trên)
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
18
Hoa có 2 vòng nhị, số lượng nhị mỗi vòng bằng nhau và bằng số lá đài, bằng số cánh.
4 vòng xen kẽ nhau gọi là bộ nhị lưỡng nhị
Hoa có 2 vòng nhị, số lượng nhị mỗi vòng = số cánh hoa = số lá đài và nhị vòng ngoài
đối diện cánh, nhị vòng trong xen kẽ với cánh gọi là bộ nhị đảo lưỡng nhị
Hoa có hơn 2 vòng nhị gọi là bộ nhị nhiều vòng
Nhị có thể dính với các vòng khác: dính với bao hoa, dính với cánh hoa, dính với nhụy
tạo thành trục hợp nhụy (trục nhị nhụy, chỉ có ở hoa Lan)
Kích thước nhị
o Đều
o Không đều:
4 dài 2 ngắn (tổng 6): bộ nhị 4 trội
2 dài 2 ngắn (tổng 4): bộ nhị 2 trội
Bộ nhụy: là cơ quan sinh sản cái, là tổng thể các lá noãn
Nhụy = Bầu nhụy + vòi nhụy + đầu nhụy (núm)
o Lá noãn
Sắp xếp rời hoặc dính
Số lượng thay đổi tùy hoa
Cấu tạo: biểu bì, mô mềm, bó dẫn giữa, bó mép, mô dẫn đặc biệt, giá noãn
o Bầu nhụy (quan trọng): xét vị trí so với các bộ phận bên ngoài chia ra bầu trên,
bầu giữa, bầu dưới
o Vòi nhụy
o Đầu nhụy: phủ chất nhầy để hạt phấn bám
Noãn: gồm cuống noãn và thân noãn. Cuống noãn gắn vào lá noãn tại giá noãn (thai
tòa). Chỗ noãn đính vào cuống noãn gọi là rốn. Thân noãn mang phôi tâm được bao
bọc bởi vỏ noãn (2 lớp). Trên vỏ noãn có lỗ noãn. Noãn có 1 bó mạch đi từ cuống
noãn vào đáy phôi tâm thì chia 2 nhánh, vị trí chia nhánh gọi là hợp điểm. Túi phôi
trong phôi tâm, trên trục phôi tâm, gần lỗ noãn. Tùy theo vị trí của cuống noãn và
thân noãn người ta chia 3 kiểu: noãn thẳng, noãn cong, noãn đảo.
Sự thành lập túi phôi xem trang 120 =))
Các lối đính noãn (rất quan trọng) [tr.119]
-Đính noãn thân: đính noãn gốc, đính noãn nóc, đính noãn trung tâm
-Đính noãn lá: đính noãn mép (đính noãn bên[trắc mô], đính noãn trung trụ), đính
noãn vách, đính noãn giữa.
Tiền khai hoa
Hoa thức và hoa đồ ( học kĩ trong thực hành, khỏi nêu ở đây) =))
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
19
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
20
B. QUẢ
Là cơ quan sinh sản của cây Hạt kín. Sau khi thụ tinh thì Noãn tạo thành hạt, Bầu tạo thành
quả che chở cho hạt. Hoa không thụ tinh thì tạo quả đơn tính sinh.
Sự biến đổi của bầu
Số ô của quả = số ô của bầu hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn
Tương quan: Lá có 3 phần (biểu bì trên, thịt và biểu bì dưới). Vỏ quả có 3 phần (vỏ
ngoài, vỏ giữa, vỏ trong)
Sự biến đổi của các thành phần khác
Cuống hoa
Đế hoa
Lá bắc
Lá đài
Vòi nhụy
Các loại quả
1 hoa, 1→n lá noãn tạo quả đơn
1 hoa, n là noãn rời tạo quả tụ
Cụm hoa tạo quả phức
Quả đơn
Loại
Vỏ quả
Ngoài Giữa Trong
Q
u
ả
th
ịt
Mọng
1→n hạt
Mỏng, mềm Nạc Nạc
Hạch
1→n hạt
Mềm Nạc hay xơ Cứng
Khô Khô Khô Khô
Quả khô không tự mở thường đựng 1 hạt: quả bế, quả có cánh, quả hạch con, quả dĩnh, liệt quả.
Quả khô tự mở thường đựng nhiều hạt: quả đại, quả loại đậu, quả nang.
Cách mở của quả khô tự mở (chứa nhiều hạt)
Mở theo đường hàn của mép lá noãn tạo 3 mảnh vỏ
Mở theo đường gân giữa của lá noãn (đường sống lưng) tạo 3 mảnh vỏ
Mở theo đường nứt 2 bên đường hàn của lá noãn tạo 6 mảnh vỏ
Phân biệt quả có bầu cấu tạo bởi:
1 lá noãn hoặc n lá noãn rời: quả đại, quả loại đậu
Nhiều lá noãn dính liền: quả nang.
FB: fb.com/groups/FOPLHU2013
21
C. HẠT
Hạt là cơ quan sinh sản của cây Hạt kín, sinh bởi sự phát triển của noãn sau khi thụ tinh. Sau khi
thành lập xong, hạt sẽ ở trạng thái sống chậm một thời gian để chờ điều kiện thuận lợi cho nảy mầm.
NOÃN
→
HẠT
Cuống noãn Cuống hạt
Thân noãn Hạt
2 vỏ 2 vỏ (1,0)
1 noãn cầu
Phôi (cây mầm)
- 1 rễ mầm tạo rễ
- 1 thân mầm tạo thân cây
- 1 chồi mầm tạo lá
- 1→2 lá mầm sau sẽ rụng đi
2 nhân phụ Nội nhũ
Phôi tâm Ngoại nhũ
Các phần của hạt: Nội nhũ, phôi tâm, vỏ hạt.
Nội nhũ
Nội nhũ cộng bào: tế bào mẹ phân nhân không phân vách tạo 2 tế bào con
Nội nhũ= khối cộng bào nhiều nhân
Nội nhũ tế bào: tế bào mẹ phân nhân và phân vách tạo 2 tế bào con
Nội nhũ = khối tế bào
Nội nhũ kiểu trung gian
Nội nhũ là khối mô mềm đồng nhất. Lớp ngoài cùng màu sậm chứa nhiều
protid (lớp alơron). Bề mặt trơn, đều, cũng có khi nhăn (hạt Mãng cầu). Thể
chất mềm, nhưng đôi khi cứng (nội nhũ sừng, hạt Cà phê, Mã tiền). Chất dự trữ
thay đổi (tinh bột, dầu mỡ, alơrôn)
Ngoại nhũ (1 số họ có như: Gừng, Tiêu, Sen, Súng, Rau muối, Cẩm chướng,)
4 loại hạt Cây mầm Nội nhũ Ngoại nhũ
1 + - -
2 + + -
3 + - +
4 + + +
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_thuc_vat_duoc.pdf