Câu 1: Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến
hành nhưthếnào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
(SGK/107)
Trảlời:
-Cách tiến hành phương pháp chọn lọc hàng loạt:
+Chọn những cá thểtốt nhất.
+Thu hoạch chung ( đểlàm giống cho vụsau ).
+So sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.
+Chọn ra giống tốt nhất.
-Ưu điểm:
+Dễlàm, áp dụng rộng rãi.
+Ít tốn kém.
-Nhược điểm:
+Không kiểm tra được kiểu gen.
+Không tích lũy được biến dị.
-Đối tượng: cây giao phấn, tựthụphấn, vật nuôi.
12 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ôn tập Sinh học – Chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập môn Sinh học – Chương I (soạn thảo)
04/21/2009 — lop9a4outsite
Ôn tập Sinh học – Chương I
*****
Câu 1: Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến
hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
(SGK/107)
Trả lời:
-Cách tiến hành phương pháp chọn lọc hàng loạt:
+Chọn những cá thể tốt nhất.
+Thu hoạch chung ( để làm giống cho vụ sau ).
+So sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.
+Chọn ra giống tốt nhất.
-Ưu điểm:
+Dễ làm, áp dụng rộng rãi.
+Ít tốn kém.
-Nhược điểm:
+Không kiểm tra được kiểu gen.
+Không tích lũy được biến dị.
-Đối tượng: cây giao phấn, tự thụ phấn, vật nuôi.
Câu 2: Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào, có ưu
nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối
tượng nào? (SGK/107)
Trả lời:
-Cách tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể:
+Chọn một số ít cá thể từ giống ban đầu.
+Thu hoạch và gieo thành từng dòng riêng rẽ.
+So sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.
+Chọn dòng tốt nhất.
-Ưu điểm: Vừa kiểm tra được kiểu hình, vừa kiểm tra được kiểu gen.
-Nhược điểm:
+Khó thực hiện.
+Tốn công, tốn thời gian.
-Đối tượng: Thích hợp với cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính, vật
nuôi.
Câu 3: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương
pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết
quả của mỗi phương pháp đó? (SGK/111)
Trả lời:
-Phương pháp chọn lọc là phương pháp cơ bản.
-Các phương pháp chọn giống và thành tựu học phần I SGK/111 hoặc phần
Chọn giống cây trồng ở bảng trong tập.
Câu 4: Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp
nào? Tại sao? Cho ví dụ. (SGK/111)
Trả lời:
-Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai giống
để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống năng suất thấp và tạo
ưu thế lai.
VD: Lợn Đại Bạch Ỉ – 81, Bớc sai Ỉ – 81,…
-Học thêm phần II SGK/111 hoặc phần Chọn giống vật nuôi ở bảng trong
tập.
Câu 5: Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng, vật
nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào? (SGK/111)
Trả lời:
-Thành tựu nổi bật trong chọn giống ở Việt Nam đạt được trong chọn giống
cây trồng. Người ta đã gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ
hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội và áp dụng các kỹ thuật của công
nghệ tế bào và công nghệ gen.
VD: lúa, ngô,…
-Trong chọn giống vật nuôi, do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất
dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi
thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.
VD: lợn, gà,…
Câu 6: Hãy nên các thao tác lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu.
(SGK/112)
Trả lời: Sáu thao tác hình 38 SGK/112.
Câu 7: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của
các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ
không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây
gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất,
lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
(SGK/121)
Trả lời:
-Nhóm nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không
khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá
khô, độ tơi xốp của đất,lượng mưa.
-Nhóm nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.
Câu 8: Quan sát trong lớp học và điền thêm những nhân tố sinh thái tác
động tới việc học tập và sức khỏe của học sinh vào bảng 41.3. (SGK/121)
Trả lời: Bảng 41.3
STT Nhân tố sinh thái Mức độ tác động
1 Ánh sáng Đủ ánh sáng để đọc sách
2 Nhiệt độ Mát mẻ
3 Không khí Trong lành
4 Gió Nhẹ, vừa đủ mát
5 Độ ẩm Thấp, tương đối khô
Câu 9: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn
nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ
thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
(SGK/121)
Trả lời:
Cây phong lan trong
rừng rậm
Cây phong lan trong nhà
Nhiệt độ Thấp Cao
Độ ẩm Cao Thấp
Ánh sáng Ít Nhiều
Câu 10: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
-Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC,
trong đó điểm cực thuận là +55oC
-Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó
điểm cực thuận là +32oC
Trả lời:
-Phân tích:
+Loài vi khuẩn suối nước nóng có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ
0oC đến 90oC và phát triển mạnh nhất ở mức nhiệt độ là 55oC.
+Loài xương rồng sa mạc có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 0oC đến
56oC và phát triển mạnh nhất ở mức nhiệt độ là 32oC.
-Tên sơ đồ:
+Sơ đồ giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng: trong đó
điểm cực thuận là 55oC, giới hạn nhiệt độ là từ 0oC đến 90oC.
+Sơ đồ giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc: trong đó điểm cực
thuận là 32oC, giới hạn nhiệt độ là từ 0oC đến 56oC.
-Sơ đồ: tham khảo hình 41.2 SGK/120.
Câu 11: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng. (SGK/124)
Trả lời:
Nhóm cây ưa sáng Nhóm cây ưa bóng
Về mặt giải phẫu Có tầng cutin dày, mô giậu phát triển Mô giậu kém phát triển
Về hoạt động sinh lý Quang hợp cao → ánh sáng mạnh Quang hợp thấp → ánh sáng y
Câu 12: Hãy giải thích tại sao có hiện tượng tự tỉa? (SGK/125)
Trả lời: Các cành phía dưới của các cây sống trong rừng nhận được ít
ánh sáng nên quang hợp kém không đủ chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động
sống nên những cành đó sớm bị rụng.
Câu 13: Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? (SGK/125)
Trả lời:
-Ánh sáng giúp động vật định hướng di chuyển trong không gian.
-Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của động
vật.
Câu 14: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và
sinh lý của sinh vật như thế nào? (SGK/129)
Trả lời:
-Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của sinh vật.
VD: Một số sinh vật ở vùng lạnh có kích thước cơ thể to, có bộ lông dày,
mịn,…
-Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý.
VD: Cây vào mùa đông rụng lá, chồi cây có lớp sừng mỏng,…
-Nhiệt độ ảnh hưởng đến tập tính của sinh vật.
VD: Gấu ngủ đông,…
Câu 15: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc
nhóm nào có khả năng chịa đựng cao với sự thay đổi nhệt độ của môi
trường? Tại sao? (SGK/129)
Trả lời: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc
nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi
trường vì chúng có nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ
môi trường.
Câu 16: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưu ẩm và
chịu hạn. (SGK/129)
Trả lời:
Cây ưa ẩm Cây chịu hạn
Thiếu ánh sáng: có phiến
lá mỏng, bản rộng, mô
dậu kém phát triển
Có nhiều ánh sáng:
phiến lá hẹp, mô dậu
phát triển
Cơ thể mọng nước, lá và
thân cây tiêu giảm, lá biến
thành gai,…
Câu 17: Hãy kể tên 10 loài động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và
ưa khô. (SGK/129)
Trả lời:
-Động vật ưa ẩm: ếch, cóc, giun đất, ốc sên,…
-Động vật ưa khô: thằn lằn bóng, lạc đà, sâu bọ cán cứng,…
Câu 18: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong
những điều kiện nào? (SGK/134)
Trả lời:
-Ở thực vật:
+Hỗ trợ nhau khi điều kiện môi trường bất lợi như mưa lớn, bão, hạn
hán,…
+Cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…
-Ở động vật:
+Hỗ trợ nhau khi đi săn mồi, khi bị kẻ thù tấn công,…( khi sống với nhau
thành từng nhóm, diện tích nơi ở hợp lý, nguồn sống đầy đủ ).
+Cạnh tranh với nhau về thức ăn, lãnh thổ, khi gặp điều kiện bất lợi,…
Câu 19: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối
quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra manh mẽ?
(SGK/134)
Trả lời:
-Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể (
cùng loài, có thể
khác loài ).
-Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, thiếu ánh sáng, nước, chất dinh
dưỡng và có nhiều cá thể cạnh tranh thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 20: Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ và đối địch của
các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật
được lợi hoặc bị hại? (SGK/134)
Trả lời: Học bảng 44 SGK/132 kèm theo ví dụ có sẵn trong sách.
Câu 21: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh
gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
(SGK/134)
Trả lời: Để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm
giảm năng suất vật nuôi, cây trồng cần phải:
-Cung cấp đủ thức ăn, nơi trồng đủ ánh sáng, đủ chất dinh dưỡng.
-Mật độ thích hợp.
Câu 22: Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ,
cạnh tranh lẫn nhau (SGK/142)
Trả lời:
VD1: Quan hệ hỗ trợ: Trâu rừng sống thành bầy có khả năng tự vệ chống
lại kẻ thù tốt hơn.
VD2: Quan hệ cạnh tranh: Các cây thông trong rừng tranh nhau ánh sáng.
Câu 23: Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của
từng loài trên giấy kẻ li và cho biết tháp đó thuộc dạng tháp gì? (SGK/142)
Bảng 47.3. Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và
nai
Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh
sản
Nhóm tuổi sinh
sản
Nhóm tuổi sau sinh
sản
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha
Trả lời:
-Nhận xét:
+Tháp tuổi của chuột đồng là tháp tuổi ổn định.
+Tháp tuổi của chim trĩ là tháp tuổi phát triển.
+Tháp tuổi của nai là tháp tuổi giảm sút.
-Cách vẽ tháp tuổi như cô đã hướng dẫn.
Câu 24: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức
cân bằng như thế nào? (SGK/142)
Trả lời: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có
khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi,…Tuy nhiên, nếu
số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và
nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được
điều chỉnh trở về mức cân bằng.
Câu 25: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh
vật khác không có? (SGK/145)
Trả lời: Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể
sinh vật khác. Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế – xã
hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa,… mà quần thể sinh vật khác
không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có
khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải
tạo thiên nhiên.
Câu 26: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
(SGK/145)
Trả lời:
-Tháp dân số trẻ có đáy tháp rộng, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỷ lệ
cao, tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cao, tuổi thọ trung bình thấp.
-Tháp dân số già có đáy tháp hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỷ lệ
thấp, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử thấp, tuổi thọ trung bình cao.
Câu 27: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì?
(SGK/145)
Trả lời: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia:
-Là điều kiện để có được sự phát triền bền vững.
-Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước
uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
-Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
đều được nuôi dưỡng chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_mon_sinh_hoc_1816.pdf